Quyền cao nhất của con người
Chân Tâm
Hình sự là sống và chết, là liên quan đến quyền cao nhất của con người” -
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nói như vậy tại phiên thảo luận
về dự án Luật Tổ chức TAND sửa đổi tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng
23.9.
Khi nói về điều này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng liên hệ đến vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn và “vụ án vườn điều” Bình Thuận với người tù “nổi tiếng” Huỳnh Văn Nén: “Có dấu chân tại hiện trường, kích cỡ lệch nhau như vậy mà cơ quan điều tra còn không cần so lại với nghi phạm, không đo đạc, đối chiếu mà vẫn xử, để xảy ra oan sai, tù tội hơn 14 năm nay với một con người”.
Khi nói về điều này, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng liên hệ đến vụ án oan Nguyễn Thanh Chấn và “vụ án vườn điều” Bình Thuận với người tù “nổi tiếng” Huỳnh Văn Nén: “Có dấu chân tại hiện trường, kích cỡ lệch nhau như vậy mà cơ quan điều tra còn không cần so lại với nghi phạm, không đo đạc, đối chiếu mà vẫn xử, để xảy ra oan sai, tù tội hơn 14 năm nay với một con người”.
Nguyễn Thanh Chấn 10 năm, Huỳnh Văn Nén 14 năm, và còn ai nữa? Nguyên
nhân từ đâu mà án oan sai nhiều có lẽ sẽ còn phải nghiên cứu cẩn thận
mới có câu trả lời chính xác. Tại phiên thảo luận trên, các đại biểu đã
đặt ra vấn đề quan trọng, đó là tính độc lập của tòa án. Có trường hợp
tòa cấp dưới báo cáo án với tòa cấp trên. Báo cáo án là để chỉ đạo án,
là duyệt án nên mới có án bỏ túi, án tiền chế. Chánh án mà phải báo cáo
án thì không phải độc lập xét xử mà phụ thuộc xét xử. Chưa kể, còn bị
chi phối với những tác động tiêu cực khác.
Điển hình của sự vi phạm độc lập tư pháp là Quyết định số 13 của Chánh
án TAND TP.Hà Nội. Quyết định này được gọi là “lạ lùng” vì quy định báo
cáo nghiệp vụ xét xử giải quyết các vụ án hình sự, vụ việc dân sự và các
khiếu kiện hành chính với Chánh án TAND TP.Hà Nội. Chủ tịch Nguyễn Sinh
Hùng thì khẳng định: “Hiện nay, Chánh tòa Hà Nội đang bắt tất cả thẩm
phán phải báo cáo lên Chánh án TAND thành phố, thế thì vi phạm rất nặng
rồi”.
Một chánh án mà vi phạm nặng như vậy thì sẽ thế nào? Chẳng lẽ ra quyết
định sai rồi rút lại là xong? Một vấn đề còn tranh cãi là quyền im lặng,
và đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để hạn chế oan sai,
bức cung, ép cung, nhục hình. Nhiều nước đã áp dụng “quyền im lặng”, bị
can, bị cáo có quyền không khai nếu không có luật sư bên cạnh. Đương
nhiên giới luật sư rất ủng hộ “quyền im lặng”, nhưng cơ quan điều tra
lại không muốn có quyền này.
Việc chưa đưa “quyền im lặng” vào dự thảo sửa đổi luật là một điều đáng
tiếc. Bởi vì, cái quyền rất văn minh đó không thể không áp dụng. Từ
những vụ án oan sai cho thấy có dấu hiệu bức cung, nhục hình, ép cung.
Để hạn chế án oan sai cần phải huy động nhiều biện pháp, trong đó,
“quyền im lặng” là thực sự cần thiết.
Độc lập tư pháp sẽ hạn chế “án bỏ túi”, và thêm quyền im lặng để hạn chế
ép cung, nhục hình. Bởi, xin nhắc lại một lần nữa câu nói của Chủ tịch
Nguyễn Sinh Hùng: “Hình sự là sống và chết, là liên quan đến quyền cao
nhất của con người”.
0 Nhận xét