TẬP VẬN ĐỘNG Ở TƯ THẾ NẰM (phần tiếp theo)
Theo TTVN
10. Tập làm cầu, dồn trọng lượng lên hai chân và chân liệt
-
Bệnh nhân nằm ngửa, hai gối gấp, hai bàn chân cách nhau 15-20 cm, hai
tay duỗi thẳng, dọc theo thân. Người tập giúp hoặc hướng dẫn bệnh
nhân giữ chân liệt không bị đổ hoặc duỗi.
|
-
Yêu cầu bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường, giữ cho hai bên hông
ngang bằng nhau, khớp gối hai bên gấp như cũ, hai bàn chân giữ sát
trên mặt giường.
|
-
Yêu cầu bệnh nhân duỗi thẳng chân lành ra và vẫn giữ ở vị thế nâng
lên khỏi mặt giường để toàn bộ trọng lượng của thân mình dồn lên chân
bên liệt.
|
Dồn
trọng lượng lên chân liệt là một trong các bài tập cần làm ngay khi
bệnh nhân bắt đầu có vận động chủ động ở chân. Chịu trọng lượng là sự
cảm nhận cần thiết sớm nhất góp phần rất quan trọng cho khả năng đi của
bệnh nhân sau này.
11. Tập vận động riêng từng khớp
Bệnh
nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não thường có vận động khối
trong phản ứng liên hợp nên việc thực hiện chức năng của bệnh nhân sẽ
khó khăn. Tập vận động riêng từng khớp là một trong những bài tập quan
trọng giúp người bệnh kiểm soát được vận động riêng của các khớp và vận
động phối hợp các khớp với nhau để thực hiện các chức năng cụ thể.
11.1. Tập dạng, khép khớp háng (khớp gối cố định gấp, duỗi)
-
Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân gấp, lòng bàn chân hai bên sát trên mặt
giường cách nhau khoảng 10 cm. Người tập hướng dẫn hoặc giúp bệnh nhân
tập dạng khớp háng bên liệt (ngả khớp gối ra phía ngoài).
|
- Khép khớp háng bên liệt bằng cách đưa khớp gối bên liệt vào phía trong, về phía khớp gối bên lành.
Lưu ý:
trong khi tập vận động, bệnh nhân phải giữ nguyên bàn chân bên liệt ở
vị trí cũ, không để hai bàn chân sát tựa vào nhau trong khi thực hiện
động tác.
|
- Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay duỗi dọc theo thân mình, hai chân gấp, hai bàn chân cạnh nhau sát trên mặt giường.
Người tập yêu cầu bệnh nhân ngả hai gối sang hai bên (dạng khớp háng) sau đó đưa hai gối về sát nhau (khép khớp háng).
|
-
Bệnh nhân nằm ngửa, chân lành gấp, chân liệt duỗi. Người tập hướng
dẫn bệnh nhân đưa chân liệt ra phía ngoài (dạng khớp háng), sau đó đưa
về vị trí cũ (khép khớp háng). Gót chân liệt có thể sát trên mặt
giường hoặc nâng lên khỏi mặt giường khi vận động.
|
-
Bệnh nhân nằm nghiêng về phía bên lành, gối đầu lên tay lành, chân
lành gấp, chân liệt duỗi thẳng. Người tập hướng dẫn bệnh nhân nâng
chân liệt lên (dạng khớp háng), sau đó đưa trở về vị thế ban đầu rồi
làm lại như cũ.
|
11.2. Tập gấp, duỗi riêng khớp háng (khớp gối cố định gấp)
-
Bệnh nhân nằm ngửa, chân lành duỗi, chân liệt gấp, bàn chân bên liệt
đặt cạnh mép giường. Người tập hướng dẫn bệnh nhân cài các ngón tay
hai bên vào nhau, đưa lên phía đầu, rồi yêu cầu bệnh nhân nhấc bàn
chân liệt lên khỏi mặt giường, lưu ý giữ không cho chân liệt bị đổ.
|
-
Đưa bàn chân liệt ra ngoài mép giường, xuống sàn nhà (duỗi khớp háng)
rồi nâng chân liệt lên, đưa trở về vị trí cũ trên mặt giường (gấp
khớp háng). Người tập tạo thuận bằng cách giữ khớp cổ chân bên liệt
gấp về phía mu.
|
-
Bệnh nhân nằm ngửa trên giường hoặc bàn tập, phía bên liệt sát mép
giường. Người tập hướng dẫn bệnh nhân gấp chân lành, dùng hai tay giữ
cố định chân lành, sau đó đưa chân liệt ra khỏi mép giường rồi tập gấp
và duỗi khớp gối.
|
-
Bệnh nhân nằm nghiêng về phía bên lành, gối đầu lên tay lành, chân
lành hơi gấp. Người tập hướng dẫn bệnh nhân duỗi thẳng chân liệt, sau
đó nâng chân liệt lên khỏi mặt giường rồi tập gấp, duỗi khớp gối bên
liệt.
|
Vận
động của khớp gối giữ vai trò rất quan trọng trong quá trình tập đứng
và tập đi của bệnh nhân. Tập vận động và kiểm soát vận động của khớp gối
bên liệt cần được thực hiện ngay khi bệnh nhân bắt đầu có biểu hiện của
vận động chủ động ở chân.
Bệnh
nhân cần được tập gấp và duỗi khớp gối bắt đầu ở tư thế nằm ngửa, sau
đó nằm sấp, rồi tiếp theo ở các tư thế ngồi và đứng để tạo thuận cho tập
luyện dáng đi và tập đi sau này.
- Bệnh nhân nằm sấp, người tập hướng dẫn bệnh nhân giữ khớp gối bên liệt gấp 90o cẳng
chân vuông góc. Sau đó, yêu cầu bệnh nhân tập gấp khớp gối (đưa gót
chân về phía mông) rồi duỗi gối (đưa cẳng chân trở lại vị trí vuông
góc lúc đầu) và tập lại như cũ.
|
-
Khi bệnh nhân đã thực hiện tốt vận động ở vị thế này, người tập yêu
cầu hoặc giúp bệnh nhân giữ chân liệt ở vị trí khớp gối duỗi hơn 90o.Sau đó tập gấp khớp gối, rồi duỗi khớp gối trở lại vị trí cũ và tập như trước.
|
-
Tăng thêm mức độ duỗi khớp gối để tập gấp, cho đến khi bệnh nhân có
thể tự giữ và gấp, duỗi khớp gối ở các vị trí khác nhau của cẳng chân,
kể cả khi bệnh nhân nằm sấp, hai chân duỗi thẳng trên giường.
|
-
Bệnh nhân nằm sấp, hai tay duỗi dọc theo thân. Người tập hướng dẫn
bệnh nhân lần lượt gấp khớp gối bên liệt, duỗi khớp gối bên lành. Sau
đó duỗi khớp gối bên liệt và gấp khớp gối bên lành. Tập luân phiên
nhiều lần như vậy.
|
11.5. Tập gấp, duỗi khớp cổ chân
Một
trong những di chứng hay gặp nhất ảnh hưởng đến khả năng đi của bệnh
nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não là co rút gân gót gây nên
“bàn chân thuổng”.
Vì
co cứng hoặc co rút gân gót làm cho khớp cổ chân gấp về phía lòng bàn
chân, do đó khi bước đi bệnh nhân không gấp bàn chân lên được mà phải cố
nâng hông bên liệt cao lên và kéo chân liệt theo, tạo nên dáng đi “phát
cỏ”.
-
Bệnh nhân nằm ngửa, chân lành duỗi, khớp gối bên chân liệt gấp khoảng
45độ (vị trí để gấp và duỗi khớp cổ chân dễ nhất). Người tập hướng
dẫn và tập cho bệnh nhân gấp và duỗi khớp cổ chân bên liệt bằng cách
giữ các ngón chân gấp về phía mu bàn chân.
|
-
Khi bệnh nhân đã tự thực hiện được các động tác gấp, duỗi khớp cổ
chân ở vị trí đó dễ dàng, người tập tiếp tục hướng dẫn bệnh nhân tập
gấp, duỗi khớp cổ chân ở các vị trí mà khớp gối và khớp háng gấp, duỗi
ở các mức độ khác nhau.
|
12. Tập kiểm soát vận động chân liệt
Trong
phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu
não, người tập không chỉ đơn thuần hướng dẫn bệnh nhân thực hiện các vận
động gấp, duỗi, dạng, khép, xoay chi bị liệt mà phải giúp bệnh nhân chủ
động kiểm soát được các vận động đó ở các vị thế và mức độ khác nhau.
Chủ
động kiểm soát vận động có nghĩa là bệnh nhân có thể tự thực hiện các
vận động đó hết tầm vận động đồng thời có thể giữ chi bị liệt ở những vị
trí và mức độ khác nhau, cũng có nghĩa là bệnh nhân có thể tự thực hiện
các vận động riêng cho từng khớp để thực hiện một chức năng nào đó.
-
Bệnh nhân nằm ngửa, chân bên lành duỗi. Người tập đứng về phía bên
liệt của bệnh nhân, hai tay nắm giữ bàn chân bên liệt ở vị thế gấp
khớp cổ chân về phía mu.
|
Hướng dẫn, giúp và tạo thuận cho bệnh nhân tập gấp và duỗi
chân bên liệt ở những mức độ và vị trí khác nhau. Bài tập này giúp
bệnh nhân chủ động kiểm soát vận động. Nghĩa là họ có thể gấp, duỗi và
giữ chân ở những vị trí khác nhau theo yêu cầu của người tập.
|
-
Người tập giữ bàn chân bên liệt của bệnh nhân gấp về phía mu, sau đó
nâng chân lên khỏi mặt giường, gấp khớp háng và khớp gối lại rồi yêu
cầu bệnh nhân đưa khớp gối vào trong (xoay khớp háng vào trong).
|
-
Người tập yêu cầu bệnh nhân giữ cho chân bên liệt không đổ, rồi ngả
khớp gối ra ngoài đến mức tối đa (xoay khớp háng ra ngoài) rồi tiếp
tục đưa khớp gối vào trong và ra ngoài như đã làm ở trên.
|
-
Bệnh nhân nằm ngửa, chân lành duỗi, chân liệt gấp, lòng bàn chân sát
trên mặt giừơng. Yêu cầu bệnh nhân nâng mông lên khỏi mặt giường bằng
chân liệt, sau đó tập khép và dạng khớp háng bên liệt.
|
13. Tập vận động luân phiên hai chân
-
Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay dạng ngang vai, hai chân gấp. Người tập
hướng dẫn bệnh nhân ngả hai gối về bên lành sau đó ngả về bên liệt đến
mức tối đa để làm giảm co cứng ở chân bên liệt và thân mình.
|
-
Bệnh nhân nằm ngửa trên bàn tập hoặc trên giường, đầu và thân mình
thẳng, hai tay duỗi dọc theo thân mình hoặc duỗi dạng ngang vai, hai
chân duỗi, thư giãn, hai gót chân sát trên mặt giường.
|
-
Người tập hướng dẫn bệnh nhân tập vận động kéo hông và chân bên trái
lên phía trên đầu, đồng thời đẩy hông và chân bên phải xuống phía dưới
chân luân phiên ngược chiều nhau, rồi làm ngược lại như vậy.
|
![]() |
-
Bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi. Người tập hướng dẫn bệnh nhân tập
gấp chân liệt đến mức tối đa, rồi duỗi trở lại tư thế ban đầu. Lưu ý
bệnh nhân luôn giữ lòng bàn chân bên liệt sát trên mặt giường trong
khi gấp và duỗi chân bên liệt.
|
-
Với tư thế nằm như trên, người tập hướng dẫn bệnh nhân tập gấp chân
liệt, duỗi chân lành đến mức tối đa, sau đó gấp chân lành duỗi chân
liệt đến mức tối đa luân phiên như trong hình vẽ.
|
-
Bệnh nhân nằm ngửa, hai tay duỗi dọc theo thân, người tập hướng dẫn
bệnh nhân gấp hai chân cho đến khi khớp háng và khớp gối hai bên vuông
góc, sau đó gấp và duỗi từng chân luôn phiên như đạp xe đạp.
|
0 Nhận xét