DƯƠNG ĐÌNH GIAO
Còn nhà nhiên cứu văn hóa Vương
Trí Nhàn thì hiểu: “để chỉ những quan niệm hành động phi đạo đức, liều
lĩnh, bậy bạ, rộng hơn là những triết lý “vô thiên vô pháp”, cho phép
người ta dùng mọi thủ đoạn cốt đạt được mục đích.
Còn nhớ trong một truyện ngắn,
nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn nói người “tiền hậu bất nhất” chính là có phẩm
chất của lưu manh. Mình hiểu lưu manh vì thiếu tự trọng, vì là người
không có chính kiến, “gió chiều nào che chiều ấy”, miễn sao có lợi cho
mình.
Để có một lý giải đầy đủ và toàn
diện đòi hỏi phải có đóng góp của các nhà xã hội học, ngôn ngữ học, …
Nhưng có thể hiểu ngắn gọn, lưu manh chính là những kẻ chỉ vì để đạt
được mục đích của riêng mình mà bất chấp lẽ phải, đạo lý.
Còn trí thức,
theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia là “người có kiến thức sâu xa về
một hay nhiều lĩnh vực hơn sự hiểu biết của mặt bằng chung của xã hội
vào từng thời kỳ”
Từ điển tiếng Việt định nghĩa
trí thức là “Những người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức
chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.”
Đặng Vũ Tuấn Sơn cho rằng “người
trí thức không chỉ mang trong mình những tri thức không ngừng được
chuyển hóa và hoàn thiện mà còn phải là người có tinh thần đóng góp cho
xã hội trước hết là của cải vật chất, cao hơn là tầm tư tưởng”.
Bên cạnh học vấn, tri thức phong
phú, theo Nguyễn Minh Thuyết người trí thức còn có một đặc điểm là
“thường khảng khái, tự trọng. Người xưa đã khái quát phẩm hạnh này thành
nguyên tắc sống: “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”
(nghĩa là: giàu sang không làm hư hỏng, nghèo khó không khiến đổi lòng,
quyền uy không khuất phục nổi). Trong lịch sử đã có biết bao tấm gương
liêm khiết, chính trực, khảng khái của người trí thức. Xã hội trọng vọng
trí thức không chỉ vì trí tuệ của họ mà còn vì phẩm chất cao quý này.”
Như vậy, một
cách đơn giản, có thể hiểu trí thức là những người có hiểu biết về một
lĩnh vực nào đấy trên mức bình thường (tài) và trung thực, khảng khái
(đức).
Xã hội nhiều lưu manh là một xã hội nhiễu loạn, bất an, cuộc sống của người dân lành không được đảm bảo.
Còn xã hội mà trí thức được tôn
trọng (chưa hy vọng nhiều, ra ngõ gặp trí thức) là xã hội văn minh,
những giá trị tinh thần, đạo đức được tôn vinh là xã hội lành mạnh, là
mơ ước của con người.
Tri thức và lưu manh có một
khoảng cách xa như vậy, sao gần đây, có nhiều người nói tới hiện tượng
lẫn lộn: trí thức bị lưu manh hóa và một thành ngữ mới “lưu manh giả
danh trí thức”?
Từ sau 1945,
nhiều trí thức Tây học (do các nhà trường Pháp đào tạo trong và ngoài
nước) và các văn nghệ sĩ đã đi theo cách mạng, tham gia kháng chiến. Họ
đã mang tài năng và vốn hiểu biết phong phú trong từng lĩnh vực riêng,
đóng góp vô cùng to lớn cho cách mạng trong những ngày đầu còn trứng
nước. Ban đầu, họ rất được trọng dụng, nắm những cương vị then chốt
trong bộ máy. Nhưng không lâu sau đó, những người lãnh đạo đã thấy tư
tưởng họ không thuần nhất, có nhiều biểu hiện không có lợi cho sự nghiệp
cách mạng, họ không còn được trọng dụng như ban đầu. Cùng với yêu cầu
phải “cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt”, từ nay, bên
cạnh người làm cấp trưởng là các trí thức cũ, có những người dù chỉ làm
cấp phó nhưng được tin cậy hơn, nắm thực quyền lớn hơn mặc dù trình độ
rất hạn chế. Có số ít người để giữ cốt cách đã lặng lẽ bỏ cuộc và rơi
vào quên lãng. Còn những ai dám “cả gan cầm đuốc đốt trời” thì lập tức
bị loại khỏi cuộc sống .
Những trí thức đáng kính trọng
dần bị vô hiệu hóa, cái đáng trách ở họ là sự im lặng, im lặng để người
ta dùng tên tuổi, dùng uy tín của họ che đậy cho những việc làm không
đúng đắn. Chưa dám coi đây là những biểu hiện của đám người bị tha hóa,
nhưng rõ ràng họ đã không giữ được phẩm chất của người trí thức. Sự
xuống cấp toàn diện đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay có một phần
trách nhiệm của các vị.
Còn phải kể tới một số người,
không rõ vì nguyên nhân gì đã làm những công việc trái hẳn với lương tri
của người trí thức. Họ làm sử nhưng bịa đặt ra những chuyện như đốt kho
xăng, cắm cờ, …khiến cho bao lớp người ngộ nhận; họ thờ ơ, thậm chí
đồng lõa trước những biểu hiện vô tình bất nghĩa, chà đạp lên những
người đồng chí đã từng một thời cùng nhau “nếm mật nằm gai” chỉ vì quan
điểm trái ngược. Họ sẵn sàng tung hô những giá trị ảo với mục đích làm
lợi cho sự nghiệp cách mạng, … mặc dù những việc làm của họ đã khiến
biết bao người lầm tưởng, dẫn tới lạc lối. Dù có trân trọng những con
người có quá khứ vàng son không thể phủ nhận đây là biểu hiện hạ cấp.
Sau kháng chiến chống Pháp,
nhiều trí thức được đào tạo nhờ Liên Xô, Trung Quốc, và các nước xã hội
chủ nghĩa khác.… Phần lớn họ xuất thân từ những gia đình có truyền
thống, đã từng ngồi trên ghế nhà trường Pháp trước đây, đã được đào tạo
trở thành những người có tài năng ở nhiều lĩnh vực. Về phẩm chất, xuất
thân từ những gia đình tử tế, họ cũng có những đức tính đáng quý trọng.
Nhưng cuộc sống khắc nghiệt đã khiến họ không còn giữ được con người
mình. Sự trì trệ của nền kinh tế, khoa học trong nước khiến tài năng bị
bào mòn. Để tồn tại, họ không chỉ im lặng mà nhiều khi còn phải đồng
lõa. Họ đưa ra những công trình nghiên cứu như: ngô có nhiều chất dinh
dưỡng hơn gạo, phân trâu có thể dùng để nuôi lợn, …để phục vụ cho đường
lối chính sách. Đổi lại, họ được tem phiếu mua hàng cung cấp ở Nhà Thờ,
Tôn Đản. Rồi dần dần, để giữ lấy những vị trí của mình đã có, để tồn
tại cao hơn mức đòi nghèo, họ phải tự đánh mất cái tôi như cách nói của
nhà văn Nguyễn Khải. Có thể coi thế hệ trí thức này không ít người
mang những phẩm chất của lưu manh.
Từ sau cải
cách ruộng đất, một lớp “trí thức” mới được hình thành. Phần lớn những
người được tin cậy đều xuất thân từ công nông. Chỉ cần hai năm, từ trình
độ biết đọc biết viết (chưa dám nói là đọc thông viết thạo), họ học hết
chương trình trung học phổ thông trong các trường Bổ túc công nông rồi
thẳng tiến vào các trường đại học trong và ngoài nước qua những cuộc thi
tuyển hình thức. Rồi chẳng bao lâu, họ trở thành các phó tiến sĩ cũng
mang tiếng được đào tạo ở nước ngoài mặc dù với thời gian đó, không
biết họ đã thành thạo được ngôn ngữ của nước sở tại? Chỉ sau một đêm, họ
trở thành tiến sĩ và đã và đang là những trí thức được trọng dụng, đặc
biệt là trong các ngành khoa học xã hội. Những phát ngôn của họ nhiều
khi được coi là định hướng nhưng biết được quá trình tích lũy tri thức
ấy, chẳng thể ai nói họ có vốn tri thức cần thiết trong lĩnh vực hoạt
động của mình. Bằng cấp đối với họ chỉ để thỏa mãn tiêu chuẩn giành một
ghế lãnh đạo, chứ hoàn toàn không phải vì lòng ham hiểu biết, nỗi khát
khao tiếp thu và đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Rất nhiều
cái bằng có được do thuê người viết, nhờ “đạo” từ đủ loại sách vở, hoặc
bằng cách kẹp vào luận án do do họ đứng tên nhiều phong bì. Cho nên,
đích thực họ là những kẻ giả danh.
Về phẩm chất, những khiếm khuyết
do thành phần xuất thân, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh, cùng với thói dối trá
chi phối toàn bộ cuộc sống đã khiến cho những con người này chẳng bao
giờ tiếp cận và nói lên sự thật ngay cả trong những công trình nghiên
cứu. Những phát kiến của họ chỉ nhằm chứng minh cho đường lối chính sách
là đúng đắn, sự lãnh đạo là tuyệt đối sáng suốt. Họ sẵn sàng chấp hành
lệnh của các cơ quan quyền lực trong lĩnh vực hoạt động của mình, bất
chấp sai đúng. Vụ Nhã Thuyên mới đây là một biểu hiện. Luận văn thạc sĩ
đã được một Hội đồng chấm điểm 10, rồi lại bị một Hội đồng khác, họp kín
để phủ nhận chắc chắn là một cách hành xử không đàng hoàng. Rồi tác giả
luận văn bị mất việc quả là một đòn đánh dưới thắt lưng. Tất cả đều
không xứng đáng là cách hành xử của người tử tế. Rất tiếc trong cái Hội
đồng “chuột” này có một người mang học hàm đáng kính có thân phụ vẫn
được coi là một trí thức lớn trước đây.
Quả là ở nước ta hiện nay, có cả hai biểu hiện: trí thức bị lưu manh hóa và lưu manh giả danh trí thức.
Hoàn toàn không khó để nhận ra.
0 Nhận xét