Home » Archives for tháng 12 2014
Chương X GIÁ TRỊ CỦA HÔN NHÂN ĐƠN NHẤT VÀ BẤT KHẢ PHÂN LY DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA CÁC CHƯƠNG ĐẦU SÁCH SÁNG THẾ
22:54 |
Chương X
GIÁ TRỊ CỦA HÔN NHÂN ĐƠN NHẤT VÀ BẤT KHẢ PHÂN LY
DƯỚI ÁNH SÁNG CỦA CÁC CHƯƠNG ĐẦU SÁCH SÁNG THẾ
1. Chúng ta nhớ rằng Đức Kitô, khi bị chất vấn về sự đơn nhất và bất khả phân ly của hôn nhân, đã quy chiếu về điều vốn có «từ thuở ban đầu».
Người đã trích dẫn những lời ghi trong những chương đầu của sách Sáng
thế. Bởi thế trong bài suy tư hôm nay chúng ta thử đào sâu ý nghĩa đặc
biệt của những lời này và những chương này.
Người ta thấy được ý nghĩa của sự hợp nhất nguyên thủy của con người (nhất là dưới ánh sáng của đoạn sách St 2,23) - là loài đã được Chúa tạo dựng có nam có nữ - nhờ việc hiểu biết con người trong toàn thể gia sản hữu thể được phú ban, nghĩa là trong tất cả sự phong phú của mầu nhiệm tạo dựng vốn nằm ở nền tảng của nhân học thần học. Để tìm hiểu con người, để nhận biết căn tính của con người, kẻ «cô đơn» từ thuở ban đầu, ta cần phải đi qua lưỡng thể tính (dualità), tìm hiểu về sự «hiệp thông».
Ta hãy nhớ lại đoạn sách St 2,23 : «Bấy giờ con người nói : “Này đây, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi ! Nàng sẽ được gọi là đàn bà, vì đã được rút ra từ đàn ông”». Đoạn văn này cho ta thấy rằng để hiểu con người cần phải đi qua giới tính (nam và nữ). Người nam và người nữ như là hai «hiện thân» của cùng một nỗi đơn độc siêu hình, đơn độc trước Thiên Chúa và trước thế giới. Đó như là hai cách thức của «thân xác» và đồng thời cũng là hai cách thức làm người bổ túc cho nhau, như là hai chiều kích tương hỗ của sự tự biết mình và tự xác định mình và, đồng thời như là hai cách thế hỗ tương để ý thức về ý nghĩa của thân xác. Như đoạn St 2,23 đã cho thấy, theo một nghĩa nào đó, người nữ nhận ra chính mình khi đứng trước người nam, còn người nam được khẳng định mình nhờ người nữ. Chính chức năng của giới tính, vốn là «yếu tố làm nên nhân vị» (chứ không chỉ là «thuộc tính của nhân vị») theo một nghĩa nào đó, cho thấy con người sâu thẳm là dường nào, làm người với tất cả nỗi đơn độc tinh thần của mình, với một ngôi vị tính độc nhất vô song, được cấu thành nhờ thân xác là «nam» hay là «nữ». Sự hiện diện của yếu tố người nữ bên cạnh người nam, và cùng với người nam, có ý nghĩa là làm cho con người nên phong phú trong toàn thể viễn tượng lịch sử của mình, gồm cả trong đó là lịch sử cứu độ. Toàn bộ giáo huấn về sự hợp nhất này tự nguyên thủy vốn đã được diễn tả trong St 2,23.
2. Sự hợp nhất St 2,24 nói tới («cả hai sẽ nên một xương một thịt») hẳn là được diễn tả và thực hiện qua hành vi vợ chồng. Công thức kinh thánh hết sức cô đọng và đơn giản ấy cho thấy giới tính của con người (nam và nữ) như là đặc tính giúp họ, khi «nên một xương một thịt», đặt toàn thể nhân tính của mình dưới sự chúc lành sinh sôi nảy nở. Tuy nhiên, toàn thể ngữ cảnh của công thức ngắn ngủi này không cho phép chúng ta dừng lại ở bề mặt của giới tính con người, không cho phép chúng ta nói về thân xác và giới tính ở bên ngoài chiều kích đầy đủ của con người, bên ngoài «sự hiệp thông các ngôi vị», nhưng buộc chúng ta phải nhận biết chính sự viên mãn và chiều sâu của sự kết hợp này, điều mà người đàn ông và người đàn bà phải thực hiện dưới ánh sáng của mạc khải thân xác.
Bởi thế, trước hết lối diễn tả hướng đến một viễn cảnh, như sau đây: «người đàn ông ... sẽ gắn bó với vợ mình» cách thân mật đến mức «cả hai nên một xương một thịt», luôn khiến ta quay về với điều mà bản văn kinh thánh trước đây nói về sự kết hợp trong nhân tính, liên kết người đàn bà với người đàn ông trong chính mầu nhiệm sáng tạo. Những lời của đoạn St 2,23 mà chúng ta vừa phân tích đã giải thích ý niệm này một cách đặc biệt. Khi kết hợp với nhau qua hành vi vợ chồng mật thiết đến độ trở nên “một xương một thịt”, có thể nói rằng người đàn ông và người đàn bà tái khám phá, mỗi lần mỗi cách khác nhau, mầu nhiệm sáng tạo. Như thế, họ trở về hợp nhất trong nhân tính («xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi»), và điều đó khiến họ nhận ra nhau và, như lần đầu đầu tiên, họ gọi tên nhau. Điều này nói lên rằng, theo một nghĩa nào đó, họ sống trở lại giá trị trinh nguyên thuở ban đầu của con người, vốn xuất hiện từ mầu nhiệm sự đơn độc của con người đứng trước Thiên Chúa và giữa lòng thế giới. Sự kiện họ trở nên “một xương một thịt” là sợi dây liên kết bền chặt mà Đấng Tạo Hóa đã thiết lập, nhờ đó họ khám phá ra nhân tính riêng của mình, cả trong sự thống nhất nguyên thủy của nhân tính ấy lẫn trong tình trạng nhị phân nhưng hấp dẫn nhau cách kỳ diệu. Thế nhưng, giới tính còn là điều gì hơn nữa chứ không chỉ là mãnh lực bí nhiệm của xác thân con người hoạt động gần như theo bản năng. Trên bình diện con người và trong mối quan hệ giữa các nhân vị, giới tính biểu hiện một nỗ lực của con người luôn muốn vượt qua cách mới mẻ cái giới hạn của sự đơn độc vốn được ghi dấu trong thân xác con người và xác định ý nghĩa ban đầu của nó. Ngay trong sự vượt qua ấy luôn bao hàm sự đảm nhận cách nào đó nỗi cô đơn của thân xác của cái “tự ngã” thứ hai như là của mình.
3. Điều đó gắn liền với sự chọn lựa. Chính công thức trong đoạn St 2,24 cho thấy không những con người (nam và nữ) đã được tạo dựng để hợp nhất, mà còn cho thấy rằng chính sự hợp nhất này (nhờ đó họ trở nên một xác thịt) ngay tự ban đầu có một đặc tính là họ gắn kết với nhau bởi chọn lựa. Quả thật chúng ta đọc thấy: «người đàn ông lìa bỏ cha mẹ mà gắn bó với vợ mình». Con người về mặt “tự nhiên” thuộc về cha mẹ mình qua đường truyền sinh, nhưng lại «gắn bó» với vợ (hay với chồng) mình bởi sự chọn lựa. Đoạn văn St 2,24 xác định đặc tính đó của dây liên kết vợ chồng khi nói tới người đàn ông và người đàn bà đầu tiên, thế nhưng cũng đồng thời ám chỉ đến viễn cảnh toàn thể tương lai loài người trên trái đất này. Bởi thế, vào thời của Người, Đức Kitô sẽ qui chiếu tới bản văn này, bản văn cũng có tính thời sự không kém vào thời đại của Người. Được tác tạo nên theo hình ảnh của Thiên Chúa, xét vì họ tạo nên một sự hiệp thông ngã vị đích thực, người nam và người nữ đầu tiên phải là khởi đầu và là mẫu mực cho tất cả mọi người đàn ông và đàn bà thuộc mọi thời đại kết hợp với nhau thân mật nên «một xương một thịt». Thân xác con người nhờ giới tính nam và nữ như thế, ngay từ thuở ban đầu đã giúp cả hai người (như «trợ tá tương xứng» của nhau) khám phá lại chính bản thân trong sự hiệp thông ngã vị, và cũng thân xác ấy, cách riêng trở thành yếu tố cấu thành cho sự gắn bó của họ, khi họ trở nên vợ chồng. Nhưng điều ấy có được thực hiện là nhờ họ đã chọn lựa nhau. Chính sự chọn lựa tự do đó mới tạo lập nên khế ước hôn nhân giữa hai con người [1], mà nay chỉ trên nền tảng ấy đã trở nên “một xác thịt”.
4. Điều đó tương ứng với cấu trúc của sự đơn độc của con người, cụ thể là tương ứng với hai con người cô đơn. Chọn lựa, như là một biểu lộ sự tự khẳng định mình, đặt nền tảng trên cấu trúc ấy, nghĩa là trên cơ sở của sự tự ý thức về mình. Chỉ trên cơ sở của cấu trúc riêng của con người, con người là «thân xác» và nhờ đó cũng là người nam và là người nữ. Khi cả hai người kết hợp với nhau cách thân mật đến mức trở nên «một xương một thịt», hôn phối ấy giả thiết họ đã có một ý thức trưởng thành về thân xác. Thật vậy, hôn phối tự nó bao hàm một ý thức đặc thù về ý nghĩa của thân xác nơi việc các ngôi vị (con người) hiến thân cho nhau. Theo nghĩa này, câu St 2,24 còn mở ra viễn cảnh rộng lớn hơn. Thật vậy, đoạn văn ấy cho thấy rằng mỗi khi người đàn ông với người đàn bà kết hợp vợ chồng với nhau, chính ý thức nguyên thủy ấy về ý nghĩa hợp hôn (unitivo) của thân xác với nam tính và nữ tính của nó lại được khám phá. Như thế, bản văn kinh thánh cũng đồng thời cho thấy rằng trong mỗi kết hợp vợ chồng như thế, mầu nhiệm tạo dựng, theo cách nào đó, được thực hiện cách mới mẻ trong toàn bộ chiều sâu nguyên thủy và sức sống của nó. Người phụ nữ «được rút ra tự người nam» là «thịt bởi thịt người nam» và sau đó trở thành “vợ” và nhờ mẫu tính của mình trở thành “mẹ” của chúng sinh (x. St 3,20), vì mẫu tính của người nữ cũng có nguồn gốc nơi người nam. Truyền sinh bắt nguồn từ tạo dựng, và cứ mỗi lần như thế, theo nghĩa nào đó, mầu nhiệm tạo dựng lại được hiển lộ.
5. Một suy tư đặc biệt: «nhận thức và sinh sản» sẽ được dành cho đề tài này. Trong đó chúng ta còn cần phải tham khảo những yếu tố khác nữa của bản văn kinh thánh. Cho tới nay chúng ta đã phân tích ý nghĩa sự hợp nhất vợ chồng nguyên thủy và thấy rằng một cách nào đó (trong ý định) «tự ban đầu» sự kết hợp nên một giữa người đàn ông và người đàn bà như thế, là điều vốn gắn kết với mầu nhiệm tạo dựng, là một dấn thân (cam kết) đi vào viễn tượng toàn thể tương lai về sau.
[1] «Cộng
đoàn với đời sống chung thân mật và tình yêu vợ chồng được Tạo Hóa
thiết lập và ban những định luật riêng; cộng đoàn ấy được xây dựng do
khế ước hôn nhân, nghĩa là dựa trên sự ưng thuận cá nhân không thể rút
lại» (GS 48). Đây là một định nghĩa của hôn nhân
đáng lưu ý: a) cốt yếu là một đời sống chung và với một tình yêu đặc
biệt; b) tùy theo Luật Chúa là Đấng sáng tạo hôn nhân; c) bắt đầu từ khi
hai người, nam và nữ, công khai tuyên bố lời ưng thuận. Đối tượng của
sự ưng thuận ấy là chính con người, hai con người tự hiến cho nhau và đón nhận nhau. Hai người, chứ không phải chỉ là quyền trên thân xác mà thôi (như, theo Giáo Luật cũ 1917 khoản 1081 đoạn 2, Thông điệp Casti Connubi
của đức Piô XI đã xác nhận : x. AAS 22 (1930), 541 ; Dz 3701 / 2225).
Hai người sẽ nên một về mọi phương diện (tâm-sinh lí, xã hội, đạo đức)
Kết quả là một tổ chức vững chắc không phải tự ý riêng nhưng theo ý định
của Thiên Chúa . Tổ chức này có nhiều mục đích (x. GS 50b) và mưu ích không những cho đôi bên mà còn cho gia đình và xã hội nữa.
DANH VỌNG VÀ HẠNH PHÚC
02:28 |
DANH VỌNG VÀ HẠNH PHÚC
Ngày xưa, tại một vương quốc xa xôi vừa trải qua chiến tranh, kinh thành được vua dựng lại lộng lẫy hơn xưa. Những người lập nhiều chiến công được vua ban thưởng rất nhiều đặc ân. Người có chiến công nhiều nhất là một chàng kỵ sĩ tài giỏi. Nhà vua nói: "Vì sự trung thành và lòng dũng cảm của khanh, ta ban cho khanh phần thưởng là phần đất bằng với khả năng phi ngựa của mình."
Chàng kỵ sĩ vui mừng lên đường. Chàng phi ngựa qua bao cánh rừng, đồi và thảo nguyên mướt mắt. Chàng vẫn còn sung sức và chưa muốn dừng lại: "mảnh đất này hãy còn nhỏ quá"
Chàng lại tiếp tục đi, băng qua những vùng đất khô cằn, rực nắng chàng tự nhủ: "Gắng lên chút nữa, phía trước hẳn sẽ còn những mảnh đất màu mỡ đang chờ đón ta". Cứ thế, người và ngựa miệt mài đi. Hết ngày chuyển sang đêm, hết đêm lại tới ngày chàng kỵ sĩ kiệt sức và lả đi. Con ngựa trung thành cũng mệt mỏi gục xuống thở thoi thóp.
Đến lúc này, màu xanh của những mảnh đất màu mỡ mới nhường chỗ cho tiếng cười vợ con, cho hình ảnh bữa cơm gia đình ấm áp. Chàng kỵ kĩ lịm dần trong sự hối hận tận cùng: "Trời ơi, vì sao ta phải cố gắng đến kiệt sức như thế trong khi cuối cùng ta chỉ cần có một mảnh đất để chôn thân."
Câu chuyện của chàng kỵ sỹ cũng giống như nhiều người trong chúng ta, họ cố gắng kiếm thật nhiều tiền, quyền lực và cả sự ngưỡng mộ của người khác mà thờ ơ với sức khỏe, bỏ bê những khoảnh khắc hiếm hoi bên cạnh người thân rồi đến khi kiệt sức với công việc, họ mới nhận ra đâu là điều quý giá nhất trong cuộc sống của mình. Nhưng đến lúc đó, họ chẳng còn thời gian để tìm lại những gì đã mất nữa.
TMSS sưu tầm
Sống tử tế trong cơ quan nhà nước, không dễ gì - Thư gửi một người
15:36 |N.A
N.A là một nhân vật thành danh lĩnh vực của mình - và đó là lý do cô gửi đến cho Lao Động một lá thư khuyết danh. Không tên nhân vật, không tên cơ quan. Cô không muốn động chạm đến ai. Nhưng chính cái tâm lý "không muốn động chạm" ấy là điều khiến cho cô dằn vặt. Ở nhiều cơ quan, khi một lãnh đạo muốn sống yên ổn, không va chạm, chính là lúc họ có lỗi với rất nhiều người - những cấp dưới đang chờ đợi một người biết chiến đấu để bảo vệ quyền lợi cho những lao động nhỏ bé.
Gửi em, người em tôi chưa kịp nói lời xin lỗi,
Có thể nói số phận đã đưa tôi gặp em vì lúc đầu tôi không hề thích em do em trông quá đỏm dáng và có vẻ không yêu thích gì công việc. Nhưng vì tôi chỉ có 1 lá phiếu nên em đã trúng tuyển. Thời gian đầu tôi rất đau đầu với em vì em có vẻ không thân thiện và không chuyên tâm vào công việc. Trong thâm tâm em còn nuối tiếc công việc cũ mà em đã xin nghỉ để qua bên tôi làm việc. Vẻ ngoài tiểu thư và lạnh lùng của em làm tôi nghĩ em là cô bé con nhà giàu, nhờ quen biết mà vào cơ quan tôi chỉ để kiếm chỗ yên thân, nhàn hạ.
Tôi vốn là một người Sếp giao nhiệm vụ gì thì làm, cố gắng vui vẻ, hòa thuận với mọi người. Nếu sếp thấy vậy là đủ thì may, nếu sếp thấy chưa đủ cũng đành chịu vì chả biết làm thế nào hơn. Nhiều người thương hại tôi thiệt thòi nhưng tôi thấy thiệt một chút mà thanh thản còn hơn.
Đến một ngày, tôi bỗng dưng thành sếp, do lãnh đạo muốn đẩy tôi khỏi vị trí hiện tại vì nếu tôi còn ở đó thì không thể bổ nhiệm người thân tín. Tôi cũng muốn được thử sức nên chấp nhận. Cả đời lần đầu tiên được tuyển người nên tôi khá hồi hộp, thấy mình cũng oai oai. Nhưng đến khi họp cái gọi là Ban tuyển dụng tôi mới biết cái quyền của mình chả đáng kể gì. Các thí sinh đã qua hai vòng thi tuyển dụng mà không liên quan gì đến yêu cầu công việc, đến vòng cuối trưởng đơn vị mới được tham dự cùng sếp và đại diện công đoàn, tức là chỉ có 1 phiếu. Nói cách khác, ý kiến của người sử dụng lao động chẳng có mấy giá trị. Sau này tôi mới hiểu, tuyển dụng có nhiều góc khuất nên tất nhiên chúng tôi không can thiệp được.
Tâm lý ấy đã khiến tôi quy kết và thiếu thiện cảm khi em bước vào cơ quan.
Nhưng dần dần tôi phát hiện ra hoàn cảnh em hoàn toàn không như tôi tưởng. Gia đình em khá nghèo, bố em phải đi làm xa để ba mẹ con tự chăm sóc nhau. Mẹ em lại không có học nên không chia sẻ với em được, thành ra em trở thành trụ cột gia đình. Hồi sinh viên em đã có một mối tình nồng thắm với một chàng trai dễ thương, tâm đầu ý hợp, chỉ còn chờ em tốt nghiệp để tổ chức đám cưới. Những tưởng sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm trong gia đình của em sẽ được bù đắp bằng hạnh phúc riêng, nhưng Trời chẳng chiều người. Khi em chuẩn bị tốt nghiệp thì người yêu đổ bệnh, đi khám hóa ra anh bị ung thư giai đoạn cuối. Lâu sau này em mới kể với tôi trong nước mắt: “Chúng em còn trẻ quá, chẳng biết gì. Bố mẹ anh ấy cứ giấu nên khi thấy mọi người đến thăm cho anh ấy nhiều tiền, hai đứa lại còn hí hửng: “Cứ ốm thế này thì chẳng mấy chốc đủ tiền tổ chức đám cưới, không cần lo tiết kiệm nữa”. Đến khi hiểu ra thi đã muộn mất rồi”. Mặc dù anh ấy không còn nhưng vài tháng một lần, em vẫn về thăm bố mẹ anh vì em bảo: “Anh ấy là con trai một, hai bác buồn lắm. Em về thăm cho hai bác đỡ cô đơn”. Em cũng không quen biết ai khi xin vào cơ quan tôi, em trúng tuyển chắc vì sếp tôi thích nhân viên trông sáng sủa.
Khi hiểu hoàn cảnh của em, quan hệ của chúng tôi gần gũi hơn. Tính em thích độc lập nên tôi giao cho em phụ trách riêng một mảng công việc, chỉ kiểm tra kết quả và em làm khá tốt. Được tin cậy, em trở nên yêu thích công việc và tỏ ra khá hài lòng, làm tôi cũng yên tâm. Tôi chân thành thương mến em cũng như những thành viên trẻ khác trong đơn vị, những mong chúng tôi sẽ hợp tác lâu dài để cùng phát triển công việc chung. Em cũng nhiều lần bảo tôi, gia cảnh em không nhiều thuận lợi nên em chỉ mong được làm việc ổn định ở đây.
Nhưng hóa ra tôi và em đều không học được chữ ngờ. Tôi cứ nghĩ được giao việc chỉ cần cố gắng hoàn thành cho tốt, không tranh giành với ai là sẽ được yên. Ai ngờ chúng tôi lại thành công quá, đối tác hỏi liên tục, doanh thu tăng nhanh, các đơn vị khác bắt đầu nhòm ngó… Thế là tự dưng các đối tác tìm đến được đưa sang các đơn vị khác, những việc chúng tôi đang làm dần được chuyển đi, chỉ những gì nơi khác làm không được mới trả lại chúng tôi. Chiếc thòng lọng cứ thắt dần quanh cổ chúng tôi, hỏi thì không bao giờ được một câu trả lời rõ ràng, làm chúng tôi rất bức bối…
Một ngày đẹp trời sếp gọi tôi lên nói là cơ quan có hướng phát triển một đơn vị mới, sẽ đưa bộ phận của tôi sáp nhập vào đó.
Tôi bàng hoàng vì trong 3 năm qua, chúng tôi là một trong những đơn vị phát triển nhanh nhất, tự xây dựng được một cơ sở vật chất rất đàng hoàng dù không được trợ giúp gì. Hỏi ra mới biết trưởng đơn vị mới là “gà” của sếp nên sếp muốn thâu tóm cơ sở vật chất của chúng tôi để nuôi “gà” nhà. Đấy là lý do dù toàn thể bộ tứ của cơ quan đều phản đối vì bất bình giùm tôi và không tin tưởng ‘gà mới” nhưng sếp vẫn quyết. Và thế là một vụ Đoàn Văn Vươn nữa đã xảy ra trong cơ quan tôi.
Thời gian sau đó tôi đã nhiều lần định bỏ đi nhưng lại thấy rõ là nếu tôi đi, công việc chúng tôi mất 3 năm gây dựng sẽ tan vỡ rất nhanh vì “gà” của sếp dù rất tham vọng nhưng lại không hiểu biết gì về lĩnh vưc này. Anh ta không phải người tệ, chỉ là người thiển cận và tham vọng, cộng thêm văn hóa ứng xử quá kém trong khi nhân viên của tôi toàn nữ và đã quen được tôn trọng nên rất làm việc rất khó khăn. Được cái tôi không ham muốn chức quyền mà chỉ lo làm việc nên cuối cùng cũng thu xếp tạm ổn. Nhưng các nhân viên thì khó chịu nhiều vì không làm gì được tôi, anh ta quay sang nghi kỵ nhân viên. Tôi cố khuyên bảo các em lựa mà sống vì tôi sẽ sớm nghỉ, còn các em phải làm lâu, nên giữ hòa khí. Tôi vẫn biết với riêng em sẽ khó hơn những người khác vì em cá tính, phong cách sống lại khác xa người sếp kia nên cũng kín đáo khuyên em, nếu có dip nên xin qua các bộ phận khác. Tuy nhiên, chúng tôi đều biết anh ta sẽ khó để chuyện đó xảy ra.
Một ngày tôi nhận đươc email của em, nói là em xin lỗi tôi vì em không thể ở lại với tôi được nữa vì với chính sách hiện nay của cơ quan, em sẽ không có cơ hội phát triển. Vài năm nữa, khi tôi nghỉ, em sẽ không thể chấp nhận làm việc với người sếp kia. Bây giờ em đang có cơ hội ở một cơ quan khác, nơi chuyên môn của em sẽ được phát huy. Em rất cám ơn những gì tôi đã làm cho em nhưng mong tôi thông cảm. Em nói là dù gặp tôi hàng ngày nhưng em không đủ can đảm nói trực tiếp với tôi…
Khỏi nói tôi đã buồn thế nào vì các em đã như người thân của tôi. Nhưng tôi chỉ biết trả lời rằng, em làm vậy là đúng, tôi ủng hộ em và sẽ tạo mọi điều kiện để em chuyển việc được thuận lợi. Tôi còn tổ chức liên hoan vui vẻ chia tay em, chúc em thành công trong công việc mới.
Tôi đã không đủ can đảm nói lời xin lỗi em. Khi đến với tôi, em chỉ là cô bé mới ra trường, gần như chưa có kinh nghiệm gì. Em đã tận tụy làm việc với tôi, những mong tìm được một công việc ổn định, vui vẻ để khỏa lấp những nỗi buồn riêng. Tôi cứ tưởng mình cứ sống đàng hoàng, tử tế, chấp nhận thua thiệt để được thanh thản là xong nhưng tôi quên rằng, khi chấp nhận làm sếp tôi còn có trách nhiệm với những nhân viên đã tin tưởng mình. Đời em đã nhiều không may, tôi lại còn chất chồng thêm nữa.
Xin lỗi em, cô bé đã từng tin tưởng tôi mà tôi lại không che chở cho em được. Cầu mong em tìm được người sếp tốt hơn tôi!
Có thể nói số phận đã đưa tôi gặp em vì lúc đầu tôi không hề thích em do em trông quá đỏm dáng và có vẻ không yêu thích gì công việc. Nhưng vì tôi chỉ có 1 lá phiếu nên em đã trúng tuyển. Thời gian đầu tôi rất đau đầu với em vì em có vẻ không thân thiện và không chuyên tâm vào công việc. Trong thâm tâm em còn nuối tiếc công việc cũ mà em đã xin nghỉ để qua bên tôi làm việc. Vẻ ngoài tiểu thư và lạnh lùng của em làm tôi nghĩ em là cô bé con nhà giàu, nhờ quen biết mà vào cơ quan tôi chỉ để kiếm chỗ yên thân, nhàn hạ.
Tôi vốn là một người Sếp giao nhiệm vụ gì thì làm, cố gắng vui vẻ, hòa thuận với mọi người. Nếu sếp thấy vậy là đủ thì may, nếu sếp thấy chưa đủ cũng đành chịu vì chả biết làm thế nào hơn. Nhiều người thương hại tôi thiệt thòi nhưng tôi thấy thiệt một chút mà thanh thản còn hơn.
Đến một ngày, tôi bỗng dưng thành sếp, do lãnh đạo muốn đẩy tôi khỏi vị trí hiện tại vì nếu tôi còn ở đó thì không thể bổ nhiệm người thân tín. Tôi cũng muốn được thử sức nên chấp nhận. Cả đời lần đầu tiên được tuyển người nên tôi khá hồi hộp, thấy mình cũng oai oai. Nhưng đến khi họp cái gọi là Ban tuyển dụng tôi mới biết cái quyền của mình chả đáng kể gì. Các thí sinh đã qua hai vòng thi tuyển dụng mà không liên quan gì đến yêu cầu công việc, đến vòng cuối trưởng đơn vị mới được tham dự cùng sếp và đại diện công đoàn, tức là chỉ có 1 phiếu. Nói cách khác, ý kiến của người sử dụng lao động chẳng có mấy giá trị. Sau này tôi mới hiểu, tuyển dụng có nhiều góc khuất nên tất nhiên chúng tôi không can thiệp được.
Tâm lý ấy đã khiến tôi quy kết và thiếu thiện cảm khi em bước vào cơ quan.
Nhưng dần dần tôi phát hiện ra hoàn cảnh em hoàn toàn không như tôi tưởng. Gia đình em khá nghèo, bố em phải đi làm xa để ba mẹ con tự chăm sóc nhau. Mẹ em lại không có học nên không chia sẻ với em được, thành ra em trở thành trụ cột gia đình. Hồi sinh viên em đã có một mối tình nồng thắm với một chàng trai dễ thương, tâm đầu ý hợp, chỉ còn chờ em tốt nghiệp để tổ chức đám cưới. Những tưởng sự cô đơn, thiếu thốn tình cảm trong gia đình của em sẽ được bù đắp bằng hạnh phúc riêng, nhưng Trời chẳng chiều người. Khi em chuẩn bị tốt nghiệp thì người yêu đổ bệnh, đi khám hóa ra anh bị ung thư giai đoạn cuối. Lâu sau này em mới kể với tôi trong nước mắt: “Chúng em còn trẻ quá, chẳng biết gì. Bố mẹ anh ấy cứ giấu nên khi thấy mọi người đến thăm cho anh ấy nhiều tiền, hai đứa lại còn hí hửng: “Cứ ốm thế này thì chẳng mấy chốc đủ tiền tổ chức đám cưới, không cần lo tiết kiệm nữa”. Đến khi hiểu ra thi đã muộn mất rồi”. Mặc dù anh ấy không còn nhưng vài tháng một lần, em vẫn về thăm bố mẹ anh vì em bảo: “Anh ấy là con trai một, hai bác buồn lắm. Em về thăm cho hai bác đỡ cô đơn”. Em cũng không quen biết ai khi xin vào cơ quan tôi, em trúng tuyển chắc vì sếp tôi thích nhân viên trông sáng sủa.
Khi hiểu hoàn cảnh của em, quan hệ của chúng tôi gần gũi hơn. Tính em thích độc lập nên tôi giao cho em phụ trách riêng một mảng công việc, chỉ kiểm tra kết quả và em làm khá tốt. Được tin cậy, em trở nên yêu thích công việc và tỏ ra khá hài lòng, làm tôi cũng yên tâm. Tôi chân thành thương mến em cũng như những thành viên trẻ khác trong đơn vị, những mong chúng tôi sẽ hợp tác lâu dài để cùng phát triển công việc chung. Em cũng nhiều lần bảo tôi, gia cảnh em không nhiều thuận lợi nên em chỉ mong được làm việc ổn định ở đây.
Nhưng hóa ra tôi và em đều không học được chữ ngờ. Tôi cứ nghĩ được giao việc chỉ cần cố gắng hoàn thành cho tốt, không tranh giành với ai là sẽ được yên. Ai ngờ chúng tôi lại thành công quá, đối tác hỏi liên tục, doanh thu tăng nhanh, các đơn vị khác bắt đầu nhòm ngó… Thế là tự dưng các đối tác tìm đến được đưa sang các đơn vị khác, những việc chúng tôi đang làm dần được chuyển đi, chỉ những gì nơi khác làm không được mới trả lại chúng tôi. Chiếc thòng lọng cứ thắt dần quanh cổ chúng tôi, hỏi thì không bao giờ được một câu trả lời rõ ràng, làm chúng tôi rất bức bối…
Một ngày đẹp trời sếp gọi tôi lên nói là cơ quan có hướng phát triển một đơn vị mới, sẽ đưa bộ phận của tôi sáp nhập vào đó.
Tôi bàng hoàng vì trong 3 năm qua, chúng tôi là một trong những đơn vị phát triển nhanh nhất, tự xây dựng được một cơ sở vật chất rất đàng hoàng dù không được trợ giúp gì. Hỏi ra mới biết trưởng đơn vị mới là “gà” của sếp nên sếp muốn thâu tóm cơ sở vật chất của chúng tôi để nuôi “gà” nhà. Đấy là lý do dù toàn thể bộ tứ của cơ quan đều phản đối vì bất bình giùm tôi và không tin tưởng ‘gà mới” nhưng sếp vẫn quyết. Và thế là một vụ Đoàn Văn Vươn nữa đã xảy ra trong cơ quan tôi.
Thời gian sau đó tôi đã nhiều lần định bỏ đi nhưng lại thấy rõ là nếu tôi đi, công việc chúng tôi mất 3 năm gây dựng sẽ tan vỡ rất nhanh vì “gà” của sếp dù rất tham vọng nhưng lại không hiểu biết gì về lĩnh vưc này. Anh ta không phải người tệ, chỉ là người thiển cận và tham vọng, cộng thêm văn hóa ứng xử quá kém trong khi nhân viên của tôi toàn nữ và đã quen được tôn trọng nên rất làm việc rất khó khăn. Được cái tôi không ham muốn chức quyền mà chỉ lo làm việc nên cuối cùng cũng thu xếp tạm ổn. Nhưng các nhân viên thì khó chịu nhiều vì không làm gì được tôi, anh ta quay sang nghi kỵ nhân viên. Tôi cố khuyên bảo các em lựa mà sống vì tôi sẽ sớm nghỉ, còn các em phải làm lâu, nên giữ hòa khí. Tôi vẫn biết với riêng em sẽ khó hơn những người khác vì em cá tính, phong cách sống lại khác xa người sếp kia nên cũng kín đáo khuyên em, nếu có dip nên xin qua các bộ phận khác. Tuy nhiên, chúng tôi đều biết anh ta sẽ khó để chuyện đó xảy ra.
Một ngày tôi nhận đươc email của em, nói là em xin lỗi tôi vì em không thể ở lại với tôi được nữa vì với chính sách hiện nay của cơ quan, em sẽ không có cơ hội phát triển. Vài năm nữa, khi tôi nghỉ, em sẽ không thể chấp nhận làm việc với người sếp kia. Bây giờ em đang có cơ hội ở một cơ quan khác, nơi chuyên môn của em sẽ được phát huy. Em rất cám ơn những gì tôi đã làm cho em nhưng mong tôi thông cảm. Em nói là dù gặp tôi hàng ngày nhưng em không đủ can đảm nói trực tiếp với tôi…
Khỏi nói tôi đã buồn thế nào vì các em đã như người thân của tôi. Nhưng tôi chỉ biết trả lời rằng, em làm vậy là đúng, tôi ủng hộ em và sẽ tạo mọi điều kiện để em chuyển việc được thuận lợi. Tôi còn tổ chức liên hoan vui vẻ chia tay em, chúc em thành công trong công việc mới.
Tôi đã không đủ can đảm nói lời xin lỗi em. Khi đến với tôi, em chỉ là cô bé mới ra trường, gần như chưa có kinh nghiệm gì. Em đã tận tụy làm việc với tôi, những mong tìm được một công việc ổn định, vui vẻ để khỏa lấp những nỗi buồn riêng. Tôi cứ tưởng mình cứ sống đàng hoàng, tử tế, chấp nhận thua thiệt để được thanh thản là xong nhưng tôi quên rằng, khi chấp nhận làm sếp tôi còn có trách nhiệm với những nhân viên đã tin tưởng mình. Đời em đã nhiều không may, tôi lại còn chất chồng thêm nữa.
Xin lỗi em, cô bé đã từng tin tưởng tôi mà tôi lại không che chở cho em được. Cầu mong em tìm được người sếp tốt hơn tôi!
THÁNH GIO-AN, TÔNG ĐỒ, TÁC GIẢ SÁCH TIN MỪNG
15:28 |thánh Gioan Tông đồ - ảnh Thanhcavietnam.net |
Bài đọc xem tại đây: KTCMN
Khởi đầu thư thứ nhất của thánh Gio-an tông đồ. 1 Ga 1,1-4
1 Anh em thân mến,
điều vẫn có ngay từ lúc khởi đầu,
điều chúng tôi đã nghe,
điều chúng tôi đã thấy tận mắt,
điều chúng tôi đã chiêm ngưỡng,
và tay chúng tôi đã chạm đến,
đó là Lời sự sống.
2 Quả vậy, sự sống đã được tỏ bày,
chúng tôi đã thấy và làm chứng,
chúng tôi loan báo cho anh em sự sống đời đời :
sự sống ấy vẫn hướng về Chúa Cha
và nay đã được tỏ bày cho chúng tôi.
3 Điều chúng tôi đã thấy và đã nghe,
chúng tôi loan báo cho cả anh em nữa,
để chính anh em cũng được hiệp thông với chúng tôi,
mà chúng tôi thì hiệp thông với Chúa Cha
và với Đức Giê-su Ki-tô, Con của Người.
4 Những điều này, chúng tôi viết ra
để niềm vui của chúng ta được nên trọn vẹn
Đáp ca Tv 96,1-2.5-6.11-12 (Đ. c.12a)
Đ. Trước nhan thánh Chúa, người công chính hãy vui mừng.
1 Chúa là Vua hiển trị, hỡi địa cầu, hãy nhảy mừng lên,
vui đi nào, ngàn muôn hải đảo !
2 Mây u ám bao phủ quanh Người,
bệ ngai rồng là công minh chính trực.
Đ. Trước nhan thánh Chúa, người công chính hãy vui mừng.
5 Núi tan chảy như sáp, khi diện kiến Thánh Nhan
vị Chúa Tể hoàn cầu.
6 Trời xanh tuyên bố Người là Đấng chính trực,
hết mọi dân được thấy vinh quang Người.
Đ. Trước nhan thánh Chúa, người công chính hãy vui mừng.
11 Ánh sáng bừng lên chiếu rọi người công chính,
niềm vui làm rạng rỡ kẻ lòng ngay.
12 Trước nhan thánh Chúa, người công chính hãy vui mừng
tưởng nhớ Thánh Danh mà dâng lời cảm tạ.
Đ. Trước nhan thánh Chúa, người công chính hãy vui mừng.
Tung hô Tin Mừng
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a.
Lạy Thiên Chúa, chúng con xin ca ngợi hát mừng,
tuyên xưng Ngài là Đức Chúa.
Lạy Chúa, bậc Tông Đồ đồng thanh ca ngợi Chúa. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an. Ga 20,2-8
2 Sáng sớm ngày Phục Sinh, bà Ma-ri-a Mác-đa-la chạy đi gặp ông Si-môn Phê-rô và người môn đệ Đức Giê-su thương mến. Bà nói : “Người ta đã đem Chúa đi khỏi mộ ; và chúng tôi chẳng biết họ để Người ở đâu.”
3 Ông Phê-rô và môn đệ kia liền đi ra mộ. 4 Cả hai người cùng chạy. Nhưng môn đệ kia chạy mau hơn ông Phê-rô và đã tới mộ trước. 5 Ông cúi xuống và nhìn thấy những băng vải còn ở đó, nhưng không vào. 6 Ông Si-môn Phê-rô theo sau cũng đến nơi. Ông vào thẳng trong mộ, thấy những băng vải để ở đó, 7 và khăn che đầu Đức Giê-su. Khăn này không để lẫn với các băng vải, nhưng cuốn lại, xếp riêng ra một nơi. 8 Bấy giờ người môn đệ kia, kẻ đã tới mộ trước, cũng đi vào. Ông đã thấy và đã tin.
Suy Niệm
Gioan là con người của thông hiệp. Sự hiệp thông của thánh nhân với thầy Giêsu chính là sự hiệp thông trong tình yêu. Chính tình yêu đã tạo nên sự nhạy cảm kỳ diệu mà không một tông đồ nào có được. Cũng chính tình yêu này là căn cốt của sự hiệp thông và nên một. Đây là lý do mà thánh nhân chỉ cần nhìn thấy đã tin ngay. Tin vì tình yêu giúp thánh nhân tỏ những điều còn bí nhiệm với nhiều người.
Lạy thánh Gioan, người đã muốn chúng con có được sự hiệp thông với thầy Giêsu trong tình yêu Ba Ngôi như người thì xin hãy dạy chúng con biết sông tình yêu như người giữa cuộc đời đầy biến động hôm nay. Amen
Án tử hình oan và làn sóng cải cách luật pháp ở Trung Quốc (phần 2)
15:11 |
Nguyễn Huyền Trang
Ngoài sự yếu kém về pháp lý, các yếu tố chính trị, văn hóa cũng là những
chướng ngại cản trở sự phát triển hệ thống tranh tụng ở Trung Quốc,
khiến hệ thống tranh tụng ở nước này không những không thỏa được các yêu
cầu quốc tế, mà còn đi ngược lại với các tiêu chí của một “phiên tòa
xét xử công bằng”. Luật Khoa tạp chí xin giới thiệu phần tiếp theo của
một báo cáo dài về cải cách tư pháp ở Trung Quốc, liên quan đến vấn đề
án tử hình: Những chướng ngại đẩy lùi cải cách.
Bài liên quan: Án tử hình oan và làn sóng cải cách luật pháp ở Trung Quốc (phần 1)
Bài liên quan: Án tử hình oan và làn sóng cải cách luật pháp ở Trung Quốc (phần 1)
Mặc dù hệ thống tư pháp Trung Quốc đã có
nhiều cải cách, song con đường đi tới một hệ thống tranh tụng hiệu quả
để không còn những án oan như vụ She Xianglin hay Zhao Zouhai của đất
nước này vẫn còn những chặng dài phía trước. Các làn sóng cải cách đưa
vào mô hình tố tụng tranh tụng, song lại thiếu các quy định pháp lý bảo
vệ hệ thống này. Vì vậy, hoạt động tranh tụng trong các phiên tòa hình
sự, bao gồm cả những phiên tòa kết án tử hình, không được thực hiện đúng
thủ tục.
Các trở ngại pháp lý từ Bộ luật Hình sự
Tuy có nhiều điểm mới, nhưng có lẽ Bộ
luật Tố tụng Hình sự 2012 của Trung Quốc sẽ không hiệu quả hơn Bộ luật
Tố tụng Hình sự 1996 là bao trong việc ngăn chặn và sửa chữa các bản án
oan sai. Bộ luật này còn nhiều lỗ hổng. Chẳng hạn, các quy định mới
nghiêm cấm sử dụng các chứng cứ thiếu căn cứ tại các tòa hình sự thiếu
rõ ràng, và có thể bị những thẩm phán sẵn định kiến vô hiệu hóa. Các
điều luật phạt những luật sư biện hộ hăng hái bảo vệ thân chủ cũng chưa
được xóa bỏ. Những bù đắp về tinh thần và vật chất cho người bị kết án
oan còn rất hạn chế. Ngoài ra, vẫn chưa có sự bảo vệ hiến định và luật
định nào đối với quyền im lặng hoặc nguyên tắc suy đoán vô tội – hai
điều kiện đảm bảo loại trừ được những chứng cứ phi pháp. Hoạt động kiểm
tra và cân đối quyền lực giữa các bên tòa án, công tố và cảnh sát còn
nhiều thiếu sót và thường không được triển khai. Nguyên nhân gốc rễ của
tất cả những lỗ hổng trên là ba yếu tố “truyền thống” đang tồn tại trong
hệ thống tư pháp Trung Quốc. Cụ thể đó là:
- Truyền thống giả định có tội khi xét xử
- Cấu trúc quyền lực thiếu cân đối truyền thống giữa bên biện hộ và bên công tố
- Thái độ miễn cưỡng của các thẩm phán khi phải từ bỏ hệ thống tố tụng truyền thống – thẩm vấn
Chừng nào thực tế trên còn tồn tại, cuộc
chuyển đổi sang hệ thống tố tụng tranh tụng bảo vệ quyền của bị cáo ở
Trung Quốc sẽ là bất khả.
Một nguyên nhân khác nữa là dù vai trò
biện hộ đã được tăng cường qua các lần cải cách pháp lý, song trên thực
tế vai trò củng cố này tồn tại chủ yếu là trên giấy tờ. Các luật sư biện
hộ dễ bị khép vào tội “làm giả chứng cứ” theo Điều 306 Bộ luật Tố tụng
Hình sự 1996, theo đó các luật sư không được “ép hoặc xúi giục nhân
chứng” thay đổi lời khai. Với ngôn ngữ mơ hồ, quá trình triển khai thiếu
tin cậy và dấu hiệu vi phạm nhân quyền, điều luật này được cho là một
trở ngại pháp lý đối với tiến trình xây dựng hệ thống tố tụng tranh tụng
ở Trung Quốc. Không chỉ dừng lại đó, nó cũng dễ trở thành một vũ khí
trong tay các nhà chức trách để trả thù những luật sư biện hộ thực hiện
tốt vai trò đại diện pháp lý. Luật sư biện hộ có thể bị bỏ tù vì “khai
man và cản trở công lý” khi “hướng dẫn nhân chứng nói dối” như trong vụ
luật sư Li Zhuang [1], trong khi bộ luật lại thiếu các điều khoản hình sự hóa sai sót nghiệp vụ của các nhà chức trách.
Mặc dù rất ít luật sư bị buộc tội theo
Điều 306 phải ngồi tù, song bản án dành cho Li Zhuang cho thấy “sự mục
nát đáng báo động của môi trường dành cho các luật sư trong hoạt động
xét xử hình sự”. Những diễn biến sau cùng của vụ Li quả thật đã khiến
việc đại diện cho các can phạm trong giai đoạn trước xét xử trở nên khó
khăn hơn, đồng thời khiến sự bất cân đối quyền lực giữa luật sư biện hộ
và các cơ quan chấp pháp thêm trầm trọng.
Ảnh hưởng chính trị: Sự can thiệp từ đảng Cộng sản
Một trở ngại khác là ảnh hưởng chính trị
không mong muốn lên hoạt động xét xử và kết án trong các vụ án hình sự.
Dưới hệ thống tư pháp và chính trị hiện tại, đảng Cộng sản và các cơ
quan chính phủ ở Trung Quốc có thể can thiệp vào các phiên tòa hình sự,
và có thể gây áp lực chính trị kết án tử hình, như có thể thấy trong
nhiều vụ án oan được phát hiện gần đây. Ảnh hưởng này tất yếu dẫn đến
những nghi ngờ về tính hiệu quả của các cuộc cải cách pháp lý mà Trung
Quốc tiến hành trong thời gian qua.
Tệ hơn nữa, hệ thống thực thi công lý
của Trung Quốc vẫn tồn tại tình trạng tham nhũng và chịu sự can thiệp
chính trị mạnh mẽ. Lực lượng điều tra, công tố và tòa án không hoạt động
độc lập và đều chịu sự giám sát của đời sống chính trị và các ủy ban tư
pháp của đảng Cộng sản. Trên thực tế, các yếu tố ngoài luật luôn có
những ảnh hưởng thái quá lên việc triển khai các điều luật có liên quan
do “tính quanh co của quá trình phát triển pháp lý ở Trung Quốc”. Do đó,
nhiều vấn đề pháp lý của Trung Quốc không thể được giải quyết bằng
phương tiện pháp lý, mà phải bằng các tính toán chính trị.
Can thiệp chính trị phá vỡ cấu trúc tam
giác cần có giữa thẩm phán, công tố và biện hộ, trong đó mỗi bên lẽ ra
đều có vai trò riêng để đảm bảo công lý được thực hiện. Các vụ xét xử
hình sự bị biến thành một dạng dây chuyền lắp rắp, với cảnh sát ở đầu
vào, công tố ở đầu tiếp theo và thẩm phán án ngữ đầu ra, và hậu quả là
bất công. Đầu vào ban đầu thường là những lời khai bị ép buộc. Tình hình
càng tệ thêm bởi áp lực từ ban Nội chính, ép cho ra một bản tuyên án có
tội ngay cả khi bị cáo vô tội và án phạt là tử hình. Thậm chí, kể cả
khi có những dấu hiệu đáng ngờ, các quan chức cũng sẽ đưa ra một bản án
tử hình nhưng hoãn thi hành án, thay vì tuyên trắng án, để lập thành
tích duy trì tỷ lệ phá án cao, hay đúng hơn là tỷ lệ phá án tuyệt đối.
Tóm lại, với việc các ủy ban đảng vẫn
nắm quyền chi phối mọi khía cạnh trong đời sống chính trị và pháp lý của
người dân, vai trò của luật sư trong các vụ án hình sự ở Trung Quốc chỉ
có thể được cải thiện, khi Đảng Cộng sản nước này thể hiện ý chí và
cam kết xây dựng một nhà nước pháp trị thật sự.
Nguyên nhân văn hóa: Kiểm soát tội phạm hay bảo vệ nhân quyền?
Sau thất bại của Bộ luật Tố tụng Hình sự
1996 trong việc đạt được sự cân bằng giữa mong muốn kiểm soát tội phạm
và mong muốn bảo vệ các quyền của nghi can, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2012
và các cơ chế pháp lý khác cũng đang có nguy cơ gặp phải những trở ngại
văn hóa tương tự trong quá trình triển khai.
Với truyền thống đặt ổn định xã hội và
giá trị của hoạt động kiểm soát tội phạm là ưu tiên hàng đầu, các nhà
chức trách Trung Quốc có thể cảm thấy cần chú trọng đến mục đích kiểm
soát tội phạm, và do đó chủ ý hạn chế quyền lực của luật sư trong hoạt
động tố tụng. Ngoài ra, với văn hóa Khổng giáo và ý thức hệ xã
hội chủ nghĩa luôn đặt lợi ích tập thể lên trước lợi ích cá nhân, các
luật sư thường được yêu cầu phải trung thành với mục đích xã hội và đặt
lợi ích của xã hội lên trước.
Nhằm cân bằng giữa mục đích kiểm soát
tội phạm và mục đích bảo vệ nhân quyền, Bộ luật Tố tụng Hình sự 1997 bắt
đầu đặt những viên gạch đầu tiên xây dựng mô hình tố tụng tranh tụng
với hy vọng cải thiện tính hiệu quả của các luật sư trong hoạt động bảo
vệ quyền của các bị can, và điều chỉnh lại vai trò của các bên tại tòa,
trong đó đại diện tư pháp đóng vai trò như một người phân xử độc lập và
trung lập giữa công tố và biện hộ.
Tuy nhiên, có thể thấy rõ mục đích kiểm
soát tội phạm vẫn chi phối mạnh mẽ hoạt động tố tụng ở Trung Quốc, hay
nói cách khác lý tưởng kiểm soát tội phạm vẫn còn rất mạnh mẽ trong não
trạng của các cơ quan chấp pháp nước này. Các phiên tòa vẫn tập trung
vào mục đích kiểm soát tội phạm, và cảnh sát cũng như công tố vẫn thích
áp dụng các hình thức cáo buộc. Chịu ảnh hưởng từ truyền thống đó, các nhà điều tra có xu hướng thu thập chứng cứ trọng yếu bằng bất kỳ phương tiện nào dù là trái luật,
như tra tấn, đánh đập và các hình thức phi pháp khác. Trong vụ She
Xianlin và Zhao Zhohai, cả hai đều bị dùng cực hình cho đến khi chịu
nhận tội. Thậm chí trong vụ Zhao, vợ của anh cũng bị đánh cho đến khi
chịu cung khai có lợi cho hướng điều tra của cảnh sát. Rõ ràng, mục tiêu
của chiến dịch chống tội phạm không chỉ dừng lại ở bị cáo, mà còn
chuyển hướng sang người thân của bị cao, hay luật sư biện hộ, như trong
vụ Li Zhuang.
Để hạn chế những trường hợp oan sai dưới
hệ thống tranh tụng chưa hoàn thiện, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2012 đã
cải cách hơn nữa cách thức thực thi công lý của ba cơ quan thông qua
việc củng cố mô hình tranh tụng để bảo vệ hơn nữa quyền con người cho
phía biện bộ. Mặc dù những vụ án được xét xử sau khi bộ luật này có hiệu
lực chưa đủ để đưa đến kết luận thế hệ lãnh đạo mới ở Trung Quốc nghiêm
túc đến đâu với kế hoạch cải cách có ý nghĩa, song các vụ oan sai trong
quá khứ quả thật cho thấy tầm quan trọng của việc thúc đẩy văn hóa nhân
quyền thay cho văn hóa kiểm soát tội phạm.
———-
[1] Li Zhuang là luật
sư biện hộ cho Meng Ying trong một phiên tòa xét xử băng nhóm tội phạm
có tội chứng năm 2008. Theo cáo buộc của công tố, Li Zhuang đã hướng dẫn
Xu Lijun, nhân chứng của vụ án, thay đổi lời khai. Trong phiên tòa, Li
Zuang khẳng định anh không can thiệp vào quyết định đưa ra lời khai của
Xu Lijun. Vụ Li là một chỉ báo cho thấy những thiếu sót trong các cải
cách pháp lý của Trung Quốc và kéo cuộc cải cách của nước này tụt lùi 30
năm, theo nhận định của He Weifang, giáo sư luật học đại học Peking (New York Times, 2011).
Lược dịch và tham khảo từ bài viết Death Penalty Reforms in China: Lessons from Wrongful Convictions? của tác giả JIANG Na và Trial in China Tests Limits of Legal System Reform (New York Times, 2011).
Kỳ sau: Những bài học để lại cho nền tư pháp
Án tử hình oan và làn sóng cải cách luật pháp ở Trung Quốc (phần 1)
08:00 |
Nguyễn Huyền Trang
“Cảnh sát điều tra chia thành ba nhóm, thẩm vấn Zhao liên tục trong hơn
một tháng trời. Zhao bị trói và phải trả lời thẩm vấn trong tình trạng
súng nhằm thẳng mặt, bị đánh đập bằng gậy và báng súng. Anh không được
nghỉ ngơi, không được ăn uống đầy đủ. Zhao đã nhận tội tất cả 9 lần,
nhưng khi các đợt thẩm vấn kết thúc, anh đều khai đã bị tra tấn buộc
phải nhận tội…”. Nền luật pháp của Trung Quốc có rất nhiều nét tương
đồng với Việt Nam, mà các án oan là một trong đó. Luật Khoa tạp chí xin
giới thiệu phần đầu của một báo cáo dài về cải cách tư pháp ở Trung
Quốc, liên quan đến vấn đề án tử hình.
Những vụ án oan
Mùa xuân năm 2005 có lẽ là một mùa xuân
vui buồn lẫn lộn đối với She Xianglin. Sau 11 năm tù đày, mang bản án tử
hình vì tội giết vợ, rồi sau đó phúc thẩm còn 15 năm, She chính thức
được trả tự do khi người vợ (mà 11 năm trước đó She bị cáo buộc giết
hại) bỗng dưng… quay về.
Năm 1994, She bị bắt giữ sau khi cảnh
sát tỉnh Hubei (Hồ Bắc) phát hiện xác một phụ nữ đang phân hủy. Một số
thủ tục khám nghiệm được tiến hành. Ngay sau đó, anh bảo vệ 28 tuổi She
Xianglin bị bắt giam, vì xác chết kia có chiều cao tương tự và thời điểm
chết trùng với thời điểm vợ She biến mất. She bị thẩm vấn liên tục suốt
10 ngày, bị đánh đập và chỉ được cho nghỉ khi khai nhận tội giết vợ. Mẹ
và anh trai She, trong quá trình đi tìm công lý cho con, em mình, cũng
bị tống giam nhiều ngày. Riêng mẹ She đã bị giam giữ hơn 9 tháng trời vì
tội “che giấu hành vi phạm pháp”.
She Xianglin được trả tự do vào ngày 13/4/2005. Nguồn ảnh: China.org.cn |
Kịch tính không kém trường hợp của She
Xianglin, năm 1999, Zhao Zuohai cũng phải nhận án tử hình cho tội danh
giết người khi cảnh sát tìm thấy thi thể đang phân hủy của một người đàn
ông được cho là mất tích và Zhao đã có xích mích với ông ta từ trước
đó. Điều tra viên chia thành ba nhóm, thẩm vấn Zhao liên tục trong hơn
một tháng trời. Zhao bị trói gô và phải trả lời thẩm vấn trong tình
trạng súng nhằm thẳng mặt, bị đánh đập bằng gậy và báng súng. Anh không
được nghỉ ngơi, không được ăn uống đầy đủ. Zhao đã nhận tội tất cả 9
lần, nhưng khi các đợt thẩm vấn kết thúc, anh đều khai đã bị tra tấn để
buộc phải nhận tội. Vợ Zhao cũng bị bắt giữ và tạm giam hơn một tháng.
Chị cũng bị đánh đập cho đến khi chịu khai nhận những túi nilon tìm thấy
quanh thi thể không đầu kia là túi nilon nhà mình.
11 năm sau, “nạn nhân” của vụ án trở về
làng vì ốm nặng và cần làm các thủ tục giấy tờ để được hưởng phúc lợi xã
hội. Ngày 8/5/2010, Tòa án Tối cao tuyên Zhao vô tội và ra lệnh trả tự
do cho anh ngay lập tức. Sau 11 năm tù, người đàn ông 57 tuổi gần như
không còn lại gì. Người vợ đã đưa đơn ly dị, rồi tái hôn, có cuộc sống
mới. Hai trong số những người con của Zhao được cho đi làm con nuôi.
Hai vụ án oan trên đã thu hút được sự
chú ý không chỉ của dư luận Trung Quốc mà còn của thế giới, và làm dấy
lên những làn sóng cải cách luật tử hình ở nước này. Trong đó, đáng kể
nhất là những làn sóng bắt đầu từ sau năm 2005, với việc Tòa án Nhân dân
Tối cao Trung Quốc khôi phục lại quyền tái thẩm án tử hình năm 2006, và
phạm vi áp dụng án tử hình được thu hẹp trong lần sửa đổi Bộ luật Hình
sự năm 2011. Ngoài ra, trước và giữa các làn sóng cải cách này, Trung
Quốc cũng có nhiều nỗ lực cải cách khác nhằm bảo vệ quyền của các nghi
can và ngăn chặn nguy cơ xảy ra các bản án oan sai trong tương lai.
Nỗ lực xây dựng hệ thống tố tụng minh bạch, công bằng
Để khắc phục những sai lầm trong quá
trình xét xử, năm 1996, Trung Quốc đã ban hành Bộ luật Tố tụng Hình sự
mới. Bộ luật đưa ra thêm các quy định về chứng cứ nhằm bảo vệ nhân chứng
trước lực lượng điều tra, tăng cường vai trò của luật sư biện hộ cũng
như thể hiện sự tôn trọng quyền kháng nghị của bị cáo. Hầu hết các sửa
đổi quan trọng trong 61 điều khoản bổ sung của bộ luật này đều thể hiện
một mong muốn: xây dựng mô hình tố tụng tranh tụng thay cho mô hình tố
tụng thẩm vấn để hạn chế tình trạng xảy ra oan sai. Các cải thiện cũng
đều hướng tới việc thúc đẩy quyền được đối xử bình đẳng trước pháp luật
của bị can, và có tác dụng điều chỉnh lại sự bất cân đối về mặt cấu trúc
giữa ba bên – công tố, biện hộ và tòa án.
Các cải cách trong thủ tục tố tụng được
tiếp nối với quyết định khôi phục quyền tái thẩm của Tòa án Nhân dân Tối
cao Trung Quốc năm 2006. Tòa án này quyết định thành lập các tòa án
riêng với mục đích tái thẩm tất cả các bản án tử hình đã được đưa ra.
Đồng thời, Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc cũng yêu cầu các tòa án
phúc thẩm phải đảm bảo các vụ án có thể liên quan đến tử hình đều phải
được xét xử công khai để tăng tính minh bạch, tăng
cường trách nhiệm giải trình và hạn chế nguy cơ xử sai. Cả hai cải cách
trên đều được quy định trong bản sửa đổi Luật Cơ bản về Tòa án Nhân dân
được Ủy ban Thường trực Quốc hội Trung Quốc thông qua.
Điểm đáng chú ý khác là trong bản đề
cương cho Kế hoạch Cải cách 5 năm lần III năm 2009, Tòa án Nhân dân Tối
cao Trung Quốc đã đẩy các cải cách trong việc áp dụng khung hình phạt tử
hình lên thành một phần chính yếu của kế hoạch cải cách. Mặc dù vẫn còn
nhiều bất cập trong hoạt động tố tụng liên quan đến các bản án tử hình,
song công bằng mà nói, các hoạt động tố tụng ở Trung Quốc đang tiến tới
hướng dân chủ, công bằng và minh bạch hơn.
Đặc biệt, tháng 6/2010, 5 bộ và cơ quan
tư pháp của Trung Quốc đã đưa ra một bộ quy định pháp lý chung điều
chỉnh lại hệ thống chứng cứ hình sự trước đó. Cụ thể, điều khoản liên
quan đến các vấn đề kiểm tra chứng cứ trong các vụ án tử hình quy định
rõ, dữ kiện, thực tế khách quan trong các vụ án tử hình phải được xác lập dựa trên chứng cứ.
Đây là một bước tiến đáng kể so với nguyên tắc “dựa trên thực tế khách
quan và phán quyết theo luật” được quy định trong Điều 6 của Bộ luật Tố
tụng Hình sự nước này. “Chứng cứ” là những bằng chứng thỏa mãn tất cả
các yêu cầu được quy định trong Bộ luật Tố tụng Hình sự, trong khi “thực
tế khách quan” có thể đưa đến việc ngụy tạo các chứng cứ giả, chẳng hạn
những lời cung khai do bị tra tấn như trong trường hợp của She Xianglin
và Zhao Zouhai.
Những cải cách kể trên đã tạo ra một môi
trường nghiêng theo hướng hạn chế sử dụng án tử hình cũng như giảm các
trường hợp thi hành án tử hình trên thực tế. Theo báo cáo hàng năm của
Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau năm
1979, số vụ tử hình treo 2 năm đã vượt số vụ tử hình thi hành ngay. Đồng
thời, thống kê cũng cho thấy phần lớn án tử hình được áp dụng cho các
vụ án có hành vi bạo lực nghiêm trọng nhất như giết người, trộm cắp, bắt
cóc, và tấn công có chủ đích gây chết người. Những thay đổi này đều đặt
nền móng vững chắc cho một cải cách quan trọng được coi là bước tiến
của Trung Quốc trong tiến trình xóa bỏ hẳn án tử hình: Bộ luật Hình sự
sửa đổi lần VIII.
Mẹ của Nie Shubin gục khóc trên mộ con. Nie Shubin bị tử hình năm 21 tuổi vì tội “hiếp dâm, giết người”. 10 năm sau (2005), thủ phạm thật của vụ án bị bắt và đã thú tội. Nguồn ảnh: China.org.cn |
Cú đột phá “sửa đổi lần VIII”
Sau khi nhiều bản án tử hình oan được
phát hiện, đặc biệt là trường hợp oan sai của Zhao Zouhai, có thêm nhiều
đề xuất cải cách tập trung vào việc hạn chế phạm vi áp dụng án tử hình.
Trong đó, Bộ Luật Hình sự sửa đổi lần VIII năm 2011 được đánh giá là cú
đột phá quan trọng, đưa Trung Quốc tiến dần tới việc xóa bỏ án tử hình.
Theo luật sửa đổi, 13 tội danh phi bạo
lực được xóa khỏi khung hình phạt tử hình. Từ 68 tội danh theo Bộ luật
Hình sự năm 1997, số tội danh có thể phải chịu án tử giảm xuống còn 55.
Có nhiều ý kiến cho rằng sửa đổi này có cũng như không vì đây là các tội
danh phi bạo lực, và những người phạm các tội danh này hiếm khi bị tử
hình trên thực tế. Tuy nhiên, với con số 19% tội danh được xóa án tử,
khách quan mà nói bản sửa đổi này là một cột mốc quan trọng của Trung
Quốc trong nỗ lực cải cách luật về tử hình.
Ngoài ra, bản sửa đổi lần VIII còn cho
thấy một thay đổi trong quyết định lựa chọn giá trị của cơ quan lập pháp
Trung Quốc. Nếu như trước đây, luật hình sự nói chung và bản án tử hình
nói riêng được sử dụng như một công cụ để duy trì trật tự xã hội, thì
những sửa đổi năm 2011 dường như cho thấy cơ quan lập pháp Trung Quốc
bắt đầu xem xét lại lựa chọn giá trị của mình khi ban hành luật, và chuyển đổi trọng tâm từ chỗ duy trì trật tự xã hội, sang đạt đến sự cân bằng giữa trật tự xã hội và quyền con người.
Một điểm mới khác, đáng chú ý trong bản
sửa đổi VIII là sự khoan dung của pháp luật Trung Quốc đối với những
người phạm tội trên 75 tuổi; theo đó, hình phạt tử hình sẽ không áp dụng
với những can phạm trên 75 tuổi, trừ trường hợp người phạm tội gây chết
người bằng những phương thức đặc biệt dã man. Cũng theo luật sửa đổi,
người phạm tội trên 75 tuổi có thể được hưởng mức án nhẹ hơn cho những
tội danh cố ý. Ngoài ra điều 19 của luật sửa đổi cũng quy định, người
phạm tội dưới 18 tuổi tại thời điểm gây án và nhận án dưới 5 năm tù
không có trách nhiệm khai báo với đơn vị liên quan về tiền án của mình
khi đăng ký tòng quân hay đi xin việc.
Đánh giá khách quan các sửa đổi trên, có
thể nói lời hứa “Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người” được ghi
trong Hiến pháp Trung Quốc đang dần được hiện thực hóa trong lĩnh vực
luật hình sự. Bộ luật Hình sự sửa đổi lần VIII là cú đột phá có tính
lịch sử, là hành động cụ thể hóa lập trường của Chính phủ Trung Quốc về
án tử hình, hướng đến “mục đích cuối cùng là xóa bỏ án tử hình” như cam
kết của ông La Yifan, đại diện của Trung Quốc trong Hội đồng Nhân quyền
Liên hợp quốc tháng 3 năm 2009.
Tổng hợp từ các bài viết:
Death Penalty Reforms in China: Lessons from Wrongful Convictions? của tác giả JIANG Na đăng trên tạp chí Tsinghua China Law ReviewThe Death Penalty in China: Reforms and its Future của tác giả Zhou Zhenzie đăng trên WIAS Research Bulletin
Zhao Zuohai: Beaten, framed and jailed for a murder that never happened của tác giả Clifford Coonan (independence.co.uk).
Kỳ sau: Những chướng ngại đẩy lùi cải cách
Lễ của sự sống
03:25 |
Lễ của sự sống
Tin mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Lu-ca (2, 8-14)
8
Trong vùng ấy, có những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm
canh giữ đàn vật.9 Bỗng sứ thần Chúa đứng bên họ, và vinh quang của
Chúa chiếu toả chung quanh, khiến họ kinh khiếp hãi hùng.10 Nhưng sứ
thần bảo họ: "Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng
đại, cũng là tin mừng cho toàn dân:11 Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh
ra cho anh em trong thành vua Đa-vít, Người là Đấng Ki-tô Đức Chúa.12
Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh
bọc tã, nằm trong máng cỏ."13 Bỗng có muôn vàn thiên binh hợp với sứ
thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa rằng: 14 "Vinh danh Thiên Chúa
trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."
Kính thưa cộng đoàn!
Hôm nay, chúng ta mừng ngày Con Thiên Chúa làm
người và ở cùng chúng ta. Ngày Trời đất giao hòa như lời
thiên thần ca hát:
"Vinh danh Thiên Chúa trên trời, bình an dưới thế cho loài người Chúa thương."
Ngày
Chúa đến là ngày trời đất giao hòa, ngày của niềm vui và an bình.
Ngày ấy khởi đi từ chuyện một bé Giê-su bọc trong tã nằm trong máng cỏ.
Hình ảnh đó phải chăng nhắn gửi con người ngày hôm nay về sự sống.
Ngày Thiên sứ loan báo cho mục đồng là ngày sự sống nảy nở và sự sống
ấy là Lời Thiên Chúa khiến con người vui, khiến cả và đất trời hòa
giao.
Tuy nhiên, xã hội hôm nay đang
lâm vào những khủng hoảng do chính con người tạo ra, một trong những
khủng hoảng đó là khủng hoảng sự sống. Người ta mỗi ngày chứng kiến
biết bao những chàng trai, cô gái trẻ không tìm được ý nghĩa cuộc đời
nên đi tìm cái chết để giải thoát. Vì sự giả thoát ấy, đôi khi con
người muốn loại bỏ người khác để tìm hạnh phúc trần tục cho riêng mình.
Điển hình nhất là việc loại bỏ cá thai nhi. Tại Việt Nam, con số phá
thai cao hơn gấp ba lần khối liên minh Châu Âu, bao gồm 25 quốc gia.
Nội điều ấy cho thấy sự khủng hoảng về sự sống tại xã hội Việt Nam hôm
nay.
Khủng hoảng sự sống không
chỉ có thế nhưng là cả cuộc sống vô định không tương giao khi con
người chú trọng kiếm tìn vật chất và vô tâm trước đồng loại. Sự vô tâm
dẫn đến sự đổ vỡ và sự chết về thể xác hay tinh thần, tâm linh của con
người. Đó là vấn nạn của mỗi người, đặc biệt là các ki-tô hữu, mỗi
người đều có trách nhiệm trong cuộc khủng hoảng này.
Chỉ
một ngày nữa thôi, chúng ta mừng con Chúa xuống thế làm người, hẳn đây
cũng là cơ hội để mỗi người nhìn lại tương quan sự sống của mình.
Chúng ta đến nơi đây trước tòa khấn thánh Martin để kêu cầu người.
Thánh Martin cả đời cố gắng hành nghề y dược, y dược theo nghĩa thông
thường và y dược đức tin qua việc kết hợp với Chúa tình yêu, Suối Nguồn
Sự Sống. Ngài đã hiến trọn cuộc đời cho sự sống đồng loại, một sự
sống tròn đầy và là con người với đầy đủ phẩm giá của họ. Thiết tưởng
mỗi người đều có thể trở thành những thầy thuốc sự sống lành nghề như
thánh Martin nếu biết sống như người. Biết lấy Chúa làm cùng đích và
năng kết hiệp với Người.
Lời cầu:
Lạy
Chúa Giê-su, trong những ngày sắp tới chúng con kỷ niệm biến cố con
Chúa làm người và ở cùng chúng con. Xin cho chúng con đừng để cho biến
cố đó chết đi nhưng nảy nở trong cuộc sống của chúng con nhờ việc cầu
nguyện và dấn thân để mỗi người được sống xứng với phẩm giá con người
Xin
cho các bà mẹ và những người thân yêu của các thai nhi biết nhận ra
sự sống là ân huệ chúa ban, là sản phẩm của tình yêu mà biết chân trọng
sự sống. Xin cho những ai khao khát có con sớm được nghe tiếng trẻ
thơ vui đùa trong gia đình
Chúa đến
để đem niềm vui cho nhân loại. Xin cho chúng con cũng biết noi gương
thánh Martin biết kết hiệp với Chúa là vị Thần y trên mọi thần y của sự
sống. Xin cho cuộc đời chúng con là dấu chứng của sự sống và niềm vui
trong thế giới hôm nay
Lạy Chúa, xin thương nhận lời chúng con khẩn nguyện! Amen.
Chương IX CON NGƯỜI TRỞ THÀNH HÌNH ẢNH CỦA THIÊN CHÚA QUA SỰ HIỆP THÔNG NGÃ VỊ
22:51 |
Chương IX
CON NGƯỜI TRỞ THÀNH HÌNH ẢNH
CỦA THIÊN CHÚA QUA SỰ HIỆP THÔNG NGÃ VỊ
1.
Qua chuyện kể của sách Sáng Thế, chúng ta đã nhận thấy rằng con người
được tạo dựng cách “dứt khoát” trong cuộc tạo dựng nên sự hợp nhất của
hai hữu thể. Sự hợp nhất (unity) hay duy nhất tính của họ biểu thị trước hết ở sự đồng nhất của nhân tính; ngược lại, lưỡng thể tính (duality) thì lại biểu thị qua cái làm nên nam tính và nữ tính
của con người được tạo dựng trên cơ sở sự đồng nhất nhân tính đó. Chiều
kích hữu thể học của duy nhất tính và lưỡng thể tính này cũng đồng thời
có một ý nghĩa về giá trị học. Từ đoạn St 2,23 và toàn thể ngữ
cảnh, người ta thấy rõ ràng con người đã được tạo dựng như một giá trị
đặc biệt trước mặt Chúa («Thiên Chúa thấy mọi sự Người đã làm ra quả là
rất tốt đẹp»: St 1,31). Nhưng con người cũng là một giá trị đặc
biệt cho chính con người: trước hết bởi vì con người là «người»; thứ
đến bởi vì “người nữ” là cho người nam, và ngược lại, “người nam” là để
cho người nữ. Trong khi chương đầu của sách Sáng thế diễn tả giá trị này
theo hình thức thuần túy thần học (và một cách gián tiếp theo bình diện
siêu hình), thì ngược lại, chương hai, có thể nói được là, biểu lộ kinh nghiệm sống của con người xét như là một giá trị.
Kinh nghiệm này đã được ghi khắc trong ý nghĩa của sự đơn độc nguyên
thủy, và kế đến trong toàn bộ trình thuật sáng tạo con người, nam cũng
như nữ. Đoạn văn St 2,23, tuy ngắn ngủi nhưng súc tích và chứa
đựng những lời thốt lên từ miệng người đàn ông thứ nhất khi người ấy
nhìn thấy người phụ nữ vốn được tạo dựng bằng cách «được rút từ mình ra».
Đoạn văn ấy có thể được coi như là nguyên mẫu thánh kinh của (sách)
Diễm tình ca, bản tình ca của mọi bản tình ca. Và nếu ta có thể đọc thấy
những ấn tượng và cảm xúc qua những lời lẽ ấy, những lời vốn cách xa
chúng ta là thế, thì ta cũng có thể dám nói rằng cái cảm xúc đầu tiên và
«nguyên thủy» ấy, khi người đàn ông đứng trước mặt người phụ
nữ xét như một con người khác (nhân tính) và như một người khác giới (nữ
tính), thật mạnh mẽ và sâu sắc, và như là một điều gì duy nhất và độc
đáo.
2. Như thế, sự hợp nhất nguyên thủy bộc lộ ý nghĩa như là một sự vượt qua biên giới của nỗi cô đơn nhờ có giới tính khác biệt (nam tính và nữ tính), và đồng thời, đó như là một lời khẳng định đối với cả hai người nam-nữ về tất cả những gì là cốt yếu làm nên «con người» trong đơn độc. Trong trình thuật kinh thánh, sự đơn độc là lối dẫn đến sự hợp nhất, mà theo Vatican II chúng ta có thể định nghĩa như là sự hiệp thông các ngôi vị[1]. Như chúng ta đã nhận xét trước đây, trong sự đơn độc nguyên thủy của mình con người nhận thức được mình là một ngôi vị trong tiến trình «phân biệt» mình với tất cả các sinh vật (animalia) và đồng thời, trong nỗi cô đơn này, con người mở ra đón nhận một hữu thể khác giống như mình, được sách Sáng thế (2,18.20) xác định như là «trợ tá tương xứng với nó». Để con người thành như là nhân vị, việc mở ra ấy có tính quyết định không kém, thậm chí còn hơn sự «phân biệt». Trình thuật yahvit cho chúng ta thấy sự đơn độc của con người không chỉ như là một sự khám phá đầu tiên về tính chất siêu việt đặc biệt độc đáo của một ngôi vị, mà còn như là sự khám phá về một tương quan đầy đủ “với” ngôi vị. Và bởi thế, sự đơn độc biểu lộ một nỗi khao khát và mở ngỏ hướng đến sự «hiệp thông các ngôi vị».
Người ta cũng có thể dùng từ “cộng đồng” ở đây, nếu như nó không khái quát và không mang quá nhiều nghĩa. Từ «hiệp thông» diễn tả được nhiều hơn và chính xác hơn, vì nó chỉ đúng «sự trợ giúp», theo một nghĩa nào đó từ này xuất phát từ chính sự kiện hiện hữu như một người «bên cạnh» một người. Trong trình thuật kinh thánh tự thân sự kiện này trở thành hiện hữu của một người «cho» một người, bởi lẽ trong sự đơn độc nguyên thủy, con người, cách nào đó, đã ở trong tương quan này rồi. Điều này đã được chính sự đơn độc xác nhận theo một nghĩa tiêu cực. Hơn nữa, sự hiệp thông ngã vị ấy chỉ có thể hình thành dựa trên cơ sở hai kẻ đơn độc, một nam và một nữ, nghĩa là như một cuộc gặp gỡ nhau giữa hai người trong khi họ nhận ra mình «khác biệt» với thế giới muôn loài (animalia), đó là điều đã cho cả hai người cái khả năng hiện hữu đặc biệt cho nhau. Ý niệm «trợ tá» cũng diễn tả tính tương trợ này trong cuộc sống con người, điều mà không có loài sinh vật nào khác có thể bảo đảm có được. Tất cả những gì làm nền tảng cấu thành nên sự đơn độc của mỗi người đều cần thiết cho sự tương trợ này, bởi thế khả năng tự nhận thức chính mình và tự xác định bản thân mình, tức là chủ thể tính và khả năng nhận thức ý nghĩa của thân xác mình, cũng hết sức quan trọng.
3. Trình thuật tạo dựng con người trong chương thứ nhất ngay từ đầu khẳng định trực tiếp rằng con người được tạo dựng có nam có nữ theo hình ảnh của Thiên Chúa. Ngược lại, trình thuật của chương thứ hai không nói đến «hình ảnh của Thiên Chúa», mà theo cách riêng của mình cho thấy rằng việc tạo dựng con người (trước hết phải qua kinh nghiệm cô đơn nguyên thủy) cách trọn vẹn và dứt khoát được biểu lộ qua việc sinh ra sự «hiệp thông các ngôi vị» do người nam và người nữ tạo nên. Như thế, trình thuật yahvit ăn khớp với nội dung của chương thứ nhất. Ngược lại, nếu ta cũng muốn rút ra từ trình thuật yahvit ý niệm «hình ảnh Thiên Chúa», thì ta có thể suy diễn rằng con người trở nên «hình ảnh và họa ảnh» của Thiên Chúa không chỉ qua nhân tính của mình, mà còn qua sự hiệp thông các ngôi vị, mà người nam và người nữ đã hợp thành ngay từ ban đầu. Hình ảnh có chức năng phản chiếu người mẫu, tái tạo lại nguyên mẫu của mình. Con người trở nên hình ảnh của Thiên Chúa không chủ yếu do yếu tố đơn độc cho bằng do nơi sự hiệp thông. Thật vậy, ngay «từ thuở ban đầu» con người không chỉ là hình ảnh phản chiếu một Ngôi vị đơn độc thống trị thế giới, nhưng còn là, và chủ yếu là hình ảnh của một sự hiệp thông các Ngôi vị thần linh khôn dò.
Như thế, trình thuật thứ hai có lẽ cũng chuẩn bị giúp cho ta hiểu khái niệm tam vị «hình ảnh của Thiên Chúa», mặc dù khái niệm hình ảnh này chỉ xuất hiện trong trình thuật thứ nhất. Hiển nhiên điều này không phải là không có ý nghĩa đối với thần học về thân xác, nói cho đúng, nó tạo nên khía cạnh thần học sâu xa nhất hơn tất cả những gì người ta có thể nói về con người. Trong mầu nhiệm tạo dựng – trên cơ sở sự đơn độc nguyên thủy và căn bản của mình – con người đã được phú ban cho một sự hợp nhất sâu xa qua thân xác giữa những gì nơi mình là nam tính và những gì nơi mình là nữ tính. Ngay từ thuở ban đầu Thiên Chúa đã tuôn đổ phúc lành của sự phong nhiêu liên hệ đến sinh sản trên tất cả những điều đó (x. St 1,28).
4. Như thế, chúng ta gần như đang ở ngay trung tâm của thực tại nhân học có tên gọi là “thân xác”. Câu St 2,23 lần đầu tiên nói trực tiếp về điều ấy với những lời sau đây: «xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi». Người đàn ông thốt lên những lời đó, như thể chỉ khi nhìn thấy người phụ nữ thì anh mới có thể xác định và gọi đích danh cái điểm chung rõ rệt làm họ tương xứng với nhau, và đồng thời nó cũng biểu thị nhân tính. Nhờ sự soi sáng của phân tích trước đây về mọi «thân xác» mà con người đã tiếp xúc và xác định bằng cách gọi tên chúng («animalia» - các sinh vật), diễn ngữ «thịt bởi thịt tôi» có nghĩa chính xác là: thân xác biểu lộ con người. Công thức cô đọng ấy đã hàm chứa tất cả những gì mà các khoa học nhân văn có thể nói đến, như về cấu trúc của thân xác xét như cơ thể, về sức sống của thân xác ấy, về sinh lí học đặc thù của nó ... Trong lời diễn tả đầu tiên «thịt bởi thịt tôi» ấy của người đàn ông, còn hàm chứa sự tham chiếu đến một yếu tố nhờ đó thân xác ấy đích thực là người, và bởi đó nó quyết định con người là một ngã vị, nghĩa là một hữu thể với thân xác toàn vẹn của mình «giống» Thiên Chúa [2].
5. Chúng ta gần như ở ngay trung tâm điểm của thực tại nhân học mang tên là «thân xác», thân xác con người. Tuy nhiên, như chúng ta cũng dễ thấy, điểm trọng tâm ấy không chỉ có tính nhân học, nhưng về bản chất còn có tính thần học. Thần học thân xác, vốn ngay từ ban đầu liên kết với sự sáng tạo con người theo hình ảnh Thiên Chúa, cách nào đó cũng trở thành thần học về giới tính, hay đúng hơn là thần học về nam tính và nữ tính, mà khởi điểm của nó ở đây là sách Sáng thế. Những lời St 2,24 cho thấy ý nghĩa nguyên thủy của sự hợp nhất sẽ có một viễn tượng rất xa rộng trong mạc khải của Thiên Chúa. Sự kết hợp nhờ thân xác («và cả hai sẽ nên một xác thịt») có một chiều kích đa dạng. Nó có chiều kích đạo đức học (như được xác nhận bởi câu trả lời của Đức Kitô với những người Pharisêu trong đoạn Mt 19 (hoặc Mc 10)), mà cũng có chiều kích bí tích, rất thần học (như những lời của thánh Phaolô trong thư gởi các tín hữu Êphêsô [3] xác nhận, những lời ấy cũng tham khảo đến truyền thống các tiên tri (như Hôsê, Isaia, Êzêkiel)). Sở dĩ thế là vì sự kết hợp đó, vốn được thực hiện qua thân xác, tự ban đầu không chỉ hướng đến thân xác, nhưng còn biểu lộ sự hiệp thông các ngôi vị (communio personarum), một sự hiệp thông “được nhập thể”, và việc kết hợp đó ngay từ đầu đòi phải có sự hiệp thông đó. Nam tính và nữ tính diễn tả hai mặt cấu thành của thân xác con người («Này đây, đây là xương bởi xương tôi, thịt bởi thịt tôi»), và hơn nữa, cũng qua những lời St 2,23, chúng cho thấy con người cảm nhận thêm được ý nghĩa của thân xác mình, có thể nói, ý nghĩa đó là: đôi bạn làm phong phú thêm cho nhau. Chính ý thức đó, ý thức mà nhờ đó nhân tính lại được hình thành như là sự hiệp thông các ngôi vị, xem ra nằm ở một tầng trong trình thuật tạo dựng con người (và trong mạc khải về thân xác bao hàm trong đó) sâu hơn cả cấu trúc thân xác có giới tính. Dẫu sao, cấu trúc này được giới thiệu ngay từ đầu với một ý thức sâu xa về thân xác và về tính dục con người, và điều đó thiết lập một quy chuẩn không thể thay thế để hiểu con người trên bình diện thần học.
********************
[1] «Nhưng Thiên Chúa đã không dựng nên con người đơn độc: bởi vì từ thuở ban đầu “Ngài đã tạo dựng họ có nam có nữ” (St 1,27) và mối liên kết giữa họ tạo nên một hình thức đầu tiên của sự hiệp thông các ngôi vị» (Gaudium et Spes 12) (đôi khi còn được gọi vắn tắt hơn: hiệp thông ngã vị).
[2]Trong những sách kinh thánh cổ xưa nhất không có quan niệm đối lập nhị nguyên giữa “hồn” và “xác”. Như đã được lưu ý (x. ghi chú 1, bài VII), tốt hơn người ta nên nói đến tổ hợp từ ngữ «thân xác-sự sống» có tính bổ sung cho nhau. Thân xác diễn tả ngã vị tính của con người, và nếu như nó không diễn tả được hết khái niệm này, người ta cần phải đặt nó vào trong bối cảnh của ngôn ngữ kinh thánh và hiểu như «một phần thay mặt cho toàn thể» («pars pro toto»). Chẳng hạn như: «không phải xác thịt hay máu huyết mạc khải cho anh, nhưng là Cha Ta ...» (Mt 16,17). Ở đây, chữ «xác thịt» (hay «máu huyết») ám chỉ con người (ý muốn nói không phải phàm nhân đã mạc khải nhưng là Thiên Chúa).
[3] «Quả vậy, có ai ghét thân xác mình bao giờ; trái lại, người ta nuôi nấng và chăm sóc thân xác mình, cũng như Đức Kitô nuôi nấng và chăm sóc Hội Thánh, vì chúng ta là bộ phận trong thân thể của Người. Bởi thế, người đàn ông sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai sẽ thành một xương một thịt. Mầu nhiệm này thật là cao cả. Tôi muốn nói về Đức Kitô và Hội Thánh !» (Ep 5,29-32).
**********************
[1]
Bản văn này, giống như bao đoạn tương tự đi trước, không nên được hiểu
theo hướng có hai giai đoạn thời gian khác nhau trong tiến trình tạo
dựng con người. Đúng hơn nó xác định có hai cấp độ ý nghĩa của hữu thể
thân xác con người. Người ta muốn nhấn mạnh rằng thân xác và tính dục
không hoàn toàn đồng nhất với nhau, nhưng có một ý nghĩa của thân xác
xét về bản thể «có trước» hữu thể được phân giới tính của con người, dẫu
yếu tố phân giới tính này cũng rất tất yếu. Ý nghĩa đó chính là sự đơn
độc nguyên thủy chỉ đơn giản nói đến con người «trước khi» lưu ý đến
giới tính nam hay nữ của con người.
Án tử hình – sự thất bại
16:37 |
Án tử hình – sự thất bại
(TMSS) Không biết tự bao giờ, án tử hình được áp dụng trong hệ thống pháp luật
của xã hội loài người. Trải qua thời gian, án tử hình cũng biến đổi và thi hành
dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng cùng chung một mục đích là loại bỏ một con
người ra khỏi thế giới cách vĩnh viễn không một cơ hội sửa sai để trở nên người
lương thiện.
Hình thức tử hình mới tại Việt Nam - Tiêm thuốc độc (ảnh Internet)
Án tử - niềm tin và hy vọng bị lãng quên
Không cơ hội có lẽ không quan trọng bằng việc con người mất niềm tin và
hy vọng nơi nhau. Mất niềm tin vào sự thay đổi của một con người, kẻ được coi
là cặn bã, gây nguy hại cho xã hội, nên án tử hình là thích đáng. Mất hy vọng
vì người ta trở nên tuyệt vọng về con người đã phạm sai lầm, đôi khi là rất tai
hại cho xã hội nên cần loại bỏ. Không chỉ người khác mất niềm hy vọng vào kẻ
được coi là tử tù kia mà chính kẻ được coi là tử tù cũng mất luôn hy vọng sửa đổi
để trở nên người lương thiện. Thử hỏi, cuộc sống này có đáng sống khi con người
mất niềm tin và hy vọng nơi nhau!? Có
lẽ, đây là thất bại đầu tiên mà con người chứng kiến mà chẳng mấy ai nhận ra và
ít khi đi tìm căn nguyên vấn đề để giải quyết. Trong y học, người ta luôn nhắc
nhở nhau, phòng bệnh hơn chữa bệnh. Nhưng, án tử hình chỉ cho chúng ta thấy
việc chữa cháy cho một cái ngọn trong một cuộc chạy đua mất mát niềm tin và hy
vọng nơi con người.
Án tử - công bằng hay nỗi đau
Khi chứng kiến một ai đó gây ra nỗi đau cho mình, thường phản ứng đầu
tiên là muốn cho kẻ đó phải chịu một hình phạt thích đáng xứng với những gì anh
ta đã làm - đây là phản ứng tự nhiên của
con người theo kiểu răng đền răng, mắt đền mắt. Sự công bằng với lý lẽ thuyết
phục mà nhiều người đưa ra. Sự công bằng ấy, ngày hôm nay được thực hiện bằng
pháp luật – một công cụ để vãn hồi trật tự xã hội. Nhưng, rất có thể, đây đơn
giản chỉ là sự trả thù!?
Trả thù, vì với pháp luật, người ta đã đòi lại được công bằng cho mình
theo một nghĩa nào đó. Nhưng, có khi nào người ta đòi được sự công bằng thực
sự. Đơn cử một ví dụ:
Khi bạn mua một chiếc bánh bao trị giá 5000vnđ. Bạn trả cho người bán
5000vnđ và bạn thấy là bạn công bằng và sòng phẳng. Vâng, đó là sự công bằng
trong giao hoán mà ta có thể nhìn thấy. Nhưng đằng sau sự công bằng có thể nhìn
thấy ấy, có khi nào ta trả được tâm tư và tình cảm của một người hết lòng để
làm ra miếng bánh thật ngon và đảm bảo cho sức khỏe của ta thay vì chiếc bánh
kém chất lượng bạn mua từ một người làm vì mục đích kinh tế. Công bằng đấy,
nhưng ta đã nợ người bán một tấm chân tình vì lòng tốt họ dành cho.
Cũng vậy, khi tòa xử án, nhiều người, nhất là nạn nhân lấy làm thỏa mãn
vì đã đòi lại được sự công bằng cho chính mình. Vậy, có khi nào tự hỏi bản thân
xem, bản án đó đã công bằng. Nếu có chăng chỉ là sự công bằng tương đối về mặt
giao hoán và ta nhận thấy những thương tổn của mình chỉ đơn giản là một bài
toán có thể cân đo đong đếm. Đặc biệt, với án tử hình, ta có thể vui vì vừa đòi
được sự công bằng cho mình, theo nghĩa nào đó, vừa loại được một mối nguy cho
xã hội loài người. Nhưng, có mấy ai nghĩ tới nỗi đau mà ta đang và sẽ gây ra
cho những người khác đàng sau vụ án. Cha mẹ, vợ con họ chẳng hạn. Ta đòi lại
được sự công bằng cho chính mình nhưng lại trở thành kẻ bất công khi gây ra nỗi
đau cho những con người khác. Và đơn giản, ta lại trở thành kẻ thù gây oán mà
người khác không được oán hận, đôi khi còn phải cám ơn. Nếu thực sự nghĩ đến
cùng, ai dám cho rằng, với bản án đó, nỗi đau sẽ mất đi vì ta đã lấy lại được
sự công bằng hay, nỗi đau còn đó và còn làm sản sinh thêm nhiều nỗi đau mới. Liệu
ta có thể cười được chăng khi chính ta, với sự công bằng tưởng chừng hợp lý ấy
lại là sự bất công đối với người khác?
Không bất công đâu! Họ đáng chịu những điều đó vì họ không biết dạy bảo
con cái hay khuyên răn người thân của mình! Có lẽ ta đã đúng khi nói điều đó,
nhưng mấy ai tự nhận thấy trách nhiệm của mình trong sự sai lệch về nhân cách
và lương tâm của phạm nhân. Có lẽ, chúng ta sống chưa đủ tốt để phạm nhân thấy mà thay
đổi. Hay, chúng ta không dám lên tiếng mà im lặng vì thấy an tâm khi những
người đó không gây tổn hại cho mình. Một thái độ dửng dưng, đèn nhà ai nhà ấy
rạng đã khiến mối dây ràng buộc trong quần thể xã hội bị buông lơi. v.v. Một
cách nào đó, chính chúng ta có trách nhiệm trong đó nhưng ta lại thấy an tâm
khi mình không làm điều đó.
Thử phân tích một ví dụ: một nhà sản xuất bún tại Giao
Cù, Nam Trực, Nam
Định. Chỉ là sản xuất bún thôi nhưng đã khiến một con kênh đen kịt và gây ô
nhiễm đến 5km2. Mực nước ngầm ở đó nhiễm mùi xú uế nghiêm trọng mặc
dù đã khoan sâu đến 15m. Nhưng hỡi ôi, hiện tại, vẫn chưa có ai lên tiếng, từ
chính quyền xã cho đến những người dân sống quanh đó. Cái chết đang rình mò đến
từng ngóc ngách của cuộc sống nơi đây mà không ai chịu trách nhiệm và không ai
lên án. Tất cả chỉ thấy một điều, nước sông không phạm nước giếng, nên anh đừng
động đến tôi. Chính quyền thì cứ an tâm vì chưa có ai chết hay ung thư được
chứng minh là do sự ô nhiễm này, nên tất cả bình chân như vại.
Một ví dụ giản đơn như thế. Sờ sờ trước mắt như thế mà chúng ta còn thấy
an tâm huống chi nguyên nhân gây ra cái xấu nơi phạm nhân còn khó phân tích
chừng nào. Phải chăng, đó là sự thất bại của giáo dục trong một nền văn hóa đề
cao cộng đồng nhưng lại rất thờ ơ đối với cộng đồng. Một cộng đồng rất hình
thức nhưng lại quên đi những án tử âm ỉ mà không đấu tranh nhưng lại vui thú
khi loại bỏ được một con người. Thật buồn và chớ trêu khi cũng tại tỉnh Nam
Định ấy, một thôn văn hóa vì muốn giữ văn hóa và sự sạch sẽ cho thôn mình đã đi
vất rác cách lén lút xang thôn bên cạnh vào sáng sớm để họ trở thành thôn vô
văn hóa lúc nào không hay. Thật là tai hại của một chính sách thôn văn hóa hình
thức mà không xác định được văn hóa là gì. Có thể nói đây là án tử cho danh
hiệu thôn “VĂNG HÓA” thì đúng hơn.
Tất cả những ví dụ đau lòng trên chỉ đơn giản cho thấy một sự thất bại
trong giáo dục. Một nền giáo dục thiếu căn tính và chạy theo thành tích, danh
lợi, nhất là vật chất mà quên việc dạy đạo làm người. Một nền giáo dục chỉ còn
dạy sống cho mình thay vì sống cùng, sống với và sống cho cũng như sống vì
người khác nữa. Một nền giáo dục mang
tính cộng đồng cụ thể thay vì hình thức. Chính lỗ hổng này là một trong những
nguyên nhân gây nên tình trạng, những phạm nhân, một cách nào đó là những sản
phẩm của một nền giáo dục dạy con người ta chỉ chăm lo cho bản thân thay vì cho
cộng đồng. Và như thế, một cách nào đó, chúng ta đang lên án tử cho nhau! Liệu
ta có cười được chăng khi tìm cách loại bỏ một con người mà quên đi chính mình
cũng đáng bị loại bỏ nếu xét cho đến cùng. Biết như thế ta còn muốn lên án tử
nữa chăng?
Nếu vẫn còn muốn lên án tử vì muốn dằn mặt một số người nào đó hay muốn
răn đe thì thực tế đã cho thấy: những bản án đó chẳng răn đe được mấy khi chưa
đụng đến cốt lõi vấn đề nên vẫn còn đó nụ cười hể hả của một công ty chôn hàng
tấn thuốc trừ sâu ở Thanh Hóa, vẫn còn đó di chứng của lợi nhuận nhà máy xi
măng bên cạnh khói bụi và ung thư ngày càng cao của những hộ dân lân cận…
Tựu chung, đó là một sự thất bại lớn khi giá trị răn đe rất thấp và
dường như cái chết cứ cận kề một cách tinh vi hơn mà con người vẫn cứ mãi hả hê
vì mình là kẻ vô can.
Án tử - vô cảm có hệ thống
Khi tòa tuyên án tử hình, phần lớn bị hại sẽ thấy vui mừng vì mình đã
đạt được mục đích là lấy lại sự công bằng cho mình. Vui vì mình đã thỏa mãn
được phần nào trong nỗi đau mà kẻ kia phải trả xứng với việc nó làm. Vui lắm,
hả hê lắm nhưng hình ảnh tử tù kia sẽ quay quắt hoài trong tâm trí mình. Cho dù
có loại được con người đó nhưng tâm trí sẽ không ngừng suy tưởng tới. Nỗi đau
còn đó, dai dẳng và đeo đuổi suốt cả cuộc đời. Đó - nỗi đau do sự vô cảm mà kẻ
thủ ác đã gây ra cho người bị hại.
Cánh người dân xem thi hành án tử hình (nguồn internet)
Nhưng đến lượt mình, với vai trò của bên thắng cuộc, và cả những người
đứng ngoài quan sát vụ án, vô tình ta cũng trở thành kẻ vô cảm trước một mạng
sống – một con người- mà chẳng thấy xót sa. Có xót là xót cho nỗi đau của mình
chứ mấy ai đau cho nỗi đau của người mang án tử hay cho thân nhân của họ. Một cách
nào đó, đây chính là mặt nạ của tính vô cảm có hệ thống được trả thù bằng pháp
luật.
Hẳn chúng ta vẫn không thể quên các vụ người dân đánh chết trộm chó tập
thể. Lạ thay, người dân chẳng thấy đau đớn gì trước một sinh mạng bị tước đoạt
nhưng còn hả hê khi đã loại được một mối nguy. Thậm chí, khi một số người bị
bắt, nhiều người đồng loạt viết đơn tự thú mình góp phần gây ra cái chết của kẻ
trộm chó nhằm giải thoát cho hai người kia như xảy ra ở Quảng Trị mấy ngày qua (http://motthegioi.vn/Columnist/68-nguoi-tu-thu-giet-nguoi-phai-chang-mang-nguoi-qua-re-60894.html?fb_action_ids=692672140779756&fb_action_types=og.likes
). Chao ôi, mạng người không bằng mạng chó. Con người xót xa cho con chó thay
vì đồng loại của mình. Đấy chẳng phải là sự vô cảm tập thể sao? Vô cảm được che
đậy bằng vỏ bọc của đạo đức và bảo vệ tài sản của mình. Tất nhiên sự so sánh là
khập khiễng khi một bên, người dân không nại đến pháp luật mà tự sử, một bên là
có tòa án và pháp luật bảo vệ. Nhưng, cả hai đều cho thấy một điều: đau khổ của
đồng loại chẳng liên quan gì đến tôi và tôi thấy an tâm khi kẻ thủ ác kia phải
trả giá bất chấp hậu quả đàng sau thế nào.
Phải chăng, đây là điều mà Đức Thích Ca gọi đời là bể khổ. Khổ ải trầm
luân hoài vậy sao? Đời không còn đáng yêu và đáng để sống hầu có thể dung nạp
một con người nữa chăng. Tới đây, ta nhớ lại câu nói của thầy Đinh Đăng Định
trăng chối lại cho người thân: không được giữ lòng thù hận, chúng ta không
phải là kẻ thù của nhau. Bởi đâu thầy cất lên được những lời nói đó. Xin
thưa, thầy đã có một cuộc đấu tranh để loại trừ cái ác và gieo vào đó mầm
thiện, ngay cả đến cái chết cũng không ngăn cản được thầy. Thầy đấu tranh không
phải để loại trừ kẻ thủ ác nhưng là để bảo toàn sự sống và làm cho xã hội này
đáng sống, đáng để yêu thương. Thầy đấu tranh để chống lại KẺ đáng tử hình gấp
bội những kẻ phải lãnh án tử hình kia mà ta thấy. Nhưng thầy không đấu tranh để
loại bỏ mà đấu tranh để cho tất cả con người được sống đúng với phẩm giá con
người. Một cuộc sống hài hòa với thiên nhiên cho một cộng đồng thay vì một nhóm
lợi ích. Thầy đã không vô cảm trước nỗi đau của người đồng loại nên thầy đã
chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.
Vậy còn chúng ta thì sao? Bởi đâu thế giới này có nhiều kẻ thù? Chính
chúng ta phải tìm lại câu trả lời cho chính mình!
Trên đây là một vài điểm nho nhỏ chúng ta có thể nhận thấy phía sau án
tử hình bên cạnh những tổn thất về kinh tế và những mặt trái khác nữa chúng ta
sẽ cùng nhau phân tích trong một dịp khác. Hy vọng rằng, sẽ có thêm nhiều người
cùng chia sẻ, cùng lên tiếng để bảo vệ sự sống tự nhiên của con người, ít ra là
trong tư cách của đồng loại. Mong lắm thay!