Trọng Nghĩa
Trong một tuyên bố ngắn gọn vào hôm qua, 11/12/2014, Việt Nam xác nhận là đã yêu cầu Tòa án trọng tài quốc tế chú ý đến « quyền và lợi ích » pháp lý của Việt Nam ở Biển Đông.
Tuy không hẳn là một quyết định kiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc như Philippines đã làm, nhưng quyết định của Việt Nam gián tiếp bác bỏ các luận điểm của Bắc Kinh về Biển Đông.
Tuy không hẳn là một quyết định kiện các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc như Philippines đã làm, nhưng quyết định của Việt Nam gián tiếp bác bỏ các luận điểm của Bắc Kinh về Biển Đông.
Trả lời báo chí vào hôm qua về
lập trường của Việt Nam liên quan đến diễn biến mới trong vụ Philippines
kiện đường lưỡi bò Trung Quốc tại Biển Đông trước Tòa án Trong tài Liên
Hiệp Quốc về Luật Biển, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải
Bình xác nhận rằng Việt Nam đã chính thức bày tỏ quan điểm của mình,
đồng thời yêu cầu Tòa Trọng tài quan tâm đến quyền lợi của Việt Nam tại
Biển Đông :
« Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam ».
Trước đó ông Lê Hải Bình đã lên tiếng cực lực phản đối việc Bắc Kinh mới đây đã tái khẳng định chủ quyền của họ trên hầu như toàn bộ Biển Đông trong bản Tuyên bố lập trường của Trung Quốc về vụ kiện của Philippines :
« Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra ».
Bắc Kinh đòi Hà Nội « thiết thực » tôn trọng chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông
Đúng với dự đoán, ngay sau các tuyên bố từ phía Hà Nội, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bác bỏ các tuyên bố của Việt Nam và yêu cầu Hà Nội thiết thực tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi trên biển của Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, ông Hồng Lỗi còn nhắc lại yêu cầu Việt Nam cùng với Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương « trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và Luật quốc tế ».
Điểm cần ghi nhận trong tuyên bố này là Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói đến đàm phán về Nam Sa (tức (Trường Sa) chứ không nói gì đến đàm phán về Tây Sa (tức Hoàng Sa), mà Trung Quốc đã mặc nhiên coi là lãnh thổ của họ, không phải là đối tượng đàm phán.
Theo các chuyên gia phân tích, dù việc Việt Nam quyết định cầu viện đến Tòa án Trong tài Liên Hiệp Quốc trên hồ sơ Biển Đông không hẳn là một đơn kiện Trung Quốc như Philippines đã làm, nhưng động thái này là một động thái theo chiều hướng vận động công luận quốc tế chống lại yêu sách chủ quyền quá trớn của Trung Quốc tại Biển Đông.
« Để bảo vệ các quyền và lợi ích pháp lý của mình ở Biển Đông có thể bị ảnh hưởng bởi vụ kiện Trọng tài Biển Đông, Việt Nam đã bày tỏ với Tòa trọng tài lập trường, quan điểm của mình đối với vụ kiện và đề nghị Tòa trọng tài quan tâm đến các quyền và lợi ích pháp lý đó của Việt Nam ».
Trước đó ông Lê Hải Bình đã lên tiếng cực lực phản đối việc Bắc Kinh mới đây đã tái khẳng định chủ quyền của họ trên hầu như toàn bộ Biển Đông trong bản Tuyên bố lập trường của Trung Quốc về vụ kiện của Philippines :
« Lập trường nhất quán của Việt Nam là kiên quyết bác bỏ yêu sách của Trung Quốc đối với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng nước phụ cận cũng như yêu sách “các quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với vùng nước, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển bên trong “đường đứt đoạn” do Trung Quốc đơn phương đưa ra ».
Bắc Kinh đòi Hà Nội « thiết thực » tôn trọng chủ quyền Trung Quốc ở Biển Đông
Đúng với dự đoán, ngay sau các tuyên bố từ phía Hà Nội, Bắc Kinh đã phản ứng gay gắt. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi đã bác bỏ các tuyên bố của Việt Nam và yêu cầu Hà Nội thiết thực tôn trọng chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi trên biển của Trung Quốc.
Theo Tân Hoa Xã, ông Hồng Lỗi còn nhắc lại yêu cầu Việt Nam cùng với Trung Quốc giải quyết tranh chấp bằng đàm phán song phương « trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và Luật quốc tế ».
Điểm cần ghi nhận trong tuyên bố này là Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói đến đàm phán về Nam Sa (tức (Trường Sa) chứ không nói gì đến đàm phán về Tây Sa (tức Hoàng Sa), mà Trung Quốc đã mặc nhiên coi là lãnh thổ của họ, không phải là đối tượng đàm phán.
Theo các chuyên gia phân tích, dù việc Việt Nam quyết định cầu viện đến Tòa án Trong tài Liên Hiệp Quốc trên hồ sơ Biển Đông không hẳn là một đơn kiện Trung Quốc như Philippines đã làm, nhưng động thái này là một động thái theo chiều hướng vận động công luận quốc tế chống lại yêu sách chủ quyền quá trớn của Trung Quốc tại Biển Đông.
0 Nhận xét