SỬ HỌC KHÔNG ĐƯỢC GIẢ DỐI!

17:21 |


Một bình luận trên facebook khi xem viadeo này như sau:

Tôi thật sự ngưỡng mộ,kính phục người bạn trẻ..đã dám đứng thẳng người lên..mạnh dạn nói thẳng và nói thật..Việt Nam hôm nay đang rất cần...nhiều thật nhiều những con người như bạn ..tia sáng cuối đường hầm ..tia hy vọng cho VN sáng ngời mai sau..tương lai các bạn sẽ là chủ nhân đất nước này ..vì VN là của bạn

Xem thêm…

THẤT VỌNG VỀ CÁI GỌI LÀ HÒA GIẢI!

17:07 |
Vũ Thị Phương Anh

TS Vũ Thị Phương Anh

Tôi đã rất hy vọng khi đọc cái tựa "Dũng cảm, chân thành để hóa giải thù hận", nhưng rồi cũng giống như hôm trước đọc bài viết về những gì ông Nguyễn Thanh Sơn phát biểu liên quan đến Nghĩa trang Quân đội VNCH, tôi lại tiếp tục vô cùng thất vọng.
Hóa giải thù hận gì mà ông phát biểu như thế này. Xin trích một vài đoạn làm ví dụ:
---------
Lâu nay chúng ta vẫn giữ quan điểm cứng rắn. Cả hai bên cứng rắn với một bên chống đến cùng còn một bên dứt khoát không bắt tay, không KHOAN HỒNG, không hòa giải nên cứ xa cách nhau mãi.
[...]
Có thời kỳ họ dựa vào đế quốc Mỹ và mong muốn Bắc tiến để THÔN TÍNH MIỀN BẮC nhưng không làm được vì chính đồng minh của họ là người Mỹ cũng bỏ họ. Chúng ta phải chiến đấu GIẢI PHÓNG ĐẤT NƯỚC. Đó là cuộc chiến không mong muốn và chúng ta đã giành thắng lợi cuối cùng vào năm 1975.
[...]
Họ nghe quá nhiều những điều TUYÊN TRUYỀN BẬY BẠ GHÊ GỚM về chủ nghĩa Cộng sản. Họ vì lo sợ mà tự ra đi chứ KHÔNG AI ĐUỔI HỌ.
(Vẫn còn rất nhiều những ví dụ tương tự nhưng tôi cho rằng chỉ 3 đoạn trên cũng là quá đủ.)
----------
Nhận xét:
- "Khoan hồng" là từ ngữ dành cho những người có tội, không phải là từ ngữ dành cho những người mà mình đang muốn giảng hòa.
- Cùng là một cuộc chiến với mục đích như nhau - để bảo vệ và truyền bá cho chủ nghĩa mà mình đã chọn, cuộc chiến "ai thắng ai" giữa thế giới tự do và chủ nghĩa cộng sản - nhưng khi nói về miền Nam (với ý định Bắc tiến) thì ông dùng từ "thôn tính", còn nói về miền Bắc (chiếm miền Nam) thì ông nói "giải phóng đất nước"! Có công bằng không?

- Thuyền nhân và người tỵ nạn chính trị là một vết nhơ trong lịch sử VN, do những chính sách sai lầm (học tập cải tạo, đánh tư sản, đổi tiền, xóa bỏ kinh tế tư nhân, chủ nghĩa lý lịch), đó là thực tế đen tối đẩy nhiều người Việt liều mình ra biển khơi trong những điều kiện khủng khiếp để mong tìm được tự do, nhưng ông bảo họ nghe "tuyên truyền bậy bạ ghê gớm" nên mới bỏ nước mà đi chứ không ai đuổi. 

Mà cũng đúng là không có ai đuổi thật, họ chỉ bị giữ trong tù (những sĩ quan VNCH) hoặc bị đẩy ra bên lề xã hội và không còn đường sống sót thôi! Đó là chưa kể chính các ông đã tổ chức đóng tàu đưa người ra nước ngoài "bán chính thức" để thu tiền, vàng....
Như thế thì hòa giải ở chỗ nào, thưa ông Nguyễn Thanh Sơn?


Xem bài báo có nguồn dưới đây
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/dung-cam-chan-thanh-de-hoa-giai-thu-han-701043.tpo


Dũng cảm, chân thành để hóa giải thù hận

Đoàn kiều bào do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn dẫn đầu làm lễ tưởng niệm trong chuyến thăm Trường Sa năm 2012. Ảnh: Quê Hương Đoàn kiều bào do Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn dẫn đầu làm lễ tưởng niệm trong chuyến thăm Trường Sa năm 2012. Ảnh: Quê Hương
TP - “Khi tôi đến thắp nhang tại nghĩa trang Biên Hòa, có nhiều người lên án, đòi đưa tôi ra xử lý. Rằng, tại sao một thứ trưởng đương nhiệm, một quan chức cao cấp lại đến thắp hương tại nghĩa trang của quân đội Sài Gòn trước đây. Nhưng nhờ những hành động như vậy mà nhiều người Việt ở hải ngoại chịu gặp, tiếp xúc với tôi”
Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Thanh Sơn, Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở Nước ngoài, chia sẻ với Tiền Phong nhân dịp 30/4/2014.
Thù oán kéo dài làm đất nước yếu đi
Đoàn công tác liên ngành sang Mỹ và Canada do Thứ trưởng dẫn đầu trong tháng 3 gặp một số người chống đối khét tiếng. Xin Thứ trưởng cho biết đoàn đã dùng biện pháp gì để thuyết phục họ?
Những người chúng tôi gặp là những người đứng đầu các phong trào chống Cộng, đặc biệt là ở bang Texas và quận Cam ở phía Nam bang California. Thuyết phục những đối tượng đó phải bằng tình cảm, đôi khi cần cả sự dũng cảm khi phải nói những điều rất thật với họ.
Họ nói thẳng với tôi rằng họ đã theo dõi quá trình hoạt động từ trước đến nay của tôi, thấy tôi là người có tấm lòng, có sự cởi mở chân thành nên họ mới đến gặp, để xem “sự chân thành của ông ra sao”.
Trong số những người đến gặp đoàn chúng tôi có cả Thượng nghị sĩ Canada gốc Việt Ngô Thanh Hải và nhiều người cầm đầu các phong trào cực đoan chống đối từ nhỏ đến lớn. Người trẻ tuổi nhất trong số họ cũng đã trên dưới 60, đều là những người đã trải qua cuộc chiến tranh trong nước, rồi đi ra nước ngoài đã gần 40 năm.
Họ cảm thấy những hoạt động chống đối không đem lại lợi ích gì nhưng họ vẫn chống đối vì cảm thấy không có bờ bến nào khác để neo đậu. Lâu nay chúng ta vẫn giữ quan điểm cứng rắn. Cả hai bên cứng rắn với một bên chống đến cùng còn một bên dứt khoát không bắt tay, không khoan hồng, không hòa giải nên cứ xa cách nhau mãi, tạo ra sự hận thù kéo dài giữa một bộ phận cộng đồng người Việt ở nước ngoài với trong nước. Đất nước chúng ta đã thống nhất về mặt địa lý, nhưng trong thực tế nơi này nơi kia lòng dân vẫn chia cắt.
Chia cắt của thế hệ những người trực tiếp tham gia chiến tranh ở hai chiến tuyến đối lập nhau còn dễ hiểu, nhưng không nên để những thế hệ sau này, những người không trải qua chiến tranh mà chỉ nghe cha ông mình nói lại rồi vẫn giữ hận thù. Mối thù oán mãi mãi sẽ làm đất nước yếu đi.
Cả hai bên từng cứng rắn, nhưng đã và đang bắt tay nhau. Chúng ta cần chính sách hòa hợp, hòa giải như thế nào, thưa ông?
Đế quốc Mỹ đã gây ra bao đau thương tang tóc cho nhân dân hai miền Nam Bắc. Thế mà đối với Mỹ chúng ta còn khép lại quá khứ, khép lại một trang sử rất đau thương để nhìn về tương lai hòa bình, ổn định và hợp tác. Vậy tại sao không tha thứ, hòa hợp với những người cùng một dân tộc, cùng một đất nước?
Có thời kỳ họ dựa vào đế quốc Mỹ và mong muốn Bắc tiến để thôn tính miền Bắc nhưng không làm được vì chính đồng minh của họ là người Mỹ cũng bỏ họ. Chúng ta phải chiến đấu giải phóng đất nước. Đó là cuộc chiến không mong muốn và chúng ta đã giành thắng lợi cuối cùng vào năm 1975.
Chúng ta đã thống nhất hai miền Nam Bắc. Những người miền Nam ra đi lúc đó là những người trong chính quyền Việt Nam Cộng hòa. Họ ra đi vì họ không hiểu chế độ mới sẽ ra sao, họ nghe quá nhiều những điều tuyên truyền bậy bạ ghê gớm về chủ nghĩa Cộng sản. Họ vì lo sợ mà tự ra đi chứ không ai đuổi họ.
Vì thế hiện nay mới có cộng đồng người Việt Nam ở hải ngoại, riêng ở Mỹ có hơn 2 triệu người. Trong số đó, đại đa số là bà con yêu nước và đã về nước, còn lại rất ít những người vẫn nuôi tư tưởng hận thù từ năm 1975 đến giờ.
Bởi vì họ không muốn hiểu về thực tế đất nước và quá nặng với quá khứ. Họ không hiểu thực tế, không hiểu sự chính nghĩa của cuộc chiến tranh mà chúng ta đã giành thắng lợi. Cho nên họ mang nặng sự hằn thù cá nhân, cộng với sự bảo thủ, dẫn đến đối kháng với đất nước.
Chính sách hòa hợp, hòa giải cần bước đi cụ thể, cần tình cảm chân thành dành cho bà con cô bác, những người luôn mặc cảm rằng họ đã mất hết sau cuộc chiến, luôn mặc cảm rằng họ không có đất nước, Tổ quốc Việt Nam nữa bởi vì họ đã phải bỏ Tổ quốc ra đi.
Nếu chúng ta không chủ động hòa giải, không chìa tay, chủ động mở rộng vòng tay với tấm lòng nhân ái thì bà con cô bác vẫn mang tư tưởng mặc cảm, tự ti, đây đó có những người tủi thân vì nghĩ rằng họ bị bỏ rơi, nên càng đi vào con đường cực đoan, sẽ càng bảo thủ, cố chấp hơn nữa.
Thứ trưởng nói rằng, để thể hiện sự chân thành cũng cần lòng dũng cảm lớn. Xin ông nói rõ hơn về điều này?
Nếu chúng ta cũng tự ái, tự thỏa mãn với chiến thắng của mình mà không có những bước đi cởi mở thực sự để hòa giải, hòa hợp thì không bao giờ chữa lành được vết thương chiến tranh trong lòng họ. Sự hận thù, nuối tiếc quá khứ, suy nghĩ lệch lạc về chế độ đương đại ở Việt Nam đã khiến họ càng trở nên cực đoan, bảo thủ.
Một khi họ đã hiểu, đã thay đổi thì ai cũng muốn có cội nguồn, trong sâu thẳm của họ đều có hai chữ Việt Nam. Nhưng để họ trở về như thế nào để họ cảm thấy không tủi thân, không áy náy thì dứt khoát chúng ta phải đặt cho họ nền móng để cho họ trở về với danh dự, với tấm lòng yêu thương đất nước, trở về với mong muốn hòa giải, hòa hợp thực sự.
Nếu chúng ta áp đặt, khiên cưỡng, thì sẽ không khiến họ phục. Chúng ta đã làm được rất nhiều việc, như ở nghĩa trang Biên Hòa. Hiện nay rất nhiều người thiếu thông tin. Vừa rồi tôi phê phán ông Nguyễn Tấn Lạc, Chủ tịch của cái gọi là Hội Cộng đồng Việt-Mỹ Nam California.
Ông ta không hiểu nên vẫn nói rằng, chúng ta ngăn cấm, cản trở ở nghĩa trang Biên Hòa, nhưng thực tế nghĩa trang này đang trở nên ngày càng khang trang, đẹp đẽ nhờ chúng ta có chính sách cởi mở.
Tôi là một trong những người tiên phong. Khi tôi đến thắp nhang tại nghĩa trang Biên Hòa, đã có nhiều người lên án, đòi đưa tôi ra xử lý, rằng tại sao một thứ trưởng đương nhiệm, một quan chức cao cấp lại đến thắp hương tại nghĩa trang của quân đội chính quyền Sài Gòn trước đây. Nhưng nhờ những hành động như vậy mà nhiều người Việt ở hải ngoại chịu gặp, tiếp xúc với tôi.
Nếu chúng ta không dám làm những việc dũng cảm mà chỉ nói theo cứng nhắc thì trong nước cũng ít người nghe, chứ không nói đến bà con ở hải ngoại.
Quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo
Theo ông, còn những vấn đề gì mà cộng đồng người Việt ở nước ngoài nói chung, những người còn giữ tư tưởng hận thù nói riêng vẫn quan ngại?
Sức sống Trường Sa
Một trong những vấn đề bà con rất quan tâm, kể cả những người còn giữ tư tưởng hận thù, là quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo của chúng ta. Chính vì vậy, đã ba năm nay chúng tôi tổ chức ba đợt đưa kiều bào ra thăm Trường Sa. Năm nay, chúng tôi muốn có bước đi cụ thể để chứng minh cho bà con cô bác thấy rằng, chúng ta đang mong muốn hòa hợp, hòa giải thực sự.  Chúng ta mong muốn đánh giá mọi vấn đề một cách khách quan, công bằng, nên chúng tôi đã quyết định lần này sẽ đưa bà con cô bác ra thăm Trường Sa, trong đó chúng tôi đã vận động một số người chống đối quyết liệt để họ ra Trường Sa tận mắt chứng kiến thực tế biển đảo chúng ta đang giữ được, thực tế hằng ngày đang diễn ra trên các hòn đảo thuộc chủ quyền của chúng ta, thực tế quyết tâm bảo vệ chủ quyền biển đảo đến cùng. Đó là sức mạnh của lực lượng vũ trang chúng ta, là tinh thần quả cảm, sẵn sàng hy sinh bảo vệ đất nước, biển đảo của Tổ quốc.
Chúng ta muốn chứng minh cho hơn 4,5 triệu kiều bào rằng, chúng ta đang làm thay họ với niềm tin, quyết tâm chắc chắn là không bao giờ để mất chủ quyền biển đảo. Chúng ta không dâng biển bán đất cho ai, mà chỉ đòi lại những thứ đã bị chiếm giữ trái phép bằng biện pháp hòa bình.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn. Ảnh: Trúc Quỳnh
Nếu chúng ta cũng tự ái, tự thỏa mãn với chiến thắng của mình mà không có những bước đi cởi mở thực sự để hòa giải, hòa hợp thì không bao giờ chữa lành được vết thương chiến tranh trong lòng họ”.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Sơn
Trong chuyến đi Trường Sa lần này, chúng tôi cũng sẽ có một bước đi rất mạnh dạn là sẽ tổ chức một lễ cầu siêu tại đảo Trường Sa lớn cho những anh hùng liệt sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam đã hy sinh bảo vệ chủ quyền biển đảo, cũng như những sĩ quan, binh lính quân lực Việt Nam Cộng hòa đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa năm 1974.  Họ cũng là con dân Việt sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc mà tổ tiên để lại từ lâu đời. Chúng ta phải vinh danh, cầu siêu để họ được siêu thoát. Họ cũng như những anh em của chúng ta đã hy sinh ở đảo Gạc Ma năm 1988.
Tôi cho rằng, đó đều là những sự hy sinh rất xứng đáng vì toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải của Tổ quốc. Xương thịt họ đã hòa vào biển, trở thành một phần của lãnh thổ, biển đảo của Tổ quốc.
Chúng ta mang hơi ấm đất liền, mang tình thương của dân tộc để sưởi ấm cả vùng biển đảo Tổ quốc, sưởi ấm cho linh hồn của họ để linh hồn họ được siêu thoát. Chúng ta cầu siêu theo nghi lễ dân tộc, theo tôn giáo từng là quốc giáo của nhiều triều đại.
Lễ cầu siêu lần này còn hướng tới cả đồng bào bị nạn trên biển mà ta từng gọi là thuyền nhân, có thể nói là một dịp chưa từng có. Xin Thứ trưởng cho biết tại sao?
Lễ cầu siêu lần này còn cầu siêu cho cả những anh em, bà con cô bác đã ra đi trong những năm 70, 80 và đầu 90 thế kỷ trước mà chúng ta vẫn quen gọi là “thuyền nhân”. Họ ra đi vì không hiểu chế độ, vì hoàn cảnh khó khăn, vì hoảng loạn tinh thần. Đã có thời kỳ chúng ta coi việc ra đi đó là việc có tội với đất nước. Nhưng thực tế chúng ta phải đánh giá thấu đáo việc họ ra đi. Hầu hết họ ra đi không phải vì hận thù đất nước, mà vì cuộc sống quá khó khăn.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và phu nhân với các kiều bào tại chùa Trấn Quốc dịp Tết Ông Công, Ông Táo xuân Giáp Ngọ 2014 (ngày 23/1/2014). Ảnh: TTXVN
Thực tế là đa số bà con ra đi được gọi là “thuyền nhân” và đã thành đạt đều hướng về đất nước. Hầu hết những người ra đi mà chúng tôi gặp ở Canada, Mỹ, Anh, Úc, Bỉ… đều là những người sẵn sàng trở về xây dựng đất nước. Họ không có khái niệm hận thù vì lúc ra đi, họ chỉ muốn thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn. Tư duy của chúng ta với những người đó bây giờ đã khác. Chúng ta thông cảm, thương họ, đồng cảm với những khó khăn của họ khi phải bươn chải, đương đầu với sóng gió, khắc nghiệt của thiên nhiên, gặp hải tặc, rất nhiều trục trặc trên đường đi khiến nhiều người bỏ mạng, mất cả gia đình.
Đề xuất bỏ những từ ngữ không thích hợp
Đảng và Nhà nước đã xác định cộng đồng người Việt ở nước ngoài là một bộ phận không tách rời của dân tộc, bất kể trước đây họ ra đi vì lý do gì. Vậy đã gần 40 năm sau ngày thống nhất đất nước, những từ ngữ mang tính phân biệt như “ngụy quân, ngụy quyền” có nên được tiếp tục sử dụng trong sách giáo khoa, tài liệu chính thống?
Theo cá nhân tôi thì nên bỏ. Tư duy của chúng ta hiện nay đã khác những năm 70. Việt Nam muốn làm bạn với tất cả thế giới, với các quốc gia khác mà không phân biệt, kỳ thị, huống chi với những người trong cùng dân tộc, một đất nước. Chúng ta đã là những người chủ đất nước với đầy đủ tư cách, chúng ta nhìn nhận quá khứ đúng theo truyền thống của tổ tiên ông bà chúng ta, là bằng đại nghĩa, trí nhân.
Theo tôi, thay vì những từ ngữ như “bè lũ phản động”, chúng ta nên gọi là họ những người còn có tư tưởng đi ngược lại với lợi ích đất nước hoặc chưa hiểu hết tình hình đất nước; thay vì gọi họ là “ngụy quân, ngụy quyền” chúng ta nên gọi là “những người dưới chế độ cũ” theo đúng bản chất. Chúng ta không nên đẩy họ ra xa mà nên kéo họ lại gần.
Nếu chúng ta vẫn gọi họ là “bè lũ phản động”, “ngụy quân, ngụy quyền” thì hố ngăn cách sẽ mãi tồn tại, vết thương mãi mãi rỉ máu. Tôi mong muốn tới đây, ngành giáo dục Việt Nam sẽ xem xét, biên soạn lại bộ sách giáo khoa để bỏ những ngôn từ không thích hợp, gây chia rẽ lâu dài, để không còn tư tưởng hận thù chiến tranh trong thế hệ trẻ sau này.
Cảm ơn ông.
Lần này chúng ta mời cả một số người có tư tưởng hận thù, chống đối gay gắt ra thăm Trường Sa. Có phải họ đã tâm phục khẩu phục?
Một trong những thành công của chuyến đi của chúng tôi vừa qua là thuyết phục bằng tình cảm chân thành, bằng bước đi cụ thể cả trong nước và nước ngoài để một số người trở về nhằm kiểm nghiệm một thực tế là chúng ta đang bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Trong chuyến đi lần này, chúng tôi còn mời cả hai phu nhân của Hạm trưởng tàu Nhật Tảo, Trung tá Ngụy Văn Thà (người đã chỉ huy chiến hạm Nhật Tảo bảo vệ Hoàng Sa) và Hạm phó Nguyễn Thành Trí, hai người đã hy sinh ở Hoàng Sa. Chúng tôi mời họ về để họ thắp nén nhang tưởng niệm những người thân, người chồng yêu quý của họ đã ngã xuống để bảo vệ Hoàng Sa đến cùng.
Họ có quyền tự hào về những chiến công, thành tích của người thân của mình. Họ cũng sẽ tận mắt chứng kiến tình cảm chân thành, bước đi cụ thể mà chúng tôi đang tiến hành để dẫn tới đích cuối cùng là xóa bỏ hận thù, hòa hợp hòa giải dân tộc, chứ không phải bằng hành động giả tạo hay giáo điều.
Trong đoàn về lần này còn có Thiếu úy Thủy quân lục chiến Nguyễn Ngọc Lập đang ở quận Cam - thủ phủ của những người chống Cộng. Qua ba lần gặp gỡ, tôi đã thuyết phục ông Lập trở về để tận mắt chứng kiến sự đổi thay của đất nước, tận mắt chứng kiến những việc chúng ta đang làm để bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước, trực tiếp cảm nhận tình cảm của nhân dân trong nước sau 39 năm xa cách.
Ông Lập từng là người luôn dẫn đầu trong các phong trào chống Cộng, nhưng cũng là người yêu nước và rất hiểu biết, nên qua những lần tiếp xúc với chúng tôi, nhìn nhận đánh giá những việc chúng tôi đang làm, ông ấy thấy rằng, chúng ta đang làm những việc đúng. Ông ấy đã thấy ân hận, áy náy vì trong thời gian qua đã tham gia vào quá nhiều phong trào chống Cộng cực đoan.
Tôi cho rằng, ông Lập trở về lần này với tư tưởng thoải mái, cởi mở và đặt hy vọng vào thành công của chính sách đại đoàn kết dân tộc của chúng ta. Ngoài ra, còn có một số nhà báo hoạt động trong các tổ chức chống Cộng, thủ lĩnh của một tổ chức chống Cộng rất mạnh như ông Đức “đầu bạc” ở Texas.
Trong đoàn về lần này còn có một số người trong gia đình chống Cộng, không mong muốn tiếp xúc với chúng ta, nhưng qua quá trình gặp gỡ, vận động của chúng tôi, họ cảm thấy có niềm tin và mong muốn trở về.
Xem thêm…

LỤC TỰ KHÍ CÔNG VÀ BỆNH UNG THƯ ( NộI Dung ChíNh- XuấT Xứ )

17:00 |
          Theo thuannghia   
                    
                                  LỤC  TỰ  KHÍ CÔNG          
    
                                        Thay cho lời nói đầu :

                                             

“…126 hơi thở, thời khắc đặng có bao nhiêu, so với thời gian  đằng đẵng của một đời người. 126 hơi thở, thời gian chỉ để di dời năm bảy bước chân, ngoảnh đầu qua lại mấy lần đã hết, thế mà công năng thần diệu vô cùng, trong thì đẩy lui bá bệnh, ngoài thì hóa hợp với thiên nhiên, tâm tư thảnh thơi như trăng thanh gió thoảng, thân thể vững bền như núi như sông.Thế mà người đời nay cứ say mê tửu sắc, hoang phí thời gian vào chuyện hưởng lạc của đời thường, chỉ có 126 hơi thở cũng không chịu bỏ công ra mà dụng tập, để cho Âm – Dương rối loạn, khí lực của châu thân hư hao cạn kiệt, bệnh tật nảy sinh thống khổ vô cùng. Các con dấn thân vào y nghiệp, mang danh làm bậc Từ-mẫu của thiên hạ, nên lấy Y-đức làm trọng, mà muốn lấy Y-đức làm trọng thì việc đầu tiên là khuyên nhủ người người nhắc nhở con bệnh cố gắng rèn luyện dưỡng sinh, bồi bổ chính khí, đó là căn cơ cho việc bảo vệ sức khỏe. Được vậy mới thực trọn tình người Mẹ, chứ để người ta tìm đến khi đã nhuốm bệnh, lúc đó mới trổ tài ra toa, thảo phương, rồi công rồi phạt, rồi bồi bổ,  rồi cố sáp…Chỉ cần một sai lầm nhỏ trong Vọng, Văn,Vấn, Thiết, một tý sơ suất trong Quân-thần-tá-sứ, Chánh-Phản, Vi-Tà… thì có khác chi là hành nghề bá đạo trong Y-thuật. Nếu như quần sinh chưa tin tưởng vào diệu pháp nơi việc luyện tập Lục tự khí công, bởi do công pháp quá đơn giản, thời gian dụng pháp ngắn ngủi mà hiệu năng thần hóa đến khó tin thì đó là cái lỗi của Y-sư chưa đủ Y-đức cảm hóa người khác vậy. Lúc ấy phải tàng trữ lấy Chân nguyên, thâu nhiếp lấy tinh lực từ việc luyện tập Lục tự quyết mà cứu trị cho người ta, ngoài việc bồi dưỡng Y-lực, còn phải tích lấy Y-đức, củng cố Danh phận, từ đó lấy thân phận của Danh-y độ trí cho quần sinh hiểu rằng : Tự mình rèn luyện dưỡng sinh, nâng cao chính khí cho cơ thể, tất thì Vinh - Vệ cường tráng, Tạng- Phủ điều hòa, ngoài thì chẳng sợ tà khí hung hiểm, trong thì không lo nội thương quấy nhiễu.Lúc gặp chuyện bất thường, nội khí bấy lâu đã được tu dưỡng tự động điều tiết, cân bằng thì bệnh tật  còn có cơ hội nào mà hoành phát, đó mới là pháp bảo mệnh thượng thừa nhất …”  (trích Tổ huấn của Thanh Long Y phái)                           

                                              CHƯƠNG 1:
                                

 
XUẤT XỨ CỦA LỤC TỰ KHÍ CÔNG
 

Sách Nội kinh, một cuốn sách như là kim chỉ nam cho toàn bộ nền Y-lý cổ truyền Đông phương, và cũng là nền tảng cơ sở cho mọi lý luận về nguyên tắc chẩn bệnh và trị bệnh cuả y học cổ truyền có viết : “Người đời thượng cổ, biết phép dưỡng sinh, thuận theo qui luật Âm-Dương của bốn mùa biết tu thân dưỡng thần, ăn uống có chừng mực, làm lụng nghỉ ngơi có kỷ luật, không vô cớ hao tổn tinh lực, cho nên thân thể họ cường tráng, tinh thần họ phấn chấn sống mãi đến trọn tuổi trời cho..”  Phép dưỡng sinh mà sách Nội kinh đề cập tới, theo quan niệm của người xưa là thuận theo trời đất, năm tháng 4 mùa dựa vào âm dương mà hô hấp tinh khí của vũ trụ bồi bổ nội khí của thân thể, tu dưỡng tinh thần, hòa hợp với thiên nhiên. Đó không những là cơ sở mấu chốt của các môn Nội công, Khí công, rèn luyện dưỡng sinh theo phong cách Á-đông hiện nay, mà còn là một cơ sở lý luận mang tính khoa học, có sức thuyết phục rất cao trong việc bảo vệ sức khỏe con người. Trong công cuộc giao lưu văn hóa giữa Đông và Tây, một xu thế phát triển  văn minh của thế kỷ 21, thì những cơ sở lý luận của Y-học cổ truyền Á-đông đóng một vai trò cực kỳ quan trọng, nó không những đã thuyết phục, mà còn được Y-học hiện đại thừa nhận như một môn Y-học thực nghiệm, tồn tại song song với các bộ môn Y-khoa hiện đại khác. Đặc biệt trong việc rèn luyện sức khỏe, phòng chống bệnh tật, đẩy lui những căn bệnh hiểm nghèo, thì những phương pháp của Y-học cổ truyền Á-đông lại được xem trọng hơn, bởi vì ngoài vấn đề đạt được hiệu quả cao, những phương pháp ấy lại được thực hiện đơn giản, chi phí thấp, và dễ dàng phổ cập trong đại chúng. Bởi vì vậy chúng ta chẳng lấy gì làm  ngạc nhiên, trong những năm gần đây ở phương Tây nhan nhản khắp nơi có các Trung tâm Y-tế, trường học, phòng mạch, bệnh viện…nghiên cứu và quảng bá các phương pháp trị bệnh như: Châm cứu(Akupunktur), Bấm huyệt(Akupressur), Yoga, Khí-công (Qi-gong), thuốc Bắc (Chinesiche Kräuter Medizin) Vệ- đà (Ayurveda ), Thái-cực-quyền (Tai-tshi)  v..v.. Và những phương pháp đó đã được các cơ sở Bảo hiểm Y-tế thanh toán lệ phí điều trị.
Điểm khác biệt giữa Y-lý Á-đông (TCM) với y-học hiện đại (Schulmedizin) trong vấn đề sức khỏe của con người là Y-lý Á đông lấy việc nâng cao sức đề kháng của cơ thể (Chính khí), điều hòa các chức năng nội tạng (cân bằng âm –dương) trên cơ sở đó, tác động, tăng cường khả năng tự hồi phục của cơ thể, lấy việc Phòng bệnh làm vấn đền tiên quyết, chữa bệnh chỉ là thụ động, thứ yếu. Và trong việc trị bệnh cũng lấy nội khí làm chủ, để điều hòa Khí-Huyết, đào thải tận góc rễ- mầm móng bệnh tật, chứ không phải chỉ dập tắt triệu chứng như Tây-y.
Đại danh Y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác có viết. “ Thánh nhân trị khi chưa có bệnh, không để bệnh phát ra rồi mới chữa, trị khi chưa có loạn, không để loạn rồi mới dẹp, phàm sau khi có bệnh rồi mới dùng thuốc, loạn đã thành mới dẹp, cũng ví như khát mới bắt đầu đào giếng, khi chiến đấu mới bắt đầu  đúc binh khí thì chẳng muộn lắm ru…….Ngũ vị là chua, đắng, ngọt ,cay, mặn. Lục-dục là sự ham muốn của mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể, ý nghĩ. Thất tình là bảy loại tình chí của con người đó là mừng, giận, lo ,nghĩ, buồn, sợ, khủng khiếp. Trong thì làm thương tổn nội tạng, ngoài thì hại 9 khiếu (miệng, 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi, tiền âm, hậu môn ) do đó mà sinh ra bệnh tật, cho nên Thái Thượng Lão Tổ dùng phương pháp luyện khí để chữa bệnh ở Tạng-phủ, phép lấy dùng cách thở ra để tiết khí độc ra ngoài, dùng cách thở vào để thu lấy tinh khí của trời đất bù vào, có thể sau một ngày đã thấy hiệu nghiệm nhỏ, sau một tuần đã thấy hiệu nghiệm lớn, sau một năm mọi bệnh tật đều hết, tuổi thọ tăng lên rất nhiều…(Quyển thượng-Vệ sinh yếu quyết-Hải Thượng Lãn Ông Y Tâm lĩnh)
Theo quan niệm của y lý cổ truyền, con người là một vũ trụ thu nhỏ, bởi vậy vạn vật trong vũ trụ đều có khả năng hoạt hóa ảnh hưởng đến dòng sinh lực tồn tại của con người, và ngược lại dòng sinh hóa của con người cũng có thể thăng hoa để hóa nhập vào cội nguồn của thiên nhiên. Dựa vào nguyên lý đó các bậc Chân nhân, Đạo sĩ, các Danh y thời xưa ngoài việc  dùng cây cỏ, chim muông, và các vật thể hữu hình khác như đá, cuội, khoáng vật…để lấy những tinh chất đã hấp thụ khí hóa khác nhau của thiên nhiên, sử dụng như những vị thuốc làm tăng cường nội khí, điều hòa những rối loạn bệnh lý trong cơ thể con người, thì  họ còn biết sử dụng những năng lượng siêu nhiên, những vật chất vô hình để phục vụ cho việc bảo vệ sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Những năng lượng thiên nhiên thường được tận dụng nhất của người xưa là Trường sinh học của thuật Phong thủy, thủy nhiệt của các nguồn suối, ánh sáng có màu
 trong Quang đạo dẫn, đặc biệt dùng kỹ thuật Âm thanh để trị bệnh đã đạt đến trình độ tinh xảo vô cùng.                                                             
Ví dụ như dùng chấn động của tiếng hét nội lực để đả thông kinh mạch trong môn Sư tử  hống của Thiếu lâm, dùng âm thanh của nhạc cụ như chiêng, trống, mõ ..hoặc âm điệu của giọng nói để dẫn dắt con người vào những trạng thái tâm lý nhất định nhằm mục đích dẫn dụ, khai mở, thức tỉnh, khơi động những trung tâm năng lượng tiềm ẩn trong con người phục vụ cho vấn đề chẩn bệnh cũng như trị bệnh. Trong đó Lục Tự Khí Công là một phương pháp đặc thù đã vận dụng những chấn động vi tế của Âm thanh kết hợp với  hô hấp để tạo nên một phương pháp trị bệnh dưỡng sinh thần diệu.
Lục Tự Khí Công tạm dịch là môn công phu luyện khí theo 6 chữ, còn gọi là Lục Tự Quyết (Khẩu quyết 6 chữ). Tương truyền do Thái Thượng Lão Tổ một Đạo nhân tu Tiên thời thượng cổ Trung hoa sáng lập.
Lục-tự-khí-công của Thái thượng lão tổ ban đầu gồm có 7 chữ, 1 chữ thở vào và 6 chữ thở ra, do  trong  trường hợp luyện tập nào cũng chỉ sử dụng một chữ thở vào là chữ: “Hấp“  còn kỹ thuật luyện tập thay đổi là phụ thuộc vào sự tiết Tự của 6 chữ thở ra cho nên vẫn gọi là Lục-tự-khí-công.
Sáu chữ thở ra được phân biệt theo tính chất trường độ của hơi thở, và được phân loại như sau:

                                      1- Chữ HA là hà hơi ra

                                      2- Chữ HƯ là thở phào ra
                                      3- Chữ XU là thở ngắn
                                      4- Chữ HU là thổi ra từ từ
                                      5- Chữ XUY là thở dài ra
                                      6- Chữ HY là thở rền rã điều hòa
Lục tự khí công đang lưu hành hiện nay là do Đạo trưởng Xích-Tùng-Tử tu luyện phép trường sinh ở núi Hoa-sơn nghiên cứu, ứng dụng và truyền bá cho đời sau. Lấy 6 chữ của Thái Thượng làm cơ sở, xích Tùng-Tử không những chỉ dựa vào tính chất trường độ của từng tự quyết, mà còn phân biệt Âm sắc, động thái của từng chữ  ứng với các  khí hoá ngủ hành của Vũ trụ, và qui nạp vào tính chất hành khí của từng kinh mạch, huyệt vị hoặc từng tạng phủ trong cơ thể. Mỗi Tự quyết đặc trưng cho một hình thái năng lượng khác nhau, có sức chấn động, tương tác khác nhau, nhưng lại có tính thâu nhiếp, tàng trữ, hỗ trợ, phát tán hoặc khống chế lẫn nhau như trong một thể thống nhất mà triết học Á đông gọi là Tương-Sinh (Cái này tạo ra cái kia) hoặc là Tương-Khắc (Cái này khống chế cái kia).Thông qua việc rèn luyện, ứng dụng Lục tự quyết vào việc phòng bệnh và trị bệnh, Đạo trưởng Xích-Tùng Tử đả lập nên một Y-phái đặc  biệt, và đúc kết những tinh hoa kinh nghiệm vào cuốn : “Lục Tự Bệnh Lý Kỳ Thư“  (Thanh-Long Y phái ở Huế  có giữ một cuốn viết tay bằng  chữ Nôm), sách có những  lý luận vi diệu về triệu chứng lâm sàng cũng như cách phòng, chống bệnh tật, được các Danh y ngày xưa xem như cẩm nang hành nghề.  Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Lục-tự-quyết  không có gì thay đổi về căn bản kỹ thuật, chỉ về việc trào lưu phát triển , Lục tự quyết có nhiều lúc chìm lắng trong dân gian, ẩn tích vào thâm sơn cùng cốc cùng với các đạo sĩ của Đạo giáo, nhường lại cho những trào lưu Dưỡng sinh rầm rộ khác, như Dịch cân kinh, Bát đoạn cẩm của Thiếu lâm tự, Thái cực quyền của Võ đang, Ngũ hành hình ý quyền, Ngũ linh quyền, Thập nhị khí công, Du-già( Yoga)  hoặc các môn khí công Nội gia của các Võ phái lừng danh khác.
Sở dĩ Lục tự quyết không phát đại quang dương ồn ào náo nhiệt như các môn dưỡng sinh khác là vì Lục tự quyết chỉ đơn thuần là một môn dưỡng sinh,  không có các động tác oai phong, uy dũng, bay bướm như võ học, và mục đích rèn luyện củng không phải để đạt đến những khả năng siêu phàm, mặt khác những lý luận  trong Lục tự quyết cũng không phải là những lý  luận triết học thâm sâu có sức quyến rũ lý giải về nhân sinh quan và thế giới quan như các môn dưỡng sinh khác, mà luyện tập chỉ để Nâng cao chính khí-Điều hòa cơ thể-Phòng chống bệnh tật-Kéo dài tuổi thọ. Chính vì vậy mà Lục Tự Quyết trong một khoảng thời gian dài của lịch sử chỉ được tồn tại và coi trọng trong các Gia-Y như một phương pháp  đặc biệt để  nâng cao  Y-Lực trong nghề. Trong thời đương đại, bởi nhịp điệu cuộc sống quá hối hả, ráo riết, thời gian sử dụng  quá nhiều cho những nhu cầu của đời sống hiện đại ,vì vậy người ta chỉ muốn tìm đến những gì đơn giản, tiện lợi và dểthực hiện nhưng vẩn đảm bảo hiệu quả cao. Lục tự khí công đáp ứng được những nhu cầu đó, cho nên đã được tìm tòi nghiên cứu và dần dần được phổ biến rộng rãi như một phương pháp phòng bệnh ưu việt.
             
Hết chương I
_________________________________________________________________________

Người viết: Lương Y Quãng Nhẫn Lê Thuận Nghĩa , Viện Nghiên Cứu Ứng Dụng Y Học Cổ Truyền Trung Hoa tại CHLB Đức
Chỉnh lý và biên soạn:  Trường Mỡ, Hà My
Xem thêm…

HẠNH PHÚC LÀ GÌ!

16:34 |























 

 


 

Hình ảnh từ internet

























Xem thêm…

01/05 Thánh Giu-se thợ

16:00 |


Bài trích sách Sáng thế. (St 1,26 – 2,3)
1 26 Thiên Chúa phán : “Chúng ta hãy làm ra con người theo hình ảnh chúng ta, giống như chúng ta, để con người làm bá chủ cá biển, chim trời, gia súc, dã thú, tất cả mặt đất và mọi giống vật bò dưới đất.”
27 Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh mình,
Thiên Chúa sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa,
Thiên Chúa sáng tạo con người có nam có nữ.
28 Thiên Chúa ban phúc lành cho họ, và Thiên Chúa phán với họ : “Hãy sinh sôi nảy nở thật nhiều, cho đầy mặt đất, và thống trị mặt đất. Hãy làm bá chủ cá biển, chim trời, và mọi giống vật bò trên mặt đất.” 29 Thiên Chúa phán : “Đây Ta ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi. 30 Còn đối với mọi dã thú, chim trời và mọi vật bò dưới đất mà có sinh khí, thì Ta ban cho chúng mọi thứ cỏ xanh tươi để làm lương thực.” Liền có như vậy. 31 Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là rất tốt đẹp ! Qua một buổi chiều và một buổi sáng : đó là ngày thứ sáu.
2 1 Thế là trời đất cùng với mọi thành phần đã hoàn tất. 2 Ngày thứ bảy, Thiên Chúa đã hoàn thành công việc Người làm. Khi làm xong mọi công việc của Người, ngày thứ bảy, Thiên Chúa nghỉ ngơi.
3 Thiên Chúa ban phúc lành cho ngày thứ bảy và thánh hoá ngày đó, vì ngày đó Người đã nghỉ, ngưng làm mọi công việc sáng tạo của Người.


Đáp ca Tv 89,2.3-4.12-13.14 và 16 (Đ. c.17c)
 
Đ. Lạy Chúa, việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố.

2 Ngay cả khi đồi núi chưa được dựng nên,
địa cầu và vũ trụ chưa được tạo thành,
Ngài vẫn là Thiên Chúa, từ muôn thuở cho đến muôn đời.

 
Đ. Lạy Chúa, việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố.

 
3 Chúa bắt phàm nhân trở về cát bụi,
Ngài phán bảo : “Hỡi người trần thế, trở về cát bụi đi !”
4 Ngàn năm Chúa kể là gì,
tựa hôm qua đã qua đi mất rồi,
khác nào một trống canh thôi !

 
Đ. Lạy Chúa, việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố.

 
12 Xin dạy chúng con đếm tháng ngày mình sống,
ngõ hầu tâm trí được khôn ngoan.
13 Lạy Chúa, xin trở lại ! Ngài đợi đến bao giờ ?
Xin chạnh lòng thương xót những tôi tớ Ngài đây.

 
Đ. Lạy Chúa, việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố.

 
14 Từ buổi mai, xin cho đoàn con được no say tình Chúa,
để ngày ngày được hớn hở vui ca.
16 Ước gì chúng con là tôi tớ Chúa
được thấy công trình Ngài thực hiện,
và con cháu chúng con được thấy vinh hiển Ngài.

 
Đ. Lạy Chúa, việc tay chúng con làm, xin Ngài củng cố



Tung hô Tin Mừng Tv 67,20

Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Ngày lại ngày, xin chúc tụng Chúa,
Thiên Chúa cứu độ ta, Người đỡ nâng ta. Ha-lê-lui-a.


 Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu. ( Mt 13,54-58)

54 Khi ấy, Đức Giê-su về quê, giảng dạy dân chúng trong hội đường của họ, khiến họ sửng sốt và nói : “Bởi đâu ông ta được khôn ngoan và làm được những phép lạ như thế ? 55 Ông không phải là con bác thợ sao ? Mẹ của ông không phải là bà Ma-ri-a ; anh em của ông không phải là các ông Gia-cô-bê, Giô-xếp, Si-môn và Giu-đa sao ? 56 Và chị em của ông không phải đều là bà con lối xóm với chúng ta sao ? Vậy bởi đâu ông ta được như thế ?” 57 Và họ vấp ngã vì Người. Nhưng Đức Giê-su bảo họ : “Ngôn sứ có bị rẻ rúng, thì cũng chỉ là ở chính quê hương mình và trong gia đình mình mà thôi.” 58 Người không làm nhiều phép lạ tại đó, vì họ không tin.
 Suy niệm

 Lao động là vinh quang. Vinh quang không phải vì làm cho mình có được nhiều tiền hay được người khác nể trọng nhưng là tham dự vào công việc tác tạo thế giới của Thiên Chúa. Một cách nào đó, mỗi người là một ông trời con vì được trở thành con của Thiên Chúa và được thông phần vào việc làm mới hơn, làm hoàn hảo hơn địa cầu này.

Lạy thánh Giuse, hôm nay là ngày quốc tế lao động nhưng bao người vẫn trong tình cảnh thất nghiệp, đặc biệt trên quê hương Việt Nam chúng con. Xin thánh nhân hướng dẫn các nhà cầm quyền biết cách tạo ra công ăn việc làm cho người dân và mỗi người dân cũng biết cố gắng hết sức mình học tập và làm việc để góp phần xây dựng thế giới này mỗi ngày tốt đẹp hơn! Amen.


 
Xem thêm…

MỘT CỬ CHỈ ĐẸP

15:00 |


Theo FB trandangkhoa

Bà Foreman dừng chiếc xe hơi của mình ngay ở một trạm thu phí giao thông trên xa lộ cao tốc. Liếc mắt qua kính chiếu hậu, bà thấy cả một dãy dài xe hơi sau mình. Bà chợt nẩy ra một ý vui vui, bà quay kính xe xuống, đưa ra cho người bán vé một tờ 5 đô-la và bảo:

- “Bác ơi, tôi mua một vé cho tôi, còn lại tôi mua thêm 5 vé nữa cho 5 chiếc xe sau tôi, chỗ tiền dư tôi xin biếu hết cho bác nhé!”

Không kịp để cho người bán vé thắc mắc vì quá sức ngạc nhiên, bà Foreman quay kính xe, đạp ga và lái xe đi ngay. Bà hình dung ra trong đầu cũng sự ngạc nhiên đầy thú vị ấy nơi 5 người lái xe theo sau mà bà không hề quen biết. Bà không cần những lời cám ơn, chỉ là một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ thôi mà, có đáng gì đâu!

Về đến nhà, bà Foreman vừa làm bếp vừa tủm tỉm cười một mình vì nhớ lại chuyện sáng nay trên đường. Ông chồng già để ý thấy, lấy làm lạ, đến bữa ăn trưa ông lựa lời hỏi, bà mới kể lại đầu đuôi. Đến phiên ông cũng cảm thấy vui lây niềm vui nho nhỏ ấy…

Buổi chiều, đến trường dạy môn Giáo Dục Công Dân, ông Foreman quyết định làm một “cử chỉ đẹp” bằng cách dùng chính câu chuyện về “cử chỉ đẹp” của bà vợ để dẫn nhập vào bài học. Các học sinh trung học của ông lặng đi một thoáng rồi đồng loạt vỗ tay hoan hô sau lời kết thúc của thầy giáo:

- Các em hãy nhớ niềm vui sống khởi đi từ những chuyện bình thường nho nhỏ như thế, mỗi ngày ước gì mỗi người trong chúng ta đều làm được ít nhất một “cử chỉ đẹp” tương tự, các em nhé!

Ở lớp hôm ấy, có cô bé Mary, vốn là một học sinh cá biệt, luôn bướng bỉnh lì lợm, cũng như là một đứa bé lười biếng trong gia đình. Cô về nhà trong tâm trạng hết sức hân hoan phấn khởi và quyết định sẽ làm một “cử chỉ đẹp” với cha mẹ. Cô lặng lẽ thu dọn, lau chùi, quét tước nấu nướng và giặt giũ xong xuôi mọi việc trước khi mẹ cô ở xưởng thợ và cha cô ở tòa báo trở về. Sập tối, hai ông bà bước vào nhà và hiểu ra ngay đã có một sự đổi thay kỳ lạ nơi đứa cô con gái đang tuổi dậy thì!

Hỏi mãi cô bé mới kể lại câu chuyện về “cử chỉ đẹp” cô đã nghe thầy giáo Foreman kể ở lớp. Cô hứa với bố mẹ tất cả mọi chuyện hôm nay cô đã làm ở nhà sẽ không phải là một “cử chỉ đẹp” duy nhất cô sẽ cố gắng thực hiện.

Sau bữa cơm chiều thật vui và đầm ấm, ông Alfonse, cha của Mary, vốn là một phóng viên của tờ báo địa phương, khoan khoái ngồi vào bàn làm việc. Ông quyết định phải viết ngay một bài báo về câu chuyện “cử chỉ đẹp”…

Chỉ đến chiều ngày hôm sau thôi, cả miền đều xôn xao rộn rã khi đọc được bài báo. Người ta bảo nhau, ít nhất mỗi ngày, hãy nhớ làm một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ cho nhau, cho cuộc sống…

Cha xứ đưa câu chuyện vào bài giảng Thánh Lễ Chúa Nhật kế đó.

Một diễn giả chọn câu chuyện làm chủ đề chính cho một buổi mạn đàm ở hội trường lớn của thị trấn.

Một bà mẹ kể lại cho đứa con như một truyện cổ tích để ru nó vào giấc ngủ ngon.

Một đôi bạn trẻ đang yêu nhau cùng thỏa thuận từ nay sẽ dành cho nhau những “cử chỉ đẹp” thay vì những trò giận dỗi nhau vô bổ.

Ngoài đường phố, người ta thôi không vứt bã kẹo cao-su bừa bãi. Những người lái xe cố gắng tránh không làm tạt những vũng nước trên đường lên khách bộ hành.

Một cậu Sói Con bước ra khỏi nhà, thắt một chiếc nút nhỏ ở chéo đuôi khăn quàng trên ngực, tự nhủ sẽ làm một “cử chỉ đẹp” trên đường đến công viên họp bạn Hướng Đạo.

Trong nhà giam, viên cai ngục bẳn tính quyết định sẽ có những “cử chỉ đẹp” đối với các tù nhân.

Người đi mua hàng ở tiệm tạp hóa nói một lời cám ơn lịch sự, còn cô bán hàng thường hay cau có thì đã biết mỉm một nụ cười khả ái để đáp lại.

Một cầu thủ bóng đá vốn nổi tiếng là chơi xấu, giờ đây, trong trận đấu cuối tuần, đã chạy lại đỡ một cầu thủ đội bạn bị ngã với một lời xin lỗi…

Một “cử chỉ đẹp”, vâng, chỉ một “cử chỉ đẹp” nho nhỏ mỗi ngày thôi, cũng đủ để làm cho cuộc sống thêm ý nhị đậm đà, và niềm vui bởi sự quan tâm đến nhau trong yêu thương được nhen nhúm, rồi bừng cháy, lan tỏa đến tất cả mọi người…

(st)
Xem thêm…

CẢM THẤY HỔ THẸN.

07:16 |

Tôi không đủ kiến thức để lạm bàn về cuộc chiến ở Việt Nam, trước khi nó kết thúc vào ngày 30/4/1975. Trên thế giới, có mấy nước không xảy ra nội chiến? Nhưng cái cách người ta đã khép lại quá khứ, có vẻ nó nhân văn hơn chúng ta?
Năm 1984, trong một chuyến cùng các anh chị trong cơ quan vào Hòa Vang - Đà Nẵng công tác, tôi có dịp tiếp xúc với những công nhân trẻ, và là người địa phương. Cùng ở một dãy nhà tập thể, thấy có khách ngoài Hà Nội vào, thái độ lại thân thiện nên họ hào hứng bắt chuyện. Ban đầu còn rụt rè, sau thì chân tình, cởi mở hơn. Không biết do cùng lứa tuổi, hay do sự chân thành mà họ bắt đầu tin tưởng, để có thể tâm sự mà không thấy ngại ngần. Tôi cảm thấy rõ sự nuối tiếc, bên trong những hồi ức của họ, về những ngày còn cắp sách đến trường, quan hệ thày trò đầy nhân ái (chứ không sợ hãi như bây giờ, về cuộc sống không bao giờ biết đến cá khô mặn chát trong bữa ăn tập thể, về sự mặc cảm là người của “chế độ cũ” trong cuộc sống hiện tại.…Và tôi, người bên này cuộc chiến – không hề cảm thấy “hãnh diện”, nếu không nói là có phần hổ thẹn!
Trong một cuộc chiến, người dân bên nào cũng khổ. Nhưng chắc chắn, người dân miền Bắc khổ hơn miền Nam. Một người lính trinh sát miền Bắc, lần đầu tiên từ trên núi nhìn xuống một khu dân cư ở Quảng Ngãi, đã ngạc nhiên khi thấy cả rừng ăng ten trên mỗi nóc nhà. Tất cả đều là nhà mái tôn (tuy có nóng, nhưng còn sang hơn nhà mái rạ, hay mái lợp giấy dầu ở miền Bắc). Ngày đó đến tôi cũng biết, Sài Gòn còn được gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Singapo còn ước chục năm sau không biết có bằng được Sài Gòn. Bây giờ, có ai gọi thành phố Hồ Chí Minh là “hòn ngọc” không?
Khi người lính này nằm dưới hầm bí mật của một gia đình, cô con gái hàng ngày tiếp thức ăn cho anh, đã rủ anh bỏ trốn cùng cô. Anh bảo, trong căn hầm bí mật ấy, vàng chứa đầy trong vỏ thùng đạn đại liên. Nhưng không hẳn do tư tưởng cách mạng, ít nhiều vẫn còn đang hừng hực trong tim, mà cái chính sau lưng anh là số phận của cả một gia đình, sẽ bị đóng một cái dấu nghiệt ngã như thế nào khi có thân nhân đào ngũ.
Lớp người như tôi, già nửa đời người sống trong sự bưng bít và dối trá, chẳng biết đến cả bất đồng chính kiến là gì, nói chi đến số phận của những người “phía bên kia” trong chiến tranh. Có lẽ cái vô cảm đó một phần do người ta vẫn phải vật lộn với miếng cơm manh áo, ngay cả sau khi chiến tranh đã kết thúc. Không chỉ người “Thua cuộc” đói. Người “Thắng cuộc” cũng đói vàng cả mắt. Chiến tranh kết thúc mà miền Bắc vẫn ăn cơm độn bột mỳ, khoai, sắn, với hạt bo bo. Vật lộn mưu sinh thế, còn tâm trí và hơi sức đâu mà lo cho bên “Thua cuộc”.
Chỉ vài năm gần đây, khi cuộc sống đã tạm ổn, thốt giật mình khi tự hỏi, mình còn gian nan thế, những người “phía bên kia” ấy, họ tồn tại được bằng cách gì? Thấy mình không chỉ là vô cảm, mà còn quá tàn nhẫn. Chỉ đến khi mình bị bắt bớ, bị đàn áp vô lối, mới nghĩ đến họ trong ngần ấy năm… thấy nghẹn lòng, nước mắt rưng rưng. Thực lòng, mỗi lần 30/4 đến, tôi lại bị dằn vặt bởi cách khép lại của nó tàn nhẫn quá. Mà thực sự nào nó đã khép lại?
Đời không có chữ "NẾU". Thế nên cái gì đã qua hãy để nó cho lịch sử sau này phán xét. Còn giờ đây, đừng tiếp tục một cuộc chiến thứ 2 về lòng người nữa.

Đặng Phương Bích
Xem thêm…

Tuổi trẻ bị đánh cắp: Nhật ký của một y tá Việt Nam

06:49 |

Theo GDNZR

 TMSS: Hôn nhân và gia đình là kết quả của tình yêu và tạo ra sự sống. Tạo ra sự sống rồi còn phải nuôi dưỡng cho nó lớn lên cách sung mãn hơn mỗi ngày. Xin hãy cẩn trọng! Đừng biến mình trở thành kẻ sát nhân âm thầm đối với con cái của mình! Dòng nhật ký sau đây là bài học cho chúng ta, những người được coi là lớn!

“Gia đình là điều quan trọng nhất trên thế giới này”
(Công Nương Diana)
 
Ngày…tháng…năm 2013
Sau hai ngày off, tôi trở lại làm việc với tâm trạng nhẹ nhàng thư thái hơn. Khi bắt đầu sửa soạn  phát thuốc cho các bịnh nhân thì Vanessa ghé tai tôi bỏ nhỏ:
- Emily mới vừa tự tử hôm qua!
- Sao vậy ? Nó thuộc diện “one to one” mà!
Mấy cô y tá trong bịnh viện này biết tôi quan tâm đặc biệt tới các bịnh nhân Việt Nam, nên khi có tin tức gì liên quan tới các em, họ đều kể cho tôi nghe!
Câu chuyện về hoàn cảnh Emily lại trở về trong tâm trí tôi: Emily, cô bé sinh viên trẻ trung, xinh đẹp học rất giỏi của trường đại học Santa Cruz. Trước đây, ba em ngoại tình nhiều lần, bầu khí gia đình luôn căng thẳng và gây gổ. Tuổi thơ em đã bị đánh cắp, không còn chút niềm vui nào trong gia đình, vì những trận cãi cọ liên miên giũa ba mẹ! Cuối cùng họ đã quyết định ly dị, ba đi theo người đàn bà kia, em về sống với mẹ. Em thương mẹ nên cố gắng học thật giỏi để mẹ vui lòng, em muốn bù đắp cho mẹ bởi vì mẹ khổ quá nhiều vì ba rồi…Vài năm sau mẹ quen và tái hôn với người đàn ông trông hiền lành đứng đắn, xem ra yêu mẹ rất nhiều. Nhìn gương mặt mẹ rạng ngời với hạnh phúc mới, Emily mừng thầm cho mẹ. Emily vào đại học và xin ở nội trú để mẹ có một không gian hạnh phúc riêng. Thỉnh thoảng dịp lễ lớn hay hè Emily mới về thăm và sống với mẹ. Tưởng cuộc đời cứ trôi êm ả như thế này để em mau chóng quên đi quá khứ đau buồn đổ vỡ của gia đình. Lần nghỉ lễ đó mẹ có công tác đột xuất đi xa, Emily ở lại nhà thêm một ngày rồi mai sẽ thu xếp hành trang vào trường, nhưng buổi tối định mệnh đó đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời Emily. Người bố dượng, sau khi mẹ đi rồi đã lên kế hoạch hãm hại đời Emily, trong khi em vẫn ngây thơ tin tưởng vào sự “hiền lành, đứng đắn” của bố dượng, nên ngủ say không khóa cửa phòng…Sau biến cố đó em suy sụp tinh thần, sức học em tuột nhanh. Em không dám tâm sự với ai, cũng không dám hé môi cho mẹ biết vì sợ mẹ shoc vì đau buồn. Em rơi vào trầm cảm nặng nề, tìm quên lãng nơi rượu và ma túy, em chỉ muốn tự tử chết để giải thoát cho cuộc đời nhiều bất hạnh của mình!
Vào bịnh viện, em chỉ biết khóc và khóc, em đã rơi vào tình trạng tâm thần phân liệt, em luôn được theo dõi rất sát (24/24). Hôm qua em xin đi toilet, rồi cởi áo jacket quật lên bóng đèn nhiều lần cho tới khi bóng đèn vở ra, rơi xuống. Em nhặt lấy mảnh vở đó và cứa vào mạch máu ở cổ tay tự tử. May là em luôn được theo sát, thấy nghi, người ta đã phá cửa xông vào và đem em đi cứu…Nhìn khuôn mặt xanh xao của em, tôi không biết nói gì hơn là nắm lấy bàn tay gầy gò của em như muốn chuyền chút hơi ấm tình thương.Em nhìn tôi với đôi mắt ngấn lệ khẻ nói:
- Cứu em làm gì, hãy để cho em chết. Người ta nói: “Có một nơi để về, đó là mái nhà. Có cha mẹ để yêu thương, đó là gia đình. Có được cả hai là Hạnh Phúc”. Còn em, I have nothing, không có nơi nào để về, cũng không có ai để yêu thương, đời em là chuỗi dài bất hạnh thì em sống để làm gì hở cô? “Xin chúa nhận con đi, dẫu địa ngục hay Thiên đàng”…
Tôi nghe em tỉ tê mà nước mắt tự dưng ứa ra, nhưng tôi không được phép khóc, khóc là không “Pro” (chuyên môn), tôi phải chạy vội vào rest room để lau khô dòng nước mắt cứ tuôn ra. Tôi không biết trách ai trong chuyện buồn của em. Trách người đàn ông dâm tặc đội lốt “hiền lành, đứng đắn”??? Trách người cha “ham vui” ngoại tình nhiều lần gây nên đổ vở gia đình??? Hay trách xả hội Mỹ luôn đề cao chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ và hưởng thụ! Tội nghiệp em và tội nghiệp cả mẹ em, đang quay quắt như người điên dại. Thương cho thân phận phụ nữ thời nào cũng chịu nhiều thiệt thòi, mất mát:
“Đau đớn thay phận đàn bà
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung” (N.D.)
Đâu rồi hình ảnh gia đình Việt Nam khi xưa, cha mẹ toàn tâm, toàn ý hy sinh cho con, cuộc sống tuy nghèo nhưng ấm áp. Ngày nay hội nhập xứ Mỹ vật chất sung túc, dư thừa nhưng tình nghĩa vợ chồng, gia đình đã bị đánh rơi tự lúc nào. Con cái không còn là ưu tiên hàng đầu, tiền tài, danh vọng, hưởng thụ cá nhân mới là chính. Tỷ lệ “single mom” tăng đến 38% tổng số các bà mẹ ở Mỹ, bên cạnh đó tỷ lệ đàn ông bỏ con càng tăng nhanh hơn.
 
Ngày …tháng… năm 2013
Mỗi sáng trước khi đi làm, tôi cố gắng dậy sớm đi lễ để cầu xin Chúa cho tôi có đủ sức vững vàng đối diện với nhiều khó khăn bất ngờ trong một ngày làm việc. Tôi đau lòng khi hằng ngày phải nghe tin tự tử của bịnh nhân. Lạy chúa xin cho những người đang bị nghiền nát dưới những gánh nặng của đau khổ đến nỗi không còn muốn sống, được cảm nhận sự an ủi, nâng đỡ của tình yêu Chúa vì họ không phải “sinh ra để chết”. Nhiều khi công việc stress quá, tôi cũng muốn bỏ việc, nhưng không biết tự bao giờ tôi cảm thấy gắn bó với những “bịnh nhân đau khổ “của tôi và nhờ đó tôi luôn biết tạ ơn Chúa vì thấy mình còn nhiều may mắn trong cuộc sống nên tôi phải cố gắng để xẻ chia niềm đau với họ.
Sau giờ ăn trưa, gặp Bình ngoài hành lang, tôi cười hỏi thăm:
- Dạo này em đã chịu uống thuốc đều rồi chứ? (Trước đây em hay tìm mọi cách liệng thuốc đi).
- Cô có chắc là không cho em uống thuốc độc chứ? Bây giờ em hết tin nỗi người lớn rồi!
Tội nghiệp, Bình đã chịu một cú shoc rất lớn về người cha của mình. Ba mẹ em đều là dân trí thức, sang Mỹ ba em muốn học lại để thi lấy bằng hành nghề cũ, mẹ em chấp nhận hy sinh đi làm baby-sitter cho một gia đình quen, mỗi ngày từ sáng tới tối, lấy tiền mặt chi dùng trong nhà để gia đình tiếp tục hưởng trợ cấp chính phủ, hầu ba có nhiều thời gian rãnh rỗi để học thi. Nhưng sau nhiều năm ba vẫn không lấy được bằng hành nghề cũ. Mỗi lần ba nhận được thư báo rớt là gia đình lại rơi vào địa ngục, tội nghiệp nhất là mẹ vì bao nhiêu tức tối, bất mãn ba đều trút lên đầu mẹ. Mẹ chỉ còn biết nuốt nước mắt vào trong nhẫn nhịn và nhẫn nhục với niềm “hy vọng sẽ vươn lên, trong màn đêm bao ưu phiền”. Ba rất khó tính, xét nét, bắt bẻ, la rầy từ ly từ tý, mọi người trong nhà đều rất sợ ba…Nhưng ngược lại khi ra ngoài ba lại là người luôn vui vẻ, tử tế, lịch sự được bạn bè yêu quý, kính trọng! Bình hay tự hỏi: “Ba có 2 bộ mặt sao? Vậy đâu là bộ mặt thật?
Một chiều tan trường về nhà, không thấy ba ở nhà, Bình thầm nghĩ như vậy là mình sẽ có được một khoảng thời gian “free”, không có con mắt soi mói kiểm soát của ba. Thôi lục phim ra xem giải trí một lát cho khỏe! Bình lui cui lục lọi đám phim trong tủ, phía dưới tivi, tuốt trong cùng thấy có một cái ghi hàng chữ nhỏ “Secret”, chắc là hấp dẫn, Bình bỏ vô đầu máy để xem, vô tủ lạnh rót 1 ly nước uống rồi ra ngồi enjoy phim. Bỗng dưng Bình hốt hoảng:

- Trời ơi! Cái gì vậy???
Bình không tin vào mắt mình vì trên màn hình là cảnh ba đang trần truồng làm tình với một người đàn bà lạ ngay tại phòng khách này, ngay trong căn nhà này. Họ đang diễn những màn ái ân cụp lạc…Bình dụi mắt mấy lần tới đỏ hoe nhưng nó vẫn là sự thật phủ phàng! Bình tắt máy vì kinh tỡm không thể xem tiếp, Bình muốn hét thật to cho bể phổi, cho thấu tới trời xanh:
- Trời ơi! như vậy là sao ? Một người cha lúc nào cũng đạo mạo, khắt khe với vợ con từng chút, mà bây giờ có thể làm trò này ngay trong căn nhà này rồi còn ghi hình làm kỷ niệm! Tội nghiệp mẹ đi làm Ô sin cực khổ để ông có giờ rãnh học thi, học kiểu này hèn gì rớt hoài rồi về dằn vặt làm khổ vợ con dài dài.
Sau khi suy nghĩ, Bình ngao ngán xếp mọi thứ trả về chỗ cũ, nếu về thấy mọi thứ sai chỗ, ông sẽ làm lớn chuyện vì vi phạm vào lệnh cấm coi phim của ông, dù là phim giải trí, lúc nào ông cũng chỉ bắt học và học.Bây giờ nói ra chỉ làm mẹ khổ thêm, mẹ đã khổ nhiều rồi! Trong bụng Bình muốn nổi loạn, nhưng ngoài mặt vẫn phải “im lặng thở dài”.
Hằng ngày Bình vẫn phải tiếp tục đối diện với con người đáng kinh tỡm đó, rồi hằng tuần lại phải ngồi nghe ông “moral” về đạo đức, luân lý cả giờ. Đôi lúc Bình muốn hét to vào mặt ông: “Ông không đủ tư cách để dạy dỗ tôi! Ông chỉ là thứ “mồ mã tô vôi” Tôi ghê tởm ông!”
Đến một ngày không thể chịu đựng sự giả hình và câm nín mãi, Bình bỏ nhà đi bụi đời, em sẽ hóa điên nếu cứ tiếp tục đè nén mãi…
Cha mẹ cần là tấm gương sáng để giáo dục tốt cho con cái. “10 bài giáo dục tốt không giá trị bằng 1 hành động tốt”. Ngoài ra sự chung thủy giữa cha mẹ là yếu tố quan trọng hàng đầu đối với con cái vì “Tình yêu lớn nhất người cha dành cho con là hãy yêu thương mẹ chúng”. Một mái ấm gia đình hạnh phúc là cái nôi tốt nhất nuôi dưỡng đứa con thành danh và thành thân. Nhưng trong quá trình hội nhập xứ Mỹ, nhiều gia đình đã đánh rơi những giá trị thương yêu, tình nghĩa gắn bó. Tỷ lệ gia đình Việt Nam ly dị mỗi lúc một tăng cao, riết trở thành phổ biến. Người ta có thể nhìn thấy quảng cáo “ly dị: 275$” dán ở khắp nơi trong khu Lillte Saigon.
 
Ngày …tháng…năm 2013
Buổi sáng giải quyết vụ một bà mẹ lén đem ma túy vô cho con (bằng cách dấu gói “thuốc” trong quần lót để qua máy kiểm soát của bịnh viện).Được hỏi tại sao làm như vậy? Trong khi B.V. tốn bao nhiêu công sức để giúp nó cai thuốc. Bà cho biết: “Vì nó Đ.T. về bảo nếu không đem thuốc vô cho nó, nó sẽ chết”. Đúng là “Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà”.
Tôi biết có nhiều gia đình cha mẹ ly dị, cảm thấy có lỗi với con nên bù đắp bằng cách chiều chuộng con quá mức, chúng muốn gì cũng nghe theo! Dạy con tốt, thương con đúng nghĩa là khi cần phải biết cứng rắn “Say: No”với chúng. Nếu không vô tình sẽ hại đời chúng! Rượu, ma túy sẽ dần dần làm tổn thương nảo bộ của chúng đôi khi dẫn tới di hại cả đời…
Buổi chiều đang đi một vòng để thăm các bịnh nhân, bỗng thoáng thấy bóng bà X, tôi vội lui lại và ngoặc sang một hướng khác chạy trốn vào phòng làm việc, chỉ kịp dặn Vanessa nếu bà X hỏi tôi thì bảo là hôm nay tôi không đi làm. Bà X là một người nổi tiếng trong sinh hoạt C.Đ.V.N., hai vợ chồng bà qua đây hội nhập rất nhanh, thành công : vừa giàu, vừa có danh. Nhưng vì mãi mê chạy theo danh lợi, nên không có giờ quan tâm chăm sóc hai con!. Ngoài giờ làm việc ở B.V. tôi tham gia volunteer cho nhóm hổ trợ thai nhi, ngăn chặn việc phá thai, giúp đỡ các cô lỡ dại mang bầu ngoài ý muốn. Năm rồi do tình cờ, tôi giúp đỡ con gái bà X và biết bà, vợ chồng bà tuy ở chung một nhà nhưng chỉ còn là hình thức, mỗi ngày mạnh ai nấy đi, con cái không ai ngó ngàng! Năm nay khi đến đây thăm con trai, bất ngờ gặp tôi, bà hốt hoảng… Sau đó bà nói với con trai bà sẽ không đi thăm nó nữa vì “sĩ diện”, gặp tôi bà xấu hổ muốn chui xuống đất. Bên ngoài C.Đ.V.N. “trọng vọng” vợ chồng bà vì hội nhập thành công xứ Mỹ, nhưng tôi thì lại biết quá rõ “thực trạng thành công” của gia đình bà! Thực ra luật nghề nghiệp chuyên môn không cho phép tôi tiết lộ lý lịch bệnh nhân, tôi hứa với em cứ nói mẹ đến thăm, tôi sẽ không bao giờ để bà thấy tôi lần thứ hai.
Bịnh nhân ở đây ngoài trị liệu thuốc, trị liệu tinh thần cũng rất quan trọng. Các em cần sự thương yêu nâng đỡ của gia đình, người thân. Đa số các em rơi vào con đường nghiện ngập vì các em cảm thấy bị bỏ quên, đôi khi cha mẹ cung cấp cho các em dư thừa về vật chất: tiền xài, xe xịn, I phone đời mới… (Họ quên: đôi khi nghèo khổ lại là trường đại học tốt nhất) còn “sân chơi tinh thần” thì bỏ trống cho kẻ xấu xâm nhập lôi kéo các em,bởi cha mẹ còn mãi mê tất bật trên đường hội nhập không có thời gian cho con.
Hằng năm cứ vào cuối năm học, báo chí Việt Nam lại hãnh diện loan tin nhiều học sinh VN chiếm thủ khoa các trường trung học trong vùng và nhiều tin chúc mừng tốt nghiệp Bác Sĩ, Nha sĩ, Dược sĩ, Luật sư…của các gia đình Việt Nam. Nhưng có ai biết đằng sau những vầng hào quang rực rỡ đó, có biết bao nhiêu cuộc đời mà “tuổi trẻ bị đánh cắp”, tương lai bị chôn vùi âm thầm trong các nhà tù, trại giáo huấn hay các bịnh viện tâm thần. Các em không chỉ là gánh nặng cho gia đình mà còn là gánh nặng cho xả hội. Không biết bao nhiêu tiền bạc chính phủ đã chi ra lo cho những trường hợp này, không phải chỉ chi phí bịnh viện, các trung tâm đặc biệt, mà còn tiền trợ cấp tại gia suốt đời…Gần đây tin tức cho thấy nhiều người tâm trí “không bình thường” đã vác súng bắn giết người hằng loạt ở những nơi công cộng, trường học, ngay cả ở thủ đô Washington DC…Hậu quả xấu cho xả hội không thể lường hết được…
Trước khi kết thúc ngày làm việc, tôi vui mừng khi thấy mẹ con Tuấn đến chào cám ơn để xuất viện. Lâu lắm tôi mới có được niềm vui tiễn bịnh nhân xuất viện, nhìn khuôn mặt tươi cười của hai mẹ con Tuấn, tôi có cảm tưởng họ vừa tìm lại được “Thiên đàng đã đánh mất”. Ước gì mỗi gia đình Việt Nam luôn ý thức “Gia đình là điều quan trọng nhất trên thế giới này” (Công nương Diana chắc cũng đã trãi qua nhiều“kinh nghiệm xương máu”của bản thân khi rút ra được kết luận này) Từ đó trên con đường lo toan hội nhập xứ người, gia đình vẫn nhớ quan tâm gắn bó với nhau trong tình yêu thương vì:
“Trái tim cho ta nơi về nương náu
Được quên rất nhiều ngày tháng ưu phiền” (TCS)
(Viết lại theo lời kể của chị Theresa)
Phượng Vũ
Xem thêm…

Copyright ©THT - Được biên soạn và sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau - Ghi rõ nguồn:quatangsusong.blogspot.com/ - Khi phát hành thông tin trên trang này
Gx Đaminh | Namkna | Trung Tâm Học Vấn Đaminh | Kho tài liệu hay |