Cập nhật: Câu hỏi do TMSS nêu ra đã được trả lời bởi facebooker Loi Phan như sau:
"Sau trận lũ năm 2002 ở Đức, Thành Phố Dresden bị thiệt hại nặng nề. Thành Phố, Tiểu Bang Sachsen và CHLB Đức đã quyết tâm bỏ ra rất nhiều tiền làm những công trình phòng chống những thiệt hại sẽ lặp lại trong tương lai. Những trận lũ sau đó không gây thiệt hại cho Thành Phố nữa.
Sau đó có nhiều phái đoàn quốc tế sang đây học tập kinh nghiệm.
Việt Nam có cử hai phái đoàn đến đây.
Chẳng hiếu sao, họ không mang được kinh nghiệm gì về Việt Nam mà lại để có những dự án điên rồ này diễn ra ở Việt Nam.
Phải nói dự án lấp sông Đồng Nai ở vị trí đó là hành động giết người ở phía hữu ngạn. Lẽ ra người dân bên đó phải có cơ hội để tham gia ý kiến vào dự án này.
Khi rừng đầu nguồn bị phá, khí hậu trên địa cầu lại thay đổi bất lợi. Chỉ cần một trận lụt lớn thì nước sông Đồng Nai sẽ cuốn sạch khu hữu ngạn, nơi đối diện với công trình."
Sự nhẫn tâm của chính quyền và sự vô tâm của chúng ta sẽ tạo ra những cái chết của tương lai. Những cái chết đang chờ chực chúng ta!
TMSS: Mấy bữa rầy đi vắng chẳng theo dõi tin tức được. Từ vụ chặt cây tới vụ lấp sông Đồng Nai, và nay lại cả vụ lấp sông Nậm Na cho thấy giới lãnh đạo không chỉ vô cảm mà còn nhẫn tâm với con người và dân tộc. Ai sẽ trả lời câu hỏi vì sao họ dám đặt cược tương lai và sự sống của người dân Việt lên sợi tóc thế này!?
"Sau trận lũ năm 2002 ở Đức, Thành Phố Dresden bị thiệt hại nặng nề. Thành Phố, Tiểu Bang Sachsen và CHLB Đức đã quyết tâm bỏ ra rất nhiều tiền làm những công trình phòng chống những thiệt hại sẽ lặp lại trong tương lai. Những trận lũ sau đó không gây thiệt hại cho Thành Phố nữa.
Sau đó có nhiều phái đoàn quốc tế sang đây học tập kinh nghiệm.
Việt Nam có cử hai phái đoàn đến đây.
Chẳng hiếu sao, họ không mang được kinh nghiệm gì về Việt Nam mà lại để có những dự án điên rồ này diễn ra ở Việt Nam.
Phải nói dự án lấp sông Đồng Nai ở vị trí đó là hành động giết người ở phía hữu ngạn. Lẽ ra người dân bên đó phải có cơ hội để tham gia ý kiến vào dự án này.
Khi rừng đầu nguồn bị phá, khí hậu trên địa cầu lại thay đổi bất lợi. Chỉ cần một trận lụt lớn thì nước sông Đồng Nai sẽ cuốn sạch khu hữu ngạn, nơi đối diện với công trình."
Sự nhẫn tâm của chính quyền và sự vô tâm của chúng ta sẽ tạo ra những cái chết của tương lai. Những cái chết đang chờ chực chúng ta!
TMSS: Mấy bữa rầy đi vắng chẳng theo dõi tin tức được. Từ vụ chặt cây tới vụ lấp sông Đồng Nai, và nay lại cả vụ lấp sông Nậm Na cho thấy giới lãnh đạo không chỉ vô cảm mà còn nhẫn tâm với con người và dân tộc. Ai sẽ trả lời câu hỏi vì sao họ dám đặt cược tương lai và sự sống của người dân Việt lên sợi tóc thế này!?
Hệ thống sông Đồng Nai - ảnh nguoiduatin.vn |
Công trường lấp sông Đồng Nai - ảnh soha.vn |
-------------------------------------------------------------------------------------------------------------
* Đáy sông bị lấn đến 400 m
Ngày 24.3, UBND tỉnh Đồng Nai đã phát đi thông cáo, trong đó khẳng định dự án cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai không làm thay đổi đáng kể về chế độ thủy lực của dòng chảy đoạn sông, không gây ảnh hưởng xấu đến sự thay đổi dòng chảy và tác động đến các đoạn bờ lân cận.
Tuy nhiên, thay mặt Mạng lưới sông ngòi VN (VRN), PGS-TS Lê Anh
Tuấn khẳng định: Tất cả các cơ sở pháp lý theo thông cáo báo chí tỉnh
Đồng Nai đều có trước luật Tài nguyên nước (sửa đổi) ban hành năm 2012
và luật Bảo vệ môi trường 2014. Các quy hoạch từ 1997, nghiên cứu năm
2008 rất mau lỗi thời trước những thay đổi của tự nhiên và tác động của
con người, nhất là 5 năm gần đây sông Đông Nai thay đổi rất nhiều nên
những khảo sát và tính toán trước đó trở thành lạc hậu, do vậy độ tin
cậy sẽ kém đi.
|
“Các phát biểu cho rằng dự án chỉ lấn ra sông xa nhất có 100 m nên
tác động không đáng kể, theo tôi điều này không đúng. Trên mặt nước lấn
ra 100 m nhưng dưới đáy sông phải lấn ra sông cũng cỡ 400 m thì nền công
trình mới không bị trượt được. Đáy sông bị lấn đến 400 m nghĩa là phần
đáy bị thu hẹp khá nhiều”, ông Tuấn khẳng định.
“Đấy chỉ là ý kiến của tỉnh Đồng Nai”
Trao đổi với Báo Thanh Niên, KTS Ngô Viết Nam Sơn, từng thành công
quy hoạch xây dựng Phố Đông và hai bờ sông Hoàng Phố (Thượng Hải - Trung
Quốc), cho rằng “đấy chỉ là ý kiến của tỉnh Đồng Nai”. Còn chuyện lấp
sông, không thể nói là đúng được vì làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến dòng
sông, người dân. Nếu dự án này chấp thuận thì sau này những dự án khác
cũng làm như vậy có lẽ tất cả các con sông đều bị lấn như vậy thì chết.
“Tôi nghĩ họ đã hiểu rồi nhưng dự án đã tiến hành, tiền đã chi ra rồi
nên họ phải bảo vệ quan điểm của họ. Đọc các bài báo mấy hôm nay người
dân hiểu, nhưng chính quyền cố tình không hiểu. Có lẽ họ không hiểu vì
họ có thế mạnh vì ở vùng kinh tế trọng điểm phía nam, Đồng Nai chỉ sau
TP.HCM”, KTS Sơn nhận xét.
Ông Nguyễn Ngọc Oánh, Chánh văn phòng Liên đoàn Quy hoạch và điều
tra tài nguyên nước miền Nam (Bộ Tài nguyên - Môi trường), nói thẳng:
“Cấp phép cho doanh nghiệp lấp sông làm khu đô thị là sai nguyên tắc,
quá vô lý. Nhà nước không bao giờ cho phép lấp sông, xẻ thịt bờ sông để
làm dự án kinh doanh bất động sản. Thậm chí biển còn không được cho san
lấp bởi nó làm xấu cảnh quan huống gì sông sẽ làm thay đổi dòng chảy.
Cấp phép như vậy là không đúng. Do đó, UBND tỉnh Đồng Nai có trách nhiệm
phải ra quyết định đình chỉ thi công, buộc chủ đầu tư phải trả lại hiện
trạng dự án. Nếu tỉnh làm không được, các bộ ban ngành như Bộ GTVT, Xây
dựng, Tài nguyên - Môi trường phải có ý kiến, đề xuất Thủ tướng can
thiệp yêu cầu tỉnh phải đình chỉ thi công dự án. Những thiệt hại của nhà
đầu tư tỉnh phải đàm phán để đền bù cho họ”.
“Ở VN chưa có tỉnh nào dám cấp phép cho doanh nghiệp làm khu đô thị
trên sông. Thậm chí, nhiều tỉnh thành còn đang phải cải tạo bờ sông để
làm kè, khơi thông dòng chảy, tạo cảnh quan… Sao UBND tỉnh Đồng Nai lại
cấp phép cho doanh nghiệp làm dự án như vậy? Có thể nhà đầu tư đã bắt
tay với UBND tỉnh Đồng Nai để tỉnh cho phép”, ông Oánh đặt vấn đề.
Vẫn ráo riết lấp sông
Chiều ngày 24.3, theo quan sát của PV Báo Thanh Niên,
đại công trình lấp sông Đồng Nai vẫn hoạt động nhộn nhịp một cách khẩn
trương. Trước cổng ra vào công trình, cửa lớn luôn được đóng kín, chỉ mở
1 cánh nhỏ phía bên trái nơi có 2 bảo vệ canh gác thường xuyên. Phía
bên trong, hướng từ trạm bơm của Công ty cấp nước Đồng Nai lên hướng cầu
Rạch Cát, 2 chiếc máy xúc cùng cả chục nhân viên hì hục di chuyển từng
tảng đá to, che chắn bờ kè dưới cái nắng gay gắt (ảnh). Cạnh đó, nhiều
xe lu lèn qua lại để thi công con đường sát bờ sông.
Từ trạm bơm về phía Sở GĐ-ĐT tỉnh Đồng Nai cũng có vài
chục nhân viên và máy xúc thi công, nước vẫn được phun tưới tự động để
tránh bụi bặm. Trên sông, còn có một chiếc xà lan chở đá cập sát vào bờ
để cho những chiếc máy xúc cạp đá lên bờ.
Tin, ảnh: Lê Lâm
|
“Nhiệt tình nhưng cung cấp tài liệu không đủ”
PGS-TS Lê Mạnh Hùng (ảnh), Phó tổng cục trưởng Tổng cục
Thủy lợi (Bộ NN-PTNT) nói với Thanh Niên như vậy sau hai ngày đi tìm
hiểu thực tế hiện trường.
Xin ông cho biết những ghi nhận ban đầu sau hai ngày làm việc thực tế tại tỉnh Đồng Nai?
Chúng tôi xuống kiểm tra là muốn xem một số cơ sở pháp
lý và cơ sở khoa học việc mà người ta (tỉnh Đồng Nai - PV) làm nhưng
thực tế là mình chưa tiếp cận được những nội dung của những việc đó. Còn
bằng mắt thường thì tôi thấy họ đã lấn ra dòng sông đúng như báo chí đã
nêu. Lấn một con sông ảnh hưởng đến rất nhiều nơi và nhiều vấn đề, đặc
biệt là phía hạ lưu, ảnh hưởng đến thoát lũ, đến chất lượng nước, đến sự
ổn định lòng sông, bồi lắng không còn theo quy luật như cũ nữa...
Đó là lý do, khi thực hiện các dự án phải tuân thủ các
luật liên quan và phải có cơ sở khoa học. Cụ thể là luật Tài nguyên
nước. Dự án phải xin phép và được sự đồng thuận của Ủy ban Lưu vực sông
về những vấn đề như đã nêu trên. Thứ hai là luật Phòng chống thiên tai,
thì phải xem khả năng thoát lũ như thế nào? Vấn đề sạt lở, bồi lắng ra
sao? Phải đề cập đến và xin phép các cơ quan chuyên ngành. Người ta sẽ
chỉ cho mình rất nhiều điều cần phải làm và chỉ cho các cơ quan, chuyên
gia có am hiểu về vấn đề đó để tạo cơ sở khoa học cho đầy đủ. Nhưng mà,
khi lên thì cũng chưa tiếp cận được nhiều về vấn đề như tôi mong muốn.
Với tư cách là Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thủy
lợi thì khi đến Đồng Nai ông đã làm việc với cơ quan nào? Và họ đã đưa
ra những lý do gì để chưa hỗ trợ ông tiếp cận những tài liệu đó?
Đơn vị tiếp là Sở NN-PTNT của tỉnh. Nói chung là họ
tiếp tôi rất nhiệt tình thôi chứ không có gì. Họ chỉ đưa ra một số tính
toán rồi các quyết định nhưng cái đó chưa đủ cơ sở pháp lý và cũng chưa
đầy đủ cơ sở khoa học cho chuyện đó (dự án - PV). Vì thế nên tôi cũng
không biết rõ là cái dự án đó có đủ các cơ sở pháp lý và khoa học chưa,
nhưng Sở NN-PTNT được giao nhiệm vụ đánh giá tác động môi trường thì
cũng đã mời cơ quan khoa học thực hiện. Còn khi duyệt, các cơ quan thẩm
định thì chưa đảm bảo lắm, cần phải xem lại.
Ngày 23.3, VRN có ra thông cáo báo chí bày tỏ sự
“quan ngại sâu sắc” và đề nghị tỉnh Đồng Nai “tạm dừng dự án”. Ngày
24.3, tỉnh Đồng Nai ra thông cáo phản hồi cho rằng dự án “làm đúng quy
trình, không làm thay đổi đáng kể dòng chảy và các đoạn sông lân cận”.
Ông có nhận định như thế nào về 2 bản thông cáo báo chí này?
Tôi có biết sơ sơ về hai vấn đề đấy, nhưng trước hết
tỉnh Đồng Nai nói như vậy thì phải kiểm tra các cơ sở pháp lý của họ. Ví
dụ như đối với luật Xây dựng cơ bản khi thực hiện một công trình nào đó
thì trên tinh thần phải đảm bảo có trong quy hoạch rồi, nhưng nếu lỡ
không có thì sao? Hoặc hành lang thoát lũ phải như thế nào? Một con sông
như sông Hồng hay bất cứ con sông nào đấy, làm gì cũng phải để lại cho
nó một cái hành lang. Còn ở đây không để mà lấn thì nó đã không đúng
rồi. Tôi nghĩ vấn đề là phải có đủ tài liệu.
Chí Nhân (thực hiện)
|
Đình Sơn - Chí Nhân
0 Nhận xét