Home » Archives for tháng 1 2015
Con tin Nhật Bản thứ hai đã 'bị chặt đầu'
23:31 |Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo trong tuần qua đe dọa chặt đầu các con tin Nhật Bản trừ phi nhận được 200 triệu đô la tiền chuộc. |
Tòa Bạch Ốc cho biết các nhà phân tích Mỹ đang làm việc để xác nhận
tính xác thực một video của Nhà nước Hồi Giáo cho thấy rõ ràng con tin
người Nhật Kenji Goto bị chặt đầu.
Tuyên bố ngày thứ Bảy của Tòa Bạch Ốc được công bố một thời gian ngắn sau khi video được đưa lên Internet.
Tuyên bố cho biết Hoa Kỳ "đoàn kết với đồng minh Nhật Bản,” và cũng
kêu gọi trả tự do tức khắc cho tất cả những con tin còn lại bị tổ chức
cực đoan này cầm giữ.
Nhật Bản cũng đang tìm cách xác nhận tính xác thực của video và nói
nước Nhật mạnh mẽ lên án video. Nội các Nhật Bản sẽ họp khẩn cấp.
Video chặt đầu xuất hiện hai ngày sau hạn chót mới nhất của Nhà nước Hồi Giáo đòi thả một tù nhân Iraq.
Video ngày thứ Bảy giống với một video chặt đầu khác của tổ chức cực
đoan này, cho thấy một người đàn ông trùm đầu đứng cạnh ông Goto, cầm
một con dao kề cổ nhà báo Nhật Bản. Video chấm dứt với hình ảnh của một
xác không đầu.
Trước đó một ngày, hôm qua, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Yasuhide
Nakayama tuyên bố tại Amman, Jordan, là tiến độ để đảm bảo việc trả tự
do cho phi công Mu'ath al-Kasaesbeh và nhà báo Kenji Goto “đã bị bế
tắc.”
Phiến quân Nhà nước Hồi giáo dọa giết Kasaesbeh nếu Jordan không thả
tù nhân người Iraq, bà Sajida al-Rishawi, trước lúc mặt trời lặn hôm thứ
Năm. Rishawi bị Jordan tuyên án tử hình vì tham gia vụ nổ bom gây nhiều
chết chóc ở Amman năm 2005.
Jordan cho biết họ chỉ thả bà Rishawi khi nào có bằng chứng là viên
phi công của chiếc máy bay bị rơi ở Syria hồi tháng trước vẫn còn sống.
Jordan nói rằng họ chưa nhận được bằng chứng từ những kẻ cầm giữ con
tin.
Khẩn cầu
Bà Rinko, vợ ông Goto tối thứ Năm khẩn khoản kêu gọi Tokyo và Amman
cứu mạng chồng bà. Nhưng đoạn băng thu thanh, rõ ràng là do nhóm Nhà
nước Hồi giáo phổ biến, không hề hứa là họ sẽ thả các con tin để đổi lấy
bà Rishawi.
Dân chúng ở Jordan và Nhật Bản hôm qua đã rủ nhau xuống đường để kêu gọi trả tự do cho hai con tin.
Phi công Kasaesbeh được biết bị bắt sau khi máy bay của ông rớt tại
Syria trong một phi vụ không kích Nhà nước Hồi Giáo. Ông thuộc một bộ
tộc Jordan quan trọng ủng hộ mạnh mẽ vương triều Hashemite hiện cai trị
Jordan.
Các cuộc thăm dò công luận cho thấy có sự chống đối tại Jordan đối
với việc nước này dính líu đến liên minh do Hoa Kỳ lãnh đạo chiến đấu
chống Nhà nước Hồi Giáo.
Cách đây vài ngày, Nhà nước Hồi Giáo công bố một video cho thấy ông
Goto cầm những tấm ảnh của một con tin người Nhật khác là Haruma Yakuwa,
rõ ràng đã bị chặt đầu. Trong video, một tiếng nói đàn ông, tự nhận là
Goto, trực tiếp nói với Thủ tướng Shinzo Abe, cáo buộc Thủ tướng chịu
trách nhiệm về cái chết của ông Yukawa.
Ông Goto bị Nhà nước Hồi Giáo bắt năm ngoái khi ông tìm cách cứu ông Yukawa.
Thủ tướng Abe trong một chuyến viếng thăm Trung Đông mới đây, loan
báo viện trợ phi quân sự 200 triệu đô la cho những quốc gia đang chiến
đấu chống lại các phần tử chủ chiến Nhà nước Hồi Giáo.
Tổ chức Nhà nước Hồi Giáo trong tuần qua đe dọa chặt đầu các con tin
Nhật Bản trừ phi nhận được 200 triệu đô la tiền chuộc. Đòi hỏi tiền
chuộc không được lập lại trong các tuyên bố mới đây.
Cuộc khủng hoảng con tin diễn ra vào lúc Nhà nước Hồi Giáo chiếm được
một khu vực rộng lớn tại Iraq và Syria, tuyên bố vùng này là một vương
quốc Hồi Giáo mà tất cả các người Hồi Giáo khác nên tuân theo.
MA QUỶ THỜI ĐẠI MỚI - Suy niệm Chúa Nhật 3b TN
23:19 |
Từ ngàn xưa, ma quỷ luôn luôn là một mối bất
hạnh cho con người. Ma quỷ luôn tìm cách làm hại con người không những
bằng xúi giục con người làm điều tội lỗi mà còn hành hạ, khống chế, trói
buộc, bắt con người làm nô lệ cho chúng. Trong cuộc chiến với ma quỷ,
con người không phải là địch thủ ngang tài đồng sức, nên thường thua
cuộc. Ngay trong trận chiến đầu tiên, hai ông bà nguyên tổ đã thua mưu
chước ma quỷ. Từ đó, con người chẳng thể nào tự mình thoát được nanh
vuốt ma quỷ giam hãm.
Đức Giêsu đến mở đầu một kỷ nguyên mới: Nước Thiên Chúa đến chiến thắng nước ma quỷ. Ngay khi Đức Giêsu xuất hiện, ma quỷ mở lại bài cũ cám dỗ Đức Giêsu đi vào con đường kiêu ngạo, phô trương, cậy sức mình, ham hố danh, lợi, thú. Nhưng ngay trong lần đầu tiên giáp chiến, ma quỷ thất bại nặng nề. Đức Giêsu đã toàn thắng vì Người cương quyết đi theo con đường vâng phục thánh ý Chúa Cha, sống khiêm tốn, đơn sơ, khiêm nhường, phó thác. Từ đó, Đức Giêsu đi đến đâu là khuất phục ma quỷ, giải thoát con người đến đấy.
Đọc trong Tin Mừng, ta thấy Đức Giêsu giải thoát con người ở các khía cạnh sau đây.
Người trực tiếp giải thoát con người khỏi bàn tay hung ác của satan. Hôm nay, Người xua đuổi thần ô uế công khai trước mặt mọi người trong hội đường. Lần khác, Người xua đuổi cả một đạo quân quỷ dữ. Chúng đã xin nhập vào đàn heo đang ăn bên bờ biển, và cả đàn heo lăn xuống biển chết hết.
Người gián tiếp giải thoát con người khỏi ách thống trị của satan qua việc chữa bệnh. Theo quan niệm của người Do Thái, bệnh tật là dấu chỉ của tội lỗi. Vì thế, người bệnh là người sống dưới ách satan. Đức Giêsu đã chữa lành rất nhiều người bệnh. Nhiều lần Người nói với người bệnh: “Tội con đã được tha”.
Người tha thiết với việc cứu con người khỏi ách nô lệ tội lỗi, nên Người thường lui tới với những người thu thuế. Người không chỉ nói lời tha thứ bên ngoài, nhưng thực sự hoán cải họ từ bên trong. Nhất là Người giải thoát họ khỏi những mặc cảm và giúp họ tái hội nhập vào đời sống cộng đoàn.
Qua những việc làm của Đức Giêsu, ta thấy Người không chỉ giải thoát con người khỏi bàn tay hung ác của ma quỷ mà còn quan tâm cứu chữa con người khỏi những thế lực đen tối của chúng.
Cuộc chiến giữa con cái Thiên Chúa và ma quỷ vẫn tiếp tục, nên Đức Giêsu khi sai các Tông đồ đi rao giảng, vẫn luôn kèm theo mệnh lệnh xua đuổi ma quỷ. Hôm nay, Người sai chúng ta tiếp bước các Tông đồ, đi chiến đấu chống lại ma quỷ. Ma quỷ không hiện hình cho ta thấy, nhưng chúng ẩn nấp trong các sự dữ, sự ác còn tồn tại trên thế giới.
Có thứ quỷ nghèo đang trói buộc con người, không cho họ sống một cuộc sống xứng đáng với nhân phẩm con người. Có thứ quỷ đói đang giết chết nhân loại dần mòn. Có thứ quỷ dốt giam cầm những người thất học trong tù ngục tối tăm. Có thứ quỷ bệnh không ngừng hành hạ và đẩy con người vào hố sâu tuyệt vọng.
Ngày nay, ma quỷ rất tinh khôn nên thường xuất hiện dưới những hình dáng bên ngoài xinh đẹp, hấp dẫn. Chúng xuất hiện dưới những đồng tiền bất chính và hứa hẹn cho ta một cuộc sống thoải mái. Chúng xuất hiện dưới chiêu bài tự do hưởng thụ để xúi giục ta lao mình vào những nơi ăn chơi độc hại. Chúng kích thích sự tò mò của thanh niên muốn thử sức với ma túy.
Với bàn tay nham hiểm, ma quỷ âm thầm len lỏi vào tận đáy tâm hồn, khơi lên những làn sóng chia rẽ, ganh ghét, thù hận, bất hòa. Chúng kích thích lòng tham lam vô đáy, đưa ta đến chỗ trộm cắp, kiện cáo và tranh giành. Chúng khơi dậy thói kiêu căng, lòng tự ái để ta ham hố vinh danh và quyền lực. Chúng vuốt ve thói ích kỷ để xui giục ta chỉ nghĩ đến bản thân mình, làm ngơ trước những nhu cầu của người khác. Chúng lừa gạt ta để ta coi thường tội lỗi, mất ý thức về tội.
Hôm nay, Chúa muốn ta tiếp tục công việc của Chúa, xua trừ ma quỷ ra khỏi đời sống chúng ta. Hãy cùng nhau xua đuổi quỷ đói, quỷ nghèo ra khỏi thế giới. Hãy góp phần tích cực diệt trừ quỷ dốt, quỷ bệnh ra khỏi xã hội con người.
Hãy tỉnh táo nhận ra ma quỷ dưới những khuôn mặt đẹp đẽ của vật chất, tiền bạc, hưởng thụ, cám dỗ.
Nhất là, hãy trục xuất khỏi tâm hồn ta những con quỷ gây chia rẽ, bất hòa, tham lam, kiêu căng, tự mãn, gian trá, giả hình, hám danh, ích kỷ, dửng dưng.
Tự sức riêng, ta khó mà chiến thắng được ma quỷ. Muốn chiến thắng ma quỷ, ta phải nhờ ơn Chúa giúp. Ta múc lấy sức mạnh nơi Chúa bằng ăn chay và cầu nguyện. Ta rèn luyện tinh thần bằng khiêm nhường từ bỏ ý riêng để hoàn toàn vâng phục thánh ý Thiên Chúa.
Lạy Chúa, xin thương xót con, xin cứu con khỏi mọi sự dữ. Amen
LẮNG NGHE VÀ SỐNG THEO LỜI CHÚA - Chúa Nhật IV B Thường Niên
07:04 |
Bài đọc xem tại đây: KTCMN
Tung hô Tin Mừng Mt 4,16
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Đoàn dân đang ngồi trong cảnh tối tăm, đã thấy một ánh sáng huy hoàng, những kẻ đang ngồi trong vùng bóng tối của tử thần, nay được ánh sáng bừng lên chiếu rọi. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô. Mc 1,21-28
21 Tại thành Ca-phác-na-um, ngày sa-bát, Đức Giê-su vào hội đường và giảng dạy. 22 Thiên hạ sửng sốt về lời giảng dạy của Người, vì Người giảng dạy như một Đấng có uy quyền, chứ không như các kinh sư.
23 Lập tức, trong hội đường của họ, có một người bị thần ô uế nhập, la lên 24 rằng : “Ông Giê-su Na-da-rét, chuyện chúng tôi can gì đến ông mà ông đến tiêu diệt chúng tôi ? Tôi biết ông là ai rồi : ông là Đấng Thánh của Thiên Chúa !” 25 Nhưng Đức Giê-su quát mắng nó : “Câm đi, hãy xuất khỏi người này !” 26 Thần ô uế lay mạnh người ấy, thét lên một tiếng, và xuất khỏi anh ta. 27 Mọi người đều sững sờ đến nỗi họ bàn tán với nhau : “Thế nghĩa là gì ? Lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại có uy quyền. Ông ấy ra lệnh cho cả các thần ô uế và chúng phải tuân lệnh !” 28 Lập tức danh tiếng Người đồn ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Ga-li-lê.
Suy Niệm: LẮNG NGHE VÀ SỐNG THEO LỜI CHÚA
Cọp gặp sư tử uống nước bên bờ hồ. Cọp hỏi: “Sao anh cứ gầm lên như kẻ điên khùng vậy?” Sư tử nói với ánh mắt lấp lánh: “Họ gọi tôi là chúa sơn lâm vì tiếng gầm quảng cáo đó”. Thỏ nghe chúng nói chuyện và chạy về nhà. Nó thử kế của sư tử, nhưng tiếng gầm chỉ như tiếng chút chít...
Khởi đầu sứ vụ công khai của mình, Đức Giêsu đã gây được một ấn tượng mạnh mẽ nơi thính giả bằng cả lời nói và việc làm. Tin Mừng đặt cuộc giảng dạy đầu tiên của Ðức Giêsu đi đôi với hành động đầu tiên của Người. Ðó là một hành động hết sức mạnh mẽ. Ðức Giêsu không những nói một cách có uy quyền, Người còn hành động với đầy uy lực. Trình thuật Tin Mừng không kể chi tiết những điều Đức Giêsu đã nói, nhưng cho biết Người giảng dạy “như một Đấng có uy quyền”, khiến người nghe phải “sửng sốt về lời giảng dạy của Người”.
Hơn thế nữa, uy quyền đó càng biểu lộ rõ hơn khi Đức Giêsu dùng lời của mình truyền cho quỷ xuất khỏi người bệnh. Điều đó chứng tỏ Đức Giêsu đến thế gian này không phải để lên án mà để ban sự sống, đồng thời phục hồi sự tự do mà con người đã đánh mất.
Quả thật, Đức Giêsu đã làm cho nhiều người Do Thái sửng sốt và thán phục, nhưng có bao nhiêu người từ chỗ thán phục mà tin theo Đức Giêsu? Có bao nhiêu người nhận ra Đức Giêsu chính là “đường, là sự thật và là sự sống”, để rồi sống theo lời Người dạy và sẵn sàng làm chứng cho Người?
Chắc chắn ngày nay, không ít lần chúng ta từng ngạc nhiên và thán phục Đức Giêsu khi đọc lại những trang Tin Mừng. Và đôi khi chúng ta cũng chia sẻ cho người khác về sự hiện diện của Đức Giêsu trong đời mình. Nhưng điều quan trọng nhất là chúng ta có thực sự sống theo những lời dạy của Người không? Có thực sự cảm thấy tự do bước đi trong ánh sáng của Lời ấy, hay ngược lại, chỉ cảm thấy bị ràng buộc, đè nén bởi những đòi hỏi, những giáo huấn của Người?...
Lạy Chúa Giêsu, xin cho chúng con luôn biết lắng nghe lời Chúa và sống theo lời Ngài giảng dạy trước khi chúng con rao truyền lời Ngài cho những người khác. Xin Chúa tiếp tục hành động trên cuộc đời chúng con và giúp chúng con gắn bó mật thiết với Chúa hơn.
Lời quan xói mòn lòng dân
15:29 |
Trịnh Xuân Báu
1. Nhân vụ thủ đô nghìn năm vật-lộn có kế hoạch bắn pháo hoa vào dịp tết
cổ truyển. Trả lời phỏng vấn báo chí, ông Long - Phó ban tuyên giáo
thành ủy Hà Nội nêu quan điểm: “Bắn pháo hoa là phục vụ cho nhu cầu của toàn dân, chứ đâu phải chỉ để phục vụ người giàu.
Biết đâu, những người nghèo họ cũng khao khát được xem bắn pháo hoa,
những lúc thưởng thức bắn pháo hoa giúp họ quên đi cái nghèo, cái khó,
những cái vất vả luôn đeo bám cuộc sống của họ bấy lâu nay”.
Quan điểm này đã nhận không ít gạch đá của cần-lao mạng xã hội tuần qua.
Bởi lẽ sự thiển cận đến mức xuẩn ngốc và rất phản cảm của một ông quan
trong ngành tuyên giáo.
Bắn pháo hoa trong các dịp lễ là một hoạt động văn hóa, nó dành cho tất
cả mọi người chứ không chỉ dành riêng cho người giàu mà phải thanh minh
thanh nga như thế. Vấn đề dư luận quan tâm là nếu sử dụng tiền ngân sách
để chi trả cho việc bắn pháo hoa thì không thiết thực trong thời điểm
hiện tại, khi mà còn rất nhiều vấn đề xã hội còn cần thiết hơn việc
thưởng thức pháo hoa. Ấy thế mà ông phó ban này suy cái lọ ra cái chai
một cách thiếu thực tế và phản tác dụng tuyên truyền.
Nói thiếu thực tế vì việc cần-lao nghèo đói có thích thú với màn bắn
pháo hoa trong vài chục phút rồi sẽ đối mặt với cái nghèo, cái khó như
chính mồm ông quan này đã nói ra. Họ không thể xem pháo hoa để cảm thấy
hạnh phúc và quên đi được cái nghèo khó, vất vả đeo bám khi trong nhà
không có tiền, trong bụng không có cơm. Vì thế chắc chắn rằng họ khát
khao có cơm thịt trong mấy ngày tết hơn là xem bắn pháo hoa.
Nói phản tuyên truyền vì từ trước đến giờ, trong những phát biểu của các
lãnh đạo, thậm chí trong các văn kiện vẫn ra rả nói rằng đời sống
cần-lao đã được cải thiện rõ rệt, đặc biệt là thủ đô nghìn năm vật-lộn
đang có mức sống cao, có thể chưa giàu nhưng không thể còn nghèo khó.
Thế nên ông quan này nói như vậy, vô hình dung đã xác nhận rằng còn “một bộ phận không nhỏ”
cần-lao nghèo đói giữa thủ đô của ông. Vì dĩ nhiên việc bắn pháo hoa
phục vụ cần-lao thủ đô, chứ cần-lao ở Mù-Căng-Chải chả dở hơi và có tiền
đi xuống thủ đô xem pháo hoa để đạt được cái “khao khát” và quên đi cái nghèo, cái khó. Ngay cả nhà đài trung ương truyền hình trực tiếp thì chắc gì họ đã hóng.
Và như thế hóa ra là ông này phủ nhận lại những thành tựu mà đảng và
chính quyền thủ đô đạt được trong thời gian qua. Chụp mũ theo kiểu tuyên
giáo, đó là sự “xuyên tạc đường lối” và không “ghi nhận những thành quả đổi mới”.
Không biết các “đồng chí” của ông có phê bình, kỷ luật những phát
ngôn xuẩn ngốc lẫn vạch áo cho người xem lưng của ông phó ban - tiến sĩ
văn hóa (nhưng rất phản văn hóa) này không? Nhưng rõ ràng rằng, kiểu
tuyên truyền nói cho sướng miệng lẫn lý luận một cách ngụy biện lâu nay
vẫn áp dụng không còn phù hợp trong một xã hội mà dân trí cần-lao đã
được cải thiện rõ rệt, những thông tin “mật” luôn bị bạch hóa và lan truyền chóng mặt trên mạng internet.
Các cụ thường nói: Nhiệt tình cộng ngu dốt thành phá hoại, là thế!
2. Một bài phỏng vấn trên báo điện tử Đất Việt từ năm 2013, nhưng được
chia sẻ lại trên mạng xã hội về quan điểm của một ông phó giáo sư - tiến
sĩ tên Tri, là Viện phó phụ trách Viện Xã hội học và Khoa học quản lý,
nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học hành chính, Trưởng khoa Quản lý hành
chính - Học viện hành chính Quốc gia rằng “Cần luật hóa cho phép chạy chức, chạy quyền”. Ông này cho rằng: “Trên
thế giới này chạy chức chạy quyền nhiều chứ (?!). Obama phải ‘chạy’ vào
Nhà Trắng, Putin phải ‘chạy’ vào nhà đỏ thì việc chạy vào chức, quyền
của Việt Nam cũng là dễ hiểu”.
Một số cao thủ tiếng Anh cho rằng, ông này đã hiểu sai từ chạy (run)
trong tiếng Anh nên mới phát ngôn xuẩn ngốc như thế. Nhưng hãy dẹp tiếng
anh tiếng em lại, chỉ cần hiểu tiếng Việt một cách sơ đẳng thì chắc
chắn ai cũng phân biệt được hay từ “chạy chọt” và “chạy đua”. Chả lẽ một ông phá-dáo-xư, nhầm phải là phó giáo sư lại không phân biệt được điều đó sao?
Thế nên cần-lao lại có quyền nghi ngờ rằng, cái học hàm học vị của ông này có được là do “chạy chọt”, chứ người thực học ai lại dốt đến mức đó?
Không những thế, ông này lại rất thiếu kiến thức thực tiễn. Ở xứ An-nam không thể có việc công khai “chạy chọt” được, bởi như thế hóa ra lạy ông tôi ở bụi này à? Toàn làm điều xấu, ai lại mặt thớt để cho bàn dân thiên hạ biết.
Nói như thế bởi vì xứ này không tồn tại sự “chạy đua”. Muốn trở
thành quan là phải phấn đấu và được cơ cấu trong một quá trình. Quan
điểm quy hoạch là như thế, chứ tầm cỡ Ô-ba-ma sang xứ này mà ứng cử chức
chủ tịch quận thì trượt đầu nước, chả điêu. Mà ngay cả ông Tri này, nếu
không “chịu phấn đấu” và “chạy cơ cấu” thì với tư duy “nô tài” này, mả có phát cũng chả có được mấy cái chức danh quản lý kêu như pháo tép kia.
Để minh chứng điều này, người viết dẫn lời khẳng định của ông Rứa - Trưởng ban tổ chức TW rằng: “Mặc dù có đồn thổi nhưng chắc chắn là không có “chạy”!” sau khi vấn đề quy hoạch nhân sự cấp cao đã được duyệt như thông tin ông đưa ra trong Hội nghị cán bộ, công chức của Ban Tổ chức TW rằng: “…
cuối cùng trung ương, Bộ Chính trị đã quyết định danh sách 290 đồng chí
trung ương cho các khóa sắp tới, đã quyết định được 22 đồng chí vào quy
hoạch Bộ Chính trị, Ban Bí thư”.
Thế mới thấy, dù cải cách cải lùi đủ kiểu, nền hành chính của xứ An-nam vẫn bị cần-lao ngao ngán thốt lên rằng: “Hành là chính”.
Bởi lẽ, nếu vẫn còn có những người quản lý các cơ quan nghiên cứu về
lĩnh vực khoa học hành chính như ông Tri thì lấy cái gì đóng góp cho các
cơ quan quản lý để cải cách?
Tư duy nô tài, không nghĩ đến nịnh bợ và chạy chọt, thì còn nghĩ được cái gì nữa đây?
3. Liên quan đến vụ xây nhà trái phép trong rừng đặc dụng Hải Vân, báo chí đưa tin ông Thạch - cựu tướng công an 1 sao đã: “nhận
rõ việc làm sai trái của mình trong mua bán, sang nhượng đất và xây
dựng trái phép quần thể biệt thự, biệt phủ trên núi Hải Vân”, đồng thời: “xin lỗi chính quyền, người dân TP.Đà Nẵng, với mong muốn được xử phạt hành chính để... tồn tại.”.
Trước đó, cũng báo chí đưa tin, con trai ông này khẳng định rằng, ông Thạch không biết việc làm sai trái này. Trong khi chính quyền quận Liên Chiểu lại cho biết đã mời ông Thạch lên làm việc và “ông Thạch trình bày là sẽ báo cáo thành phố để xin”. Giấu đầu hở đuôi thô đến thế là cùng, cứ như cần-lao mắt mù tai điếc cả.
Ông Thạch từng là giám đốc công an tỉnh Quảng Nam. Có nghĩa ông ta là
người nắm cây gậy công cụ pháp luật để duy trì sự tuân thủ luật pháp của
cần-lao. Ấy thế mà ông này lại xử sự một các vi luật như báo chí đã
nêu.
Giả sử rằng trong quá trình ông này còn tại chức, ông ta bắt được một tội phạm và đồng tình với hành vi “xin lỗi” và “bồi thường”
của tên tội phạm thì luật pháp xứ An-nam sẽ như thế nào? Rõ ràng
cần-lao có quyền nghi ngờ rằng, ông này ngồi xổm trên pháp luật trong
địa phương ông ta quản lý, bởi lẽ cách hành xử của ông này cho thấy ông
ta có vẻ quen với việc “xin” hoặc “chạy” như kiểu ông Tri nói trên.
Pháp luật không hùa với người sang, khi đã vi phạm pháp luật thì từ quan
đến dân đều phải chịu trách nhiệm như nhau. Vậy lý do và cơ sở nào để
ông Thạch tin tưởng rằng sẽ “xin” được? Và tại sao xứ An-nam có cả một rừng luật pháp mà chính quyền “Đà Nẵng “bó tay” với biệt thự trái phép”? Thử hỏi cần-lao có còn tin tưởng vào những gì là công bằng, là tuân thủ pháp luật nữa?
Thượng bất chính thì hạ tắc loạn, là thế!!!
4. Trong một bài phỏng vấn do Thông tấn xã Việt Nam thực hiện, ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng có chúc “Đảng ta, dân tộc ta ngày càng cường thịnh, mãi mãi trường tồn”.
Lời chúc cũng như mong muốn của ông Trọng không có gì phải nói, mặc dù
đứng về mặt lịch sử trên thế giới thì chưa có tiền lệ để kiểm chứng.
Lịch sử các triểu đại phong kiến của xứ An-nam, triều đại nào nhiều vua
sáng tôi hiền thì tồn tại lâu dài, và ngược lại. Lấy ví dụ cùng là triều
đại của họ nhà Lê, thì nhà tiền Lê chỉ tồn tại 29 năm (981 - 1009) qua 3
đời vua, trong đó vua Long Đĩnh để lại tiếng xấu giết anh cướp ngôi,
hoang dâm vô độ đến mức được đặt là Ngọa Triều. Ngược lại đời hậu Lê tồn
tại đến 362 năm (1427 - 1789), có nhiều đời vua anh minh, tỷ dụ như
câu: “Đời vua Thái Tổ, Thái Tông; Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng buồn ăn”. Dĩ nhiên, hết thịnh phải đến suy, và có vua sáng tôi hiền thì cũng có vua bạo ngược tôi gian tà.
Quay lại thời hiện tại, muốn “mãi mãi trường tồn” thì việc đầu tiên là quốc gia phải “cường thịnh”, muốn quốc gia “cường thịnh”
thì dân phải giàu. Ấy vậy mà ở thủ đô xứ An-nam, như lời ông Phó ban
tuyên giáo, vẫn có nhiều dân nghèo đến mức theo quan điểm của ông này là
xem pháo hoa có thể giúp họ “quên đi cái nghèo, cái khó”, thế thì ở những vùng sâu vùng xa, dân còn nghèo đến mức nào?
Một quốc gia cường thịnh không có quan tham, dùng luật để trị dân nhưng
tự mình lại ngồi xổm trên pháp luật như trường hợp ông Thạch. Không có
những kẻ khoa bảng ra làm quan dốt nát và tư duy nô tài, nịnh bợ như
kiểu ông Tri, ông Long.
Thế nên, muốn trường tồn, việc đầu tiên phải làm cho quốc gia cường thịnh đi đã.
Xứ An-nam, bao giờ mới trở nên cường thịnh???
© 2015 Baron Trịnh
Nguồn hình ảnh: Sưu tầm trên internet.
Thứ Bảy sau Chúa nhật III Thường Niên
06:33 |
Thánh Gio-an Bốt-cô, linh mục
lễ nhớ
1 Thưa anh em, đức tin là bảo đảm cho những điều ta hy vọng, là bằng chứng cho những điều ta không thấy. 2 Nhờ đức tin ấy, các tiền nhân đã được Thiên Chúa chứng giám.
8 Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp. Ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. 9 Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại Đất Hứa như tại một nơi đất khách, ông sống trong lều cũng như ông I-xa-ác và ông Gia-cóp là những người đồng thừa kế cùng một lời hứa, 10 vì ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng. 11 Nhờ đức tin, cả bà Xa-ra vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín. 12 Bởi vậy, do một người duy nhất, một người kể như chết rồi mà đã sinh ra một dòng dõi nhiều như sao trời cát biển, không tài nào đếm được. 13 Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa ; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. 14 Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. 15 Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. 16 Nhưng thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. Bởi vậy, Thiên Chúa đã không hổ thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẩn bị một thành cho các ngài.
17 Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Áp-ra-ham đã hiến tế I-xa-ác ; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một. 18 Về người con này, Thiên Chúa đã phán bảo : Chính do I-xa-ác mà sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi. 19 Quả thật, ông Áp-ra-ham nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền năng cho người chết trỗi dậy. Rốt cuộc, ông đã nhận lại người con ấy như là một biểu tượng.
Đáp ca Lc 1,69-70.71-72.73-75 (Đ. x. c.68)
8 Nhờ đức tin, ông Áp-ra-ham đã vâng nghe tiếng Chúa gọi mà ra đi đến một nơi ông sẽ được lãnh nhận làm gia nghiệp. Ông đã ra đi mà không biết mình đi đâu. 9 Nhờ đức tin, ông đã tới cư ngụ tại Đất Hứa như tại một nơi đất khách, ông sống trong lều cũng như ông I-xa-ác và ông Gia-cóp là những người đồng thừa kế cùng một lời hứa, 10 vì ông trông đợi một thành có nền móng do chính Thiên Chúa vẽ mẫu và xây dựng. 11 Nhờ đức tin, cả bà Xa-ra vốn hiếm muộn, cũng đã có thể thụ thai và sinh con nối dòng vào lúc tuổi đã cao, vì bà tin rằng Đấng đã hứa là Đấng trung tín. 12 Bởi vậy, do một người duy nhất, một người kể như chết rồi mà đã sinh ra một dòng dõi nhiều như sao trời cát biển, không tài nào đếm được. 13 Tất cả các ngài đã chết, lúc vẫn còn tin như vậy, mặc dù chưa được hưởng các điều Thiên Chúa hứa ; nhưng từ xa các ngài đã thấy và đón chào các điều ấy, cùng xưng mình là ngoại kiều, là lữ khách trên mặt đất. 14 Những người nói như vậy cho thấy là họ đang đi tìm một quê hương. 15 Và nếu quả thật họ còn nhớ tới quê hương mình đã bỏ ra đi, thì họ vẫn có cơ hội trở về. 16 Nhưng thực ra các ngài mong ước một quê hương tốt đẹp hơn, đó là quê hương trên trời. Bởi vậy, Thiên Chúa đã không hổ thẹn để cho các ngài gọi mình là Thiên Chúa của các ngài, vì Người đã chuẩn bị một thành cho các ngài.
17 Nhờ đức tin, khi bị thử thách, ông Áp-ra-ham đã hiến tế I-xa-ác ; dù đã nhận được lời hứa, ông vẫn hiến tế người con một. 18 Về người con này, Thiên Chúa đã phán bảo : Chính do I-xa-ác mà sẽ có một dòng dõi mang tên ngươi. 19 Quả thật, ông Áp-ra-ham nghĩ rằng Thiên Chúa có quyền năng cho người chết trỗi dậy. Rốt cuộc, ông đã nhận lại người con ấy như là một biểu tượng.
Đáp ca Lc 1,69-70.71-72.73-75 (Đ. x. c.68)
Đ. Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en
đã viếng thăm dân Người.
69 Từ dòng dõi trung thần Đa-vít,
Người đã cho xuất hiện
Vị Cứu Tinh quyền thế để giúp ta,
70 như Người đã dùng miệng các vị thánh ngôn sứ
mà phán hứa tự ngàn xưa :
Đ. Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en
đã viếng thăm dân Người.
71 Sẽ cứu ta thoát khỏi địch thù,
thoát tay mọi kẻ hằng ghen ghét ;
72 sẽ trọn bề nhân nghĩa với tổ tiên
và nhớ lại lời xưa giao ước ;
Đ. Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en
đã viếng thăm dân Người.
73 Chúa đã thề với tổ phụ Áp-ra-ham
rằng sẽ giải phóng ta khỏi tay địch thù,
74 và cho ta chẳng còn sợ hãi,
75 để ta sống thánh thiện công chính trước nhan Người,
mà phụng thờ Người suốt cả đời ta.
Đ. Chúc tụng Đức Chúa là Thiên Chúa Ít-ra-en
đã viếng thăm dân Người.
Tung hô Tin Mừng Ga 3,16
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì được sống muôn đời. Ha-lê-lui-a. Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mác-cô. Mc 4,35-41
35 Hôm ấy, khi chiều đến, Đức Giê-su nói với các môn đệ : “Chúng ta sang bờ bên kia đi !” 36 Bỏ đám đông ở lại, các ông chở Người đi, vì Người đang ở sẵn trên thuyền ; có những thuyền khác cùng theo Người. 37 Một trận cuồng phong nổi lên, sóng ập vào thuyền, đến nỗi thuyền đầy nước. 38 Trong khi đó, Đức Giê-su đang ở đàng lái, dựa đầu vào chiếc gối mà ngủ. Các môn đệ đánh thức Người dậy và nói : “Thầy ơi, chúng ta chết mất, Thầy chẳng lo gì sao ?” 39 Người thức dậy, ngăm đe gió, và truyền cho biển : “Im đi ! Câm đi !” Gió liền tắt, và biển lặng như tờ. 40 Rồi Người bảo các ông : “Sao nhát thế ? Anh em vẫn chưa có lòng tin sao ?” 41 Các ông sợ hãi kinh hoàng và nói với nhau : “Vậy người này là ai, mà cả đến gió và biển cũng tuân lệnh ?”
Suy Niệm
Tác giả thư Hipri nói với chúng ta rằng: đức tin là đảm bảo cho những gì chúng ta hy vọng. Vì vậy, thánh Gioan Bosco là người đã thực hiện điều này khi luôn tin tưởng và hy vọng vào giới trẻ. Vì vậy, ngài đã dành cả cuộc đời và lập dòng để phục vụ giới trẻ.
Giới trẻ hôm nay cũng đang lao đao như các môn sinh của thầy Giêsu trên thuyền gặp bão tố hôm nay. Chỉ cần các ông đặt niềm tin nơi thầy, mọi sự đều có thể. Điều này các ông đã được thật mục sở thị nên các ông tin.
Lạy Chúa, xin dạy chúng con biết tin và biết hy vọng. Xin cho chúng con trở thành chứng nhân của đức tin và sống niềm hy vọng ấy để nhân loại thêm tin tưởng và hy vọng nơi Chúa. Amen.
Sức mạnh của Lời - Bài Giảng Chúa Nhật 3B TN
00:26 |
Bài đọc xem tại đây: KTCMN
Đnl 18,15-20; 1 Cor 7,32-35; Mc 1,21-28
Lm. Jude Siciliano, OP.
Kính thưa quý vị,
Sách
Đệ Nhị Luật được soạn thảo như một bài giảng của ông Môsê. Dân Israel
sắp được vào Đất Hứa và ông Môsê giống như một nhà giảng thuyết thức
tỉnh đức tin nhắc nhở dân điều mà họ đã trải qua và cảnh báo họ biết giữ
niềm tin vào Thiên Chúa. Cuộc hành trình gian khổ đã kết thúc và miền
đất tràn đầy sữa và mật kia thật an nhàn khi đem so sánh với cuộc hành
trình trong sa mạc. Dân chúng sẽ không còn cần đến thứ manna mà hằng
ngày Thiên Chúa dùng để nuôi họ, trong suốt cuộc hành trình sa mạc. Khi
đó, rất có thể họ sẽ quên rằng sự sống còn của họ hoàn toàn phụ thuộc
vào Thiên Chúa. Hơn nữa – cảm thức thân mật với Thiên Chúa có thể trở
thành một điều dĩ vãng. Chẳng phải điều đó cũng giống với chúng ta ư ?
Khi đang phải trải qua một cơn khủng hoảng, chúng ta cầu nguyện nhiều
hơn và cảm giác cần đến Thiên Chúa trở nên mãnh liệt hơn. Sau đó, khi đã
vượt qua những thứ sa mạc cuộc đời và mọi sự trở lại “bình thường” thì
Thiên Chúa dường như bị đặt sang bên lề nhận thức của chúng ta. Những
vấn đề khác ập đến và chúng ta lại để tâm vào một nơi khác.
Ông
Môsê đang giảng cho dân chúng bên bờ sông Giođan. Họ đã nhận lãnh Lề
Luật từ đôi bàn tay của ông tại núi Xinai (5,3). Khi nghe ông Môsê nói
với dân chúng, không phải chúng ta đang lắng nghe một bài giảng cổ xưa
với một dân khác ở một thế giới xa lạ. Những lời của ông đang nhắm đến
chúng ta ngay lúc này – Giáo Hội, dân Israel mới. Dân Israel là dân được
tuyển chọn luôn luôn cần được cải tổ – giống như chúng ta vậy.
Bài
đọc một hôm nay được trích từ phần trung tâm của sách Đệ Nhị Luật. Nó
duy trì những “luật thánh và nghi lễ” mà dân Israel phải giữ khi họ vào
định cư trong Đất Hứa. Tuy nhiên, ông Môsê sẽ không cùng vào Đất Hứa với
họ; có một điều gì đó luôn luôn làm cho những độc giả Kinh Thánh bối
rối. Dân tộc này đã cậy dựa vào ông Môsê quá lâu, họ sẽ làm được gì nếu
không có ông? Ông là vị trung gian của họ, là tiếng của Đức Chúa nói với
họ. Không có ông Môsê, người bạn và bằng hữu của Đức Chúa, liệu Đức
Chúa có quên họ trong giai đoạn mới này của cuộc đời ?
Qua
ông Môsê, Thiên Chúa ký kết giao ước với dân Israel. Dường như bằng
cách này hay cách khác, Thiên Chúa luôn luôn canh tân giao ước với họ.
Thiên Chúa hứa ban cho họ một vị ngôn sứ mới như ông Môsê, là người
trung gian giữa dân Israel với Thiên Chúa. Họ sẽ không bao giờ phải tự
mình lên tiếng; sẽ luôn luôn có một người là chiếc loa nói về họ với
Thiên Chúa. Ai sẽ là người này? Không nhất thiết chỉ là một người. Thiên
Chúa đã hứa rằng, sẽ luôn luôn có ai đó thi hành vai trò ngôn sứ của
ông Môsê, người ấy không tự mình đứng ra làm việc, nhưng sẽ được chính
Thiên Chúa tuyển chọn và nâng lên. Thông điệp mà họ loan truyền không
phải từ chính họ, nhưng là từ Thiên Chúa.
Làm
sao quý vị có thể khẳng định ai là ngôn sứ thật từ một kẻ giả mạo? Có
lẽ chỉ có thời gian mới trả lời được. Tuy nhiên, một ngôn sứ chân chính
luôn cậy dựa vào Thiên Chúa và sống tốt lành trong cộng đoàn như mục
tiêu của mình.
Hãy
tưởng tượng khung cảnh náo động của dân chúng khi Đức Giêsu đến. Họ đã
đợi chờ quá lâu, đợi chờ Đấng mà ông Môsê đã hứa, một tiếng nói uy
quyền, tiếng nói cất lên nhân danh Thiên Chúa. Đức Giêsu đang trong hội
đường và giảng dạy “như một Đấng có uy quyền.” Người không giống các
kinh sư, là những người cậy vào quyền thế mà mình có được từ các giáo
huấn của các bậc tiền nhân, những người luôn bắt đầu bằng công thức :
“Ông Môsê nói rằng,” trong khi đó, Đức Giêsu lại tuyên bố : “Nhưng tôi
nói cho các ông biết.” Dân chúng đã để ý đến sự khác biệt này. Có điều
gì đó mới mẻ đang diễn ra, đấng nào đó cuối cùng đã đến với họ và đang
bày tỏ quyền uy của chính mình. Để biểu thị uy quyền, Đức Giêsu đã quát
mắng thần ô uế và trục xuất nó.
Những
dấu hiệu cho thấy có sự hiện diện của thần ô uế trong một hội đường sẽ
là nguyên cớ để đuổi một người ra khỏi nơi quy tụ này. Đức Giêsu không
trục xuất người đàn ông ấy, thay vào đó, Ngài thốt lên một lời và trục
xuất thần ô uế. Tên thần dữ đã từng quấy nhiễu đời sống của người đàn
ông ấy và gây kinh sợ cho cộng đoàn nay đã bị trục xuất bởi “Đấng Thánh
của Thiên Chúa,” – nghĩa là, ai đó có tương quan đặc biệt với Thiên
Chúa. Thiên Chúa là nguồn mạch của việc tốt lành này.
Trong
một hội đường bé nhỏ, ở một thị trấn bình thường, một cuộc tranh đấu có
tổ chức đang tự chấm dứt. Trong thế giới đó và trong thế giới rộng lớn
hơn này, sự dữ đã nắm được quyền kiểm soát và không ai có thể làm gì
được. Đức Giêsu, “Đấng Thánh của Thiên Chúa”, đã đến thế gian. Ngài
đương đầu với thần dữ không thể bị khuất phục kia và kiểm soát tình
hình. Phản ứng của dân chúng là tiếng vang vọng của những gì mà dân
Israel hằng mong mỏi sau khi ông Môsê ra đi. “Mọi người đều sững sờ đến
nỗi họ bàn tán với nhau: ‘Thế nghĩa là gì?’ Lời giảng dạy thì mới mẻ,
người dạy lại có uy quyền.”
Lúc
đó, Đức Giêsu đã không để thần dữ kia gọi ra tên của mình. Đó không
phải là chuyện Đức Giêsu là ai, nhưng là câu chuyện về uy quyền của
Ngài. Chúng ta sẽ phải đợi để nhìn thấy diễn tiến của Tin Mừng qua đó
học biết thêm về Đức Giêsu. Tuy nhiên, vừa lúc ấy, danh tiếng của Ngài,
Đấng có “lời giảng dạy thì mới mẻ, người dạy lại uy quyền”, đã được đồn
ra mọi nơi, khắp cả vùng lân cận miền Galilê.
Không
khó để tìm ra bằng chứng của sự dữ trong thế giới này. Các chính khách,
những người kêu gọi lá phiếu của chúng ta, hứa hẹn sẽ đối phó với tội
ác, bạo lực, ma túy, chiến tranh, v.v.. Cũng khó để không trở nên yếm
thế. Dù cho ý hướng của những nhà chính trị này êm dịu đến đâu, con
người vẫn bị đè nén bởi những bàn tay của các thế lực cường bạo. Chẳng
phải điều này dường như cho thấy sự dữ đang chiến thắng, và dẫu chúng ta
có nỗ lực cách mấy vẫn không đủ? “Bị quỷ ám” là mô tả thỏa đáng nhất
cho tình thế này.
Và
khi đó, một con người bước vào, một người không e sợ khi đối diện với
các thế lực sự dữ. Đức Giêsu cho chúng ta thấy rằng, Người đang thực thi
chính quyền năng của Thiên Chúa. Có thể chúng ta là những người được
thừa hưởng sức mạnh tốt lành mà Đức Giêsu đã nới lỏng trong thế giới
này. Đức Giêsu đã giải phóng chúng ta, để từ đó, chúng ta có thể chấp
nhận vương triều là hiện diện của Thiên Chúa đã đến trần gian cùng với
Người. Đó không phải là điều khiến Đức Giêsu trở nên độc nhất vô nhị
trong mắt dân chúng. Điều khiến trình thuật của thánh Máccô trở nên độc
nhất vô nhị đó là cách thế ngài liên kết những cuộc trừ quỷ của Đức
Giêsu với giáo huấn của Người.
Thánh
Máccô rất thường xuyên nhắc đến Đức Giêsu với tư cách là một thầy dạy.
“Thầy dạy” dẹp yên giông tố (4,38), làm cho con gái ông Gia-ia sống lại
(5,35), nuôi ăn đám đông (6,34), v.v.. Khác với thánh Mátthêu, thánh
Máccô không giải thích rõ ràng những gì Đức Giêsu giảng dạy. Ngài tập
trung vào quyền năng đằng sau giáo huấn của Đức Giêsu.
Ông
Gioan Tẩy Giả đã tiên báo rằng : “Có Đấng quyền thế hơn tôi đang đến
sau tôi” (1,7). Các thế lực sự dữ hiện đang hoành hành trong thế giới
này: những gì đang lạm dụng sự ngây thơ, chia cắt các cộng đoàn, ủng hộ
thuyết duy vật, làm cho khoảng cách giàu nghèo ngày càng rộng thêm,
khuấy động chủ nghĩa cuồng tín tôn giáo, bắt người trẻ trở thành nô lệ
của ma túy, v.v.. Cuối cùng, Đức Giêsu, “Đấng quyền thế hơn,” đã đến với
lời sự sống: Người liên kết những ai bị chia cắt khỏi cộng đồng, nâng
cao những ai kiến tạo hòa bình biết sẵn sàng hy sinh cuộc sống của mình;
Người tha thứ mọi tội lỗi, chữa lành các bệnh tật, khích lệ con người
hành động vì sự thịnh vượng của công trình sáng tạo, khôi phục những gia
đình và cộng đoàn tan vỡ. Thánh Máccô nói cho chúng ta biết, Đức Giêsu
làm việc này cùng với nhiều công trình quyền năng lớn lao khác bằng uy
quyền trong giáo huấn của Ngài.
Xuyên
suốt Tin Mừng Máccô, Đức Giêsu đã thu hút được nhiều đám đông to lớn
bởi những chữa lành đầy uy quyền của Người. Dân chúng đang trong nguy cơ
diệt vong và Đức Giêsu đến để dạy dỗ và dẫn dắt họ đến bờ bến bình an.
Người tiếp tục làm việc đó dẫu cái giá phải trả là chính mạng sống của
mình. Ở đoạn này của bài Tin Mừng, dân chúng sững sờ vì Đức Giêsu. Sự
sững sờ của họ phải trở thành điều gì đó hơn cả sự tôn kính và lôi cuốn.
Họ cần phải khám phá ra Đức Giêsu chính là Con Thiên Chúa để rồi từ đó
biết đặt niềm tin tưởng vào Ngài. Sau biến cố phục sinh, các môn đệ nhận
ra Đức Giêsu không chỉ là một vị ngôn sứ quyền năng với lời nói đầy sức
mạnh, nhưng còn là một sự hiện diện có tính cách ngôi vị của Thiên Chúa
ở giữa họ. Vậy thì, chẳng có gì ngạc nhiên khi Người nói những điều
được xảy ra và người ta phải kinh ngạc vì quyền uy của Người.
Hãy
làm một thử nghiệm nhỏ với lương tâm. Ai là người nói với chúng ta với
đầy uy quyền? Lời của ai đã hướng dẫn linh hồn và điều khiển những nguồn
năng lượng của chúng ta? Phải chăng là tiếng nói của Đức Giáo Hoàng
Phanxicô, người luôn bận tâm với người nghèo, những người bị bắt bớ và
vấn đề môi trường? Chúng ta có quay về những hướng dẫn tâm linh trong
sách vở mà chúng ta đọc không? Các đảng phái chính trị, các trang mạng
và các bài xã luận ảnh hưởng lên chúng ta nhiều đến mức nào?
Lời
của Đức Giêsu có uy quyền trên sự dữ đang ảnh hưởng trong thế giới của
chúng ta, vì thế chúng ta còn nghe lời ở đâu và của ai nữa ? Giáo xứ của
chúng ta đã có các lớp Kinh Thánh, những ngày tĩnh tâm, những cuộc thảo
luận sách vở và chỉ dẫn tôn giáo chưa? Khi tới thời suy sụp, chúng ta
có trách nhiệm uốn nắn lương tâm của mình theo lời uy quyền của Thiên
Chúa – nhưng ai và điều gì sẽ giúp chúng ta thực hiện điều đó ? Thế lực
sự dữ hiện đang rất sống động và tràn lan khắp nơi, và chỉ có quyền năng
của Thiên Chúa mới có thể giúp chúng ta vượt qua rất nhiều những biểu
hiện của chúng.
Anh Em Nhà Học Đa Minh Gò Vấp chuyển ngữ
TED Talks: Làm thế nào để xóa bỏ bức cung, nhục hình?
20:07 |
“Mọi thay đổi đều bắt đầu từ một nhóm ít người có lòng quyết tâm”
Trương Tự Minh (dịch)
Tra
tấn – hay bức cung, nhục hình – không phải là hiện tượng đã thuộc về dĩ
vãng. Nó vẫn hiện hữu ở thời hiện đại, ngay trong thế kỷ 21. Sau các vụ
án oan của Nguyễn Thanh Chấn hay gần đây là nghi vấn án oan Hồ Duy Hải
và Nguyễn Văn Chưởng, tình trạng bức cung, nhục hình trong tố tụng hình
sự Việt Nam đang dần trở thành một vấn đề nhức nhối. Trong một xã hội
pháp trị nơi mà nền tư pháp được xem là phương tiện chính danh duy nhất
để đạt được công lý, một khi có lỗ hổng trong nền tư pháp, con đường dẫn
đến công lý cũng sẽ bị đứt đoạn.
Karen Tse là luật sư chuyên bào chữa
trong các vụ án hình sự, đồng thời là một nhà hoạt động nhân quyền, sáng
lập viên của tổ chức International Bridges to Justice chuyên hỗ trợ và
đào tạo luật sư bào chữa cho các nước đang phát triển. Luật Khoa tạp chí
trân trọng giới thiệu bài trình bày của cô trong chương trình TED Talks
hồi tháng 7/2011 về việc làm cách nào để khắc phục và xóa bỏ tình trạng
phổ biến của bức cung, nhục hình trong tố tụng hình sự.
Bài liên quan: Từ Afghanistan: ‘Tôi đã bảo vệ nền pháp trị như thế nào‘
Làm thế nào để xóa bỏ bức cung, nhục hình?
Năm 1994, tôi đến một nhà tù ở Cambodia
để gặp một cậu bé 12 tuổi đang bị giam tại đây, em đã bị bức cung và
không có luật sư bảo vệ. Nhìn vào mắt em, tôi nhận ra hàng trăm bức thư
vận động tự do mà mình đã viết cho những tù nhân chính trị sẽ không có
tên em. Bởi vì 12 tuổi thì chưa thể làm gì to tát cho ai cả. Em không
phải là một tù nhân chính trị, em chỉ là một cậu bé đã ăn trộm một chiếc
xe đạp mà thôi. Lúc đó tôi cũng nhận ra rằng không chỉ riêng Cambodia,
trong số 113 quốc gia đang phát triển vẫn còn tồn tại tình trạng bức
cung, nhục hình, có đến 93 nước đã luật định quyền được có luật sư và
nghiêm cấm việc, bức cung, nhục hình.
Tôi đã nhìn thấy một cơ hội to lớn cho
chúng ta, cộng đồng thế giới, cùng nhau bắt tay để chấm dứt tình trạng
sử dụng bức cung, nhục hình như một công cụ điều tra. Chúng ta thường
nghĩ hình thức đối xử đó chỉ có tù nhân chính trị mới phải chịu hoặc chỉ
xảy ra trong những trường hợp tồi tệ nhất, nhưng trên thực tế, 95% các
vụ bức cung, nhục hình hiện tại lại không thuộc về tù nhân chính trị, mà
nạn nhân là những người bình thường bị đẩy vào một hệ thống tư pháp đã
hỏng. Thật không may, bởi vì bức cung, nhục hình là hình thức điều tra
tiết kiệm nhất – nó rẻ hơn rất nhiều so với yêu cầu tuân thủ đúng quy
trình tố tụng hay việc đảm bảo quyền được có luật sư và tiếp cận luật sư
từ sớm – cũng dễ hiểu khi tình trạng này diễn ra thường xuyên. Tôi tin
chúng ta với tư cách là cộng đồng quốc tế, một khi đã quyết định thực
hiện, chúng ta có thể cùng nhau chấm dứt tình trạng bức cung, nhục hình
trong quá trình điều tra.
Tuy nhiên, để làm được điều đó cần phải có 3 điều. Đầu tiên là việc đào tạo, tiếp sức và kết nối các luật sư biện hộ.
Điều thứ hai: đảm bảo người bị bắt giữ
hoặc tình nghi được tiếp cận luật sư từ sớm trên quy định lẫn thực tiễn.
Và quyết tâm đi đến cùng là điều kiện thứ ba.
Cảm hứng thay đổi từ Cambodia
Vào năm 2000, tôi bắt đầu suy nghĩ, nếu
chúng ta cùng hợp sức làm thì sao? Chúng ta có thể giúp gì cho 93 quốc
gia đó? Và tôi đã lập nên International Bridges to Justice (IBJ). IBJ có
mục tiêu chấm dứt việc sử dụng bức cung, nhục hình như một công cụ điều
tra, đồng thời đảm bảo các quyền tiếp cận quy trình tố tụng đúng luật
được thực thi ở 93 quốc gia bằng cách hỗ trợ các luật sư có kinh nghiệm
tham gia từ sớm vào quy trình tố tụng ở đồn cảnh sát cũng như tại phòng
xử án.
Những kinh nghiệm đầu tiên tôi có được
là ở Cambodia. Tôi nhớ hồi đến đất nước này lần đầu vào năm 1994, khắp
cả nước có chưa đến 10 luật sư sau khi Khmer Đỏ đã thảm sát gần như tất
cả họ. Nhưng thậm chí trải qua 20 năm, cả nước cũng chỉ có vỏn vẹn 10
người hành nghề luật. Thế nên mới có chuyện, khi bước vào trại giam để
gặp một cậu bé 12 tuổi, bạn cũng sẽ bắt gặp ở đó nhiều phụ nữ. Bạn sẽ
hỏi: “Vì sao các chị ở đây?” Để rồi bọn họ đáp: “Tôi đã ở đây 10 năm vì chồng tôi phạm tội nhưng người ta không bắt được anh ấy”. Đúng vậy, đó là nơi mà nền pháp trị không hề tồn tại.
Trong buổi tập huấn cho nhóm các luật sư biện hộ đầu tiên, tôi vẫn còn nhớ một mẩu đối thoại như sau. Tôi hỏi cả nhóm: “Các bạn làm gì trong quá trình nghiên cứu hồ sơ vụ án?” Một sự im lặng bao trùm lớp học. Cuối cùng một học viên nữ đứng lên cất tiếng: “Thưa
giảng viên, tôi đã từng bảo vệ cho hơn 100 người, nhưng tôi chưa từng
phải điều tra hồ sơ nào vì tất cả bọn họ đều đã khai nhận tội”.
Và thế là lớp chúng tôi đã thảo luận về
hai vấn đề. Thứ nhất, lời khai nhận tội có thể không đáng tin cậy. Và
điều thứ hai, chúng tôi sẽ không khuyến khích cảnh sát tìm mọi cách lấy
lời khai, nhất là khi pháp luật đã cấm.
Đã phải cần rất nhiều can đảm để các
luật sư biện hộ tham gia chương trình tập huấn quyết định sẽ đứng lên và
hỗ trợ nhau đảm bảo thực thi quy định đó. Tôi vẫn còn nhớ rất rõ những
vụ việc đầu tiên chúng tôi tiếp nhận. Như trong một trường hợp, tất cả
25 người bọn họ, một luật sư biện hộ đại diện đứng phía trước, những
người còn lại ở đằng sau ủng hộ cô ấy. Nhưng các thẩm phán vẫn kiên
quyết: “Không, không, không! Tòa sẽ làm đúng như trước giờ vẫn làm”.
Thế rồi một ngày vụ việc như ý cũng đến.
Bị cáo là một phụ nữ bán rau. Cô ấy ngồi bán bên ngoài một ngôi nhà.
Người phụ nữ nói cô đã nhìn thấy có người từ trong chạy ra, cô nghĩ đó
chính là thủ phạm trộm nữ trang. Dẫu vậy khi cảnh sát đến, mặc dù trên
người cô không có gì nhưng cảnh sát vẫn bắt cô đi. Lúc đó cô đang mang
thai. Trên người cô có nhiều vết bỏng của đầu thuốc lá. Cô bị sảy thai
trong quá trình điều tra. Thế rồi vụ án của cô được đưa ra tòa xét xử.
Và lần đầu tiên vị thẩm phán đã đứng lên nói: “Đúng, không có bằng chứng phạm tội nào ngoài lời khai nhận tội của bị cáo do bị bức cung. Bị cáo sẽ được phóng thích”.
Cứ như thế các luật sư biện hộ tiếp tục
nhận lần lượt vụ này đến vụ khác. Và như bạn thấy, từng bước từng bước
một, họ bắt đầu thay đổi lịch sử pháp lý ở Cambodia. Nhưng Cambodia
không phải là đất nước duy nhất. Tôi đã từng nghĩ, chỉ có Cambodia thôi
sao? Hay các nước khác cũng vậy? Sự thật là nhiều quốc gia khác cũng gặp
tình trạng tương tự.
Sự hợp tác của cộng đồng luật sư tạo nên sự khác biệt
Ở Burundi (một quốc gia ở Trung Phi –
ND), tôi bước vào nhà tù và gặp một cậu bé không phải 12 tuổi mà chỉ mới
8 tuổi, em bị bắt vì đã trộm một chiếc điện thoại di động. Tôi cũng gặp
một người phụ nữ là mẹ của một em nhỏ 3 tuổi. Tôi đã bồng cô bé vô cùng
kháu khỉnh đó lên và nói với mẹ bé: “Con chị rất đáng yêu”. Rồi mẹ em nói: “Vì nó mà tôi phải ở đây”.
Người phụ nữ đó bị buộc tội lấy cắp hai cái tã lót và một chiếc bàn là
cho con mình, sau đó bị đưa vào tạm giam. Tôi đã đến gặp trưởng trại
giam và nói với ông ấy: “Các anh phải thả cô ấy ra. Thẩm phán sẽ trả tự do cho cô ấy”. Thế rồi vị này trả lời: “Chúng
ta có thể xem xét việc đó, nhưng cô nhìn nhà tù của tôi mà xem. Tám
mươi phần trăm trong số hai nghìn người ở đây không có luật sư. Chúng
tôi thì làm được gì?” Vì vậy, nhiều luật sư dũng cảm đã cùng nhau
thiết lập một cơ chế giúp họ tiếp nhận vụ việc. Nhưng chúng tôi nhận ra
điều làm nên sự khác biệt không nằm ở việc đào tạo hay tập huấn mà quan
trọng ở mạng lưới kết nối của các luật sư.
Chẳng hạn ở Cambodia. Nữ luật sư mà tôi
nói ban nãy không chiến đấu một mình mà bên cô còn có 24 đồng nghiệp sát
cánh. Tương tự như vậy, các luật sư Trung Quốc thường chia sẻ với tôi: “Khi chúng ta hợp sức cùng nhau, cảm giác như có một ngọn gió mát lành thổi qua sa mạc”. Hay ở Zimbabwe, tôi vẫn còn nhớ một luật sư tên Innocent. Anh đã đến một nhà tù mà ở đó mọi người đều nói: “Chúng tôi đã ở đây được 1 năm, 8 năm, 12 năm mà không có luật sư bảo vệ”.
Sau đó anh gặp tôi và chúng tôi cùng trải qua một khóa tập huấn. Bởi vì
đã nghe nhiều lời than vãn và điều tiếng nên anh chia sẻ: “Nhiều người nói không thể có công lý ở đây vì chúng tôi không có đủ nguồn lực để làm điều đó”. Rồi anh nói tiếp: “Nhưng tôi muốn chị biết rằng việc thiếu thốn nguồn lực không bao giờ là lý do chính đáng cho tình trạng bất công và oan sai”. Và như thế, anh đã cùng 68 luật sư khác lập nên một nhóm làm việc có tổ chức để nhận bảo vệ cho nhiều vụ việc.
Dẫu vậy, vẫn có yếu tố quan trọng ở khâu
đào tạo luật sư và đảm bảo họ tham gia vào quá trình tố tụng từ sớm.
Gần đây tôi có đến Ai Cập, và cảm hứng đã đưa tôi đến gặp một nhóm luật
sư ở đây. Họ cho biết: “Cô xem, bây giờ trên đường không còn cảnh
sát nữa. Cảnh sát là một trong những nguyên nhân chính khiến dân chúng
đã xuống đường làm cách mạng. Nhiều người từng là nạn nhân bức cung,
nhục hình của cảnh sát”. Tôi thắc mắc: “Nhưng hàng chục triệu đô-la đã được rót vào các dự án phát triển hệ thống pháp lý ở đây. Chuyện gì đã xảy ra?”
Tôi cũng đến gặp một trong những cơ quan
tiến hành các dự án trên. Khi đó họ đang có chương trình tập huấn dành
cho các công tố viên và thẩm phán. Việc chọn lựa hai nhóm này thay vì
các luật sư bào chữa là sự thiên vị thường thấy ở đây. Họ cho tôi xem
một cuốn sổ tay hướng dẫn, phải nói đó là một tài liệu rất hay. Tôi thầm
nhủ sẽ tham khảo nội dung từ cuốn sổ tay này, vì nó có đầy đủ mọi thông
tin. Theo luật, các luật sư bào chữa có thể có mặt trong quá trình cơ
quan điều tra làm việc. Thật hoàn hảo. Các công tố viên cũng được đào
tạo rất bài bản. Nhưng tôi vẫn nói với họ: “Tôi có một câu hỏi, đó là khi hồ sơ vụ án được chuyển đến văn phòng công tố, chuyện gì đã xảy ra cho người bị buộc tội?” Sau một hồi ngập ngừng, người ta trả lời: “Họ đã bị bức cung”.
Như vậy mấu chốt không chỉ ở công tác
đào tạo, tập huấn cho luật sư mà nó còn là việc tìm ra cách thức đảm bảo
luật sư được tiếp cận thân chủ trong giai đoạn đầu của quá trình điều
tra. Các luật sư chính là tấm lá chắn giúp người bị tình nghi, buộc tội
không rơi vào tình trạng bị nhục hình, bức cung khi đang ở trong tay cơ
quan công quyền. Nói với các bạn điều vừa rồi, tôi biết các bạn sẽ hỏi: “Nghe chừng làm được đó, nhưng liệu có thực sự khả thi không?” Dẫu nghe có vẻ to tát, nhưng có nhiều lý do giúp tôi tin rằng có thể.
Lý do đầu tiên chính là những người luật
sư đang trực tiếp thực hiện công việc khó khăn này, những người luôn
tìm ra cách tạo nên điều kỳ diệu nhờ quyết tâm đi đến cùng của mình.
Không chỉ có Innocent, anh bạn luật sư người Zimbabwe tôi kể ban nãy, mà
đó còn là tất cả các luật sư trên khắp thế giới đang làm công việc bào
chữa trong các án hình sự. Ở IBJ, chúng tôi có một chương trình là
JusticeMakers (tạm dịch: Người kiến tạo công lý). Trước đó vì nhận ra có
nhiều người can đảm muốn đứng lên làm điều đúng đắn, chúng tôi đã cố
gắng tìm cách hỗ trợ họ. Kết quả là một cuộc thi trực tuyến được tổ chức
với giải thưởng 5.000 đô-la dành cho những ý tưởng sáng tạo góp phần
thực thi công lý. Cuối cùng chúng tôi đã có 30 JusticeMakers ở khắp nơi
trên thế giới, từ Sri Lanka đến Swaziland hay Cộng hòa Congo. Với 5.000
đô-la, họ đã làm nên những điều tuyệt vời thông qua chương trình SMS,
chương trình hỗ trợ pháp lý cùng nhiều sáng kiến khác.
Không chỉ có các JusticeMakers, bên cạnh
đó chúng tôi còn sát cánh với những người nhìn thấy mình đang đứng cùng
ai và biết rõ cùng nhau họ sẽ đi đến đâu.
Lấy ví dụ ở Trung Quốc. Nước này đã ra
những quy định rất tốt ngăn cấm cảnh sát sử dụng hình thức nhục hình,
bức cung; nếu vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm. Tôi đã ngồi cạnh một
trong những đồng nghiệp can trường của mình và nói: “Chúng ta có thể vận dụng quy định này như thế nào? Làm sao để chúng ta chắc rằng nó sẽ được thực thi? Quy định này là rất tốt”. Rồi anh bạn đồng nghiệp hỏi lại tôi: “Cô có kinh phí không?” Tôi nói không. Nhưng anh tiếp lời: “Không sao, chúng ta vẫn có cách”.
Thế là vào ngày 4 tháng 12, anh đã tập
hợp ba nghìn thành viên của Đoàn Thanh niên Cộng sản đến từ 14 trường
luật hàng đầu. Họ đã cùng nhau in áp phích phổ biến thông tin về các quy
định mới. Họ đến các đồn cảnh sát và bắt đầu điều mà anh bạn đồng
nghiệp của tôi gọi là một cuộc cách mạng pháp lý bất bạo động nhằm mục
tiêu bảo vệ quyền công dân.
“Mọi thay đổi đều bắt đầu từ một nhóm ít người có lòng quyết tâm”
Tôi đã nói về yêu cầu đào tạo và hỗ trợ
các luật sư bào chữa. Chúng ta cũng đã nhắc đến việc cần đảm bảo về mặt
quy định lẫn thực tế người bị tình nghi hoặc buộc tội được tiếp cận luật
sư sớm trong quá trình tố tụng. Tuy nhiên, điều kiện thứ ba, cũng là
điều quan trọng nhất, đó là quyết tâm đi đến cùng.
Nhưng mọi người thường nói với tôi: “Chị biết đó, công việc này rất hay, nhưng nó lý tưởng quá. Khó thành hiện thực lắm”.
Tôi cho rằng những câu nói như vậy thật thú vị vì cũng chính những lời
tương tự đã được nói với những người đã chấm dứt tình trạng nô lệ và xóa
bỏ chế độ Apartheid. Mọi thay đổi đều bắt đầu từ một nhóm ít người có
lòng quyết tâm.
Tôi xin chia sẻ một dòng thơ mà các đồng nghiệp của tôi thường đọc cho nhau nghe: “Can trường lên bạn ơi, hành trình còn dài, đường ta bước khó tường minh, và dẫu còn nhiều chông gai, nhưng từ sâu thẳm bên trong, bạn không hề đơn độc”.
Tôi tin nếu chúng ta, cộng đồng quốc tế, có thể hợp sức lại giúp đỡ
không chỉ các luật sư mà còn tất cả những ai là một phần của hệ thống tư
pháp và muốn thay đổi, chúng ta có thể cùng xóa bỏ tình trạng sử dụng
bức cung, nhục hình như một công cụ điều tra. Tôi luôn chọn một cái kết
cho bài nói của mình, vì tôi chắc chắn câu hỏi mà tôi nhận được sẽ là: “Nhưng tôi có thể thực sự làm gì?”
Với câu hỏi đó, tôi xin được trả lời thế này. Đầu tiên, bạn biết mình
phải làm gì. Thứ hai, tôi sẽ kết thúc phần trình bày của mình bằng câu
chuyện về cậu bé Vishna, người đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của tổ
chức International Bridges to Justice.
Lúc gặp tôi, Vishna là một cậu bé 4 tuổi
sinh ra trong một trại giam ở tỉnh Kandal, Cambodia. Vì em được sinh ra
như thế nên mọi người, kể cả các cai tù, ai cũng quý mến em. Cậu bé là
người duy nhất được phép chui ra chui vào giữa những song chắn cửa ngục.
Rồi em bắt đầu lớn, đầu em cũng phát triển dần lên. Thế nên vào một
ngày, sau khi chui lọt qua song thứ nhất và thứ hai, đến song thứ ba cậu
nhóc phải từ từ di chuyển đầu mình mới cho qua được, rồi vòng ngược trở
lại, song thứ ba, thứ hai, thứ nhất. Em thường nắm lấy ngón út của tôi,
vì em muốn mỗi ngày được đi vòng quanh thăm các tù nhân trong trại. Tất
nhiên em chẳng thể gặp được tất cả bọn họ mỗi ngày, nhưng lúc nào em
cũng muốn gặp hết thảy 156 tù nhân ở đó. Tôi thường bồng cậu bé lên để
em đưa ngón tay qua những song sắt và chạm đến người tù bên trong.
Gần như mọi tù nhân ở đó đều nói cậu bé
là niềm vui lớn nhất và tia nắng ấm đối với họ. Họ luôn trông ngóng em
mỗi ngày. Và tôi luôn nói với mọi người: Vishna là một cậu bé 4 tuổi. Em
sinh ra trong một nhà tù chẳng có gì cho em, không của cải vật chất.
Nhưng cậu bé luôn có một cảm nhận về trách nhiệm cao cả của mình, điều
mà tôi tin ai trong chúng ta sinh ra cũng đều có. Em nói: “Có thể
con không làm được mọi thứ. Nhưng con được sinh ra trên đời này, con có
khả năng làm được điều gì đó. Con sẽ làm điều con có thể”. Thế nên
cảm ơn các bạn, những người đã có tầm nhìn viễn kiến để cùng chúng tôi
tạo nên một thế giới mới. Xin mời các bạn bước vào hành trình này cùng
chúng tôi.
Xin cảm ơn đã lắng nghe.
Đôi nét về Karen Tse:
Sau khi tốt nghiệp đại học năm 1986 ở
California, Karen Tse dành hai năm tiếp theo giúp đỡ người tỵ nạn ở Hong
Kong và Thái Lan. Tại những trại tập trung này cô đã chứng kiến nhiều
trường hợp người tỵ nạn bị bắt bỏ tù mà không qua xét xử. Từ đó cô bắt
đầu nhận thấy mối liên hệ giữa những vi phạm nhân quyền và lỗ hổng trong
tư pháp hình sự, vì vậy cô quyết định theo học luật ở Đại học
California (UCLA Law School). Năm 1994, sau khi ra trường, Karen đến
Cambodia trong một chương trình đào tạo pháp lý do Liên Hiệp Quốc tài
trợ. Trong thời gian ở đây, cô đã đào tạo và hỗ trợ về mặt chuyên môn
cho giới luật sư hình sự, công tố viên và thẩm phán. Cô cũng vận động để
tư pháp hình sự nước này tổ chức phiên tòa xét xử đầu tiên. Những trải
nghiệm cô có được suốt những năm làm việc ở quốc gia Đông Nam Á này đã
dẫn đến sự ra đời của International Bridges to Justice – IBJ (tạm dịch:
tổ chức Cầu nối Quốc tế đến Công lý) 6 năm sau đó.
Năm 2000, IBJ được thành lập với nhiệm vụ
đào tạo và hỗ trợ các luật sư bào chữa trong lĩnh vực hình sự ở các quốc
gia đang phát triển. IBJ hướng đến việc bảo vệ những người đang bị giam
giữ trái luật, không có luật sư và có nguy cơ cao trở thành nạn nhân
của bức cung, nhục hình – nhóm người mà Karen ước tính con số hiện lên
tới hàng chục ngàn trong những hệ thống tư pháp đã quá tải, bị lỗi hoặc
chứa nhiều tiêu cực. Bên cạnh đó, IBJ phối hợp cùng các hội nhóm xã hội
dân sự trong hoạt động giám sát cơ quan tư pháp hình sự qua các báo cáo
và bằng chứng hình ảnh, tư liệu. Tổ chức này cũng đã tham gia vào quá
trình tư vấn xây dựng luật và các cơ chế pháp lý nhằm đảm bảo quyền con
người trong tố tụng hình sự. Những năm đầu hoạt động, Karen cùng tổ chức
của cô đã có nhiều đóng góp mang tính đột phá trong cải cách tư pháp ở
Trung Quốc, Việt Nam và Cambodia. IBJ hiện đang có mặt ở 16 quốc gia
thuộc châu Á và châu Phi.
Karen tâm niệm: “Tôi tin chúng ta có thể xóa bỏ nạn bức cung, nhục hình trong thế kỷ này”.
|
Con Ðường Khiêm Hạ
18:46 |
Con Ðường Khiêm Hạ
Lc 14, 1. 7-11
"Hễ ai nhắc mình lên, sẽ phải hạ xuống, và ai hạ mình xuống, sẽ được nhắc lên".
Suy Niệm: Con Ðường Khiêm Hạ
Trong
Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu dạy chúng ta sống khiêm tốn. Lấy câu
chuyện chỗ ngồi trong bàn tiệc như một bài dụ ngôn, Chúa Giêsu muốn mạc
khải cho chúng ta tín hữu Kitô điều thâm sâu trong đạo: “Ai tôn mình lên
sẽ bị hạ xuống, còn ai hạ mình xuống sẽ được tôn lên”. Với châm ngôn
này, Chúa Giêsu muốn đặt con người ra trước mặt Thiên Chúa. Thật thế,
tất cả phẩm giá con người có được đều bởi Thiên Chúa mà ra. Từ sự sống
thể lý đến các phẩm tính tinh thần, từ giá trị cho đến những thành đạt
trong cuộc sống và nhất là những nhân đức con người tôi luyện được. Tất
cả đều nhờ bởi ơn Chúa. Nhân câu chuyện ngồi trong bàn tiệc mà thực
khách hầu hết là những người biệt phái, vốn hám danh và tự mãn, Chúa
Giêsu hẳn muốn nhắc đến thói giả nhân giả nghĩa và kiêu ngạo của họ. Với
những thực hành tôn giáo như ăn chay, cầu nguyện, bố thí mà họ chuyên
cần thực thi, những người biệt phái dễ lên mặt khinh thị những thành
phần thấp hèn trong xã hội. Chúa Giêsu đưa họ trở về với chân lý của con
người. Con người chỉ thực sự sống cho ra người khi biết nhận ra giá trị
đích thực của mình trong tương quan với Thiên Chúa. Và nhận ra giá trị
của mình cũng có thể là nhận ra sự hư không và thân phận hoàn toàn lệ
thuộc vào Thiên Chúa. Ðây chính là tâm tình cơ bản của Mẹ Maria. Chính
khi nhận ra mình là người tôi tớ trước mặt Thiên Chúa mà Mẹ đã nên cao
trọng. Mẹ đã khiêm hạ trước mặt Thiên Chúa cho nên đã được Thiên Chúa
nâng lên. Nguyện xin Mẹ Maria cầu bầu cho chúng ta cũng dõi bước theo Mẹ
trên con đường khiêm hạ ấy.
(Trích trong ‘Mỗi Ngày Một Tin Vui’)