Mao xếnh xáng xứ Tàu-khựa có câu nói "bất hủ" rằng: Trí thức không
bằng cục phân. Có nghĩa là chất xám của trí thức trong xã hội không bằng
một bãi cứt nát.
Điều này hoàn toàn đúng với thể chế mà quy hoạch nhân sự thượng tầng phải dính tý gốc gác bần cố nông, quản trị xã hội bằng bạo lực cách mạng và quyết tâm chính trị duy ý chí. Hai cuộc cách mạng văn hóa và cách mạng đại công nghiệp của xứ Tàu-khựa đã nói lên điều đó.
Điều này hoàn toàn đúng với thể chế mà quy hoạch nhân sự thượng tầng phải dính tý gốc gác bần cố nông, quản trị xã hội bằng bạo lực cách mạng và quyết tâm chính trị duy ý chí. Hai cuộc cách mạng văn hóa và cách mạng đại công nghiệp của xứ Tàu-khựa đã nói lên điều đó.
Quay lại xứ An-nam, khi giá trị của chất xám rẻ hơn bèo,
mạt hơn cả thơ phong trào con cóc cụ. Khi tri thức của cần-lao quá thấp
để cảm thụ và tôn vinh những giá trị tinh hoa của trí tuệ thì những
chuyện như bài báo dưới này vẫn luôn tồn tại trong xã hội.
Thế nên, việc một gã đi vác thuê nhạc cụ bỗng chốc trở thành ông hoàng âm nhạc cũng là chuyện rất bình thường ở một xứ sở mà dân trí quá thấp.
Cơ khổ!
Thế nên, việc một gã đi vác thuê nhạc cụ bỗng chốc trở thành ông hoàng âm nhạc cũng là chuyện rất bình thường ở một xứ sở mà dân trí quá thấp.
Cơ khổ!
(GDVN) - Nhạc sĩ sáng tác ca khúc nổi tiếng Tình lỡ đã có lúc bị bỏ rơi ở
bến xe, phải sống với cuộc đời người ăn xin ở đó suốt 3 tuần liền.
Trong thời gian vừa qua, người yêu nhạc
Việt chứng kiến sự ra đi của nhiều nhạc sỹ lão thành. Bên cạnh nỗi buồn
về sự mất mát, khán giả chợt chạnh lòng khi biết cuộc sống cô độc, khó
khăn của không ít nhạc sỹ nổi tiếng với những bản tình ca bất hủ. Phải
chăng, chúng ta đang thiếu công bằng với những người sáng tác?
Ca sỹ quan trọng hơn…nhạc sỹ?
Trong thời gian vừa qua, một số bài hát thường chỉ được gắn với tên tuổi của ca sỹ thể hiện. Nhiều khán giả thậm chí không hề biết bài hát mà mình đang nghe do ai sáng tác. Đây là một thực tế đáng buồn. Nó phản ánh ý thức về bản quyền chưa cao của cả người nghe, người sản xuất và ca sỹ trình bày ca khúc.
Ca sỹ quan trọng hơn…nhạc sỹ?
Trong thời gian vừa qua, một số bài hát thường chỉ được gắn với tên tuổi của ca sỹ thể hiện. Nhiều khán giả thậm chí không hề biết bài hát mà mình đang nghe do ai sáng tác. Đây là một thực tế đáng buồn. Nó phản ánh ý thức về bản quyền chưa cao của cả người nghe, người sản xuất và ca sỹ trình bày ca khúc.
Phương Mỹ Chi nhận giải 40 triệu đồng Bài hát yêu thích tháng 5 trong khi nhạc sỹ Tiến Luân chỉ nhận được 10 triệu đồng từ nhà tài trợ |
Một trong những điều khiến không ít khán giả cảm thấy khó hiểu chính là
sự “phân biệt đối xử” giữa nhạc sỹ và ca sỹ trong không ít chương trình
truyền hình lớn. Chẳng hạn, ở Bài hát yêu thích, ca sỹ thể hiện bài hát
xếp thứ nhất bảng xếp hạng tháng được thưởng 40 triệu đồng, trong khi
đó, nhạc sỹ sáng tác ca khúc chỉ được thưởng 10 triệu đồng! Đành rằng,
tiền bạc không có ý nghĩa ở lãnh địa nghệ thuật nhưng cách thưởng “chênh
lệch” này cho thấy sự thiếu coi trọng những người sáng tác? Phải chăng
ca sỹ trình bày còn quan trọng hơn cả người sáng tác ra ca khúc ấy?
Ít ai biết ông già 80 tuổi - nhạc sĩ sáng tác ca khúc nổi tiếng Tình
lỡ - nhạc sĩ Thanh Bình đã có lúc bị bỏ rơi ở bến xe, phải sống với
cuộc đời người ăn xin ở đó suốt 3 tuần liền. Mới đây, nhạc sỹ Thanh Bình
cũng ra đi trong cô quạnh. Số tiền quyên góp dưỡng già từ đêm nhạc do
ca sĩ Ánh Tuyết đứng ra tổ chức cho ông không rút ra được vì ông mất đột
ngột, quyền thừa kế duy nhất là con gái ông trong khi chị này đang ở
tù, nên gia đình phải xin một chiếc quan tài hình lục giác ở chùa để
nhạc sĩ an nghỉ.
Chưa đến 20 người đến đưa tiễn NS Thanh Bình về nơi an nghỉ cuối cùng. Ảnh: Đời sống và Pháp luật |
Đám tang ông chỉ có khoảng 20 người tham
dự. Những ca sỹ từng nổi danh bằng ca khúc của ông cũng không xuất hiện
trong đám tang ngoài việc gửi tiền phúng viếng. Dường như với họ, như
vậy đã là “tận nghĩa” với người nằm xuống.
Điều này khiến không ít người cảm thấy
đau xót khi nhiều fan cuồng chờ đợi hàng ngày trời để được gặp thần
tượng là một ca sỹ mới nổi nào đó. Thậm chí, sẵn sàng hôn chỗ ngồi của
“thần tượng” nào đó. Phải chăng, chỉ có các ca sỹ mới đáng được thần
tượng còn nhạc sỹ thì…không?
Các ca sỹ nhận cát-sê hàng trăm triệu để trình bày 1 bài hát nhưng đôi khi tác giả của bài hát đó chỉ nhắc tên đã là điều…hạnh phúc. Tiền tác quyền cho 1 nhạc sỹ (nếu may mắn) được trả theo đợt và chắc chắn nó nhỏ hơn rất nhiều con số “khủng” mà các ca sỹ nhận được trong mỗi lần đi diễn. Phải chăng, “tài năng” của ca sỹ quan trọng và “đáng giá” hơn rất nhiều tài năng của nhạc sỹ sáng tác ra ca khúc đó?
Đừng lãng quên nhạc sỹ
Người xưa có câu: “có bột mới gột nên hồ”, không có ca khúc hay, không có những cảm xúc chất chứa trong những ca từ, giai điệu thì sẽ không thể có 1 bài hát hay. Dù ca sỹ có “tài năng”, giọng hát có “mê hoặc lòng người” đến đâu đi chăng nữa cũng không thể nổi tiếng với 1 ca khúc tồi!
Các ca sỹ nhận cát-sê hàng trăm triệu để trình bày 1 bài hát nhưng đôi khi tác giả của bài hát đó chỉ nhắc tên đã là điều…hạnh phúc. Tiền tác quyền cho 1 nhạc sỹ (nếu may mắn) được trả theo đợt và chắc chắn nó nhỏ hơn rất nhiều con số “khủng” mà các ca sỹ nhận được trong mỗi lần đi diễn. Phải chăng, “tài năng” của ca sỹ quan trọng và “đáng giá” hơn rất nhiều tài năng của nhạc sỹ sáng tác ra ca khúc đó?
Đừng lãng quên nhạc sỹ
Người xưa có câu: “có bột mới gột nên hồ”, không có ca khúc hay, không có những cảm xúc chất chứa trong những ca từ, giai điệu thì sẽ không thể có 1 bài hát hay. Dù ca sỹ có “tài năng”, giọng hát có “mê hoặc lòng người” đến đâu đi chăng nữa cũng không thể nổi tiếng với 1 ca khúc tồi!
Cuộc sống vất vả của các nghệ sỹ nổi danh 1 thời với hàng trăm vai diễn khiến không ít người cảm thấy chạnh lòng |
Từ trước đến nay, những ca sỹ nổi tiếng luôn gắn liền với một, hai ca khúc nào đó: Long Nhật, ca sỹ Mỹ Linh thành công với “Chị tôi” của nhạc sỹ Trọng Đài, Hồng Nhung nổi tiếng khi nhát nhạc Trịnh Công Sơn, Phương Mỹ Chi gây “bão” với “Quê em mùa nước lũ…Nói cách khác, không có ca khúc chắp cánh, ca sỹ sẽ không thể bay cao, bay xa trên bầu trời âm nhạc được.
Chính vì vậy, sẽ là tội lỗi và vô ơn nếu
chúng ta chỉ biết nâng niu, trân trọng những người thể hiện mà lãng
quên người đã viết lên những ca khúc ấy!
Thời gian vừa qua, nhiều nhạc sỹ lão thành đã ra đi, để lại những khoảng trống không thể khỏa lấp trong làng nhạc Việt. Sự ra đi lặng lẽ của họ khiến chúng ta giật mình nhận ra rằng: đôi khi khán giả, ca sỹ, những người thực hiện chương trình thiếu công bằng với những người sáng tác.
Thời gian vừa qua, nhiều nhạc sỹ lão thành đã ra đi, để lại những khoảng trống không thể khỏa lấp trong làng nhạc Việt. Sự ra đi lặng lẽ của họ khiến chúng ta giật mình nhận ra rằng: đôi khi khán giả, ca sỹ, những người thực hiện chương trình thiếu công bằng với những người sáng tác.
Nghịch lý giàu nghèo trong làng giải trí
không phải chỉ có thế. Cuộc sống nghèo khó, hiu quạnh của các nghệ sỹ
tài năng tham gia hàng trăm bộ phim lớn nhỏ như Tuấn Dương, Văn Hiệp,
Trần Hạnh,….khiến không ít người cảm thấy chua xót.
Đặc biệt, cố nhà thơ Trần Đình Chính đã phải “dứt ruột” bán bản quyền ca khúc Ở hai đầu nỗi nhớ để lấy tiền chạy thận. Tuy nhiên, đứa con “xuất sắc” này của Trần Đình Chính cũng không thể giúp ông thoát khỏi bạo bệnh.
Bên cạnh đó, những ca sỹ trẻ mới nổi bằng những scandal hay bước ra từ các cuộc thi ca nhạc lại có 1 cuộc sống vương giả với những căn nhà triệu đô, những show diễn với cát-sê hàng trăm triệu. Họ đang được xã hội ưu ái trả mức thù lao cao hơn rất nhiều những thứ họ xứng đáng được hưởng.
Tại sao lại có nghịch lý đau lòng này?
Đặc biệt, cố nhà thơ Trần Đình Chính đã phải “dứt ruột” bán bản quyền ca khúc Ở hai đầu nỗi nhớ để lấy tiền chạy thận. Tuy nhiên, đứa con “xuất sắc” này của Trần Đình Chính cũng không thể giúp ông thoát khỏi bạo bệnh.
Bên cạnh đó, những ca sỹ trẻ mới nổi bằng những scandal hay bước ra từ các cuộc thi ca nhạc lại có 1 cuộc sống vương giả với những căn nhà triệu đô, những show diễn với cát-sê hàng trăm triệu. Họ đang được xã hội ưu ái trả mức thù lao cao hơn rất nhiều những thứ họ xứng đáng được hưởng.
Tại sao lại có nghịch lý đau lòng này?
0 Nhận xét