VẪN TÍT MÙ LẮM...
Mới sáng hôm nọ, một tiến sĩ y
khoa trả lời phỏng vấn trong chương trình chào buổi sáng trên VTV1, đã cắm đầu
vào giấy miên man đọc “phao” ghi sẵn những điều vô cùng đơn giản khiến rất nhiều
người nghi ngờ cái bằng tiến sĩ. Suốt mấy ngày hôm nay chuyện này trở thành đề
tài HOT trên mạng. Và cũng nhiều ý kiến lại quy về giáo dục.
Lỗi
tất cả không phải từ giáo dục, nhưng ngành giáo dục không thể vô can khi năm
nào cũng loay hoay đổi mới mà rồi cũng vẫn cứ… tít mù…
----------
Em bé bên chiếc đèn cù tít mù vòn quanh- ảnh web Trẻ thơ |
Cuối
cùng thì cho đến giờ, chuyện học, chuyện thi ở nước ta vẫn rất… tù mù, dù hôm rồi
thủ tướng vừa trực tiếp chủ trì một hội nghị lớn về giáo dục và có những chỉ đạo
rất cụ thể.
Hôm
qua Bộ giáo dục lại có một cuộc họp bàn về thi và… không cho báo chí dự. Chắc tại
lâu nay báo chí làm phiền ngành nhiều quá. Và sáng nay, báo chí đồng loạt đưa
tin: Bộ không bỏ khối thi, tức vẫn giữ khối thi, có điều sẽ phân ra làm 2 khu vực
thi tốt nghiệp: Thi có thi đại học và thi không thi đại học.
Và
lại cãi nhau: Thế thì việc gì phải tập trung khu vực, cứ cho các cháu thi tại
trường? Hoặc cái đứa nó thi khu vực không thi đại học, nhưng sang năm nó lại
thi đại học thì sao?
Cả
ngành giáo dục, cả xã hội suốt mấy chục năm nay đều xắn tay vào lo cho giáo dục,
cứ vừa lo vừa làm, càng lo thì lại càng… lo.
Mục
đích cuối cùng của tất cả những thay đổi, cải cách, cải tiến… vân vân là để tạo
thuận lợi cho học sinh trong việc học và thi, để học thực chất và thi đúng chất
lượng, để giảm bớt những phiền toái của xã hội. Nhưng có vẻ như cái mục đích này vẫn còn đang… phấn đấu.
Chuyện thi, cuối
cùng là để đánh giá đúng thực lực của học sinh. Không đạt được điều này thì có
lẽ không cần thi nữa. Và thi cũng không phải là đánh đố, nó phải là lẽ đương
nhiên, học thì phải thi, đơn giản thế thôi. Chứ như hiện nay, nó trở thành một
cuộc vượt vũ môn, không chỉ dành cho học sinh, mà cả phụ huynh, giáo viên, cả
xã hội.
Rất nhiều người
sau khi nghe bộ trưởng giáo dục trình bày phương án thi thì… hoang mang. Hoang
mang bởi nghe mãi cũng không hiểu ra làm sao. Và học sinh thì càng hoang mang tợn.
Mỗi năm mỗi cách, các cháu vừa học vừa… ngóng. Trong khi đó, cái sự học và thi ở
ta nó như lươn chui ống, theo kiểu “buộc phải thế” chứ không phải trang bị kiến
thức cơ bản rồi từ kiến thức mà ứng dụng vào bài thi, tức là vào đời sống. Có
người cho rằng cách dạy cách thi của
chúng ta là học đối phó và thi cũng đối phó. Và đã đối phó thì nó là gạo, là vẹt,
là phao, là lệch, là hổng…
Một vấn đề rất lớn liên quan đến
việc học và thi, là hướng sử dụng nhân lực. Hiện nay chúng ta đánh giá nhân lực
qua bằng cấp, và đây mới là nguyên nhân chính khiến gánh nặng oằn lên vai bằng
cấp, bằng mọi giá phải có bằng cấp, bằng cấp trở thành hàng hóa, thành phương
tiện kiếm tiền, nên việc thi cử trở thành… chợ.
Mới
sáng hôm nọ, một tiến sĩ y khoa trả lời phỏng vấn trong chương trình
chào buổi
sáng trên VTV1, đã cắm đầu vào giấy miên man đọc “phao” ghi sẵn những
điều vô
cùng đơn giản khiến rất nhiều người nghi ngờ cái bằng tiến sĩ. Suốt mấy
ngày sau chuyện này trở thành đề tài HOT trên mạng. Và cũng nhiều ý kiến
lại quy
về giáo dục.
Lỗi
tất cả không phải từ giáo dục, nhưng ngành giáo dục không thể vô can khi năm
nào cũng loay hoay đổi mới mà rồi cũng vẫn cứ… tít mù…
0 Nhận xét