Bắt đầu chiếm trung tâm Hong Kong
Lãnh đạo của phong trào đấu tranh dân chủ ở Hong Kong đã tuyên bố phát động một chiến dịch bất tuân dân sự ở quy mô lớn.
Ông
Benny Tai, người đứng đầu phong trào Occupy Central, đã nói chuyện
trước hàng ngàn người tập trung trước trụ sở chính quyền ở trung tâm
Hong Kong.
Việc này diễn ra chỉ một ngày sau khi hơn 60 người biểu tình tiến vào một khu vực cấm và bị bắt giữ.
Học
sinh sinh viên và các nhà hoạt động dân chủ Hong Kong phản đối quyết
định của Bắc Kinh không cho Hong Kong bầu cử dân chủ hoàn toàn vào năm
2017.
‘Dùng sức mạnh trấn áp’
Ông
Tai, người đồng sáng lập của phong trào Occupy Central, đã phát động
chiến dịch phong tỏa khu trung tâm tài chính của Hong Kong trong một
tuyên bố bất ngờ hôm thứ Bảy ngày 27/9.
Lúc đầu, việc này được dự định vào đầu tháng sau.
Cuộc
biểu tình hôm thứ Bảy ngày 27/9 không chỉ có sinh viên mà còn rất nhiều
người khác tham gia, phóng viên BBC ở Hong Kong Juliana Liu cho biết.
Con
số này tăng từ hàng trăm cho đến hàng ngàn trong khi cảnh sát chặn các
con đường xung quanh khu vực và kêu gọi người biểu tình, nhất là thiếu
niên, hãy về nhà, phóng viên Liu nói.
Nhiều người đi biểu tình đã
mặc áo choàng và đeo đồ bảo vệ mắt để phòng trường hợp cảnh sát xịt
tiêu để giải tán đám đông như họ đã làm hôm 26/9.
Khoảng 30 người
đã bị thương trong ngày hôm đó trong khi xô xát tại một điểm biểu tình
quen thuộc ở gần trụ sở chính quyền – nơi đã bị cấm tiếp cận kể từ
tháng Bảy.
Occupy Central nói cảnh sát đã
xịt tiêu mà không cảnh báo và lên án việc sử dụng ‘sức mạnh không cần
thiết’ đối với ‘những người biểu tình ôn hòa’.
Cảnh sát Hong Kong
cho biết họ đã bắt giữ 61 người hôm 26/9, trong đó có lãnh đạo hàng đầu
của phong trào sinh viên là Joshua Wong.
Học sinh sinh viên Hong Kong đã bãi khóa trong tuần này.
Hôm
thứ Năm ngày 25/9, khoảng 2.000 sinh viên đã tổ chức một cuộc biểu
tình vào ban đêm tại tư gia của ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hong
Kong.
Cuộc bãi khóa của sinh viên là bước đầu để Occupy Central phát động một cuộc đại biểu tình vào ngày 1/10.
Hong
Kong được Bắc Kinh cho hưởng quy chế ‘một đất nước, hai chế độ’. Điều
này có nghĩa là người dân Hong Kong có quyền biểu tình.
Hồi tháng
Tám, Bắc Kinh quyết định rằng trong cuộc cử đặc khu trưởng Hong Kong
vào năm 2017, các ứng cử viên phải được một ủy ban đề cử thông qua
trước. Các nhà hoạt động cho rằng điều này không dân chủ.
0 Nhận xét