Tính Luân Lý Của Việc Tạo Sinh, Chương I, Phần Mở Đầu: Dữ Kiện Về Các Vấn Đề Tạo Sinh
Chương I: Phần Mở Ðầu
I. Dữ Kiện Về Các Vấn Ðề Tạo Sinh
1. Dữ kiện
Phương
pháp thụ tinh nhân tạo đã có từ năm 1776 do tu sĩ Lazzaro Spallanzani
(1729 – 1799) áp dụng cho thú vật và đã thành công mỹ mãn. Thế kỷ 19 và
20 đã áp dụng rộng rãi phương pháp thụ tinh nhân tạo. Ngày nay, ở Mỹ có
95% súc vật được thụ tinh nhân tạo. Nhưng, công nghệ sinh sản chỉ thực
sự bắt đầu phát triển từ năm 1950 khi khoa học thành công trong việc làm
đông lạnh tinh dịch bò đực ở 79oC để thụ tinh với bò cái. Rồi đến ngày
26.7.1978, tại Anh Quốc, khoa học tiếp tục thành công khi cho ra đời đứa
bé đầu tiên của thế giới mang tên Louise Brown từ phương pháp thụ tinh
trong ống nghiệm. Tới năm 1990 đã có tới 15.000 trẻ được sinh ra theo
phương pháp này.
Tại
Việt nam, ngày 19.8.1997, Bộ Y tế Việt Nam đã có quyết định chính thức
cho phép bệnh viện Phụ Sản Từ Dũ, phối hợp với bệnh viện Archet 2 ở Nice
– Pháp, thực hiện công nghệ thụ tinh trong ống nghiệm cho những cặp vợ
chồng hiếm muộn. Lúc bấy giờ, tuy có hàng ngàn người gởi thư đến bệnh
viện Phụ sản với sự mong mỏi có được một đứa con, nhưng Bệnh viện chỉ
mới bước đầu nhận khoảng 100 cặp vợ chồng để theo dõi và áp dụng kỹ
thuật thụ tinh trong ống nghiệm. Và 20 năm sau khi đứa bé Louise Brown
sinh ra, thì tại Bệnh viện Từ Dũ, Sài-gòn, ngày 30.4.1998, ba em bé đầu
tiên cũng đã chào đời theo phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm. Tính
đến tháng 11.2001, tại Bệnh viện Phụ sản Từ Dũ đã có 414 em bé được sinh
ra theo phương pháp này.
Nhưng,
năm 1997 là một có�t mốc mà nghành y-sinh học đã gây chấn động và làm
bàng hoàng cả thế giới qua một bản tin, đó là vào ngày 24.12.1997, tiến
sĩ Ian Wilmut của Viện Nghiên Cứu Khoa Học Roslin thuộc Ai-len, công bố
trên tờ báo Nature một bản tin dật gân: Một con cừu bảy tháng tuổi có cơ
cấu sinh học giống hệt một con cừu khác, đã được tạo ra và nuôi dưỡng
bằng phương pháp sinh sản vô tính (Cloning).
Phương pháp mà các khoa học gia đã thực hiện tạo sinh vô tính được tiến hành qua 5 giai đoạn:
1. Lấy tế bào từ tuyến vú của một con cừu cái có tên là Finn Dorset để nuôi sống trong một ống nghiệm.
2.
Lấy trứng của một con cừu cái khác có tên là Blackface, rút bỏ nhiễm
sắc thể di truyền (AND) để biến cái trứng đó thành một trứng trống rỗng.
3. Bằng xung điện kết hợp tế bào của Finn Dorset và trứng rỗng của Blackface để thành một phôi thai.
4. Cấy phôi thai này vào tử cung của một con cừu cái thứ ba.
5. Con cừu cái này mang thai và đẻ ra một con cừu con giống hệt cừu mẹ Finn Dorset.
Con
cừu con được tạo sinh ra bằng phương pháp sinh sản vô tính có tên là
Dolly, đúng là tên của cô ca sĩ nhạc đồng quê của Mỹ, Dolly Parton. Tiến
sĩ Wilmut cho biết trong 23 năm, với 277 lần thí nghiệm, ông đã tạo
được 29 phôi sống được hơn sáu ngày rồi bị chết. Duy nhất có con cừu
Dolly được sinh ra. Ông nói rằng nếu pháp luật cho phép, bằng bất cứ tế
bào nào của cơ thể con người như từ máu, da, thịt, phèo, phổi, tim, gan…
phương pháp sinh sản vô tính có thể tạo ra những con người như bản sao
của chính mình, và có khả năng tạo ra hàng loạt theo ý muốn. Những tế
bào còn tốt của những xác ướp có thể được nhân bản và làm tái xuất hiện
những vua chúa tiền nhân.
Tiếp
theo, điều đáng chú ý nhất là ngày 25.11.2001, một công ty tư nhân, gọi
là Advanced Cell Technology có trụ sở ở tiểu bang Massachusetts – Hoa
Kỳ, tuyên bố trên truyền hình là họ mới thực hiện phương pháp sinh sản
vô tính một phôi người đầu tiên (the first human embryo). Ðiều này đã
gây một chấn động trên thế giới, gồm cả đời lẫn đạo. Ngay lập tức, Tòa
Thánh Vatican, và Ðức Thánh Cha Gio-an Phao-lô II đã lên tiếng chỉ trích
và cảnh báo việc làm thiếu tính cách đạo đức của công ty nói trên. Tất
cả các sứ điệp trên được ghi lại đầy đủ trong bản tin của Zenith News,
phát hành hôm 26.11.2001 – số ZE01112602 và ZE01112606.
2. Những phản ứng của thế giới
Khi
con cừu ra đời bằng phương pháp vô tính, thế giới đã có những phản ứng
khi lo ngại người ta sẽ áp dụng phương pháp sinh sản vô tính cho con
người. Ngày 11.3.1997, Hội Ðồng Âu Châu đề nghị các Bộ trưởng Ngoại Giao
trong khối sớm đưa ra văn bản cấm sinh sản vô tính. Văn bản này là phụ
bản kèm theo Công Ước Âu Châu về quyền con người sinh-y-học và được ký
chính thức ngày 4.4.1997 tại Tây Ban Nha.
Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO lên án và xem xét lại vấn đề này vào ngày 25.4.1997 nhân dịp họp tại Genève.
Trong
tờ Nouvel Observateur ra ngày 12.3.1997, Giáo sư Jean Fz. Mattei là nhà
di truyền học thuộc Ủy Ban Ðạo Ðức của Pháp đã phát biểu rằng: “Ðiều kỳ
diệu là một khi người ta càng đi sâu vào lãnh vực nguyên tử, sinh học,
di truyền học của loài người, thì lại càng sáng tỏ hơn một chân lý rằng
con người không phải là một hệ thống máy móc. Khi người ta thay đổi một
quả tim, một đôi mắt, bộ ngực,… thì vẫn không đụng chạm đến nhân tính.
Nhân tính kỹ thuật không thể dập tắt, thay đổi hay nhân ra hàng loạt
được. Nhân loại là cái gì còn lại sau khi đã loại bỏ hết những gì thấy
được, thay đổi được”
Trả
lời câu hỏi: “Vì đâu con người sợ hãi những bản sao?”, giáo sư Mattei
nói: “Tôi nghĩ rằng không thể cấm đoán một kỹ thuật như vậy. Các bộ luật
làm ra vì mục đích lâu dài, còn kỹ thuật thì phát triển không ngừng.
Cho ra đời các điều luật chỉ để chữa cháy thì không cần thiết. Ðiều cần
làm ngay là ngăn chặn những nguy cơ lạm dụng công nghệ. Nhân bản ra hàng
loạt hoàn toàn trái với quan niệm của tôi và vấn đề nhân cách”. Hãng
tin CNN đã thăm dò ý kiến trong số 1005 người thì chỉ có 7% đồng ý cho
áp dụng sinh sản vô tính cho con người; 91% không đồng ý; 19% cho rằng
phương pháp này không trái ý Chúa; 74% cho là trái ý Chúa.
Tờ
Time, số phát hành ngày 19.2.2001 nói rằng hiện nay, ý kiến chung ở Hoa
kỳ không tán thành việc phát triển dòng vô tính. Mới đây, một cuộc
trưng cầu dân ý cho thấy rằng 90% những người trả lời cho rằng phát
triển dòng vô tính là một ý kiến sai lầm. Theo thông tấn AFP, ngày
12.3.1997 đã xảy ra cuộc tranh cãi về việc sinh trai hay gái theo ý
muốn, do bác sĩ Rainsbusy chủ trương, bảo đảm 100% với giá cả 16.000
USD. Người ta đã lên án bác sĩ này là hạng người vô đạo đức, hạng người
đốt nhà thờ, làm mất sự quân bình phái tính và cướp quyền của Ðấng Tạo
Hoá.
Tờ
New York Times cũng nghiên cứu vấn đề này trong số ra ngày 25.3.2001 và
theo bác sĩ Brigid Hogan, một giáo sư về sinh học tế bào thuộc Trung
Tâm Y Khoa Ðại Học Vanderbilt ở Nashville, bang Tennessee và là một điều
tra viên của Viện Y tế Howard Hughes thuộc Hoa Kỳ, thì “đứng về phương
diện đạo đức học, chúng ta không thể nào bênh vực được cho phát triển
dòng vô tính con người trong hoàn cảnh hiện nay.”
Tờ
Guardian tường thuật hôm 29.3.2001 rằng một khoa học gia khác, ông Ivan
Wilmut, nhân vật hậu thuẫn cho cuộc phát sinh con cừu Dolly bằng dòng
vô tính, đã lên án việc áp dụng dòng vô tính trên con người vì tỷ số
thất bại rất cao khi áp dụng trên súc vật. Ông Wilmut nói: “Thật là vô
cùng thô bạo đối với các bà mẹ và con của họ”. Trong một bài đăng trên
tập san Science ở Hoa-kỳ, Ông Welmut tố cáo dự định ứng dụng phát triển
dòng vô tính trên con người của những chuyên gia về hiếm muộn Ý là
Antinori và Hoa-kỳ là Zavos. Ông Wilmut cảnh cáo rằng, bốn năm thử
nghiệm trên súc vật đã cho thấy kỹ thuật phát triển dòng vô tính còn có
nhiều thiếu sót gây nên một số sẩy thai và tật bẩm sinh khổng lồ và
không có lý do nào để tin rằng hậu quả của phát triển dòng vô tính trên
con người sẽ khá hơn.
Ông
Daniel Callahan, sáng lập viên Trung Tâm Sinh Ðạo Ðức Học đầu tiên ở
New York vào thập niên 1960, đã khuyến cáo: “Mọi kỹ thuật can thiệp vào
vi tử đều liên hệ đến luân lý đạo đức. Việc sản sinh vô tính tế bào gốc
lấy từ bào thai xem như là quả bom nguyên tử… Vì thế, nghiên cứu trong
vòng luân lý đạo đức đáng được kính trọng. Nhưng, những cuộc nghiên cứu
tìm cách tránh né khía cánh đạo đức luân lý, hứa suông những điều tốt
đẹp, thì không đáng cho chúng ta kính trọng. Mọi nghiên cứu về con người
dù là ở giai đoạn nào, bào thai, sơ sinh hay người lớn, bắt buộc chúng
ta phải xem xét và đối xử con người như một nhân vị, tôn trọng phẩm giá
và nhân quyền của nó”
Tại
nước Ðức, ngày 30.11.2001, nhiều đại diện chính phủ Ðức đã lên tiếng
phản đối việc thử nghiệm tạo phôi thai người bằng nhân bản vô tính của
Viện Công Nghệ Sinh Học ACT của Mỹ, đứng đầu là bà Edelgard Bulmahn, Bộ
trưởng bộ nghiên cứu liên bang Ðức. Hiện nay, ở Ðức đã có đạo luật cấm
tất cả các hình thức nhân bản tế bào phôi, kể cả việc nhập các tế bào
phôi thai phục vụ y học và nghiên cứu khoa học.
Tại
Ca-na-đa, ngày 4.2.2002, Viện nghiên cứu y tế Ca-na-đa đã công bố những
qui định mới cấm nhân bản vô tính phôi người. Qui định mới cũng cấm các
nhà khoa học Ca-na-đa nhân bản phôi người hoặc tạo ra các phôi trong
phòng thí nghiệm với mục đích nghiên cứu. Tuy nhiên, qui định mới lại
cho phép sử dụng những tế bào phôi người đã có sẵn và những phôi bị loại
bỏ để nghiên cứu tế bào mầm, nhưng với điều kiện là phải được sự đồng ý
của cha mẹ phôi thai.
Việc
tổng thống Mỹ, George W. Bush, bằng lòng thỏa thuận cho phép sử dụng
ngân quỹ liên bang để tài trợ cho việc nghiên cứu hơn 60 kiểu tế bào gốc
khác nhau đã được thâu hoạch từ các phôi (embryos), do phương pháp thụ
tinh trong ống nghiệm (IVF). Mục đích nguyên thủy của các chuyên gia khi
tạo nên các phôi này, là nhằm để cấy cho các cặp vợ chồng hiếm muộn
muốn có con, nhưng vì còn số phôi sản xuất quá nhiều nên đã trở thành
thặng dư, và đã được đông lạnh trong một thời gian lâu dài, do đó đã
được các chuyên gia nơi phòng thí nghiệm quyết định sử dụng để lấy các
tế bào gốc, thuộc nhiều loại khác nhau. Nhưng quyết định của tổng thống
Bush đã gây nên một sự bất bình trầm trọng giữa Giáo Hội Công Giáo Hoa
Kỳ và Vị Nguyên thủ quốc gia, được các cử tri Công Giáo phần đông ủng hộ
trước đi đắc cử. Ðại diện cho Giáo Hội Công Giáo Hoa Kỳ, Ðức giám mục
Joseph Fiorenza, thuộc Tổng Giáo Phận Galveston-Houston, Chủ tịch Hội
Ðồng Giám Mục Hoa Kỳ, đã phát biểu như sau:
“Lần
đầu tiên trong lịch sử của đất nước Hoa Kỳ, chính phủ liên bang đồng ý
ủng hộ việc nghiên cứu, mà hệ quả của nó là việc hủy diệt những con
người vô phương kháng cự, nhằm mục đích đem lại lợi ích cho kẻ khác.
Quyết định này cho phép các công ty, các dịch vụ nghiên cứu tư nhân tại
quốc gia của chúng ta, gia tăng phát triển sự bất kính đối với sự sống
con người. Cho nên, chúng tôi cầu nguyện và hy vọng rằng tổng thống Bush
sẽ trở về lại với nguyên tắc chính trực, nhằm chống lại những cách thức
hành xử coi sự sống con người không hơn gì những vật thể, có thể được
tận dụng cho các mục đích nghiên cứu và sau đó thì bị hủy diệt”.
Tại
Nước Anh, ngày 20.6.2001, Hội Khoa Học Hoàng Gia Anh Quốc đã đưa ra lời
kêu gọi rằng chỉ có sách lược bãi bỏ hoàn toàn dòng sinh vô tính
(cloning) trên khắp thế giới mới ngăn cản được việc tạo sinh ra trẻ em
theo dòng vô tính mà thôi. Dựa vào những thí nghiệm được trình bày cho
Ủy Ban Thượng Viện Quý Tộc House Of Lords về nghiên cứu tế bào, Hội
Hoàng Gia nói rằng: “Cần có sự bài trừ cấm cản trên bình diện quốc tế
mới là cách giảm thiểu cơ hội cho những cuộc thí nghiệm tạo sinh dòng vô
tính tại các quốc gia khác”.Tuy nhiên, Hội Hoàng Gia cũng nói trong bản
tường trình rằng việc cấm đoán này dành đặc quyền miễn trừ cho phép thí
nghiệm nghiên cứu trị liệu gọi là “therapeutic cloning”, có nghĩa là
tạo sinh dòng vô tính những phôi thai, rồi giết đi trước khi phôi thai
hoàn toàn phát triển, nhằm lấy tế bào gốc đó dùng cho việc trị liệu thay
bộ phận. Về điểm này, các tổ chức phò sự sống như các nhóm Công Giáo
cũng kịch liệt lên án và chống đối.
Giáo
sư Richard Gardner, là người đứng đầu Hội Hoàng Gia Royal Society soạn
bản tường trình nêu trên, nói rằng: “Kinh nghiệm của chúng tôi với loài
vật cho thấy hiện rõ ràng có nguy cơ trầm trọng tạo nên những cá nhân
tàn tật bất toàn nếu có ai đó muốn cấy bào thai dòng sinh vô tính vào
trong lòng bà mẹ cho phát triển”. Và ông còn cảnh cáo rằng: “Tiến trình
thụ thai theo dòng sinh vô tính thì thực là niềm mong đợi không thực tế
chút nào… Thành quả của tạo sinh vô tính không bao giờ có thể thay thế
con người được cưu mang trong tình yêu tự nhiên được cả”. Bác sĩ nói
thêm: “Ðang khi tạo vật do dòng sinh vô tính về thể lý có thể rất giống
với bản mẫu, thế nhưng hai đương sự này sẽ khác biệt ít nhất là không
như hai người sinh đôi đồng dạng, trên bình diện cá nhân và những đặc
tính về tâm thần”
Cũng
tại Anh Quốc, ngày 22.11.2001, Bộ trưởng Y tế Anh, Alan Milburn, đã
công bố dự luật mang tên “Ðạo luật sinh sản vô tính người, cấm việc cấy
ghép vào cơ thể người phụ nữ những tế bào phôi được tạo bởi các phương
pháp ngoài thụ tinh. Người nào vi phạm có thể chịu mức án cao nhất tới
10 năm tù giam”.
Mục
sư Tin Lành Allen Verhey quan ngại rằng rồi ra cha mẹ có cảm giác con
cái họ là những sản phẩm được chế tạo ra như hàng hoá. Quan hệ cha mẹ và
con cái sẽ mất đi tính thiêng liêng.
Học
giả Donald Lopez Phật Giáo đặt ra nghi vấn về ảnh hưởng của sinh sản vô
tính trong tương quan với thuyết luân hồi. Bởi vì, con người kiếp trước
và con người kiếp sau giống hệt nhau thì hết đầu thai và thưởng phạt
của Thượng Ðế ra sao?
Học
giả Sachedia, Hồi Giáo, lo ngại về sự sinh sản này tách rời khỏi quan
hệ giới tính thì không cần hôn nhân nữa mà vẫn có cho ra đời hàng loạt
người giống nhau như đúc.
Phó Tế Nguyễn Văn Tâm, DCCT
0 Nhận xét