Theo FB Lưu Gia Lạc
Khi chúng tôi có được số điện thoại của vợ một tù nhân chính trị bị án
20 năm với tội danh âm mưu lật đổ chính quyền, người anh đi cùng tôi gọi
và được nghe một giọng phụ nữ rụt rè xác nhận . Khi anh tự giới thiệu
tên tuổi, quê quán và nói rõ mục đích cuộc gọi chỉ là sự quan tâm của
cộng đồng tới họ và mong họ được cho đến thăm gia đình để khỏi đường đột
thì đầu máy bên kia một giọng sợ hãi đến run rẩy từ chối với lý do có
thể chính quyền sẽ làm khó, có khi ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt của
gia đình chị .
- Vậy chị cho em hỏi, từ ngày anh bị bắt, bị tù đến nay thì chính quyền có làm khó dễ chị và gia đình hay không ?
- Có chứ, chúng tôi làm gì cũng khó khăn, nhất là những thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ của các cháu, nói chúng tôi sống như này thật là chẳng ra sao cả, cứ nơm nớp ...
- Vậy trước khi em gọi chị, trước khi chúng em đến thăm chị thì gia đình chị đã bị làm phiền nhiễu nhiều thứ nên có thêm chút nữa chị có cảm thấy bất an quá không thay vì nếu sau cuộc gặp gỡ bên chị và gia đình có nhiều người cảm thông hơn, có nhiều người chia sẻ hơn thì chị xem như thế nào thì hơn, thưa chị ?
Chỉ đơn giản thế thôi là chị đã hiểu ra và đồng ý sẽ tiếp chúng tôi khi chúng tôi đến .
Anh bạn buông điện thoại ra rồi văng ra một câu chửi tục, tôi hiểu nỗi phẫn uất trong anh . Những việc sách nhiễu, làm khó, thậm chí đe dọa ... tôi đã từng biết với nhiều người, nhiều gia đình, nhiều thân nhân của những người tù chính trị .
Không phải khi đã bị bắt, đã bị đi tù mà đã xong đâu nhé, một người đi tù thì kéo theo bao nhiêu thứ phiền nhiễu đủ kiểu kéo theo . Có nơi người ta còn đặt chế độ nghe lén điện thoại của vợ, con tù nhân, thậm chí trắng trợn đến mức khi biết chị vợ nói chuyện với người này người khác thì nhân viên an ninh ghé thăm vặn vẹo, khuyên nhủ là không nên nói chuyện với người " lạ ", đừng có nói hoặc kể về người tù kia ... có khi người ta còn mang cả việc bị tù lâu hay nhanh, bị án nặng hay nhẹ là do người nhà phải biết giữ mồm giữ miệng .
Pháp luật quy định rõ mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, người cha phạm tội không lẽ người con, hay người mẹ, người vợ ... phải chịu bị lấy cái sự phạm tội ấy hay sao ?
Một khi phán quyết của tòa án đã có với người phạm tội thì những hành vi bên ngoài của thân nhân người phạm tội lại ảnh hưởng đến mức độ nặng nhẹ của phán quyết kia hay không ? Trên đời này ? Trên quả đất này có nơi nào có cái quy định ấy hay không ngoài Việt Nam ?
Chúng ta, những công dân nước Việt hàng ngày sống, làm việc trong một môi trường đầy rẫy sự giả dối, bội thực với thông tin lừa đảo từ khi bước chân ra đường cho đến khi bước vào quán cafe cầm tờ báo giấy, mở trang báo mạng chính thống không bị chặn, cho đến khi về nhà bật cái công tắc ti vi ... tất cả, tất cả đều là sự dối tra trắng trơn và bẩn thỉu, vô lương và hèn mạt ... và chúng ta đã quen, quá quen vì sống chung với sự giả dối, chấp nhận đồng hành với nó từ ngoài đường ngoài chợ cho đến cả bữa ăn ... giấc ngủ ở nhà .
Chúng ta chấp nhận hết thảy những cái xấu xa đồi bại đó và lặng im, vui vẻ sống xuất phát từ nỗi sợ hãi bị liên lụy, xuất phát từ cái tặc lưỡi cho đó không phải việc của mình, của gia đình mình hay con cái mình để cố tình biện minh cho đức tính ti tiện và bấn thỉu trong mỗi chúng ta, biện minh cho sự đồng hành của mỗi chúng ta với sự đểu cáng, khốn nạn và dối lừa trong cuộc sống, chúng ta đã ngoảnh mặt làm ngơ từ những cái nhỏ cho đến cái lớn và trở thành một thói quen khó thay đổi, với một mong muốn được yên thân . Nhưng thử hỏi sự yên thân ấy có không hay nó chưa đến với mỗi chúng ta ?
Không thể không nói đến nguồn cơn của những nỗi sợ hãi, những sự vô cảm ... nhưng chúng ta cũng không thể hoàn toàn đổ vấy cho sự mẫn cán quá mức của những công cụ từ con người cho đến truyền thông định hướng của cái chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang sống, một trong những xuất xứ của nó cũng từ mỗi bản thân chúng ta chứ không phải là ai khác .
- Hoàn toàn thấu hiểu và cảm thông với những người dân không được tiếp xúc với truyền thông, không có điều kiện để vượt ra khỏi vòng kiểm tỏa internet của nhà cầm quyền và không dễ để vượt qua bao nỗi nhọc nhằn từ cuộc sống bươn chải vì cơm áo gạo tiền, cảm thông và cần phải đến với họ, đó chính là mệnh lệnh từ trái tim đấy .
Anh bạn đã nói với tôi như vậy, nhìn ánh mắt long lanh của anh tôi chỉ biết đưa tay ra xiết chặt bàn tay ấy . Tôi đồng tình và ủng hộ anh .
Ối! Sợ quá! |
- Vậy chị cho em hỏi, từ ngày anh bị bắt, bị tù đến nay thì chính quyền có làm khó dễ chị và gia đình hay không ?
- Có chứ, chúng tôi làm gì cũng khó khăn, nhất là những thủ tục hành chính liên quan đến giấy tờ của các cháu, nói chúng tôi sống như này thật là chẳng ra sao cả, cứ nơm nớp ...
- Vậy trước khi em gọi chị, trước khi chúng em đến thăm chị thì gia đình chị đã bị làm phiền nhiễu nhiều thứ nên có thêm chút nữa chị có cảm thấy bất an quá không thay vì nếu sau cuộc gặp gỡ bên chị và gia đình có nhiều người cảm thông hơn, có nhiều người chia sẻ hơn thì chị xem như thế nào thì hơn, thưa chị ?
Chỉ đơn giản thế thôi là chị đã hiểu ra và đồng ý sẽ tiếp chúng tôi khi chúng tôi đến .
Anh bạn buông điện thoại ra rồi văng ra một câu chửi tục, tôi hiểu nỗi phẫn uất trong anh . Những việc sách nhiễu, làm khó, thậm chí đe dọa ... tôi đã từng biết với nhiều người, nhiều gia đình, nhiều thân nhân của những người tù chính trị .
Không phải khi đã bị bắt, đã bị đi tù mà đã xong đâu nhé, một người đi tù thì kéo theo bao nhiêu thứ phiền nhiễu đủ kiểu kéo theo . Có nơi người ta còn đặt chế độ nghe lén điện thoại của vợ, con tù nhân, thậm chí trắng trợn đến mức khi biết chị vợ nói chuyện với người này người khác thì nhân viên an ninh ghé thăm vặn vẹo, khuyên nhủ là không nên nói chuyện với người " lạ ", đừng có nói hoặc kể về người tù kia ... có khi người ta còn mang cả việc bị tù lâu hay nhanh, bị án nặng hay nhẹ là do người nhà phải biết giữ mồm giữ miệng .
Pháp luật quy định rõ mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, người cha phạm tội không lẽ người con, hay người mẹ, người vợ ... phải chịu bị lấy cái sự phạm tội ấy hay sao ?
Một khi phán quyết của tòa án đã có với người phạm tội thì những hành vi bên ngoài của thân nhân người phạm tội lại ảnh hưởng đến mức độ nặng nhẹ của phán quyết kia hay không ? Trên đời này ? Trên quả đất này có nơi nào có cái quy định ấy hay không ngoài Việt Nam ?
Chúng ta, những công dân nước Việt hàng ngày sống, làm việc trong một môi trường đầy rẫy sự giả dối, bội thực với thông tin lừa đảo từ khi bước chân ra đường cho đến khi bước vào quán cafe cầm tờ báo giấy, mở trang báo mạng chính thống không bị chặn, cho đến khi về nhà bật cái công tắc ti vi ... tất cả, tất cả đều là sự dối tra trắng trơn và bẩn thỉu, vô lương và hèn mạt ... và chúng ta đã quen, quá quen vì sống chung với sự giả dối, chấp nhận đồng hành với nó từ ngoài đường ngoài chợ cho đến cả bữa ăn ... giấc ngủ ở nhà .
Chúng ta chấp nhận hết thảy những cái xấu xa đồi bại đó và lặng im, vui vẻ sống xuất phát từ nỗi sợ hãi bị liên lụy, xuất phát từ cái tặc lưỡi cho đó không phải việc của mình, của gia đình mình hay con cái mình để cố tình biện minh cho đức tính ti tiện và bấn thỉu trong mỗi chúng ta, biện minh cho sự đồng hành của mỗi chúng ta với sự đểu cáng, khốn nạn và dối lừa trong cuộc sống, chúng ta đã ngoảnh mặt làm ngơ từ những cái nhỏ cho đến cái lớn và trở thành một thói quen khó thay đổi, với một mong muốn được yên thân . Nhưng thử hỏi sự yên thân ấy có không hay nó chưa đến với mỗi chúng ta ?
Không thể không nói đến nguồn cơn của những nỗi sợ hãi, những sự vô cảm ... nhưng chúng ta cũng không thể hoàn toàn đổ vấy cho sự mẫn cán quá mức của những công cụ từ con người cho đến truyền thông định hướng của cái chủ nghĩa xã hội mà chúng ta đang sống, một trong những xuất xứ của nó cũng từ mỗi bản thân chúng ta chứ không phải là ai khác .
- Hoàn toàn thấu hiểu và cảm thông với những người dân không được tiếp xúc với truyền thông, không có điều kiện để vượt ra khỏi vòng kiểm tỏa internet của nhà cầm quyền và không dễ để vượt qua bao nỗi nhọc nhằn từ cuộc sống bươn chải vì cơm áo gạo tiền, cảm thông và cần phải đến với họ, đó chính là mệnh lệnh từ trái tim đấy .
Anh bạn đã nói với tôi như vậy, nhìn ánh mắt long lanh của anh tôi chỉ biết đưa tay ra xiết chặt bàn tay ấy . Tôi đồng tình và ủng hộ anh .
LƯU GIA LẠC
0 Nhận xét