Xem luật sư giỏi đến mức nào?
Lê Thanh Phong
TMSS: tòa án là cơ quan bảo vệ sự thật và quyền con người. Nếu như những gì bài báo này nêu lên thì sự thật chỉ đáng giá cho ruồi bu thôi sao?
“Xem luật sư giỏi đến mức nào?” - đó là lời của ông Lê Ngọc Hiệp - Chánh
án TAND huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa - căn dặn bị can không được mời
luật sư bào chữa thì sẽ được giảm án.
Trong đường dây nhận hối lộ của cán bộ viện
kiểm sát, tòa án huyện Triệu Sơn mà báo Lao Động phản ánh, phần lớn các
vị “quan” của viện và tòa đều căn dặn bị can không được mời luật sư,
đơn giản vì có luật sư thêm rách việc, chỉ cần tiền là xong.
Cụ thể, ông Lê Sỹ Thuần - thư ký tòa án - nói: “Cái tiền thuê luật sư sao không để lên đây, mà phải đi chỗ mô cho khổ ra”. Ông Nguyễn Đình Hà - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Triệu Sơn - đe dọa bị can, nếu không rút luật sư thì khung hình phạt của tội này là 3 - 10 năm tù, nếu yêu cầu rút luật sư có thể xử còn 3 năm và có thể cho hưởng án treo.
Một đường dây những “quan” tòa, “quan” viện ăn tiền chạy án lộng hành chốn công đường vừa bị bóc trần. Những chứng cứ ban đầu cho thấy, họ loại bỏ luật sư, chà đạp pháp luật, muốn xét xử kiểu gì là quyền của họ. Nghĩ mà rùng mình ớn lạnh cho một nền tư pháp đang bị những loại sâu mọt đục khoét, phá hoại.
Công dân phải được bảo vệ, được bào chữa trước tòa. Đó là quyền - và chính là quyền con người - một giá trị phổ quát nhất của nhân loại. Nhưng quyền đó lại bị tước đoạt, và những kẻ tước đoạt là cán bộ của các cơ quan tố tụng, những người cầm cân công lý. Thế mới kinh khủng.
Đúng ra, chánh án, thẩm phán, hội đồng xét xử luôn cần đến sự tham gia bào chữa của luật sư. Bởi vì tranh luận là để cùng tìm ra sự thật khách quan của vụ án, để khỏi sót người lọt tội, để không gây ra oan sai, để bảo vệ quyền được bào chữa của công dân. Trong bất kỳ vụ án nào, không phải các cơ quan tố tụng phải tìm chứng cứ để buộc tội một công dân, mà còn phải tìm cách gỡ tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội, và sự tham gia của luật sư là cần thiết để cung cấp chứng cứ gỡ tội. Nhưng đối với những đường dây chạy án, tranh tụng là vô nghĩa, buộc tội hay gỡ tội là quyền của họ.
Vì vậy mới có câu thách thức và dọa nạt: “Xem luật sư giỏi đến mức nào?”.
Nếu như các nơi khác đều có những đường dây chạy án, những cán bộ tòa, viện “ngồi xổm” trên pháp luật và xử án bằng tiền thì khổ nạn trong dân chúng còn nhiều.
Tình trạng này không chỉ xảy ra đơn lẻ, nhưng phát hiện còn ít. Bởi vì, đa số nạn nhân không dám tố cáo hành vi nhận hối lộ cùng với chứng cứ rõ ràng như vụ xảy ra ở Triệu Sơn, Thanh Hóa.
Nếu như mỗi công dân đều tôn trọng pháp luật, không chạy án, đặc biệt là dám tố cáo bọn tham quan thì sẽ góp phần làm sạch chốn công đường.
Cụ thể, ông Lê Sỹ Thuần - thư ký tòa án - nói: “Cái tiền thuê luật sư sao không để lên đây, mà phải đi chỗ mô cho khổ ra”. Ông Nguyễn Đình Hà - Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân huyện Triệu Sơn - đe dọa bị can, nếu không rút luật sư thì khung hình phạt của tội này là 3 - 10 năm tù, nếu yêu cầu rút luật sư có thể xử còn 3 năm và có thể cho hưởng án treo.
Một đường dây những “quan” tòa, “quan” viện ăn tiền chạy án lộng hành chốn công đường vừa bị bóc trần. Những chứng cứ ban đầu cho thấy, họ loại bỏ luật sư, chà đạp pháp luật, muốn xét xử kiểu gì là quyền của họ. Nghĩ mà rùng mình ớn lạnh cho một nền tư pháp đang bị những loại sâu mọt đục khoét, phá hoại.
Công dân phải được bảo vệ, được bào chữa trước tòa. Đó là quyền - và chính là quyền con người - một giá trị phổ quát nhất của nhân loại. Nhưng quyền đó lại bị tước đoạt, và những kẻ tước đoạt là cán bộ của các cơ quan tố tụng, những người cầm cân công lý. Thế mới kinh khủng.
Đúng ra, chánh án, thẩm phán, hội đồng xét xử luôn cần đến sự tham gia bào chữa của luật sư. Bởi vì tranh luận là để cùng tìm ra sự thật khách quan của vụ án, để khỏi sót người lọt tội, để không gây ra oan sai, để bảo vệ quyền được bào chữa của công dân. Trong bất kỳ vụ án nào, không phải các cơ quan tố tụng phải tìm chứng cứ để buộc tội một công dân, mà còn phải tìm cách gỡ tội theo nguyên tắc suy đoán vô tội, và sự tham gia của luật sư là cần thiết để cung cấp chứng cứ gỡ tội. Nhưng đối với những đường dây chạy án, tranh tụng là vô nghĩa, buộc tội hay gỡ tội là quyền của họ.
Vì vậy mới có câu thách thức và dọa nạt: “Xem luật sư giỏi đến mức nào?”.
Nếu như các nơi khác đều có những đường dây chạy án, những cán bộ tòa, viện “ngồi xổm” trên pháp luật và xử án bằng tiền thì khổ nạn trong dân chúng còn nhiều.
Tình trạng này không chỉ xảy ra đơn lẻ, nhưng phát hiện còn ít. Bởi vì, đa số nạn nhân không dám tố cáo hành vi nhận hối lộ cùng với chứng cứ rõ ràng như vụ xảy ra ở Triệu Sơn, Thanh Hóa.
Nếu như mỗi công dân đều tôn trọng pháp luật, không chạy án, đặc biệt là dám tố cáo bọn tham quan thì sẽ góp phần làm sạch chốn công đường.
0 Nhận xét