Chỉ có thể là Việt Nam mới cắt đứt được “đường lưỡi bò”
Theo Boxitvn
Hoàng Mai
1. Khơi nguồn lịch sử.
Lịch
sử như có một điều gì đó phát triển rất riêng mà con người chưa hiểu
hết được. Trong số các Bách Việt xưa, thì nay gần như không còn dấu vết,
và chỉ còn lại mỗi Lạc Việt – Việt Nam ngày nay, để rồi, một lần nữa,
lịch sử lại thử thách giống nòi Lạc Việt, trước sức mạnh của người Hán
từ phương Bắc.
Ta lại nhớ đến bài thơ của người anh hùng dân tộc Lý Thường Kiệt:
“Sông núi nước Nam vua Nam ở
Rành rành phân định ở sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời”.
Người
Á Đông, mà dân tộc Trung Hoa là một trong số các dân tộc được gọi là có
lịch sử cổ đại, và có nền văn hóa là tinh hoa của nhân loại, nhưng cũng
rất tin vào “số trời”; chẳng thế mà có câu “Mưu sự tại nhân, thành sự
tại thiên”, hoặc “Nhân tính không bằng trời tính” v.v… đều xuất phát từ
Trung Hoa.
Phải chăng, trước đây, trong thời kỳ
sơ khai cũng như dưới thời phong kiến hàng nghìn năm, vì tin vào “số
trời”, hay được tạo hóa ban cho những tố chất cần thiết, để rồi các dân
tộc giáp với Trung Hoa ngày nay, đã có đủ sức mạnh để chống lại sự xâm
lược và đồng hóa rất tàn bạo của chủng tộc Hán và bảo vệ được giống nòi
của mình?
***
Lịch sử
hiện đại lại đang đặt người Việt vào thử thách mới. Nếu Biển Đông để
người Tàu thôn tính theo đúng ý đồ của họ, thì không sớm thì muộn, dân
tộc Việt sẽ bị diệt vong. Vì với những sai lầm chỉ trong thế kỷ 20 vừa
qua, thì Việt Nam, Lào và CPC (Campuchia) đã tạo cơ hội cho người Tàu
thôn tính, mà trong suốt hai trăm năm, tức từ thời Quang Trung – Nguyễn
Huệ đại phá quân Thanh (1779), buộc người Tàu phải từ bỏ ý định xâm lược
phương Nam. Thì nay họ đang có cơ hội thôn tính cả 3 nước.
Khi
đã thôn tính được Lào (dân số hiện nay chỉ chưa đến 7 triệu người, chỉ
bằng một huyện của Trung Quốc), thì từ Lào họ đánh hoặc lấn dần sang
Việt Nam, khi đã bị kẹp ở phía Đông và phía Tây, thì Việt Nam sẽ mất
nước. Nguy cơ Lào mất nước đang rất hiện hữu, vì không khác gì ở Việt
Nam, Trung Quốc nay đã làm chủ toàn bộ nền kinh tế và chính trị của Lào.
Với
CPC, người Tàu đã mua đất, có chỗ là 50 năm, có chỗ là 99 năm giáp với
Việt Nam (giáp tỉnh Đăk Lăk và Đăk Nông), như vậy, không sớm thì muộn,
dân tộc Khme cũng sẽ bị diệt vong. Những năm 1970, Trung Quốc đã thực
hiện diệt chủng CPC để đưa người Tàu sang, nhưng ý đồ của họ chưa thành,
vì Việt Nam đã đánh bại tham vọng đó của họ. Tuy nhiên, chỉ trong vòng 4
năm, từ 1975-1978, bọn tay sai Polpot-Iêngxari đã giết chết khoảng 2,8
triệu người Khmer, bằng 40% dân số CPC ngày ấy.
Nếu
như hôm nay chúng ta không nhìn nhận ra vấn đề, để cùng với các dân tộc
Lào và CPC gìn giữ giống nòi, thì chỉ khoảng trên dưới một trăm năm
nữa, thì Việt Nam, Lào, và CPC sẽ trở thành tỉnh, huyện của Trung Hoa.
Và người Việt, người Lào, người Khmer… sẽ bị dân tộc Hán đồng hóa và đi
đến lụi tàn.
Bài học dân tộc Mãn Thanh là một
ví dụ. Từ một đế quốc hùng mạnh, xâm lược nhà Minh, lập nên triều Đại
Thanh, tồn tại 268 năm (1644-1912), để rồi hôm nay dân tộc Mãn đang bị
tuyệt diệt, do bị người Hán đồng hóa. Hiện tại, dân tộc Mãn còn lại chưa
đến 11 triệu người, và chỉ còn lại khoảng 20 người vừa biết nói và biết
đọc tiếng Mãn, nghĩa là, văn hóa Mãn gần như sẽ biến mất như các dân
tộc trong cộng đồng Bách Việt xưa, là những dân tộc chỉ còn lại cái tên,
mà chỉ có những nhà nghiên cứu sử mới nhớ đến.
Hiện tại, người Tây Tạng và Tân Cương ở Trung Quốc đang bị chính quyền Bắc Kinh có chính sách đồng hóa mạnh mẽ, tận diệt.
“…
Tuy nhiên từ năm 1949-2008, dân số người Hán ở Tân Cương tăng từ 6% lên
40%. Ở Urumqi, người Hán chiếm 3/4 dân số. Đã từ lâu, các tổ chức người
Uighur và Tây Tạng ở nước ngoài tố cáo chính quyền Trung Quốc thực hiện
nhiều chính sách thiên vị người Hán, đè nén nền văn hóa, tôn giáo
truyền thống và cả cơ hội kinh tế của người Uighur bản địa.
Sau
vụ bạo lực năm 2009, nhà chức trách vô hiệu hóa Internet ở Tân Cương.
Chính quyền Trung Quốc thậm chí tuyên bố tiếng Uighur “không phù hợp với
thế kỷ 21”, bắt người Uighur phải học tiếng Hán trong trường.
Tiếng
mẹ đẻ của họ trở thành “ngôn ngữ nước ngoài” tương tự như tiếng Anh.
Những cuộc biểu tình của người Uighur bị đàn áp thẳng tay bằng đạn thật”
Trên
đây là nội dung mà báo điện từ tuoitre.vn (1) đăng này 24.5.2014, khi
nói về nguy cơ an ninh của Trung Quốc từ ngay trong lòng xã hội Trung
Quốc. Nếu không có chiến lược đúng đắn, thì Lào và CPC có thể sẽ sớm
nhận số phận cùng với người Tây Tạng và Tân Cương, và sau nữa là sẽ đến
người Việt.
2. Bài học từ lịch sử.
Có
thể nói, sự kiện “cướp chính quyền” (tháng 8/1945) của Việt Minh đối
với chính phủ do Trần Trọng Kim, một học giả danh tiếng nhất thời bấy
giờ làm Thủ tướng, là một bước ngoặt đau đớn nhất của lịch sử Việt Nam
trong thế kỷ 20. Đó là cái mốc, là bước ngoặt… để khởi đầu cho mọi sai
lầm của người Việt đến ngày hôm nay, tính ra đã gần ba phần tư thế kỷ.
Dù
không muốn nhắc lại những sai lầm ấy, nhưng điều đọng lại trong trái
tim người Việt đó chính là sự phụ thuộc vào Bắc Kinh là một trong những
nguyên nhân dẫn đến các sai lầm đã qua. Bài học cần phải được rút ra
ngay hôm nay, mà nhiều người Việt đã đề cập đến, đó là: thoát Trung
(hay: thoát Tàu, thoát Hán).
3. Vài so sánh ấn tượng.
Dân tộc Việt, phần nào giống với hai dân tộc trên thế giới, đó là Israel và Hàn Quốc.
-
Với Israel: Dân số năm 2013 là 8,134 triệu người (chưa bằng 1/10 so với
Việt Nam), nhưng tổng sản phẩm quốc nội – GDP của nước này vào năm 2009
là 206 tỷ USD, nghĩa là gấp hơn 2 lần Việt Nam (92 tỷ USD) ở thời điểm
đó (2).
- Hàn Quốc: Dân số năm 2012 là 50 triệu
người, tổng sản phẩm quốc nội – GDP của nước này vào năm 2012 là 1.130
tỷ USD, nghĩa là gấp hơn 10 lần Việt Nam hiện nay, trong khi dân số Việt
Nam gần gấp đôi Hàn Quốc.
Còn nỗi đau nào, sự mất mát nào lớn hơn, nếu nhìn Việt Nam hôm nay so với hai dân tộc nói trên?
Nếu
như Việt Nam có thể chế và là đồng minh của Hoa Kỳ như hai dân tộc
Israel và Hàn Quốc, liệu Trung Quốc có đánh chiếm đảo Gạc Ma năm 1988,
có ép Việt Nam nhượng một phần biên giới cho họ…; đặc biệt là Việt Nam
có thể sản xuất được các loại vũ khí thông minh mà hiện nay Israel đang
bán và chuyển giao công nghệ cho Việt Nam... và hôm nay Bắc Kinh không
dám đem giàn khoan HD981 vào sâu trong thềm lục địa Việt Nam.
4. Buộc Trung Quốc lùi bước, thậm chí sụp đổ mà tránh được cuộc chiến.
Điều quan trọng là phải nhận định được tính tất yếu của lịch sử.
Đã
từ rất lâu, ngay từ thời Mao Trạch Đông, thì Trung Quốc cũng không phải
là quốc gia cộng sản, họ xưng danh cộng sản là để tận dụng sự giúp đỡ
của Liên Xô ở buổi ban đầu (và sau này họ phản), và họ xưng danh cộng
sản là để lừa các “đồng chí” Việt Nam cả tin, nhẹ dạ… để thực hiện những
gì họ đã vạch ra (và kết quả là Việt Nam như ngày hôm nay); Bản chất
của dân tộc Trung Hoa là Đại Hán, thôn tính, đồng hóa và tiêu diệt lân
bang nhằm mở mang lãnh thổ, bờ cõi.
Mặc dù vậy,
mô hình tổ chức bộ máy đảng, nhà nước của Trung Quốc vẫn phần nào theo
cộng sản, và vì vậy, cho dù nền kinh tế hiện nay của Trung Quốc được cho
là đứng thứ 2 thế giới, nhưng tự nó không thể nuôi nổi một bộ máy cồng
kềnh, tham nhũng, mâu thuẫn sắc tộc… và tất yếu sẽ sụp đổ và kéo theo sự
sụp đổ chế độ hiện nay.
Điều mà tập đoàn lãnh
đạo Bắc Kinh sợ nhất, như nhận định của nhiều người, đó chính là một
Việt Nam chuyển sang thể chế dân chủ đúng nghĩa theo mô hình như nước Mỹ
và Tây Âu. Nghĩa là: xây dựng xã hội dân sự, nhà nước pháp quyền, thực
thi kinh tế thị trường đích thực.
Một khi
Việt Nam đi trước Trung Quốc trong chuyển đổi sang thể chế dân chủ, thì
chắc chắn sẽ tạo được hiệu ứng lớn từ sự kiện này, khi đó, nhân dân
Trung Quốc sẽ vùng lên, và làm cho Bắc Kinh lung lay và có thể sụp đổ
ngay từ bên trong.
Điều này hoàn toàn
nằm trong khả năng của người Việt. Và những phát biểu mạnh mẽ trong mấy
ngày gần đây của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao ASEAN
lần thứ 24 tổ chức tại Myanmar (15.5.2014), và đặc biệt tại “Diễn đàn
kinh tế thế giới về Đông Á” lần thứ 23 tại Manila, Philippines
(21-23.5.2014), như báo hiệu cho một thời kỳ mới đầy trắc trở trong quan
hệ Việt – Trung tới đây. Rõ ràng, nhận thức được nguy cơ này, rồi đây
Bắc Kinh sẽ có rất nhiều thủ đoạn đối với Việt Nam, và rất có thể sẽ với
cả cá nhân ngài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
5. Cắt đứt “đường lưỡi bò” chỉ có thể là Việt Nam.
Trong
lịch sử xâm lăng Đại Việt, các triều đại phong kiến Trung Hoa trước đây
luôn luôn mạnh hơn Đại Việt hàng chục, thậm chí là hàng trăm lần.
Đặc
biệt, trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ 2 (cuối tháng 1
đến cuối tháng 5 năm 1285 dương lịch). Lần này, quân Nguyên chuẩn bị
chiến tranh tốt hơn, huy động lực lượng lớn hơn. Ngoài lục quân từ phía
Bắc tiến xuống, còn có thủy quân từ mặt trận Chiêm Thành ở phía Nam đánh
ra.
Chiến tranh Nguyên Mông – Đại Việt, lần thứ 2 (1285)
Người Việt thắng giặc ngay cả khi giặc mạnh nhất và trong tình thế hiểm nghèo nhất,
đó là niềm tin tất thắng cho mọi thời đại.
Nguồn:vi.wikipedia.org
So
sánh giữa các thời kỳ có thể là rất khác nhau, nhưng rõ ràng, ngày nay,
chúng ta đang có nhiều lợi thế hơn so với ông cha ta thuở trước (nhưng
cũng đầy rủi ro khi Bắc Kinh đang làm chủ gần như mọi mặt ở Việt Nam
hiện nay). Nếu là đồng minh với Hoa Kỳ, quốc gia duy nhất có thể ngăn
chặn Trung Quốc hiện nay, thì cùng với ý chí, bản lĩnh vốn có của người
Việt, chúng ta hoàn toàn chặt đứt tham vọng “đường lưỡi bò” của Bắc
Kinh. Không những thế, đây là yêu cầu bắt buộc, mang tính sống còn của
người Việt, và là trách nhiệm với thế hệ mai sau, như cha ông chúng ta
đã hy sinh qua hàng ngàn năm lịch sử.
Như vậy,
sự chuyển đổi thể chế của Việt Nam theo hướng Dân chủ ở thời điểm này
nếu nó diễn ra, được xem như là một bước ngoặt mang tính quyết định,
không chỉ đối với lịch sử Việt Nam mà còn đối với cả Trung Quốc trong
tương lai.
Có một điều chắc chắn, Trung Quốc
không thể ổn định lâu dài như các cường quốc khác, mà nội bộ luôn luôn
bất ổn, bên cạnh đó là sự bao vây của Mỹ và đồng minh, và không loại trừ
tan rã thành một vài nước nhỏ. Khi đó, tham vọng về “đường lưỡi bò” của
Trung Quốc cũng theo đó mà bị phá sản.
Lịch sử
đang trao vận hội cho người Việt để thoát Trung. Hy vọng, ông Nguyễn Tấn
Dũng, với tuyên bố mạnh mẽ vừa rồi, và được sự ủng hộ của nhân dân, ông
sẽ thành công theo cách mà toàn dân đang mong đợi.
23-24.5.2014
H.M.
Tác giả gửi BVN
Bài tham khảo.
0 Nhận xét