Mối liên hệ giữa sự thật, sự trung thực và đa nguyên
Ls Hà Huy Sơn
Sự thật là cái vốn có, khách quan của vật chất và
các hiện tượng xã hội. Sự thật giúp cho con người nhận thức được bản
chất của sự vật và xã hội.
Trung thực là không giả dối. Trung thực là sự thống
nhất giữa hành vi với động cơ, mục đích của một cá nhân hoặc một tổ
chức. Trung thực giúp cho bên ngoài có thể qua hành vi mà nhận ra động
cơ, mục đích của một cá nhân hoặc một tổ chức.
Đa nguyên theo nghĩa tổng quát là sự xác nhận và chấp nhận tính đa dạng. Khái niệm này thường được dùng theo nhiều cách khác nhau trong nhiều vấn đề khác nhau. Trong chính trị,
sự xác nhận tính phong phú về các mối quan tâm và niềm tin của toàn thể
công dân là một trong số các đặc tính quan trọng của nền dân chủ hiện đại. Trong khoa học,
khái niệm này thường miêu tả quan điểm cho rằng có vài, không phải duy
nhất, phương pháp, lí thuyết hay quan điểm là hợp lí hoặc đáng tin cậy.
Thái độ này được cho là một yếu tố quan trọng cho tiến bộ khoa học.
Thuật ngữ đa nguyên cũng được dùng với một số nghĩa khác trong ngữ cảnh tôn giáo và triết học (Bách khoa toàn thư mởWikipedia).
Các khái niệm trên có thể là không hoàn thiện, ở đây tôi không mục đích bàn đến sự hoàn chỉnh của các khái niệm đó.
Muốn xây dựng một xã hội phát triển và văn minh thì phải tuân theo
các quy luật khách quan của tự nhiên và xã hội. Đi ngược lại quy luật
khách quan không gì khác chính là phản động. Không có sự thật, không có
sự trung thực thì không có các khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Sự
thật, sự trung thực chỉ tồn tại trong một xã hội đa nguyên. Trong một xã
hội độc đoán, sự trung thực không có chỗ để tồn tại. Độc đoán là nguồn
gốc của lạc hậu, là nguồn gốc của tội ác.
Đa đảng là một phạm trù của đa nguyên. Ngược lại đa đảng là yếu tố
bảo đảm, yếu tố không thể thiếu để đa nguyên tồn tại, không có đa đảng
thì không có đa nguyên. Không có đa nguyên thì không có phản biện xã
hội. Muốn xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ thì không có con đường
nào khác là phải thừa nhận sự đa nguyên – chân lý giản đơn. Mọi hành vi
phủ nhận, bất chấp chân lý giản đơn chỉ là lừa dối, phản động.
Hà Nội, ngày 17/09/2014
H.H.S
0 Nhận xét