A. BẢN VĂN
Bài đọc I (Cv 8,5-8.14-17)
5
Hồi ấy, ông Phi-líp-phê xuống một thành miền Sa-ma-ri và rao giảng Đức
Ki-tô cho dân cư ở đó. 6 Đám đông một lòng chú ý đến những điều ông
Phi-líp-phê giảng, bởi được nghe đồn và được chứng kiến những dấu lạ ông
làm. 7 Thật vậy, các thần ô uế vừa kêu lớn tiếng vừa xuất khỏi nhiều
người trong số những kẻ bị chúng ám. Nhiều người tê bại và tàn tật được
chữa lành. 8 Trong thành, người ta rất vui mừng.
14
Các Tông Đồ ở Giê-ru-sa-lem nghe biết dân miền Sa-ma-ri đã đón nhận lời
Thiên Chúa, thì cử ông Phê-rô và ông Gio-an đến với họ. 15 Khi đến nơi,
hai ông cầu nguyện cho họ, để họ nhận được Thánh Thần. 16 Vì Thánh Thần
chưa ngự xuống một ai trong nhóm họ : họ mới chỉ chịu phép rửa nhân
danh Chúa Giê-su. 17 Bấy giờ hai ông đặt tay trên họ, và họ nhận được
Thánh Thần.
Bài đọc II (1 Pr 3,15-18)
15
Anh em thân mến, Đức Ki-tô là Đấng Thánh, hãy tôn Người làm Chúa ngự
trị trong lòng anh em. Hãy luôn luôn sẵn sàng trả lời cho bất cứ ai chất
vấn về niềm hy vọng của anh em. 16 Nhưng phải trả lời cách hiền hoà và
với sự kính trọng. Hãy giữ lương tâm ngay thẳng, khiến những kẻ phỉ báng
anh em vì anh em ăn ở ngay thẳng trong Đức Ki-tô, thì chính họ phải xấu
hổ vì những điều họ vu khống, 17 bởi lẽ thà chịu khổ vì làm việc lành,
nếu đó là ý của Thiên Chúa, còn hơn là vì làm điều ác.
18
Chính Đức Ki-tô đã chịu chết một lần vì tội lỗi -Đấng Công Chính đã
chết cho kẻ bất lương- hầu dẫn đưa chúng ta đến cùng Thiên Chúa. Thân
xác Người đã bị giết chết, nhưng nhờ Thần Khí, Người đã được phục sinh.
Tin Mừng (Ga 14,15-21)
15
Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Nếu anh em yêu mến Thầy,
anh em sẽ giữ các điều răn của Thầy. 16 Thầy sẽ xin Chúa Cha và Người sẽ
ban cho anh em một Đấng Bảo Trợ khác đến ở với anh em luôn mãi. 17 Đó
là Thần Khí sự thật, Đấng mà thế gian không thể đón nhận, vì thế gian
không thấy và cũng chẳng biết Người. Còn anh em biết Người, vì Người
luôn ở giữa anh em và ở trong anh em. 18 Thầy sẽ không để anh em mồ côi.
Thầy đến cùng anh em. 19 Chẳng bao lâu nữa, thế gian sẽ không còn thấy
Thầy. Phần anh em, anh em sẽ được thấy Thầy, vì Thầy sống và anh em cũng
sẽ được sống. 20 Ngày đó, anh em sẽ biết rằng Thầy ở trong Cha Thầy,
anh em ở trong Thầy, và Thầy ở trong anh em. 21 Ai có và giữ các điều
răn của Thầy, người ấy mới là kẻ yêu mến Thầy. Mà ai yêu mến Thầy, thì
sẽ được Cha của Thầy yêu mến. Thầy sẽ yêu mến người ấy, và sẽ tỏ mình ra
cho người ấy.”
Chú giải của Giáo Hoàng Học Viện Đà Lạt:
HỨA BAN THẦN KHÍ
Chú giải chi tiết
“Nếu các con yêu mến Ta, các con sẽ giữ các lệnh truyền Ta”.
Gioan không bao giờ cho phép tình yêu thoái hóa thành tình cảm suông
hay xúc động thuần túy. Tình yêu được biểu lộ trong sự vâng phục. Điều
này cũng đúng cho tình yêu của Chúa Con đối với Chúa Cha (x. 15, 10).
“Đấng Bầu chữa khác”:
Được vay mượn tư ngữ văn.g pháp luật tiếng Paraklêtos chỉ người được
mời tới bên cạnh bị cáo để giúp đỡ và bênh vực cho đương sự: thành thử
nghĩa đầu tiên là trạng sư, người biện hộ. Từ đó, ta thấy xuất hiện
nghĩa “Đấng An ủi hãy Đấng chuyển cầu. Nơi Gioan thì ý nghĩa pháp lý
thắng thế. Thần khí giúp đỡ các môn đồ trong vụ án vĩ đại mà thế gian
đeo đuổi chống lại họ, nhưng những tiểu dị vừa nêu trên có thể áp dụng
và nhấn mạnh tùy trường hợp. Theo nghĩa Chuyển cầu, thì Chúa Giêsu cũng
là Paraklêtos như Thần khí. Vậy nếu chỉ có một trung gian duy nhất là
Chúa Giêsu (1Tm 2, 5), thì vẫn có hai Đấng bầu chữa: Chúa Giêsu, “luôn
sống để cầu bầu cho chúng ta” (Dt 7,23) và Thần khí, “Đấng chuyển cầu
cho ta bằng những tiếng rên khôn tả” (Rm 8, 26).
“Và Ngài ở trong các con”.
Nhiều chỉ cảo và thủ sao có giá trị dùng động từ này ở thì tương lai:
Ngài sẽ ở. Người ta có thể đưa ra nhiều lập luận vững chắc để bênh vực
cho cả hai lập trường. Tuy nhiên, phần lớn các nhà chú giải gần đây xem
ra thích cách đọc: Ngài ở hơn.
“Ta sẽ không bỏ các con mồ côi”
Tiếng orphanos cũng được dùng cho các môn đồ không có thầy: xem Platon,
Phédon 116a, trong đó các bạn hữu của Socrate được gọi là những
orphanoi khi ông chết, và xem Lucien, De morte Peregrini 6.
“Ai yêu mến Ta, sẽ được Cha Ta vêu mến”.
Gioan không muốn nói riêng tình yêu của Thiên Chúa bị lệ thuộc vào sự
vâng phục của con người, điều ấy sẽ mâu thuẫn với 3, 16; 13, 34; 15, 9.
12; 17, 23. Tư tưởng của ông, trong lúc này, tập trung vào mối liên hệ
hỗ tương giữa Chúa Cha, Chúa Con và các tín hữu -xem 13, 34. Bởi vì các
môn đồ yêu thương lẫn nhau, nên dưới mắt người đời họ là những thành
phần của gia đình Thiên Chúa; tình yêu của họ đối với Chúa Giêsu và sự
hiệp nhất giữa họ với Người chứng tỏ là Chúa Cha yêu thương họ trong
Người. Trước đó, xét như là thụ tạo, họ đã được Chúa Cha yêu mến rồi
(1Ga 4, 10); nay với tư cách là Kitô hữu, họ còn hơn là một sự ngoại
trưng của mầu nhiệm Nhập thể; họ là ngoại trưng của nhân cách tập thể
của Đầu Nhiệm Thể.
KẾT LUẬN
Trong
thời gian của Giáo Hội, thời gian chúng ta đang sống, Chúa Giêsu vẫn
hiện diện với Cha Người và với Thần khí. Sự hiện diện ấy được thể hiện
cho tất cả những ai mở lòng đón nhận Ba Ngôi Thiên Chúa. Nó là sự thông
giao, thông hiệp, vì không phải là một hiện diện trừu tượng, “vô tính”
nhưng hiện diện hỗ tương, hiện diện theo nghĩa mạnh của hạn từ. Sự hiện
diện của Chúa Giêsu đối với chúng ta bây giờ gần gũi hơn, thắm thiết
hơn, hữu hiệu hơn là khi Người còn tại thế, bởi vì nay Người hiện diện
như Đấng được tôn vinh, như Chúa cánh chung hằng ban cho chúng ta Thần
khí và làm cho chúng ta đi vào. trong sự thông hiệp đời sống với Chúa
Cha. Vì vậy chúng ta phải nói đến một sự hiện diện trong khiếm diện. Nối
tiếp cách hiện diện lịch sử của Chúa Giêsu, có một cách hiện diện mới
là hiệp nhất với Chúa Giêsu và Chúa Cha, dưới sự hướng dẫn của Thần khí.
Ý HƯỚNG BÀI GIẢNG
1.
Trong bài Tin Mừng của phụng vụ hôm nay, Chúa Giêsu hứa sai một Đấng
Bầu chữa. Danh xưng lạ lùng này, vốn không có trong cách dùng thông
thường của ngôn ngữ chúng ta, là chữ phiên dịch từ một kiểu nói Hy lạp
có nghĩa được kêu tới bên cạnh…”; các tiếng đồng nghĩa với nó có thể là:
người trợ giúp, trạng sư, kẻ nâng đỡ… Khi Chúa Giêsu nói đến một vị Bầu
chữa khác, ta có thể nghĩ rằng chính Người là Đấng Bầu chữa đầu tiên là
Vị rồi đây được sai đến với các sứ đồ sẽ làm cho họ hiểu hơn về Người;
Ngài sẽ là kẻ mặc khải, bảo vệ Chúa Kitô trong tâm hồn người tín hữu
chống lại các cơn cám dỗ và bách hại của thế gian.
2.
“Thần khí… mà thế gian không thể lãnh nhận Tiếng “thế gian” ở đây phải
hiểu là toàn bộ các quyền lực phản nghịch với Thiên Chúa và Đấng Kitô
của ngài Thần khí của thế gian này thiết yếu là một não trạng bất nhất,
một bầu khí thiêng liêng nhiễm độc do nhiều sai lầm và ngu đại, do óc
kiêu căng cố chấp và tự mãn ngớ ngẩn, một thái độ tâm lý và luân lý đóng
kín con người lại. Thế gian ấy không tin cả đến sự khả hữu thần tính
của Chúa Kitô và bởi thế cũng chẳng tin việc Thần khí ngự đến. Ở chỗ
khác, Chúa Giêsu có nói là Người sẽ cầu xin Chúa Cha che chở các môn đồ
người, tức chúng ta hôm nay, cho khỏi thế gian tội lỗi này.
3.
“Ai yêu mến Ta sẽ được Cha Ta yêu mến”. Chúng ta gặp lại ở đây, dưới
hình thức rõ ràng và đánh động hơn, một trong những chân lý cơ bản
thường năng được trình bày trong Tân ước. Tương quan giữa chúng ta với
Chúa Giêsu cấu tạo nên tương quan với Chúa Cha. Vâng giữ lệnh truyền của
Chúa Giêsu là vâng phục Chúa Cha; cầu nguyện với Chúa Giêsu là cầu
nguyện với Chúa Cha; ca tụng Chúa Giêsu, tức nhìn nhận thực thể của
Người trong niềm thán phục và vui mừng, là phó thác vào Chúa Cha.”Các
con sẽ phải khốn quẫn, nhưng hãy vững lòng! Ta đã thắng thế gian” (Ga
16, 33).
4.
Sự hiện diện hữu hình của Chúa Giêsu không phải là tất cả. Sự hiện diện
của Người trong nội tâm còn quý trọng hơn. Như thánh Phaolô, chúng ta
không nên tiếc vì đã chẳng sống vào thời của Tin Mừng. Thật là nguy hiểm
khi chỉ biết Chúa Giêsu qua những vẻ bên ngoài theo xác thịt, mà không
sống mật thiết với Người trong Thần khí.
5.
Thánh Thần là hồng ân được ban cho chúng ta như hoa quả mà Chúa Kitô
thâu lượm được nhờ cuộc Tử nạn của Người. Chính khi làm cho chúng ta
đồng hóa với Chúa Kitô mà Thánh Thần đặt trong chúng ta tâm tình con
thảo mà Chúa Cha mong đợi nơi chúng ta. Như thánh Phêrô nói: “Tất cả
những ai được Thần khí tác sinh, đều là con cái Thiên Chúa”. Quả thế,
không phải anh em đã nhận lấy Thần khí của hàng nô lệ để mà phải sợ hãi;
nhưng anh em đã nhận lấy Thần khí của hàng nghĩa tử làm cho chúng ta
thốt lên: Abba, Cha! Chính Thần khí chứng thực cho thần hồn ta rằng: ta
là con cái Thiên Chúa (Rm 8, 14- 16). “Ta sẽ không để các con mồ côi. Ta
sẽ trở lại với các con”. Chúa Giêsu đã đến làm cho chúng ta thành nghĩa
tử của Cha Người. Người đã đến bằng con đường nhập thể để thực hiện kế
hoạch tình yêu đó.
0 Nhận xét