Sự
Sống Con Người Và Quyền Ðược Sống
"Mẹ
không rõ các con đã thành hình trong lòng mẹ thế nào.
Không phải mẹ ban cho các con hơi thở và sự sống. Cũng
không phải mẹ sắp đặt các phần cơ thể cho mỗi người
trong các con. Chính Ðấng Tạo Hóa Càn Khôn đã nắn đúc
nên loài người, và đã sáng tạo nguồn gốc muôn loài.
Chính Người, do lòng thương xót, cũng sẽ trả lại cho các
con hơi thở và sự sống, bởi vì bây giờ các con trọng
Luật Lệ của Người hơn bản thân mình." (Sách Ma-ca-bê
quyển 2, 7, 22 - 23)
Khi
nhận nhau là vợ chồng, đôi bạn nam nữ đã nhận lấy ơn
lành đặc biệt là sứ mạng chuyển giao sự sống, dù họ
có ý thức hay không. Họ được mời gọi và cho quyền
đón nhận tất cả những đứa con mà họ có thể bảo toàn
và giáo dưỡng: đó là lời hứa long trọng thứ ba trong
cử hành bí tích Hôn Nhân Kitô giáo. Xã hội và Giáo Hội
chịu trách nhiệm với lời hứa này của đôi vợ chồng,
trong việc định hướng, giáo dục và chăm sóc họ từ tấm
nôi gia đình.
Bốn
lĩnh vực cần được chăm sóc mục vụ, để phát triển và
bảo vệ ý thức biết trân trọng sự sống và sống xứng
đáng với quyền này, là:
1.
Niềm tin vào Ðấng ban sự sống,
Ðấng tác giả tối cao của luật tự nhiên.
Và tuân giữ luật của Tạo hóa vì sự tốt lành cho con người.
Ðấng tác giả tối cao của luật tự nhiên.
Và tuân giữ luật của Tạo hóa vì sự tốt lành cho con người.
2.
Nền tảng nhân bản Kitô giáo, Lương Tâm - Trách Nhiệm
Và những đức tính giúp con người biết cách sống Chân - Thiện.
Lý tưởng sống giúp đề kháng lại với đau khổ.
Và những đức tính giúp con người biết cách sống Chân - Thiện.
Lý tưởng sống giúp đề kháng lại với đau khổ.
3.
Tình yêu khởi đầu từ mái ấm gia đình,
Tình bè bạn anh em, phái tính và đời sống hôn nhân.
Không quên ý nghĩa của đời Thánh hiến.
Tình bè bạn anh em, phái tính và đời sống hôn nhân.
Không quên ý nghĩa của đời Thánh hiến.
4.
Ðịnh luật sinh học về cơ thể nam nữ.
Tác động của nội tiết tố tính dục.
Và ngôn ngữ của cảm xúc, thể xác và lý trí.
Tác động của nội tiết tố tính dục.
Và ngôn ngữ của cảm xúc, thể xác và lý trí.
Chúng
ta thử bắt đầu bằng lĩnh vực thân xác, khi việc gặp gỡ
vợ chồng có thể dẫn đến một mầm sống trong bộ máy sinh
sản nữ, nhờ được phối hợp giữa một tế bào sinh dục
người cha và một trứng của mẹ, đó là thời điểm khởi
đầu một sự sống mới, một con người còn rất bé bỏng
yếu ớt cần sự chăm sóc bảo vệ của cha mẹ.
Thực
ra, sự kiện đơn giản nhưng đặc biệt này là kết quả của
những diễn biến phong phú và tinh tế. Ngày nay, mọi người
được khuyến khích dễ dàng hiểu biết những quy luật tuyệt
diệu về sự thụ thai con người.
Hãy
nói đến người Nam, từ tuổi dậy thì, bộ máy sinh sản có
thể sinh ra liên tục mỗi ngày 200 triệu tinh trùng. Những tế
bào hình thù giống con nòng nọc này chỉ đo được 5 phần
1.000 mm, đầu nó mang nhân hạt giống với 23 nhiểm sắc thể
chỉ định những đặc tính khác biệt và duy nhất cho mỗi
người.
Mỗi
lần gặp gỡ, người chồng có thể đặt vào cơ thể vợ
mình khoảng 500 triệu con tinh trùng, chỉ để cuối cùng một tinh
trùng kết hợp với trứng tạo nên sự thụ thai.
Nhưng,
dù người chồng có khả năng sinh sản trong suốt đời sống,
thì người vợ chỉ có khả năng này vài ngày trong mỗi
tháng. Vì từ tuổi dậy thì, khi bắt đầu có kinh nguyệt,
người phụ nữ chỉ có một trứng rụng trong mỗi chu kỳ
khoảng từ 25 đến 32 ngày. Trứng của người nữ cũng
chứa 23 nhiễm sắc thể để kết hợp và bổ túc với 23
nhiễm sắc thể từ người chồng.
Theo
chu kỳ tự nhiên, cứ mỗi lần người nữ có những ngày
kinh nguyệt, nghĩa là trước đó khoảng 14 ngày đã có một
trứng rụng mà không được gặp tinh trùng; khi đó, lớp
màng phát triển với nhiều mạch máu li ti, được dự trù
như chiếc nôi êm ái nuôi bào thai trong lòng tử cung, bị
trút bỏ ra để chuẩn bị cho một chu kỳ rụng trứng khác, và
sự trút bỏ thay mới lớp màng này gọi là kinh nguyệt.
Hiện
tượng kinh nguyệt được xem là ồn ào, nhưng kỳ thực
những diễn biến bên trong cơ thể người phụ nữ mới là
huyền diệu dưới tác động của những nội tiết tố trong
bộ máy sinh sản nữ.
Sau
những ngày thân thể khó chịu vì các cơ thành tử cung co
bóp trút bỏ lớp niêm mạc hoài thai, tiếp theo là một số
ngày thinh lặng, sạch sẽ và dễ chịu. Toàn bộ cơ thể
người nữ thoải mái bình an trong giai đoạn Chờ Ðợi này,
chờ một trứng sẽ lớn lên và rụng, chờ được kết
hợp để thụ tinh, chờ một đứa con...
Và,
khi đến những ngày trứng phát triển để có thể rụng,
người nữ cảm thấy cơ thể ngày càng ẩm ướt như mảnh
đất được Tạo Hóa vun tưới chuẩn bị gieo giống. Khả năng
thụ thai để sinh ra một đứa con luôn đi kèm với cảm giác
hạnh phúc nhất của đời sống vợ chồng, khi mà bên trong
cơ thể người nữ chứa đầy kích dục tố Estrogen tiết ra
từ trứng trưởng thành và rụng. Vậy là có một sự hòa
nhịp giữa cảm giác thể xác và tình yêu, giữa niềm vui và
trách nhiệm, giữa hạnh phúc và con cái.
Các
định chế xã hội mặc nhiên nhìn nhận rằng: Giá Trị của
sự kết hợp Nam Nữ thành vợ chồng là Tình Yêu, sự
Trưởng Thành trong hưởng thụ mọi vui thú trên đời là
thái độ có Trách Nhiệm tự thân và xung quanh, và nền
tảng Hạnh Phúc thật của một gia đình phải là Con Cái ngoan
ngoãn, là những sự sống mới tốt đẹp được tiếp nối.
Phẩm
giá của con người trong cơ chế truyền sinh chỉ có được khi
mang lấy ý nghĩa và đòi hỏi trên. Ðể gây ý thức tôn
trọng và bảo vệ sự sống, ngoài cố gắng an ủi chữa lành
những vết thương của xã hội lệch tự nhiên hôm nay, Giáo
Hội như Mẹ hiền chăm lo cho sự lành mạnh của con cái, dạy
rằng còn phải nhấn mạnh đến những giáo huấn nền tảng:
giáo dục lương tâm, rèn luyện trách nhiệm, nêu gương vâng
lời... Chính những giá trị tinh thần này là nền tảng để
con người xác và hồn phát triển trong trật tự của Tạo
Hóa.
Nguyễn
Quốc Ðoạt - Chương trình Gia Ðình và Sự Sống
(Chương
trình Gia Ðình và Sự Sống mong ước nhận được ý kiến,
chia sẻ và phản hồi thông qua địa chỉ uy1959@yahoo.com
để loạt bài "Sự Sống của Con Người và Quyền được
Sống" phong phú và hữu ích.)
0 Nhận xét