Từ Thiên An Môn đến bãi khoá ở Hong Kong
Những ngày này, các trang
mạng xã hội ở Việt Nam liên tiếp đưa hình ảnh về phong trào bãi khoá của
sinh viên, học sinh Hong Kong.
Điển hình là trường hợp
thanh niên đấu tranh dân chủ Hong Kong Joshua Wong, 17 tuổi kèm lời bình
được trích từ nguồn CNN, "Tôi chưa đủ tuổi hợp pháp để lái xe nhưng đủ
lớn để thay đổi cả thế hệ."
“Bãi khóa phải xảy ra. Bất tuân lệnh
và hãy nắm bắt vận mệnh của bạn”, đó là một trong những biểu ngữ được
trương lên trong cuộc bãi khóa dự kiến kéo dài một tuần nhằm tập dượt
cho cuộc biểu tình được cho là quy mô hơn vào ngày 1.10 tới của sinh
viên Hong Kong.
Ông Tập làm gì?
Theo dõi cao trào đấu tranh dân chủ này, giới quan sát đặt ra câu hỏi.
Một
khi lực lượng dân chủ, dẫn đầu là giới trí thức và sinh viên thực hiện ý
tưởng chiếm khu trung tâm tài chánh Đặc khu Hong Kong thì ông Tập Cận
Bình có ra tay đàn áp đẫm máu như ông Đặng Tiểu Bình đã làm ở Thiên An
Môn không?
Không khó để tìm thấy tinh thần bất diệt từ sự kiện
Thiên An Môn đang lưu truyền cuộc đấu tranh vì một nền dân chủ thật sự
cho tương lai Hong Kong.
Không khó để thấy giới lãnh đạo Trung Nam Hải đang chuẩn bị mọi biện pháp để bắt nhân dân Hong Kong phải tuân lệnh chuyên chế.
Không khó để thấy giới lãnh đạo Trung Nam Hải đang chuẩn bị mọi biện pháp để bắt nhân dân Hong Kong phải tuân lệnh chuyên chế.
Sau
sự kiện Thiên An Môn, năm 1989, nhiều thập niên qua, vị thế kinh tế
Trung quốc đã có nhiều thay đổi nhưng bản chất chuyên chế của chế độ Bắc
Kinh vẫn không thay đổi.
Năm 1997, Hong Kong được Vương quốc Anh
trao trả về Trung Quốc, nhưng giá trị dân chủ mà người dân Hong Kong
thấm nhuần cũng không thay đổi.
Nếu hiệu ứng dân chủ Hong Kong
truyền tới lục địa Trung Quốc, hẳn nhiên ông Tập Cận Bình sẽ không sợ
lịch sử kết tội và sẽ như trường hợp ông Đặng Tiểu Bình ở Thiên An Môn,
ông Tập sẽ thẳng tay đàn áp.
Các lãnh tụ cộng sản ở mọi thời không có kiểu sợ bản án lịch sử. Vì sinh mạng của đảng cầm quyền họ sẽ bất chấp.
Nhưng công dân Hong Kong vẫn không từ bỏ quyền đấu tranh đòi mở rộng quyền dân chủ vì một nền dân chủ thật sự.
Phản
ứng trong ôn hoà của các tổ chức xã hội dân sự và công dân Hong Kong
với thể chế Bắc Kinh không phải là cuộc đối đầu vì lợi quyền kinh tế,
chính trị nhất thời.
Chính vì muốn chứng minh phẩm chất quyền con
người trong một nền dân chủ thật sự, họ từ chối cái lồng son chính trị
trong hình thức "dân chủ hiệp thương" kiểu Bắc Kinh.
Chính vì sự khao khát chứng minh phẩm chất này mà hàng ngàn sinh viên Thiên An Môn đã phải trả bằng máu.
Và dòng máu bất khuất của họ đã làm nên động lực cho mỗi trái tim trí thức học sinh Hong Kong hôm nay.
Sự
kiện này ảnh hưởng thế nào đối với Trung Quốc lục địa, Việt Nam, Bắc
Triều Tiên, Cu Ba? Dư luận cho rằng văn hoá bất tuân lệnh độc tài không
có trong đại đa số người dân ở các nước nêu trên.
Sẽ ảo tưởng nếu cho rằng cuộc đấu tranh dân chủ của công dân Hong Kong đang diễn ra sẽ thành công.
Nhưng nếu các công dân Hong
Kong đáng kính trọng thành công trong việc buộc Bắc Kinh thực hiện lời
hứa để người dân Hong Kong ứng cử và bầu cử trực tiếp đặc khu trưởng thì
sao?
Qua trường hợp trưng cầu dân ý về độc lập ở Scotland.
Việc
xứ Scotland tiếp tục là một phần của Vương quốc Anh, phe đa số chọn ở
lại và phe thiểu số chọn độc lập đều cùng làm nên chiến thắng tôn vinh
tinh hoa giá trị dân chủ.
Dù chính thể Bắc Kinh có quay lưng lại
với việc cải cách chính trị thì giá trị dân chủ cho hôm nay và tương lai
của Hong Kong cũng đã chiến thắng.
Từ Hong Kong, hiệu ứng bất
tuân sự áp đặt chuyên chế sẽ là hiệu ứng văn hoá dân chủ dây chuyền, trở
thành nguồn sáng mới cho các xứ chuyên chế còn lại của thế giới chính
là điều được dự đoán.
0 Nhận xét