TMSS: xin hãy cầu nguyện cho dân chúng Liberia. Xin hãy mở rộng tay hỗ trợ cho người dân vùng Phi Châu trong cơn dịch này. Ước gì không có thêm một người nào lây nhiễm và chết vì dịch này.
-----------
c cơ sở y tế của Liberia đều không chịu nổi đợt dịch Ebola này |
Liberia đang đối mặt với ‘đe dọa nghiêm trọng’
đối với sự tồn vong của đất nước trong lúc virus Ebola đang ‘lan
nhanh như cháy rừng’, Bộ trưởng Quốc phòng nước này cho biết.
Ông Browni Samukai phát biểu trước Hội đồng
Bảo an Liên Hiệp Quốc rằng phản ứng của cộng đồng quốc tế
với cuộc khủng hoảng là ‘chưa được quyết liệt’.
Trước đó, Tổ chức Y tế Thế
giới (WHO) đã cảnh báo rằng sẽ có thêm hàng ngàn ca nhiễm mới
ở Liberia, đất nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đợt dịch
Ebola này.
Khoảng 2.288 người đã chết vì Ebola ở các nước Liberia, Guinea và Sierra Leone.
WHO cho biết phân nửa các trường hợp tử vong xảy ra trong vòng ba tuần lễ cho đến ngày 6/9.
Còn ở Nigeria, tám người đã chết trong số tổng số 21 ca nhiễm trong khi ở Senegal cũng đã có một ca nhiễm.
Y tế quá tải
Bộ trưởng Quốc phòng Liberia đã cảnh báo
hôm thứ Ba ngày 9/9 rằng hệ thống y tế yếu kém của nước ông
đã quá tải trước dịch Ebola.
Ông Samukai nói với Hội đồng Bảo an rằng
Liberia thiếu ‘cơ sở hạ tầng, chuyên môn và nguồn lực tài chính
để đối phó hiệu quả với dịch bệnh’.
"Tôi không nghĩ bất cứ ai đó có thể nói vào lúc này rằng phản ứng quốc tế với dịch Ebola là thích đáng."
Samantha Power, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc
“Virus Ebola chết chóc đã khiến đời sống bình thường của đất nước chúng tôi bị ngưng trệ,” ông nói.
Trong một diễn biến khác, hôm 9/9, đặc sứ
của Liên Hiệp Quốc ở Liberia cho biết ít nhất 60 nhân viên y tế
của nước này đã bị nhiễm virus Ebola và phân nửa trong số họ
đã chết.
Bà Karin Landgren cho rằng dịch Ebola đan lan rộng cực nhanh.
Phát biểu trước Hội đồng Bảo an, bà nói
rằng các nhân viên y tế ở Liberia ‘không có trang thiết bị bảo
hộ, không được huấn luyện đầy đủ và không được trả lương tương
xứng’.
“Liberia đang đối mặt với mối đe dọa nghiêm trọng nhất kể từ cuộc nội chiến của họ,” bà Landgren nói
“Tôi không nghĩ bất cứ ai đó có thể nói
vào lúc này rằng phản ứng quốc tế với dịch Ebola là thích
đáng,” bà Samantha Power, Đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc nói.
Không giống những quốc gia Tây Phi khác vốn
cũng có dịch Ebola, nỗ lực ngăn chặn dịch bệnh này ở Liberia
không hiệu quả, WHO cho biết.
Nguyên nhân của tình trạng này vẫn chưa
rõ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng có thể là do tập tục mai
táng của người dân Liberia, vốn có việc chạm vào tử thi và ăn
uống ở gần tử thi.
Liberia cũng thiếu giường bệnh để chữa
trị cho bệnh nhân Ebola, nhất là ở thủ đô Monrovia, và nhiều
người bị đuổi về nhà và họ tiếp tục làm lây lan virus.
WHO đang kêu gọi các cơ quan chống dịch ở Liberia tăng cường nỗ lực ‘gấp ba bốn lần’.
Mỹ cho biết họ sẽ giúp Liên minh châu Phi
triển khai 100 nhân viên y tế châu Phi đến khu vực có dịch và
đóng góp thêm 10 triệu đô la cho quỹ chống dịch.
Trong lúc này, nhân viên y tế người Mỹ thứ
tư nhiễm Ebola đã được đưa đến một bệnh viện ở Atlanta để
được chữa trị. Danh tính của người này chưa được tiết lộ.
Trước đó, hai nhân viên y tế Mỹ khác nhiễm Ebola được điều trị ở bệnh viện này đã bình phục.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Ban ki-moon nói
ông sẽ chủ trì một phiên họp để bàn về phản ứng quốc tế
trước tình hình dịch Ebola bên lề phiên họp của Đại hội đồng
vào tháng này.
0 Nhận xét