BL của Vương Quế Phương:
Tướng vô trách nhiệm hay mị dân?
Trong tháng 5/2014 mà Trung cẩu chưa kéo giàn khoan đi thì toàn dân lôi viên tướng cuồng ngôn, bạo miệng này ra "phê và tự phê" nhé.
Phát ngôn như vầy mà được phong tướng Quân đội Nhân dân sao?
Xin thưa với tướng quân lộng ngôn rằng Trung cẩu đưa giàn khoan vào k
phải để thăm dò phản ứng của Việt Nam mà là chiếm biển của Việt Nam.
Đảng CSVN và Quân đội Nhân dân đã dạy ông những gì mà lú thế?
Cái giàn khoan đó k phải để khai thác mà là để cắm luôn ở đó như cái cột chủ quyền ngoài khơi Việt Nam.
Ông quên chuyện Trung Quốc xưa cho cắm cọc xuống khu vực cửa sông Bắc
Luân giữa ban ngày chềnh ềnh ra đó để rồi đến tối dân ta lại phải bơi ra
lặn xuống cửa biển cưa cọc sát tận đáy hay sao? Những cái cọc Trung cẩu
cắm ở cửa sông Bắc Luân to nặng và sâu đến mức dân mình k nhổ nổi nên
phải dùng biện pháp cưa nó đi. Nay giàn khoan to như vầy, dân mình biết
làm sao? Ông nói đi.
Chất lượng tướng lĩnh Việt Nam như vậy thực k
thể tin tưởng. Đánh giá ý đồ và động cơ của địch quân như vậy thì quả
là tệ hơn cả Mã Tốc. Cho nên mới nói Quân đội Nhân dân hôm nay thừa
tướng nhưng thiếu người tài.
Vương Quế Phương
Hà Nội, ngày 9/5/2014
“Việt Nam không bao giờ mắc bẫy Trung Quốc vì chúng ta biết quá rõ cái bẫy mà Trung Quốc đang giăng, chúng ta kiềm chế không dùng vũ lực, không sử dụng vũ khí nóng…”- Tướng Lê Mã Lương (ảnh) - nguyên Giám đốc Bảo tàng Quân sự nhận định về việc Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam.
Tướng Lê Mã Lương |
- Trung Quốc ngang ngược như vậy là sự tất yếu của một chuỗi dài hành động mà họ âm mưu hòng chiếm trọn Biển Đông. Không chỉ có Biển Đông, xa hơn nữa Trung Quốc muốn dành quyền chủ động ở khu vực Thái Bình Dương, đặc biệt là mấy cửa biển, trong đó có eo biển Malacca. Trong việc đưa giàn khoan HD 981 đến lãnh hải thuộc chủ quyền của Việt Nam không phải đơn thuần là để khai thác dầu mà có hai ý đồ.
Một là, để thăm dò phản ứng của Việt Nam và dư luận quốc tế, đặc biệt là Mỹ. Có điều rất tốt là Mỹ lên tiếng kịp thời, phản đối sự vi phạm của Trung Quốc đối với quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam. Hai là Trung Quốc thế hiện tham vọng cướp Biển Đông và thế giới đã biết được những tham vọng này của họ.
Những cuộc đụng độ vừa qua, Việt Nam đã hết sức kiềm chế, không chỉ lần vừa rồi chúng ta kiềm chế mà đó là cả một chuỗi kiềm chế của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc vô cùng ngang ngược, có những tàu của Việt Nam bị đâm tới 9 lần, thiệt hại nặng… Chúng ta đã kiềm chế hết mức, tuy nhiên, tôi nghĩ rằng mọi thứ đều có giới hạn. Khi đã đến giới hạn rồi, buộc các tàu của chúng ta phải có hành động đáp trả tương tự.
Trong xu thế hiện nay, Trung Quốc không muốn có chiến tranh. Không phải Trung Quốc nói đánh ai là đánh được đâu, nhất là hiện nay nội bộ Trung Quốc đang còn nhiều vấn đề nổi lên như Tân Cương, Tây Tạng… Không phải Trung Quốc muốn làm gì thì đều làm được.
Ngoài ra, các nước trong khu vực cũng không nước nào muốn có chiến tranh. Vì xảy ra chiến tranh giữa hai nước không chỉ có thiệt hại đối với hai nước mà ảnh hưởng đến phạm vi toàn cầu. Chỉ riêng mặt kinh tế, có nguy cơ khủng hoảng kinh tế trên toàn cầu.
Nhưng có ý kiến cho rằng, cách gây hấn, khiêu khích của Trung Quốc như chủ động tấn công vào tàu Việt Nam là nhằm để Việt Nam rơi vào bẫy mà họ giăng ra và Trung Quốc có lý do để khơi mào xung đột quân sự?
- Chúng ta không bao giờ mắc bẫy Trung Quốc vì chúng ta biết quá rõ cái bẫy mà Trung Quốc đang giăng vì thế chúng ta kiềm chế không dùng vũ lực, không sử dụng vũ khí nóng. Những người lính Việt Nam không bao giờ mắc bẫy Trung Quốc. Khi Trung Quốc đâm tàu Việt Nam, chúng ta chịu đựng đến một giới hạn nào đó và chúng ta cũng sẽ đâm tàu trở lại và khả năng buộc Trung Quốc rút ra khỏi vùng biển của Việt Nam là rất lớn.
Cũng có người cho rằng, Trung Quốc không chịu lùi bước, nhưng theo tôi, Trung Quốc sẽ không chịu nổi dư luận của thế giới. Trung Quốc mà tiếp tục làm nữa thì sẽ ảnh hưởng đến uy tín và vị thế của Trung Quốc trên thế giới, đặc biệt là trong khu vực ASEAN, bản thân Trung Quốc là một trong những nước ký DOC, nhưng chính Trung Quốc lại đang vi phạm những nguyên tắc đã ký với ASEAN về DOC. Dư luận thế giới càng mở rộng ra thì ảnh hưởng càng lớn và Trung Quốc sẽ phải xem xét để điều chỉnh.
Vì bản chất câu chuyện này, Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam đâu phải để khoan dầu mà chỉ để xem thái độ và phản ứng của chúng ta thôi. Việt Nam phải phản ứng quyết liệt, dùng mọi biện pháp cứng rắn hòa bình, dùng đường dây nóng để phản đối. Tôi tin rằng Trung Quốc sẽ lùi bước, trong phạm vi tháng 5 này, họ sẽ phải rút giàn khoan HD 981 ra khỏi vùng biển Việt Nam.
Quan điểm của ông như thế nào về khả năng Việt Nam sẽ kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế như Philippines đang làm?
- Tôi tán thành với việc đưa Trung Quốc ra tòa án quốc tế. Như vừa qua, Philippines đưa Trung Quốc ra tòa, rõ ràng Trung Quốc xuống thang với Philippines ngay biểu hiện ở những động thái Trung Quốc lên án Philippines “không nên làm như thế này, thế kia…”. Bản thân Trung Quốc đã thấy được việc đó làm phương hại đến uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế. Để thực hiện tham vọng một nước Trung Hoa phát triển, “giấc mơ Trung Hoa” là muốn lãnh đạo cả thế giới này, đó là bước đi chiến lược của Trung Quốc thì Trung Quốc cần phải giữ hình ảnh.
Chúng ta nên làm nhưng với thái độ mềm mỏng và kiên quyết, bởi với Trung Quốc “mềm nắn, rắn buông”.
Xin cảm ơn ông!
Mỹ phản đối hành động gây hấn của các tàu Trung Quốc
Chiều 8.5, tại Hà Nội, trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Daniel Russel đang ở thăm Việt Nam, đã có cuộc gặp báo chí, khẳng định Mỹ ủng hộ việc xử lý căng thẳng hiện nay trên Biển Đông theo đàm phán hòa bình, tuân thủ luật pháp quốc tế.
Về việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 đến khu vực biển của Việt Nam mà không được sự cho phép, ông Daniel Russel nhấn mạnh, những tranh chấp về tuyên bố chủ quyền trên các vùng biển, trong đó có vùng biển liên quan đến quần đảo Hoàng Sa phải được xử lý một cách hòa bình, thông qua ngoại giao và tuân thủ luật pháp quốc tế. Về hành động Trung Quốc ngang ngược đâm tàu của Việt Nam, ông Russel cho biết, Mỹ rất quan ngại về bất cứ hành vi nguy hiểm nào trên biển, và phản đối bất cứ động thái hăm dọa nào của các tàu, đặc biệt là ở những vùng biển đang tranh chấp.
Ông Daniel Russel khẳng định : “Mỹ đã có quan điểm rõ ràng về cam kết tự do hàng hải, thương mại hợp pháp. Vì vậy, tôi thúc giục các quốc gia trong khu vực kiềm chế các động thái có thể đe dọa hòa bình và gia tăng căng thẳng. Nếu các kênh ngoại giao không đem lại kết quả, các bên có quyền vận dụng các cơ chế quốc tế hợp pháp, song kiềm chế, đối thoại và tuân thủ luật pháp quốc tế là việc cần thiết nhất”. Ông Daniel Russel cũng cho biết, trong các cuộc gặp với giới chức Việt Nam, không có bất cứ đề xuất nào từ phía Việt Nam về vai trò của quân đội Mỹ. Nếu có, ông cũng nhấn mạnh quan điểm là các bên phải giải quyết hòa bình và tuân thủ luật pháp quốc tế.
0 Nhận xét