Đào Tiến Thi
Tiếp xúc với một số sách giáo khoa Quốc văn của miền Nam (trước 1975)
tôi thấy sách của họ, ngay ở thời chia cắt, chiến tranh và hận thù như
vậy nhưng vẫn giàu tinh thần nhân văn. Khác hẳn sách miền Bắc cùng thời,
chỉ xoay quanh Yêu - Căm - Chiến - Lạc (Yêu nước - Căm thù giặc, Chiến
đấu dũng cảm - Lạc quan, tin tưởng) và luôn luôn nhằm vào "đế quốc Mỹ và
tay sai bán nước".
Nội dung sách của họ hầu hết nói về đời sống thường nhật và đạo lý, trong đạo lý thì đặc biệt đề cao lòng thương yêu giữa con người với con người. Như bài Tình nhân loại dưới đây (bây giờ đọc vẫn thấy khó tin nền giáo dục của họ lại có bài như vậy).
TÌNH NHÂN LOẠI
Sau một trận giao tranh ác liệt,
Giữa sa trường xác chết ngổn ngang.
Có hai chiến sĩ bị thương,
Hai người hai nước hiện đương nghịch thù.
Họ đau đớn khừ khừ rên siết,
Vận sức tàn cố lết gần nhau.
Phều phào gắng nói vài câu,
Lời tuy không hiểu, hiểu nhau nỗi lòng:
Họ hai kẻ không cùng Tổ quốc,
Nhưng đã cùng vì nước hy sinh.
Cả hai ôm ấp mối tình,
Yêu thương đất nước, gia đình, quê hương.
Đêm dần xuống, chiến trường sương phủ,
Một thương binh hơi thở yếu dần.
Trước khi nhắm mắt từ trần,
Xót thương người bạn tấm thân lạnh lùng.
Anh cởi áo đắp trùm lên bạn,
Rồi tắt hơi! thê thảm làm sao!
Cho hay khác nghĩa đồng bào,
Nhưng tình nhân loại còn cao hơn nhiều!
(Tôi đồ rằng bài này dịch của nước ngoài, chứ trong bối cảnh chính trị và văn hoá Việt Nam, dù là ở miền Nam thời đó, cũng khó mà sản sinh được)
Cũng có những bài về chính trị nhưng không nhiều và cũng tế nhị, nhẹ nhàng chứ không sát phạt địch - ta, hận thù so với sách miền Bắc những năm ấy (thậm chí cả bây giờ). Ví dụ bài Con đường Bắc Trung Nam dưới đây:CON ĐƯỜNG BẮC TRUNG NAM
Nội dung sách của họ hầu hết nói về đời sống thường nhật và đạo lý, trong đạo lý thì đặc biệt đề cao lòng thương yêu giữa con người với con người. Như bài Tình nhân loại dưới đây (bây giờ đọc vẫn thấy khó tin nền giáo dục của họ lại có bài như vậy).
TÌNH NHÂN LOẠI
Sau một trận giao tranh ác liệt,
Giữa sa trường xác chết ngổn ngang.
Có hai chiến sĩ bị thương,
Hai người hai nước hiện đương nghịch thù.
Họ đau đớn khừ khừ rên siết,
Vận sức tàn cố lết gần nhau.
Phều phào gắng nói vài câu,
Lời tuy không hiểu, hiểu nhau nỗi lòng:
Họ hai kẻ không cùng Tổ quốc,
Nhưng đã cùng vì nước hy sinh.
Cả hai ôm ấp mối tình,
Yêu thương đất nước, gia đình, quê hương.
Đêm dần xuống, chiến trường sương phủ,
Một thương binh hơi thở yếu dần.
Trước khi nhắm mắt từ trần,
Xót thương người bạn tấm thân lạnh lùng.
Anh cởi áo đắp trùm lên bạn,
Rồi tắt hơi! thê thảm làm sao!
Cho hay khác nghĩa đồng bào,
Nhưng tình nhân loại còn cao hơn nhiều!
(Tôi đồ rằng bài này dịch của nước ngoài, chứ trong bối cảnh chính trị và văn hoá Việt Nam, dù là ở miền Nam thời đó, cũng khó mà sản sinh được)
Cũng có những bài về chính trị nhưng không nhiều và cũng tế nhị, nhẹ nhàng chứ không sát phạt địch - ta, hận thù so với sách miền Bắc những năm ấy (thậm chí cả bây giờ). Ví dụ bài Con đường Bắc Trung Nam dưới đây:CON ĐƯỜNG BẮC TRUNG NAM
Từ cửa Ải Nam Quan
Tới biên thùy Miên Việt
Khi leo núi, lúc xuyên ngàn
Chạy ven biển cả, vắt ngang sông dài
Khi băng qua đồng lúa xanh tươi
Lúc tiếng thẳng vào lòng đô thị
Con đường thiên lý
Từ bao đời nối chặt Bắc, Trung, Nam
Con đường - mạch máu chính của giang san
Chuyển sinh khí từ trong lòng đất mẹ
Nuôi đàn con từ núi rừng ra bể
Từ Lạng Thành cho đến mũi Cà Mau
Con đường truyền tình cảm mến thương nhau
Con đường ấy, ngày nay ôi, đứt đoạn!
Đôi ngả chia ly, nửa trời u ám!
Ai là người gieo mối hận ly tan?
Cuối bài có gợi ý "Nội dung chính" mà tôi còn nhớ gần như nguyên văn như sau:
Tới biên thùy Miên Việt
Khi leo núi, lúc xuyên ngàn
Chạy ven biển cả, vắt ngang sông dài
Khi băng qua đồng lúa xanh tươi
Lúc tiếng thẳng vào lòng đô thị
Con đường thiên lý
Từ bao đời nối chặt Bắc, Trung, Nam
Con đường - mạch máu chính của giang san
Chuyển sinh khí từ trong lòng đất mẹ
Nuôi đàn con từ núi rừng ra bể
Từ Lạng Thành cho đến mũi Cà Mau
Con đường truyền tình cảm mến thương nhau
Con đường ấy, ngày nay ôi, đứt đoạn!
Đôi ngả chia ly, nửa trời u ám!
Ai là người gieo mối hận ly tan?
Cuối bài có gợi ý "Nội dung chính" mà tôi còn nhớ gần như nguyên văn như sau:
Con đường Bắc Trung Nam tức đường Thiên lý chạy từ Lạng Sơn đến Hà Tiên, từ bao đời nay là sợi dây nối chặt ba miền. Con đường ấy ngày nay bị đứt đoạn, gieo mối hận ly tan trong lòng người dân Việt.
0 Nhận xét