Từ cuối tháng 7/2014 đến 20/11/2014, hàng không Việt Nam đã xảy ra các sự cố về kiểm soát không lưu và mất điện tại các sân bay TSN và Đà Nẵng. Những sự cố này khiến chúng ta không thể nào không đặt ra những câu hỏi liên quan:
Ngày 29/10/2014, xảy ra sự cố Máy bay 'suýt va nhau' khi cất cánh giữa một máy bay dân sự và máy bay quân sự. Lý do được đưa ra là do kiểm soát viên không lưu quá yếu kém. Điều đáng nói , kiểm soát viên không lưu chất lượng kém do "các tổng công ty quản lý cảng, quản lý bay… nhận vào toàn con cháu nên không nói được. Thi tuyển phải công khai, minh bạch".
Phải chăng các vị lãnh đạo không biết hay bây giờ mới biết!? Chắc hẳn không phải thế vì dân ta đã biết chủ nghĩa CCCCC. Chủ nghĩa 5C này đã được dân biết lẽ nào lãnh đạo lại không! Biết mà cứ để cho tình trạng này sảy ra? Phải chăng mạng sống của con người quá rẻ mạt? Phải chăng lợi ích kinh tế của con ông cháu cha quan trọng hơn sự an toàn của người dân và uy tín quốc gia. Đây có lẽ cũng là một trong những lý do mà hãng hàng không Lufthansa (Đức) đã hủy đường bay thẳng đến sân bay Tân Sơn Nhất và chuyển sang Thái Lan. Vậy, ai sẽ là người chịu trách nhiệm? Kiểm soát viên không lưu ? Người tuyển dụng? Hay chủ nghĩa hồng hơn chuyên?
Ngày 20/11/2014, sự cố mất điện xảy ra khiến hãng hàng không Vietjet Air có 50 chuyến bay
bị ảnh hưởng dây chuyền, phải thay đổi giờ khởi hành, 11 chuyến bay
phải thay đổi nơi hạ cánh là sân bay dự bị, hoặc phải quay về sân bay
xuất phát. "Hãng không Jetstar Pacific cho biết, hãng này có 25 chuyến đến Tân Sơn Nhất từ các sân bay khác bị chậm khởi hành hoặc phải bay vòng. Vietnam Airlines có 8 chuyến bay từ Tân Sơn Nhất phải đổi giờ bay". Sự cố này kéo dài tới 1g35 phút mới giả quyết được. Với sự cố này, các câu hỏi cần được đặt ra:
1. Với hệ thống điện trong sân bay, làm sao có thể để xảy ra sự cố kéo dài như thế! Liệu đây có phải là một trường hợp khủng bố?
2. Hiện tại, đang có sự tranh luận giữa việc có nên đầu tư vào dự án sân bay Long Thành, liệu có sự đấu tranh lợi ích nhóm để dự án này được mau chóng thực hiện dựa trên sự mất an toàn hàng không tại đây?
3. Lặp lại câu hỏi phần trên về việc mất kiểm soát không lưu do lỗi của KSVKL: Ai là người chịu trách nhiệm về tất cả những sự cố này?
Mọi người có quyền sống trong một môi trường an toàn và giới chức nhà nước phải đảm bảo điều này. Dân đóng thuế không phải để thấp thỏm lo sợ nhưng là để được đảm bảo an toàn. Dân đóng thuế và mất tiền cho chuyến bay không phải để giao phó tính mạng cho những người không có chuyên môn nhưng là cho những con người có trách nhiệm và hiểu biết. Xin đừng để biến người dân thành những con chim thí nghiệm và con tốt thí trong toan tính của bất kỳ ai!
0 Nhận xét