Theo Ba Sàm
Jonathan London
Bút Lông Kim dịch
Những hành động gần đây của Bắc Kinh
đối với Việt Nam tại Biển Đông là đang gây thất vọng và đang báo động.
Sự việc Trung Quốc là một cường quốc đang nổi lên thì không có nghĩa là
họ có quyền áp đặt những việc kêu đòi chủ quyền quá trớn trên các nước
láng giềng. Nhưng điều này là chính xác những gì Bắc Kinh đã và đang làm
tại Biển Đông.
Sự kéo dắt một thiết bị cơ sở hạ tầng
giàn khoan 1 tỷ USD tới một địa điểm giếng dầu xa xôi trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam thì đòi hỏi không những chỉ tiền bạc và bí
quyết kỹ thuật, mà còn cả việc bất chấp bản quyền đối với những tiêu
chuẩn quốc tế. Như vì chủ quyền của Bắc Kinh trên các vùng biển, nơi
giàn khoan dầu của họ toạ lạc chẳng phải là “không thể tranh cãi” – như
Bắc Kinh đã khẳng định – thì đường lưỡi bò chín đoạn mà họ sử dụng để
kêu đòi chủ quyền trên 80 phần trăm Biển Đông là không có cơ sở pháp
lý.
Những việc xâm phạm bất hợp pháp đại
loại mà chúng ta bây giờ đang quan sát thì không có gì mới mẻ. Những lần
cướp đoạt của Bắc Kinh đối với các hòn đảo trong quần đảo Hoàng Sa năm
1974 và quần đảo Trường Sa năm 1988, mà dẫn đến cái chết của nhiều
người Việt, thì vẫn còn tươi rói trong tâm tư người Việt. Những vụ việc
này, mà theo sau một lịch sử lâu dài của những mối quan hệ căng thẳng
giữa hai đất nước, thì đã dẫn dắt hai thập kỷ, trong đó những ngư dân
Việt Nam đã phải đối mặt việc sách nhiễu và việc giam giữ bởi nhà cầm
quyền Trung Quốc. Thật chẳng khó để hiểu cớ nào nhiều người Việt nhìn
xem Bắc Kinh với sự ngờ vực và sự mất lòng tin.
Trên khắp Việt Nam, người ta nhìn xem
những hành động giàn khoan dầu của Bắc Kinh như là một sự vi phạm trắng
trợn và sự thách thức trực tiếp đối với chủ quyền của Việt Nam. Hà Nội
nên đáp trả thế nào đây?
TS Jonathan London |
Tại Philippines, lối hành xử hung hăng
tương tự của Bắc Kinh đã đẩy Manila lại nắm lấy sự hợp tác quân sự với
Hoa Kỳ. Về phần mình, Hà Nội đã ra tín hiệu rằng họ sẽ tiếp tục với
những nỗ lực để giải quyết tranh chấp thông qua những biện pháp ngoại
giao và hòa bình khác, có lẽ thông qua các cuộc đàm phán bí mật giống
như những cuộc đã được tổ chức tại Thành Đô năm 1990. Nếu việc ngoại
giao không mang lại kết quả và Bắc Kinh vẫn còn hung hăng, thì mọi việc
thật khó lường.
Trong khi Việt Nam có những tài sản
quân sự đáng tin cậy thì Hà Nội đã cho biết họ sẽ chỉ sử dụng chúng để
tự vệ. Và tuy nhiên nguy cơ của vụ việc châm ngòi những hành động tự vệ
thì bây giờ một cách nguy hiểm cao. Người Việt có truyền thống không
mong muốn xung đột, nhưng sự quyết tâm của họ khi đối mặt với các mối đe
dọa từ ngoại bang thì ai cũng biết rõ.
Hướng về phía trước, tính hiệu quả của
Hà Nội trong sự giải quyết những mối quan hệ với người láng giềng tham
lam của mình ra sao thì có khuynh hướng phụ thuộc vào tính hiệu quả của
họ trong việc kết hợp việc ngăn chặn với quyền lực mềm. Tình đoàn kết
trên toàn thế giới trong những cộng đồng người Việt hải ngoại sẽ là
thiết yếu, nhưng sẽ đòi hỏi những đột phá chính trị theo đúng nghĩa của
nó. Giống như cũng sẽ đối với sự làm sâu đậm thêm các liên minh chiến
lược của Việt Nam trong khu vực và xa hơn nữa. Sự cam kết những cải cách
thể chế từ lâu được mong đợi và sự cải thiện nhân quyền tại Việt Nam
thì sẽ là hữu ích trong những mối liên quan này. Tuy nhiên, nơi nào có
thể được, thì những cuộc đàm phán với Bắc Kinh phải tiếp tục.
Những mối quan hệ giữa Trung Quốc và
Việt Nam có là rồi và sẽ luôn luôn là phức tạp. Những lịch sử và những
định mệnh của hai quốc gia là được kết gắn một cách chặt chẽ. Sớm hay
muộn thì Hà Nội và Bắc Kinh sẽ cần để tìm một lối ra khỏi những căng
thẳng hiện thời. Liệu chăng sự cân bằng tương lai đó sẽ đạt hay không
thì ít hoặc nhiều một cách hợp lý vẫn còn được nhìn thấy.
Về mặt kinh tế, thì những mối quan hệ
giữa Việt Nam và Trung Quốc có tiềm năng đáng kể. Những mối quan hệ giữa
các quốc gia nên là toàn diện và đôi bên có lợi. Người ta có thể tưởng
tượng những sự sắp xếp khác nhau, mà theo đó việc phát triển chung của
những nguồn tài nguyên có thể diễn ra. Nhưng những thỏa thuận như thế sẽ
chỉ có thể tượng hình dưới một tập hợp những nguyên tắc được đồng ý bởi
tất cả các bên. Thách thức bây giờ – cho Hà Nội và khu vực – là sự chú
hướng tới một kẻ láng giềng có hành vi hung hăng đang đe dọa toàn thể
cộng đồng. Trong bối cảnh này thì các bên phải thuyết phục Bắc Kinh nhận
ra rằng tình láng giềng tốt là trong lợi ích riêng của chính mình.
Nguồn: http://cogitasia.com/toward-a-way-out-in-china-vietnam-tensions-in-the-south-china-sea/
0 Nhận xét