TMSS: Đây là hành động ăn cắp nước và bán nước! Lấy đi kế sinh nhai và gây ra sự bất an cho con người cũng chính là cướp đi quyền sống và bảo vệ sự sống của người dân! Hỡi những người làm đúng quy trình hãy nghe tiếng lương tâm mình một lần đi!
-----------
Thủy điện xả nước sau bão, dân hứng lũ đúng quy trình?
Thái An
Ảnh: TTXVA |
Ngày 18/9, lần thứ 2, Thủy điện Bắc Hà (Lào Cai) quyết định xả lũ khiến lũ dâng cao, gây thiệt hại nặng nề cho vùng hạ du
Thủy điện lại xả lũ, lũ đổ đầu dân
Một số xã dọc sông Chảy của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, chỉ sau vài
giờ xả lũ, mực nước sông Chảy lên nhanh vượt báo động 3. Nhiều hộ dân ở
xã Tân Dương và Xuân Hòa huyện Bảo Yên phải sơ tán do nước ngập.
Theo thống kê ban đầu, đã có gần 90 hecta lúa, hoa màu ở các xã dọc
sông Chảy trên địa phận huyện Bảo Yên bị ngập úng, trong đó có trên 56
hecta lúa đang trong giai đoạn trổ bông, phơi màu.
Hầu hết các tuyến đường huyết mạch vào trung tâm xã Long Phúc, Việt
Tiến, giao thông bị ách tắc, nước ngập trên 1m, học sinh không thể đến
trường.
Thực tế, dù nhiều lần khẳng định quy trình xả lũ được xây dựng với
các khâu nghiên cứu kỹ càng, song không ít lần người dân dạ du đã bị
thủy điện xả lũ lên đầu.
Trước đó, do ảnh hưởng của cơn hoàn lưu bão số 2, Thủy điện Bắc Hà
(Lào Cai) cũng quyết định xả lũ từ 7h sáng với lưu lượng xả lũ qua đập
tràn là 1.700m3/s. Việc xả lũ đã khiến cho phía hạ lưu càng thêm ngập
lụt.
Ngày 21/7, do ảnh hưởng của hoàn lưu cơn bão số 2, trên địa bàn tỉnh
Lào Cai đã có mưa to trên diện rộng. Do lưu lượng nước về hồ dâng cao
(1.600m3/s), đến 6h30 ngày 21/7, mực nước cao trình của thuỷ điện Bắc Hà
ở mức 180,3m. Để đảm bảo an toàn cho hồ đập, thủy điện Bắc Hà đã quyết
định xả lũ từ 7h sáng.
Tương tự, tại Thái Nguyên, thông tin từ Văn phòng Ban chỉ huy phòng
chống lụt bão tỉnh Thái Nguyên, tính đến 11h trưa 19/9, mưa lũ đã làm 4
người thiệt mạng, trong đó có 1 trẻ em.
Tại huyện Phú Lương, Đại Từ, thành phố Thái Nguyên, nước đã rút,
không còn bị ngập. Mực nước tại hồ Núi Cốc đạt trên báo động cấp 1, hiện
đang xả lũ.
Ông Nguyễn Trường Thành, Phó Chánh văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống
lụt bão tỉnh Thái Nguyên cho biết: Thiệt hại của các hộ dân là rất lớn.
Tỉnh đã yêu cầu kiểm tra đánh giá thiệt hại của các hộ dân cũng như sản
xuất, sau đó triển khai vệ sinh môi trường…
Tại tỉnh Hà Giang đang có chỉ đạo khẩn trương khắc phục hậu quả do
bão số 3 gây ra, đồng thời lên phương án phòng chống và ứng phó với lũ
quét và sạt lở đất sau bão số 3.
Theo thống kê sơ bộ của Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm
cứu nạn tỉnh Hà Giang, trên địa bàn tỉnh có 3 nhà bị sập hoàn toàn do
bão số 3, hơn 27 nhà tốc mái hoàn toàn, nhiều công trình bị tốc mái, hư
hỏng. Ước tính thiệt hại khoảng 4 tỷ đồng. Đặc biệt, mưa to trong nhiều
giờ đã làm 1 nhà dân sập đè chết 1 cháu bé 8 tuổi tại thôn Tiên Bung, xã
Khâu Vai, huyện Mèo Vạc.
Địa phương đòi kiện, Bộ TNMT bênh thủy điện
Thủy điện xả lũ, lũ chồng lũ dân hạ du hứng đủ.
Mùa lũ thì xã lũ, mua cạn thì tích nước khiến người dân địa phương
thì điêu đứng còn những người xây dựng quy trình vẫn nói là đúng luật.
Trong vụ lúa hè thu vừa qua, hàng ngàn héc- ta lúa từ Quảng Nam-
Quảng Ngãi, Đà Nẵng đến các huyện Tây Nguyên nông dân đứng ngồi không
yên, lúa cháy khô, cây trồng khát nước…
Ngày 10/6, ông Huỳnh Vạn Thắng, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT kiêm Phó
Trưởng ban PCLB&TKCN TP Đà Nẵng cho biết, chuyện thủy điện tích nước
mùa cạn gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất nông nghiệp, đời sống,
sinh hoạt của người dân vùng hạ du vẫn chưa được Bộ TN-MT giải quyết
thỏa đáng.
Ông Thắng cho rằng, Bộ TN-MT đã đặt lợi ích của thủy điện lên hàng
đầu mà bỏ qua lợi ích của hàng trăm, thậm chí hàng ngàn hộ dân vùng hạ
du.
Liên quan tới quy trình xả lũ mùa cạn, đơn vị này trước đó đã có văn
bản đòi kiện Bộ TNMT nếu không sửa đổi dự thảo Quy trình xả nước mùa cạn
liên hồ chứa A Vương, Đăk Mi 4 và Sông Tranh 2.
Theo ông Thắng dự thảo khống chế mức xả nước trong mùa cạn tại thị
trấn Ái Nghĩa (huyện Đại lộc, Quảng Nam) H = 2,53m để làm cơ sở cho vận
hành.
Khi khống chế mực nước tại Ái Nghĩa bằng 2,53m, có nghĩa là gần như
Thủy điện Đăk Mi 4 sẽ không xả trả nước lại cho sông Vu Gia bất chấp hạ
du thiếu nước.
“Đây cũng đồng nghĩa với việc bắt hạ du sông Vu Gia luôn luôn ở trong
trạng thái thiếu nước, cạn kiệt nguồn nước làm ảnh hưởng đến khoảng 1,7
triệu dân vùng phía Bắc Quảng Nam và TP Đà Nẵng”, ông Thắng nói.
Ông Thắng cũng cho biết, sông Vu Gia – Thu Bồn rất giàu nước, tới
10.000m3/người/năm. Đó là nơi được gọi là giàu tài nguyên nước so với
thế giới, tự nhiên thủy điện đến và giờ lại áp dụng cái nguyên tắc kiểu
như ban ơn, trong khi anh đang lấy nước của người ta đi để phát điện nơi
khác. Rồi sau đó bố thí kiểu như sẽ không để cho người ta đến nỗi chết.
Thủy điện xả lũ đúng, dân chết sai quy trình?
Thực tế hàng ngàn héc-ta lúa hè thu chịu cảnh chết cháy, nông dân cắt
lúa điếc cho bò. Trong khi đó, lãnh đạo Bộ Công thương khẳng định, thủy
điện miền Trung không có khả năng chống lũ, lũ xả đầu dân đúng quy
trình…
GS.TS Nguyễn Ngọc Lung bức xúc “Dù Bộ Công thương có bao che cho thủy
điện thì dư luận ai cũng nhìn thấy. Tôi cho rằng, Bộ Công thương cần có
bản lĩnh thừa nhận trách nhiệm trong phê duyệt quy hoạch thủy điện vì
lợi ích của thủy điện nên mới dẫn tới hậu quả như vậy.
GS Lung cho rằng, Bộ Công thương cần phải dũng cảm nhận sai. Tuy
nhiên, Bộ Công thương thay vì nhận lỗi lại loanh quanh phủ nhận, bênh
vực thủy điện, Bộ Công thương phải chịu trách nhiệm, không thể đẩy trách
nhiệm cho người dân.
“Cái này là do Bộ Công thương khi phê duyệt thủy điện chỉ nghĩ tới
lợi ích của một nhóm người, vì quyền lợi của thủy điện mà bất chấp tất
cả mối nguy cho người dân”, GS Nguyễn Ngọc Lung nói.
0 Nhận xét