TMSS: Bỏ qua tất cả yếu tố chính trị, tôi thấy đây là bức thư của người thầy thực sự có trách nhiệm. Vì trách nhiệm của người thầy là dạy cho học sinh tự học và biết chọn lực cái đúng cũng như đứng vững trên đôi chân của mình. Chọn lựa để sống sao cho ra người. Chọn lựa lớn lên để từ một chàng sinh viên yên ắng nhất lớp có thể trở thành người khởi xướng cho việc đấu tranh để chiến thắng chính mình và cho quyền làm người của mình cũng như của người dân. Người thầy đó thực sự hạnh phúc vì: "Có người giáo viên nào không tràn đầy niềm vui khi nhìn thấy học
sinh của họ nắm bắt sự học hỏi một cách độc lập, một cách cụ thể, cùng
với niềm đam mê như vậy? Nếu chúng tôi rơi lệ trong thời điểm này, đó
là bởi vì chúng tôi nhìn thấy được các em đã không còn cần đến chúng tôi
nữa, các em có thể tự học hỏi và hành động một cách hoàn toàn độc lập."
-----------
TRÁI NGƯỢC VỚI NỖI LO SỢ CỦA TÔI, TÔI THẤY RẰNG CÁC BẠN HY VỌNG.
(Bức thư công khai của một giảng viên gửi đến các sinh viên Hong Kong của cô)
(Bức thư công khai của một giảng viên gửi đến các sinh viên Hong Kong của cô)
Denise Y. Ho – 9/29/14
Hoàng Triết chuyển ngữ
Hoàng Triết chuyển ngữ
Vào ngày này đúng một tuần trước đây, tôi đã ngồi với các em bên ngoài
thư viện ĐH Trung Hoa ở Hong Kong, một giảng viên giữa các giảng viên,
một thành viên của trường bên cạnh các sinh viên lên đến 13,000 người.
Trong những tuần lễ trước đó rất yên tĩnh: tại ba buổi họp mặt sinh viên
toàn trường quanh bức tượng Nữ Thần Dân Chủ, các em đã nghiêm trọng
lắng nghe các diễn giả được mời đến – các cựu hội trưởng hội sinh viên,
một sinh viên đã từng bị bắt giữ ngày 1 tháng Bảy, Leung Kwok-Hung “tóc
dài” từ Liên Đoàn các Nhà Dân Chủ Xã Hội. Không có nhiều người trong
các em có mặt ở đó, nhưng các em đã đưa tay lên và nhẹ nhàng đề nghị
thời giờ tổ chức buổi xuống đường thứ Hai vừa qua, đề nghị về việc người
ta có thể chụp ảnh các em ngồi học bên ngoài lớp, về việc tạo nên các
tác phẩm nghệ thuật công cộng bằng cách xếp những ngôi sao bằng giấy.
Và rồi tôi đã ngạc nhiên khi tôi đến khuôn viên ĐH hôm thứ Hai. Dưới ánh nắng chang chang của buổi chiều mùa hè, các em đã chiếm trọn khuôn viên trường. Trên sân khấu được giàn dựng cấp tốc với những biểu ngữ trắng có ghi, “Sinh Viên Biểu Tình, Chọn Vị Thế!” và “Hãy trở thành chủ nhân tương lai của tương lai Hong Kong!”. Trong buổi chiều đó, một “Bức Tường Dân Chủ” đã trỗi dậy ở phía sau đám đông; một trong những thông điệp em gắn lên đó đơn giản nói lên sự ủng hộ cuộc xuống đường và ủng hộ nền dân chủ của Hong Kong. Một số trong các em đã viết đầy lên các tấm biểu ngữ đến tận bìa với sự phẫn nộ chính đáng: “Quốc hội Nhân dân Toàn quốc đã tước đoạt quyền phổ thông đầu phiếu của chúng tôi… Các người không phải là đế vương!” Các em đã mang mang đến những lá cờ sặc sỡ bay phấp phới trong ánh nắng, đại diện cho các trường đại học, cho các ban ngành của các em. Bầu không khí ấy thật sôi nổi. Các em reo hò và vẫy tay khi một báy bay điều khiển chụp hình bay ngang qua bên trên. Các em hô vang các khẩu hiệu với dải ruy băng vàng quấn quanh cổ tay của các em. Các em đã hát những bài hát với những cánh tay giơ cao trong không khí.
Tôi đã và rất lấy làm phấn khởi bởi hầu hết tất cả các lời nói của các em. Để bắt đầu cuộc biểu tình của sinh viên, Alex Chow và Lester Shum đã tuyên bố rằng các em đã có mặt với tư cách là người Hong Kong, là tương lai của xã hội Hong Kong. Hai bạn ấy đã khẳng định rằng xã hội Hong Kong cần phải được đánh thức, rằng Hong Kong cần phải là chủ nhân của chính tương lai của nó. Shum đã miêu tả rõ ra rằng thực trạng của Hong Kong là thực trạng của thực dân đô hộ, cai trị từ gốc bởi những ông trùm và từ xa bởi Đảng Cộng Sản. Hôm nay, anh ta nói, các em sẽ giành lại tương lai của Hong Kong. Với ý kiến rằng cuộc biểu tình này của sinh viên là vô vọng, Chow đã trả lời rằng: “Không phải bởi vì chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ phấn đấu, mà bởi vì qua phấn đấu chúng ta sẽ thoáng thấy được hy vọng.”
Tôi đã thật sự có được cảm hứng từ sự hiểu biết của các em về vai trò của mình trong xã hội. Sau bài phát biểu của Chow và Shum, một nhóm trong các em đã tiến về phía trước và giải thích tại sao các em đã tham gia phong trào này. Các em đã nói với chúng tôi rằng các em học về công tác xã hội, các em miêu tả sự bất bình đẳng đến cùng cực ở Hong Kong và những người sống trong các chuồng sắt, và các em nói rằng các em đang bảo vệ công bằng xã hội. Các em giải thích rằng các em đang học để trở thành các luật gia, và các em vạch ra ý tưởng về sự cai trị của pháp luật. Các em nói rằng các em sẽ trở thành các bác sĩ, và các em hỏi rằng những bệnh dịch nào đang tàn phá Hong Kong. Các em nói phận sự của các em là để giải cứu, phận sự của các em là phải cứu chữa. Từng lời của các em vang dội suốt chiều dài sân trường và phản ảnh qua những câu từ được viết trên “Bức Tường Dân Chủ” của tòa nhà khoa học y tế, “Y khoa theo cơ bản đã là một cuộc cách mạng; trên hết, nó chữa lành quốc gia, giữa chúng ta, nó chữa lành con người, dưới nữa, nó chữa lành bệnh tật.”
Tôi thật sự đã rất cảm hứng bởi khả năng các em có thể tự dạy dỗ bản thân mình, cũng như bởi việc tổ chức các hoạt động của các em sau cuộc xuống đường sau đó đã trở thành một cuộc biểu tình kéo dài cả tuần ở Tamar Park. Tôi đã đến tham dự các buổi tự-giảng và đã nhìn thấy trường đại-học-nhỏ của các em cũng như đã xem các em truyền tải trên mạng những bài thuyết giảng đã diễn ra cùng lúc. Các em đã có mặt một cách tự nguyện. Các em đã ghi chép rất cẩn mẫn. Các em đã tách ra thành nhiều nhóm và bàn luận về ý nghĩa của từng hành động trực tiếp, của bất tuân dân sự, của xuống đường biểu tình. Các em đã viết cho tôi đọc để biết cuộc biểu tình đã khiến các em hiểu về xã hội một cách sâu sắc hơn, và tôi đã mỉm cười khi các em thú nhận rằng đó vẫn còn là một sự hiểu biết hời hợt, rằng các em sẽ đọc nhiều sách vở hơn để hội nhập lý thuyết với thực hành. Có người giáo viên nào không tràn đầy niềm vui khi nhìn thấy học sinh của họ nắm bắt sự học hỏi một cách độc lập, một cách cụ thể, cùng với niềm đam mê như vậy? Nếu chúng tôi rơi lệ trong thời điểm này, đó là bởi vì chúng tôi nhìn thấy được các em đã không còn cần đến chúng tôi nữa, các em có thể tự học hỏi và hành động một cách hoàn toàn độc lập.
Tôi rất lấy làm cảm hứng với việc các em đã thực hiện cuộc sinh viên bãi khóa này cho riêng mình. Trước đây tôi đã viết rằng các em đã lấy cảm hứng từ sự kiện Bốn-Tháng-Năm và sự thức tỉnh của của ý thức xã hội. Nhưng sau khi quan sát các em, tôi đã nhận ra rằng lý giải đó đã quá đơn giản, nhận định ban đầu đã không công nhận đủ thành quả của các em so với khả năng thích nghi và sáng tạo của các em. Một số đã khơi động lại Bốn-Tháng-Năm, và một số - chẳng hạn như “Tóc Dài” khi anh ta nói chuyện với các em – đã thuyết giảng về Ghandi và Martin Luther King. Không có gì để nghi ngờ rằng những nhân vật đó đã truyền cảm hứng cho các em. Nhưng khi đọc tạp chí bãi khóa của ĐH Trung Hoa và các bản báo cáo của các em ở Ming Pao, tôi thấy rằng trường hợp các em nghiên cứu là gần đây và có tính chất quốc tế. Các em đã nghiên cứu về 1968 ở Paris, cuộc xuống đường 2011 của sinh viên Chile, và sự kiện 2012 ở Quebec. Các em đã tự ý thức tổ chức các buổi họp mặt trước đây theo kiểu cách của Quebec, mang tính chất dân chủ ở mức tối đa có thể có, trao mỗi người trong số các em quyền làm chủ. Điều tôi nghĩ mang tính chất ngây thơ lại là một sự tái lập rất cẩn thận theo một mô hình các em xác định sẽ thành công. Cho nên, dù các nguyên tố của cuộc biểu tình có thể mang nguồn gốc lịch sử, tôi kính cẩn chào các em khi các em đã tìm ra một mô hình mới cho Hong Kong, một mô hình mà sự lãnh đạo của các em đã cho chúng tôi thấy rằng nó sẽ ảnh hưởng đến các phong trào sinh viên sắp tới.
Nhưng khi tôi lắng nghe các em, tôi đã và đang sợ hãi. Trong buổi xuống đường hôm thứ Hai, mắt tôi đã theo dõi sát một em, một học sinh của tôi, khi anh ta phát biểu trên khán đài. Có phải chăng đây là cậu học sinh im lặng nhất trong lớp chỉ mới hai năm trước đây thôi? Cậu ấy đã lớn lên từ khi nào, đã trở nên mạch lạc từ khi nào? Và hàm râu đó từ đâu ra nhỉ? Khi tôi nhìn các em run lên vì chính nghĩa của câu chữ của mình, với sự giận dữ của những người bị đối xử bất công – khi các em thét to rằng các em sẽ khiến chính quyền Trung Quốc quỵ xuống – có một thứ gì đó bóp lấy tim tôi bằng sự sợ hãi. Ngay trong thời điểm đó, tôi cảm thấy mình đã già, tuy nhiên, sự già nua theo kiểu da nhăn tóc bạc này đã không khiến tôi rùng mình. Khi tôi còn trẻ, tôi cũng đã có những ước mơ.
Tôi đang lo sợ cho các em, như tôi đã nói với bạn bè của mình hôm thứ Bảy đó không phải là nỗi sợ hãi về việc bị bắt giam, về việc bị phương hại thân thể - mặc dù những sự kiện hôm Chủ Nhật cho thấy tôi có thể cũng nên sợ luôn những điều đó. Hơn hết cả, tôi lo sợ điều gì sẽ xảy ra nếu và khi thế giới các em hy vọng sẽ dựng lên sẽ không trở thành hiện thực. Khi một trong số các em viết cho tôi về việc cha mẹ các em cười nhạo sự ngu ngơ của các em, hoặc khi họ nói về sự bơ vơ bất lực của các em trước gương mặt lãnh cảm của xã hội, tôi thật đang lo sợ rằng các em sẽ đánh rơi những giấc mơ của mình. Bản thân đã căng đầy niềm tự hào khi nhìn thấy các em tổ chức những buổi tự-giảng chính là thằng tôi không muốn thấy các em thất chí. Các em còn rất trẻ, các em thậm chí có người còn chưa sang Trung Quốc - ngoại trừ những cuộc du lịch với cha mẹ theo gói tour, hay với tôi mùa hè năm ngoái – và giờ hiện còn quá sớm để các em trở nên già đi.
Tôi mong sao sự việc có thể khác được, và biết đâu sự phẫn nộ gia tăng cùng sự ủng hộ của công chúng kể từ hôm chủ Nhật sẽ dẫn đến điều cả hai chúng ta đều mong ước. Nhưng tôi thật đang lo sợ khi tôi thấy sự lãnh cảm mà các em đã phải chịu đựng, khi ảnh của những sinh viên bị còng tay được trình chiếu trên một chiếc xe điện không khiến một người nào ngước mặt khỏi màn hình điện thoại di động của họ. Tôi đã rất lo sợ khi ngửi thấy hơi cay vài khúc đường cách điểm biểu tình, tôi ngước mắt cay xè lên nhìn đám người bu đầy sau tấm kính của cừa hàng Apple để mua sắm. Nếu những cảnh này có thể khiến tôi thất vọng, khi chính tôi cũng không phải công dân Hong Kong hay là một thường trú nhân, chúng sẽ mang ý nghĩa gì đối với các bạn? Tôi thật đang lo sợ các bạn mất niềm tin. Hôm thứ Bảy, một người bạn người địa phương vừa là một giáo viên vừa là một người mẹ đã bật khóc thành tiếng khi hỏi rằng người lớn đang ở đâu khi những người trẻ đang dẫn đầu. Và tôi đà khóc với chị ấy vì tôi không cũng không biết phải làm gì nữa. Nhưng tôi cũng phân vân tự hỏi phải chăng những người các bạn miêu tả như không có cảm giác, những bậc cha mẹ các bạn xem như chỉ quan tâm đến việc của họ mà thôi, phải chăng chính họ cũng đang khóc thầm trong bóng tối?
Trái ngược với nước mắt của mình, tôi nhìn thấy các em hy vọng, cho nên tôi cũng hy vọng cho các em. Tôi hy vọng rằng qua sự kiện này các em sẽ học hỏi được cách tự dạy dỗ bản thân và những người khác tốt hơn. Các em muốn đánh thức ý thức của mọi người, kể cả của chính các em. Các em viết cho tôi rằng cuộc bãi khóa sẽ khiến các bạn cùng lớp của mình “đột phá ra khỏi cách học tập thông thường, nuôi dưỡng một nền tảng cho ý thức chính trị, và nó sẽ cho chúng ta kiến thức đầu tay về cảm giác đối đầu với bạo lực của quyền lực chính trị là như thế nào.” Tất cả những điều này giờ đã xảy ra y như vậy; những ngôi sao bằng giấy đã được thay thế bằng kính che mắt, mặt nạ tự chế, và những cây dù.
Tôi hy vọng rằng thông qua sự kiện này các em sẽ hiểu xã hội Hong Kong hơn, dù cho nó có thể sẽ bộ lộ nhiều mặt tối. Tôi thấy các bạn thất vọng khi không phải sinh viên nào cũng tham gia cuộc bãi khóa, nhưng các em vẫn tham gia. Tôi biết các em nhận ra những rào cản giữa sự năng động của những sinh viên lãnh đạo và sự tham gia của các sinh viên bình thường. Các em đã rất xông xáo với ý nghĩ rằng phong trào sinh viên sẽ khiến các bánh xe của Occupy Central chuyển động, nhưng các em đã đủ tỉnh táo để biết về sự phân kỳ giữa những sự lãnh đạo cần đến sự thương lượng cẩn trọng. Ngay cả trong phút này khi những sinh viên mặc đồ đen ồ ạt đổ về University Station và các phụ nữ trung lưu đang giơ cao biểu ngữ trước cổng trường lên án cảnh sát bạo lực, các em vẫn không chắc chắn tương lai sẽ rẽ về hướng nào. Các em đã vừa đến văn phòng của tôi để bày tỏ rằng các sinh viên đã thấm mệt, rằng các em không biết họ sẽ cầm cố được bao lâu nữa.
Nếu sự lo sợ của tôi nằm ở tuổi đời còn quá trẻ của các em , thì niềm hy vọng của tôi về các em nằm trong khả năng tự đứng vững bằng đôi chân của chính mình. Trong những tuần vừa qua, các em đã dạy cho tôi biết rất nhiều, và tôi biết rằng các bạn không ngây thơ chút nào. Một số các em đã nói thẳng với tôi rằng bài khóa sẽ không đem lại quyền phổ thông đầu phiếu. Một số các em tin rằng sau chân trời của những tuần lễ này, phong trào đối kháng một ngày nào đó có thể mang đến cho Hong Kong một hệ thống bầu cử thật sự phục vụ nhân dân. Trong khi đó thì hy vọng của tôi là điều mà các em đã bày tỏ, rằng các em sẽ “ngừng lại một lúc và suy nghĩ về những gì các em có thể làm cho Hong Kong”, rằng kinh nghiệm này sẽ khiến công cuộc theo đuổi học tập cho tương lai của các em sẽ sống động hơn như thế nào. Các em tất cả không nhất thiết phải là nhà hoạt động xã hội hết, nhưng tôi hy vọng các em sẽ năng động. Tôi hy vọng ngọn lửa các em cầm trong tay hôm nay sẽ soi sáng con đường các em đi, trong áng sáng và trong cả bóng tối.
Ảnh và nguồn: http://www.chinafile.com/reporting-opinion/viewpoint/against-my-fear-i-see-you-hope
_______________
Denise Ho là một giảng sư trợ lý ở Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại ĐH Trung Hoa của Hong Kong. Cô đã đậu bằng tiến sĩ về lịch sử Trung Quốc từ ĐH Havard và từng giảng dạy tại MIT và ở ĐH Kentucky. Cô là một sử gia chuyên về Trung Quốc trong thế kỷ 20, với chú tâm vào lịch sử văn hóa và xã hội của thời đại Mao Trạch Đông. Dự án viết sách hiện nay của cô là một lịch sử về các viện bảo tàng và triển lãm với tựa đề Curating Revolution: Politics on Display in Mao’s China: Bảo Quản Cách Mạng: Trưng Bày Chính Trị ở Trung Quốc thời Mao.
Các bài báo của và ý kiến của cô đã xuất hiện trong tờ The China Quarterly, China Review International, Frontier of History in China, History Compass, và The Journal of Asian Studies. Các chương dưới ngòi bút của cô sẽ xuất hiện trong các ấn bản sắp tới của Red Legacies: Cultural Afterlives of the Communist Revolution (Havard University Press), và The Oxford Handbook of History and Material Culture (Oxford University Press). Cô cũng đã từng viết cho The Atlantic, The China Beat, Dissent Magazine, The Nation, và tờ Origins: Current Events in Historical Perspective.
Và rồi tôi đã ngạc nhiên khi tôi đến khuôn viên ĐH hôm thứ Hai. Dưới ánh nắng chang chang của buổi chiều mùa hè, các em đã chiếm trọn khuôn viên trường. Trên sân khấu được giàn dựng cấp tốc với những biểu ngữ trắng có ghi, “Sinh Viên Biểu Tình, Chọn Vị Thế!” và “Hãy trở thành chủ nhân tương lai của tương lai Hong Kong!”. Trong buổi chiều đó, một “Bức Tường Dân Chủ” đã trỗi dậy ở phía sau đám đông; một trong những thông điệp em gắn lên đó đơn giản nói lên sự ủng hộ cuộc xuống đường và ủng hộ nền dân chủ của Hong Kong. Một số trong các em đã viết đầy lên các tấm biểu ngữ đến tận bìa với sự phẫn nộ chính đáng: “Quốc hội Nhân dân Toàn quốc đã tước đoạt quyền phổ thông đầu phiếu của chúng tôi… Các người không phải là đế vương!” Các em đã mang mang đến những lá cờ sặc sỡ bay phấp phới trong ánh nắng, đại diện cho các trường đại học, cho các ban ngành của các em. Bầu không khí ấy thật sôi nổi. Các em reo hò và vẫy tay khi một báy bay điều khiển chụp hình bay ngang qua bên trên. Các em hô vang các khẩu hiệu với dải ruy băng vàng quấn quanh cổ tay của các em. Các em đã hát những bài hát với những cánh tay giơ cao trong không khí.
Tôi đã và rất lấy làm phấn khởi bởi hầu hết tất cả các lời nói của các em. Để bắt đầu cuộc biểu tình của sinh viên, Alex Chow và Lester Shum đã tuyên bố rằng các em đã có mặt với tư cách là người Hong Kong, là tương lai của xã hội Hong Kong. Hai bạn ấy đã khẳng định rằng xã hội Hong Kong cần phải được đánh thức, rằng Hong Kong cần phải là chủ nhân của chính tương lai của nó. Shum đã miêu tả rõ ra rằng thực trạng của Hong Kong là thực trạng của thực dân đô hộ, cai trị từ gốc bởi những ông trùm và từ xa bởi Đảng Cộng Sản. Hôm nay, anh ta nói, các em sẽ giành lại tương lai của Hong Kong. Với ý kiến rằng cuộc biểu tình này của sinh viên là vô vọng, Chow đã trả lời rằng: “Không phải bởi vì chúng ta hy vọng rằng chúng ta sẽ phấn đấu, mà bởi vì qua phấn đấu chúng ta sẽ thoáng thấy được hy vọng.”
Tôi đã thật sự có được cảm hứng từ sự hiểu biết của các em về vai trò của mình trong xã hội. Sau bài phát biểu của Chow và Shum, một nhóm trong các em đã tiến về phía trước và giải thích tại sao các em đã tham gia phong trào này. Các em đã nói với chúng tôi rằng các em học về công tác xã hội, các em miêu tả sự bất bình đẳng đến cùng cực ở Hong Kong và những người sống trong các chuồng sắt, và các em nói rằng các em đang bảo vệ công bằng xã hội. Các em giải thích rằng các em đang học để trở thành các luật gia, và các em vạch ra ý tưởng về sự cai trị của pháp luật. Các em nói rằng các em sẽ trở thành các bác sĩ, và các em hỏi rằng những bệnh dịch nào đang tàn phá Hong Kong. Các em nói phận sự của các em là để giải cứu, phận sự của các em là phải cứu chữa. Từng lời của các em vang dội suốt chiều dài sân trường và phản ảnh qua những câu từ được viết trên “Bức Tường Dân Chủ” của tòa nhà khoa học y tế, “Y khoa theo cơ bản đã là một cuộc cách mạng; trên hết, nó chữa lành quốc gia, giữa chúng ta, nó chữa lành con người, dưới nữa, nó chữa lành bệnh tật.”
Tôi thật sự đã rất cảm hứng bởi khả năng các em có thể tự dạy dỗ bản thân mình, cũng như bởi việc tổ chức các hoạt động của các em sau cuộc xuống đường sau đó đã trở thành một cuộc biểu tình kéo dài cả tuần ở Tamar Park. Tôi đã đến tham dự các buổi tự-giảng và đã nhìn thấy trường đại-học-nhỏ của các em cũng như đã xem các em truyền tải trên mạng những bài thuyết giảng đã diễn ra cùng lúc. Các em đã có mặt một cách tự nguyện. Các em đã ghi chép rất cẩn mẫn. Các em đã tách ra thành nhiều nhóm và bàn luận về ý nghĩa của từng hành động trực tiếp, của bất tuân dân sự, của xuống đường biểu tình. Các em đã viết cho tôi đọc để biết cuộc biểu tình đã khiến các em hiểu về xã hội một cách sâu sắc hơn, và tôi đã mỉm cười khi các em thú nhận rằng đó vẫn còn là một sự hiểu biết hời hợt, rằng các em sẽ đọc nhiều sách vở hơn để hội nhập lý thuyết với thực hành. Có người giáo viên nào không tràn đầy niềm vui khi nhìn thấy học sinh của họ nắm bắt sự học hỏi một cách độc lập, một cách cụ thể, cùng với niềm đam mê như vậy? Nếu chúng tôi rơi lệ trong thời điểm này, đó là bởi vì chúng tôi nhìn thấy được các em đã không còn cần đến chúng tôi nữa, các em có thể tự học hỏi và hành động một cách hoàn toàn độc lập.
Tôi rất lấy làm cảm hứng với việc các em đã thực hiện cuộc sinh viên bãi khóa này cho riêng mình. Trước đây tôi đã viết rằng các em đã lấy cảm hứng từ sự kiện Bốn-Tháng-Năm và sự thức tỉnh của của ý thức xã hội. Nhưng sau khi quan sát các em, tôi đã nhận ra rằng lý giải đó đã quá đơn giản, nhận định ban đầu đã không công nhận đủ thành quả của các em so với khả năng thích nghi và sáng tạo của các em. Một số đã khơi động lại Bốn-Tháng-Năm, và một số - chẳng hạn như “Tóc Dài” khi anh ta nói chuyện với các em – đã thuyết giảng về Ghandi và Martin Luther King. Không có gì để nghi ngờ rằng những nhân vật đó đã truyền cảm hứng cho các em. Nhưng khi đọc tạp chí bãi khóa của ĐH Trung Hoa và các bản báo cáo của các em ở Ming Pao, tôi thấy rằng trường hợp các em nghiên cứu là gần đây và có tính chất quốc tế. Các em đã nghiên cứu về 1968 ở Paris, cuộc xuống đường 2011 của sinh viên Chile, và sự kiện 2012 ở Quebec. Các em đã tự ý thức tổ chức các buổi họp mặt trước đây theo kiểu cách của Quebec, mang tính chất dân chủ ở mức tối đa có thể có, trao mỗi người trong số các em quyền làm chủ. Điều tôi nghĩ mang tính chất ngây thơ lại là một sự tái lập rất cẩn thận theo một mô hình các em xác định sẽ thành công. Cho nên, dù các nguyên tố của cuộc biểu tình có thể mang nguồn gốc lịch sử, tôi kính cẩn chào các em khi các em đã tìm ra một mô hình mới cho Hong Kong, một mô hình mà sự lãnh đạo của các em đã cho chúng tôi thấy rằng nó sẽ ảnh hưởng đến các phong trào sinh viên sắp tới.
Nhưng khi tôi lắng nghe các em, tôi đã và đang sợ hãi. Trong buổi xuống đường hôm thứ Hai, mắt tôi đã theo dõi sát một em, một học sinh của tôi, khi anh ta phát biểu trên khán đài. Có phải chăng đây là cậu học sinh im lặng nhất trong lớp chỉ mới hai năm trước đây thôi? Cậu ấy đã lớn lên từ khi nào, đã trở nên mạch lạc từ khi nào? Và hàm râu đó từ đâu ra nhỉ? Khi tôi nhìn các em run lên vì chính nghĩa của câu chữ của mình, với sự giận dữ của những người bị đối xử bất công – khi các em thét to rằng các em sẽ khiến chính quyền Trung Quốc quỵ xuống – có một thứ gì đó bóp lấy tim tôi bằng sự sợ hãi. Ngay trong thời điểm đó, tôi cảm thấy mình đã già, tuy nhiên, sự già nua theo kiểu da nhăn tóc bạc này đã không khiến tôi rùng mình. Khi tôi còn trẻ, tôi cũng đã có những ước mơ.
Tôi đang lo sợ cho các em, như tôi đã nói với bạn bè của mình hôm thứ Bảy đó không phải là nỗi sợ hãi về việc bị bắt giam, về việc bị phương hại thân thể - mặc dù những sự kiện hôm Chủ Nhật cho thấy tôi có thể cũng nên sợ luôn những điều đó. Hơn hết cả, tôi lo sợ điều gì sẽ xảy ra nếu và khi thế giới các em hy vọng sẽ dựng lên sẽ không trở thành hiện thực. Khi một trong số các em viết cho tôi về việc cha mẹ các em cười nhạo sự ngu ngơ của các em, hoặc khi họ nói về sự bơ vơ bất lực của các em trước gương mặt lãnh cảm của xã hội, tôi thật đang lo sợ rằng các em sẽ đánh rơi những giấc mơ của mình. Bản thân đã căng đầy niềm tự hào khi nhìn thấy các em tổ chức những buổi tự-giảng chính là thằng tôi không muốn thấy các em thất chí. Các em còn rất trẻ, các em thậm chí có người còn chưa sang Trung Quốc - ngoại trừ những cuộc du lịch với cha mẹ theo gói tour, hay với tôi mùa hè năm ngoái – và giờ hiện còn quá sớm để các em trở nên già đi.
Tôi mong sao sự việc có thể khác được, và biết đâu sự phẫn nộ gia tăng cùng sự ủng hộ của công chúng kể từ hôm chủ Nhật sẽ dẫn đến điều cả hai chúng ta đều mong ước. Nhưng tôi thật đang lo sợ khi tôi thấy sự lãnh cảm mà các em đã phải chịu đựng, khi ảnh của những sinh viên bị còng tay được trình chiếu trên một chiếc xe điện không khiến một người nào ngước mặt khỏi màn hình điện thoại di động của họ. Tôi đã rất lo sợ khi ngửi thấy hơi cay vài khúc đường cách điểm biểu tình, tôi ngước mắt cay xè lên nhìn đám người bu đầy sau tấm kính của cừa hàng Apple để mua sắm. Nếu những cảnh này có thể khiến tôi thất vọng, khi chính tôi cũng không phải công dân Hong Kong hay là một thường trú nhân, chúng sẽ mang ý nghĩa gì đối với các bạn? Tôi thật đang lo sợ các bạn mất niềm tin. Hôm thứ Bảy, một người bạn người địa phương vừa là một giáo viên vừa là một người mẹ đã bật khóc thành tiếng khi hỏi rằng người lớn đang ở đâu khi những người trẻ đang dẫn đầu. Và tôi đà khóc với chị ấy vì tôi không cũng không biết phải làm gì nữa. Nhưng tôi cũng phân vân tự hỏi phải chăng những người các bạn miêu tả như không có cảm giác, những bậc cha mẹ các bạn xem như chỉ quan tâm đến việc của họ mà thôi, phải chăng chính họ cũng đang khóc thầm trong bóng tối?
Trái ngược với nước mắt của mình, tôi nhìn thấy các em hy vọng, cho nên tôi cũng hy vọng cho các em. Tôi hy vọng rằng qua sự kiện này các em sẽ học hỏi được cách tự dạy dỗ bản thân và những người khác tốt hơn. Các em muốn đánh thức ý thức của mọi người, kể cả của chính các em. Các em viết cho tôi rằng cuộc bãi khóa sẽ khiến các bạn cùng lớp của mình “đột phá ra khỏi cách học tập thông thường, nuôi dưỡng một nền tảng cho ý thức chính trị, và nó sẽ cho chúng ta kiến thức đầu tay về cảm giác đối đầu với bạo lực của quyền lực chính trị là như thế nào.” Tất cả những điều này giờ đã xảy ra y như vậy; những ngôi sao bằng giấy đã được thay thế bằng kính che mắt, mặt nạ tự chế, và những cây dù.
Tôi hy vọng rằng thông qua sự kiện này các em sẽ hiểu xã hội Hong Kong hơn, dù cho nó có thể sẽ bộ lộ nhiều mặt tối. Tôi thấy các bạn thất vọng khi không phải sinh viên nào cũng tham gia cuộc bãi khóa, nhưng các em vẫn tham gia. Tôi biết các em nhận ra những rào cản giữa sự năng động của những sinh viên lãnh đạo và sự tham gia của các sinh viên bình thường. Các em đã rất xông xáo với ý nghĩ rằng phong trào sinh viên sẽ khiến các bánh xe của Occupy Central chuyển động, nhưng các em đã đủ tỉnh táo để biết về sự phân kỳ giữa những sự lãnh đạo cần đến sự thương lượng cẩn trọng. Ngay cả trong phút này khi những sinh viên mặc đồ đen ồ ạt đổ về University Station và các phụ nữ trung lưu đang giơ cao biểu ngữ trước cổng trường lên án cảnh sát bạo lực, các em vẫn không chắc chắn tương lai sẽ rẽ về hướng nào. Các em đã vừa đến văn phòng của tôi để bày tỏ rằng các sinh viên đã thấm mệt, rằng các em không biết họ sẽ cầm cố được bao lâu nữa.
Nếu sự lo sợ của tôi nằm ở tuổi đời còn quá trẻ của các em , thì niềm hy vọng của tôi về các em nằm trong khả năng tự đứng vững bằng đôi chân của chính mình. Trong những tuần vừa qua, các em đã dạy cho tôi biết rất nhiều, và tôi biết rằng các bạn không ngây thơ chút nào. Một số các em đã nói thẳng với tôi rằng bài khóa sẽ không đem lại quyền phổ thông đầu phiếu. Một số các em tin rằng sau chân trời của những tuần lễ này, phong trào đối kháng một ngày nào đó có thể mang đến cho Hong Kong một hệ thống bầu cử thật sự phục vụ nhân dân. Trong khi đó thì hy vọng của tôi là điều mà các em đã bày tỏ, rằng các em sẽ “ngừng lại một lúc và suy nghĩ về những gì các em có thể làm cho Hong Kong”, rằng kinh nghiệm này sẽ khiến công cuộc theo đuổi học tập cho tương lai của các em sẽ sống động hơn như thế nào. Các em tất cả không nhất thiết phải là nhà hoạt động xã hội hết, nhưng tôi hy vọng các em sẽ năng động. Tôi hy vọng ngọn lửa các em cầm trong tay hôm nay sẽ soi sáng con đường các em đi, trong áng sáng và trong cả bóng tối.
Ảnh và nguồn: http://www.chinafile.com/reporting-opinion/viewpoint/against-my-fear-i-see-you-hope
_______________
Denise Ho là một giảng sư trợ lý ở Trung tâm Nghiên cứu Trung Quốc tại ĐH Trung Hoa của Hong Kong. Cô đã đậu bằng tiến sĩ về lịch sử Trung Quốc từ ĐH Havard và từng giảng dạy tại MIT và ở ĐH Kentucky. Cô là một sử gia chuyên về Trung Quốc trong thế kỷ 20, với chú tâm vào lịch sử văn hóa và xã hội của thời đại Mao Trạch Đông. Dự án viết sách hiện nay của cô là một lịch sử về các viện bảo tàng và triển lãm với tựa đề Curating Revolution: Politics on Display in Mao’s China: Bảo Quản Cách Mạng: Trưng Bày Chính Trị ở Trung Quốc thời Mao.
Các bài báo của và ý kiến của cô đã xuất hiện trong tờ The China Quarterly, China Review International, Frontier of History in China, History Compass, và The Journal of Asian Studies. Các chương dưới ngòi bút của cô sẽ xuất hiện trong các ấn bản sắp tới của Red Legacies: Cultural Afterlives of the Communist Revolution (Havard University Press), và The Oxford Handbook of History and Material Culture (Oxford University Press). Cô cũng đã từng viết cho The Atlantic, The China Beat, Dissent Magazine, The Nation, và tờ Origins: Current Events in Historical Perspective.
0 Nhận xét