Home » Archives for tháng 7 2014
LỢI DỤNG
04:50 |TMSS: "Nhưng có khi nào đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa tỉnh tâm ngồi nghĩ đến cái vế ngược lại: Lợi dụng chủ nghĩa xã hội để chống phá dân tộc và đất nước?" - câu đắt giá trong bài viết để phản biện những vấn đề lợi dụng nêu trước đó!
------------------------------------
LỢI DỤNG
Lợi dụng xã hội dân sự để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng lòng yêu nước để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng nhân quyền để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do tín ngưỡng để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do biểu tình để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do lập hội để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do báo chí để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do biểu đạt để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng tự do đi lại để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng khiếu kiện để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng góp ý hiến pháp để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng chống tham nhũng để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng phản biện để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng làm từ thiện để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng nhặt rác để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng đám tang để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng ăn uống để chống phá đảng và nhà nước
Lợi dụng...hít thở không khí để chống phá đảng và nhà nước
Mọi công dân Việt Nam đều có thể bị kết tội lợi dụng mọi thứ tốt đẹp để
chống phá đảng và nhà nước. Có khi bạn đọc nói rằng sẽ quá cường điệu và
xuyên tạc khi cho rằng có cái tội lợi dụng tự do hít thở không khí để
chống phá đảng và nhà nước. Nhưng thực tế đã xảy ra như vậy. Một số
người ở Sài Gòn, buổi sáng tụ tập ra công viên tập hít thở theo phương
pháp Pháp Luân Công đã bị đàn áp, bắt bớ hoặc bị đánh đập tàn nhẫn.(Xem tại đây)Người hít thở không khí theo kiểu Pháp Luân Công bị đàn áp tại công viên Lê Văn Tám SG vào năm 2012 |
Các bạn trẻ đi nhặt rác trong công viên vào ngày chủ nhật cũng bị quy vào tội lợi dụng nhặt rác để chống phá và âm mưu diễn biến hòa bình nên bị theo dõi và ngăn chặn quyết liệt |
Nhìn chung lại, đảng và chính quyền luôn luôn trong tâm trạng cảnh giác cao độ trước mọi người dân, luôn luôn e ngại bất cứ chuyện tốt đẹp nào cũng có thể bị công dân lợi dụng để chống phá lại mình. Vì vậy mà có hẳn một điều luật, điều 258, trừng trị những hành vi lợi dụng các quyền tự do dân chủ gây tổn hại đến các cá nhân và tổ chức (chỉ cá nhân và tổ chức thuộc đảng và chính quyền mà thôi).
Mọi hành vi, mọi hoạt động của công dân vì thế phải được rình ngó, theo dõi, giám sát chặt chẽ, thậm chí phải giám sát ngay cả suy nghĩ trong đầu họ để xem họ có động cơ lợi dụng hay không để kịp thời ngăn chặn, trấn áp hoặc bắt bớ.
Nên không lạ gì khi công dân Thụy Nga, đi ăn tiệc tại nhà blogger Nguyễn Tường Thụy ra về liền bị đánh đập tàn nhẫn đến gãy xương bánh chè phải phẫu thuật và nằm viện cả tháng trời. Tội lợi dụng ăn uống để chống phá.
Chẳng lạ gì khi Bùi Hằng và một nhóm bạn kéo xuống Đồng Tháp thăm bạn bè liền bị đến 700 "quần chúng tự phát tò mò" cộng với đông đảo lực lượng công an, báo đài đón lõng giữa đường vắng để gây chuyện rồi bắt bớ và đưa ra tòa với tội gây rối trật tự sau 5 tháng điều tra. Năm tháng tạm giam để điều tra, không phải để điều tra cái tội tưởng tượng nhỏ xíu, mà điều tra cái tội to lớn hơn là có lợi dụng quyền tự do đi lại để chống phá đảng và nhà nước hay không?
Chẳng lạ gì khi Lê Thị Phương Anh và hai người bạn lên Đồng Nai tìm hiểu sự việc, sau khi đã nổ ra biểu tình và đập phá khắp nơi ở khu công nghiệp liền bị bắt giữ hơn hai tháng nay mà gia đình vẫn chưa được thăm viếng và chưa biết bắt vì tội gì. Chắc chắn, Phương Anh và hai bạn đi cùng đang bị truy xét cho ra tội lợi dụng chuyện tìm hiểu biểu tình để chống phá đảng và nhà nước.
Chẳng lạ gì những cuộc biểu tình ôn hòa phản đối hành động gây hấn của Tàu cộng đều bị đàn áp quyết liệt. Chẳng lạ gì khi những hội đoàn dân sự ra đời đều bị đánh phá bằng nhiều cách, thậm chí trước đây còn bỏ tù trọn nhóm công dân lập ra Câu lạc bộ Nhà báo Tự Do là các anh chị Điếu Cày, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần.
Chẳng lạ gì khi những đảng viên kỳ cựu, những trí thức tài năng như Trần Độ, Nguyễn Hộ, Trần Xuân Bách, Hoàng Minh Chính, Hà sĩ Phu, nhóm Nhân Văn Giai Phẩm...đã phải lên bờ xuống ruộng vì đã có những lời lẽ chân thành phản biện lại đường lối của đảng. Phản biện của họ là khoa học, là trung thực không thể nào chối cãi nhưng phải xét động cơ của họ là gì để từ đó kết cho họ một cái tội: Tội lợi dụng phản biện để chống phá đảng và nhà nước rồi trừng trị họ.
Dân chủ, tự do, nhân quyền, xã hội dân sự, lòng yêu nước không thể nào bị lợi dụng để chống phá đảng và nhà nước mà chính bản chất tốt đẹp của các giá trị đó tự nó đã chống lại đảng và nhà nước toàn trị này rồi. Đảng và nhà nước đã mặc định các giá trị đó là thù địch, nên bất kỳ ai tuân theo các giá trị đó đều mang tội lợi dụng. Thử đốt đuốc tìm một công dân nào đi theo dân chủ, đấu tranh cho nhân quyền mà không bị chính quyền lên án bằng cách nầy hoặc cách khác.
Ông thủ tướng Dũng vừa tuyên bố: “Trong hoạt động chỉ đạo, điều hành, Chính phủ hết sức quan tâm, mong muốn lắng nghe được nhiều ý kiến tư vấn phản biện từ xã hội, các nhà khoa học, giới trí thức trên tinh thần dân chủ, khách quan, khoa học. Chính phủ cho rằng phản biện khoa học, tranh luận, thảo luận dân chủ là những cách thức để đi đến chân lý, là cơ sở cho những quyết sách khoa học và đúng đắn”
Thế nhưng liệu có ai đứng ra phản biện một cách trung thực và thẳng thắn mà không bị quy chụp là lợi dụng phản biện để chống phá. Tôi biết chắc chắn rằng ông thủ tướng thuận miệng nói cho vui thôi chứ chính phủ của ông, đảng của ông không bao giờ muốn nghe lời phản biện trung thực từ xã hội. Bởi lẽ chính ông đã gây áp lực đưa đến việc giải thể trung tâm IDS nơi tập trung những trí thức tài năng của đất nước, những kẻ đã đưa ra những phản biện và những tư vấn giá trị cho vị tiền nhiệm tài năng của ông là cố TT Võ Văn Kiệt. Bởi lẽ có biết bao lời phản biện được đưa lên mà có được phản hồi đâu, mà toàn là phản biện xuất phát từ tâm huyết của những công dân có trình độ, có trách nhiệm. Phản biện của đảng viên- trí thức về bô xít, phản biện của nhóm 72 về dự thảo hiến pháp...Những phản biện đó không những không được xem xét phản hồi một cách nghiêm túc mà những cá nhân ký tên còn bị lên án dưới dạng nầy, dạng khác và hệ thống báo đài nhà nước đã không ngớt quy chụp các bản kiến nghị đó là lợi dụng phản biện, góp ý để chống phá, để diễn biến hòa bình.
Mới đây nhất là góp ý và phản biện của 61 đảng viên kỳ cựu về đường lối của đảng trước hình hình mới. Nếu thủ tướng giữ lời và thực hiện đúng với tinh thần như phát biểu ở trên thì nên có phản hồi chính thức với phản biện và góp ý của tập thể đảng viên kỳ cựu và đầy tâm huyết nầy.
Hay rồi lại có những bài báo quy kết các đảng viên ấy là lợi dụng góp ý, phản biện để chống phá.
Cái gì cũng có thể quy kết công dân vào tội lợi dụng để chống phá đảng và chính quyền.
Lợi dụng tự do dân chủ để chống lại đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa.
Nhưng có khi nào đảng và nhà nước xã hội chủ nghĩa tỉnh tâm ngồi nghĩ đến cái vế ngược lại: Lợi dụng chủ nghĩa xã hội để chống phá dân tộc và đất nước?
Huỳnh Ngọc Chênh
CẦU NGUYỆN VỚI THÁNH MARTIN
03:25 |
CẦU NGUYỆN VỚI THÁNH MARTIN
Chúng
ta hiệp nhau nơi đây thành một thân thể duy nhất trong Chúa Kitô. Muốn
làm được điều đó, Chúa Giêsu đã dạy chúng ta hãy yêu thương nhau và tha
thứ cho nhau.
Lời Chúa (Mt 15. 29-31)
Đức
Giê su xuống khỏi miền ấy, đến ven biển Hồ Ga-li-lê. Người lên núi và
ngồi ở đó. Có đám người đông đảo kéo đến cùng Người, đem theo những kẻ
què quặt, đui mù, tàn tật, câm điếc và nhiều bệnh nhân khác nữa. Họ đặt
những kẻ ấy dưới chân Người và Người chữa lành, khiến đám đông phải kinh
ngạc vì thấy kẻ câm nói được, người tàn tật được lành, người què đi
được, người mù xem thấy. Và họ tôn vinh Thiên Chúa.
Đám đông kinh ngạc và họ tôn vinh Thiên Chúa.
Cộng
đoàn thân mến, đoạn lời Chúa trên đã trình thuật lại cho chúng ta thấy
sự việc Đức Giêsu chữa lành những người bệnh tật đau yếu.
Trên
con đường loan báo mầu nhiệm nước trời, uy tín và danh tiếng của người
lan rộng khắp nơi, bởi lời Người giảng dạy và kèm theo đó là những dấu
lạ. Người đi tới đâu là dân chúng theo Người đến đó. Có mặt với họ là
những người què quặt, đui mù, tàn tật và đủ thứ bệnh. Tất cả đều được
Chúa đón nhận yêu thương, dạy dỗ và chữa lành.
Việc Chúa Giêsu chữa
lành những người bệnh nhân chúng ta thấy tình yêu thương bao la của
Thiên Chúa và uy quyền của Chúa vượt trên tất cả mọi sự. Kể cả trên sự
chết.
Chúng
ta đang đứng trước một vị thánh của Giáo hội. Suốt cuộc đời của thánh
nhân, Ngài đã họa lại hình ảnh của Chúa Giêsu –Thầy chí thánh của mình
nơi trần gian.
Thánh
Martinô đã kết hiệp với Chúa một cách liên lỉ, Ngài đã đưa Chúa vào
trong cuộc sống của Ngài, và ngài kết hiệp với chúa không chỉ trong
những giờ chầu Thánh Thể, không chỉ trong những giờ kinh nguyện mà cả
trong công việc bổn phận. Bằng đời sống khiêm nhường, ngài luôn luôn để
chúa làm chủ và hành động trong Ngài. Dân chúng thường thấy Ngài trên
đường phố với bộ trang phục dản dị và tầm thường, cử chỉ khiêm trang và nụ cười luôn tươi nở trên đôi môi của Ngài.
Cả
cuộc đời của thánh nhân là phục vụ tất cả mọi người , Ngài luôn đem
niềm vui đến cho mọi tâm hồn. Người ta luôn thấy Ngài trên các nẻo đường
với lương thực và thuốc men mang theo để giúp đỡ mọi người. Ngài đã đi
khắp mọi ngõ hẻm đường phố để thăm hỏi an ủi và chữa lành những người
bệnh tật, đau ốm. Không những chỉ có con người mới nhận được tình yêu
thương của Người mà cả những con vật cũng được thánh nhân quý mến và bảo
vệ chúng. Thật là một tấm gương anh hùng của lòng bác ái. Một tấm lòng
vàng của Thánh Martinô đã làm giấy động và lan tỏa khắp nơi đi vào lòng
mỗi người, Thánh Martinô chỉ là một con người đầy tớ vô dụng chẳng học
hành được là mấy nhưng chỉ để lại cho chúng ta ngày hôm nay một tấm lòng
vàng mà thôi, một người thấp kém nhất trong nhà dòng biết khiêm nhường
đón nhận tát cả những công việc tầm thường, một công việc không có uy
thế danh dự gì cả bề mặt của thế gian coi như là thấp kém không ai thèm
nhìn đến, một cuộc đời sinh ra không được trọn hảo của một kiếp người đã
bị cha mẹ bỏ rơi lang thang nay đây mai đó. Ay thế mà Chúa lại dùng ngài làm khí cụ bình an cho mọi người.
Cuộc
đời của Ngài đã trở nên như một lời giới thiệu về Thiên Chúa toàn năng,
uy quyền và tràn đầy tình yêu. Ngài đã trở lên như một lời mời gọi mọi
tâm hồn đến với Chúa, yêu mến Chúa và tin tưởng vào Chúa.
Có
lẽ nhìn vào cuộc đời của Thánh Martinô chúng ta thấy, cuộc đời ngài là
một huyền nhiệm tuyệt vời của tình yêu. Mỗi người được Thiên Chúa yêu
thương một cách đặc biệt như là một tặng phẩm độc nhất vô song. Hơi thở
tình yêu đã chan hòa khắp châu thân và mọi nơi quanh chúng ta, chúng ta
có thực sự hít sâu và để toàn thân xác ta căng đầy nhựa sống yêu thương
chăng? Có căng đầy nhựa sống yêu thương, con người chúng ta mới thực sự
là khí cụ tình yêu của Thiên Chúa Chí Ai. Phải như thế, mỗi
cuộc đời chúng ta sẽ trở thành những bài ca ngợi tình yêu của Thiên
Chúa, như cuộc đời của Thánh Martinô.
Hôm
nay đứng trước tòa khấn của Ngài, mỗi chúng ta hãy xin thánh nhân giúp
gia đình chúng ta biết yêu thương, xin ngài chữa bệnh cho người thân của
chúng ta, nhất là những người đau khổ xin cho họ cố gắng mỗi ngày tin
tưởng vào quyền năng của Thiên Chúa làm việc trên Thánh martinô. Để cuộc
sống của chúng ta, của gia đình chúng ta cũng trở lên như một lời rao
giảng sống động kêu gọi mọi người đến với Chúa và tôn vinh và yêu mến
Thiên Chúa.
Đảng chai sạn khiến tôi nhiều hư hỏng
03:17 |TMSS: Một bài viết và một sự trải lòng đáng để đọc
--------------------------------------
Đảng chai sạn khiến tôi nhiều hư hỏng
Theo Boxitvn
PV Quốc Doanh
Không ít người cho rằng, nhờ có Đảng Cộng sản Việt Nam mới có cuộc sống của họ (và dân tộc) hôm nay. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn trong bài “Đảng là lẽ sống của tôi” có câu “Đảng
đã cho tôi lẽ sống niềm tin”; hoặc như ông Đại tá, Phó giáo sư, Tiến
sĩ, Nhà giáo ưu tú Trần Đăng Thanh ở Học viện Chính trị Bộ Quốc phòng
nói dịp thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam tháng 12-2012, Đảng đã cho
ông (và nhiều người) cái sổ hưu.
PV
Quốc Doanh tôi là đảng viên lâu năm của Đảng, có được hưởng lợi lộc từ
Đảng, từ chế độ do Đảng tạo ra, nhưng không thể nói nhờ có Đảng mới có
cuộc sống của tôi. Còn nói nhờ có Đảng, gia đình (cha mẹ) tôi mới có
cuộc sống ấm no thì không đúng sự thật.
Dường
như có bao nhiêu người nói “ơn Đảng” thì cũng có bấy nhiêu người nói
ngược lại, có bao nhiêu lời “ngợi ca Đảng” thì cũng có bấy nhiêu phản
bác. Song chẳng hề gì, có ai giúp nhau được mọi mặt đâu, huống chi xã
hội. Hôm nay, tôi muốn trình bày vấn đề khác, vì đảng viên lâu năm, được
Đảng giáo dục từ nhỏ, Đảng đã làm cho tôi nhiều chai sạn. Cuộc sống
dưới bầu trời và giữa cây cỏ tươi xanh, chai sạn cũng có nghĩa hư hỏng.
Lúc
còn nhỏ, ông bí thư chi bộ cạnh nhà tôi phản bác việc thờ cúng, cho
rằng mê tín dị đoan thì tôi bớt linh thiêng cả việc thờ cúng ông bà, tổ
tiên. Năm 1975, tôi ở trong đoàn quân giải phóng, “tiếp quản” một đô
thị, được Đảng dạy rất kỹ về địch-ta, vùng tạm chiếm và vùng giải phóng,
cách mạng và phản cách mạng, đấu tranh giai cấp, hai phe, ba dòng thác
cách mạng, v.v. Một lần, tôi ngồi quán uống trái dừa rồi nạo cùi ăn, cùi
mỏng nên lòng thòng như bún, mấy thanh niên nam nữ ngồi gần lén nhìn
bấm nhau cười. Tôi ngoảnh sang thấy vậy thì mắc cỡ nhưng cũng trợn mắt
để đe doạ, họ vội vàng đứng dậy bỏ đi. Tôi thuộc lực lượng cách mạng,
lực lượng giải phóng luôn nghĩ ở vị trí cao hơn những người ở “vùng tạm
chiếm”. Vào vườn mận chín đỏ đẹp mắt, rất thèm, bà chủ vườn xởi lởi mời
ăn trái mận thì tôi thẳng thừng từ chối, lại mời tôi lúc rảnh rỗi quay
trở lại thì tôi ừ hự mà trong bụng nhủ thầm: không được để không bị “mua
chuộc”.
Thực tâm tôi không muốn vậy nhưng Đảng
đã dạy tôi nghĩ vậy. Hồi đó, chẳng phải những người thuộc “hàng ngũ
nguỵ quân, nguỵ quyền” phải đi học tập cải tạo? Những người ở đô thị
phải đi vùng kinh tế mới để tự cải tạo? Các vị chính uỷ, chính trị viên
trong quân đội luôn răn dạy (và đe doạ) chúng tôi, chiến sĩ cách mạng
phải luôn cảnh giác với “viên đạn bọc đường”! Cứ chủ nhật hay lễ tết,
tôi rất muốn vào nhà dân chơi mà không dám, thi thoảng vào nhà dân là
phải tìm hiểu “địch-ta”, “nguỵ quân nguỵ quyền hay cách mạng” rồi nghe
đủ thứ giải thích để chứng minh đó là phe ta (từng giúp cách mạng, có
người theo cách mạng hoặc người tập kết, v.v) thì rất mệt mỏi.
Sau
này, hễ nhớ lại là tôi mắc cỡ với chính mình: kệch cỡm, lố lăng. Trong
lúc, vẫn tự nhận là “quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến
đấu” và thực sự trở thành quân đội anh hùng là nhờ vậy nhưng khi có được
chính quyền, thì chia nhân dân ra nhiều loại và quân đội (cả công an)
chỉ coi trọng nhân dân loại một và lo bảo vệ Đảng, thực chất là bảo vệ
những người đang ngồi ở ghế lãnh đạo Đảng.
Tôi
đã được khuyến khích phát triển cái tâm lý thấp hèn, bội bạc, chia rẽ
dân tộc, đặc quyền đặc lợi. Lúc đó, tôi chưa nhận ra đấy là xấu, chưa
nhận ra sự bất bình thường mà tưởng là bình thường, như lẽ hiển nhiên,
còn lấy làm hãnh diện, vênh vang. Mỗi lần đi đây đó, ra bến xe bến tàu
với giấy công lệnh của quân đội, được đứng vào hàng ưu tiên để mua vé,
tự hào lắm. Cho đến khi, một vị chính trị viên tiểu đoàn độc lập, trên
đường về phép, bị phát hiện bán giấy công lệnh khống (ông có quyền ký và
đóng dấu; giấy công lệnh của quân đội được ưu tiên đi lại trên cả nước)
thì tôi bắt đầu suy nghĩ khác.
Trước đó, tôi
rất tin lời các vị chính uỷ, chính trị viên, những đại diện trực tiếp
của Đảng trong đơn vị quân đội. Nghị quyết Đại hội 4 của Đảng cho rằng,
kinh tế nước ta phải xây dựng công nghiệp nặng làm nền tảng để phát
triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Tôi có đọc một số tài liệu về phe
xã hội chủ nghĩa đang tiến tới “phân công quốc tế” để phát huy thế mạnh
từng nước, liền phát biểu, nếu xây dựng một nền kinh tế quốc gia “khép
kín từ A đến Z” sẽ không đủ khả năng và cũng không phù hợp xu thế thời
đại. Một cán bộ chính trị cắt ngang ý kiến của tôi, bảo rằng Nghị quyết
Đảng đã chỉ ra thì không được suy nghĩ khác. Tôi im ngay, không dám cãi.
Khi nghe câu chuyện truyền miệng về một vị chính uỷ, trong chiến tranh
mỗi lần hành quân được lính cáng võng và ông bảo là “cáng chủ nghĩa
Mác-Lênin”, tôi nhận xét, nếu vậy xếp ba lô những cuốn sách về chủ nghĩa
Mác-Lênin mà đeo sẽ khoẻ hơn, liền bị kiểm điểm và tôi không dám nghĩ
tiếp nữa.
Tư tưởng cho rằng Đảng được độc quyền
tư duy, Đảng là cách mạng, công cụ của Đảng cũng ở trên nhân dân hình
thành trong tôi gần như không cần bàn cãi. Một lần, có vị sĩ quan khoe
đã mua được mấy công đất vùng ven đô để làm nhà, chuẩn bị đưa vợ con ở
quê lên, tôi băn khoăn: Tại sao phải mua đất? Vì tôi nghĩ, sĩ quan nhiều
năm trong quân đội, đánh nhiều trận, chịu đựng hy sinh gian khổ để
“giải phóng miền Nam” thì phải được cấp đất. Suy nghĩ của tôi còn có cơ
sở thực tế, rất nhiều “cán bộ cách mạng” đã được chia biệt thự, nhà cửa,
đất đai ở miền Nam; nhất là sau khi công hữu hoá đất đai, một trưởng ấp
cũng có quyền cấp đất; rồi làn sóng vượt biên để lại nhà cửa, đất đai
khắp nơi cho “cán bộ cách mạng” kiểm kê chia nhau. Chiếm đoạt (cướp
đoạt) của người khác nhưng có tổ chức, do Đảng cầm đầu, tôi thấy là lẽ
hiển nhiên của cách mạng.
Cho mình là công dân
hạng nhất, ở trên nhiều “loại công dân khác”, theo tôi là loại tư duy
quái gở nhất, làm hư hỏng con người nặng nề nhất. Gần đây, tôi đã bất
ngờ khi đọc tài liệu về nước mắm Phú Quốc, biết hồi xưa thực dân Pháp
đưa người An Nam vào lính viễn dương, biết lính An Nam thèm nước mắm,
một vị tướng Pháp đã yêu cầu chuyển nước mắm Phú Quốc cho lính An Nam.
Trong quân đội Việt Nam, hầu như chưa bao giờ được quan tâm tìm hiểu và
đáp ứng những nhu của người lính tương tự như thế; đừng nói với nhân
dân, nhất là “nhân dân hạng dưới”.
Chuyển sang
viết báo quốc doanh, chai sạn do Đảng rèn luyện trong tôi càng nghiêm
trọng. Một thời kỳ dài, mọi việc Đảng làm được ca ngợi tuyệt đối đúng,
những cơ quan của Đảng như Tổ chức, Kiểm tra, Nội chính, Tuyên huấn và
cả công cụ của Đảng như Công an, Quân đội, Thanh tra được coi không bao
giờ sai, nếu có sai chỉ là “hiện tượng cá biệt không phải bản chất” hoặc
“trong khâu thực hiện” và ở “địa phương”. Lúc đó, lấy được kết luận
thanh tra, điều tra hay cáo trạng của viện kiểm sát, bản án của toà án
là thả sức phóng bút viết theo, thêm mắm muối a dua hết mức, lên án nặng
nề những người là đối tượng của các cơ quan ấy, đòi “trừng trị”, “xử lý
nghiêm”. Sau này, liên hệ đến oan sai của ông Nguyễn Thanh Chấn và
nhiều vụ oan sai khác nữa, thấy báo chí đã tiếp tay oan sai ghê gớm như
thế nào. Tình trạng báo chí chai sạn, vô cảm đến hôm nay chưa phải đã
hết, cứ đọc những tờ báo của công an, viện kiểm sát, toà án và cả tờ
Quân Đội Nhân Dân hay Nhân Dân sẽ thấy, nhà báo cũng tự cho mình cái
quyền suy luận quy chụp, kết tội con người (hoặc trào lưu, xu hướng) rất
tuỳ tiện, ngạo mạn. Lắm lúc, tôi không khỏi rùng mình: Báo chí quốc
doanh đã tiếp tay gây oan sai cho bao nhiêu người? Luật nhân quả nếu có,
tội lỗi gây ra mấy đời trả được?
Nghĩ đến luật
nhân quả, tôi lại càng rùng mình về những chai sạn Đảng đang gieo cho
người khác. Cái ông sĩ quan an ninh của công an đạp vào mặt người biểu
tình chống Trung Quốc xâm lược ở Hà Nội hôm 17-7-2011, ảnh vẫn lưu giữ
rõ ràng trên mạng. Rồi mấy ông mấy bà trong buổi sáng đầu năm nay, cũng ở
Hà Nội, ôm nhau nhảy “xòn xòn đô xòn” trước Tượng đài Lý Thái Tổ, để
ngăn cản những người muốn làm lễ tưởng niệm các liệt sĩ đã hy sinh trong
cuộc chiến tranh biên giới chống Trung Quốc xâm lược năm 1979. Sự chai
sạn đã nghiêm trọng tới mức, chai sạn trước sự tồn vong đất nước. Trời
ơi, những hình ảnh ấy lưu giữ gần như vĩnh viễn trên mạng, giữa thế
giới, ngàn đời bền hơn tượng đồng bia đá, làm sao gột rửa trong lòng con
cháu?
Vị sĩ quan an ninh của công an đạp vào mặt người biểu tình chống Trung Quốc là người mặc áo sọc ngang.
Ôm
nhau nhảy múa trước Tượng đài Lý Thái Tổ ở Hà Nội, đầu năm nay, để ngăn
lễ tưởng niệm liệt sĩ hy sinh trong cuộc chiến tranh biên giới chống
Trung Quốc xâm lược năm 1979.
Sự chai
sạn trong tình cảm, tư tưởng không dễ nhìn thấy, mà nhìn thấy cũng
không dễ sửa được. Xem phim nước ngoài, thấy chàng trai trẻ không dám
làm thịt con cá vì sợ thấy máu cá, tôi cũng buồn cho mình vì không bao
giờ còn có được tình cảm với muôn loài một cách hồn nhiên như thế. Tôi
được Đảng giáo dục từ tuổi thơ tư tưởng đấu tranh giai cấp, bạo lực cách
mạng nên nhìn thế giới quen con mắt tìm kiếm kẻ thù, tìm để tiêu diệt
hoặc lên án, hết kẻ thù giai cấp đến kẻ thù phá hoại nhiều mặt, khi
không còn kẻ thù của phe xã hội chủ nghĩa (vì phe xã hội chủ nghĩa không
còn) thì tìm kiếm kẻ thù diễn biến hoà bình, hết diễn biến từ bên ngoài
đến tự diễn biến bên trong, v.v. Một cuộc sống luôn tìm kiếm kẻ thù là
con người và gồng mình lên để tiêu diệt kẻ thù là con người, chai sạn có
khi còn hơn loài thú vật.
Hồi nào, các báo cáo
của công an và một số ngành thường khoe phá được bao nhiêu vụ “tư
thương lũng đoạn thị trường thương nghiệp xã hội chủ nghĩa”, nay có vị
tướng công an khoe đã đánh sập được mấy trăm trang mạng lớn nhỏ. Tự do
làm ăn, tự do suy nghĩ của con người cũng trở thành kẻ thù của Đảng, đây
là sự chai sạn gây hậu quả nặng nề, có hại dai dẳng cho sự phát triển.
“Không có gì quý hơn độc lập và tự do”, câu nói của Hồ Chí Minh, người
mà Đảng hô hào học tập mấy năm nay nhưng chỉ hô hào học tập đạo đức, còn
tư tưởng Hồ Chí Minh thì Đảng không chịu học.
Không
được tự do suy nghĩ và làm ăn, nhiều doanh nhân nói với tôi, không muốn
phát triển sản xuất kinh doanh, chỉ làm vừa đủ giàu là nghỉ. Nhiều nhà
báo, nhà văn, nhà lý luận trở thành bồi bút, viết nịnh hót cho êm tai
lãnh đạo Đảng, chứ không vì cuộc sống, vì chân lý. Bản thân tôi, không
muốn làm bồi bút thì cũng phải ở trong vòng bồi bút, nhiễm tư tưởng bồi
bút và biết đâu, có những bài bây giờ tưởng không là bồi bút nhưng sau
này sẽ rõ ra bồi bút? Đảng viên thường không có khả năng nhìn xa trông
rộng, nhờ cậy vào lãnh đạo thì lại bị Đảng chai sạn làm cho hư hỏng
thêm.
Ai đọc lịch sử nước Mỹ đều biết, sau cuộc
nội chiến Nam - Bắc, phía Bắc thắng trận, đã cho xây dựng nghĩa địa chôn
cất tất cả những người thiệt mạng trong trận đánh cuối cùng, bất kể họ ở
phía nào, Nam hay Bắc, tức là không phân biệt “địch hay ta”. Cái câu
“chính quyền của dân, do dân, và vì dân” được Tổng thống Mỹ Lincoln đọc
lên trong bài diễn văn chỉ có 272 từ, ở buổi khánh thành nghĩa trang
này. Còn lịch sử nước ta, đời Trần đánh quân Nguyên, triều đình phải rời
Thăng Long lúc ban đầu thế yếu, sau thắng trận trở về, có vị quan dâng
lên một cái tráp đựng bản danh sách những kẻ theo địch mà ông thống kê
được. Vua khen thưởng cho người biết đề cao lợi ích dân tộc lúc nước mất
nhà tan nhưng liền đó, sai người đốt cái tráp với bản danh sách ấy
trước mặt bá quan văn võ. Ý nhà vua rất rõ, đất nước hoà bình rồi, bỏ
hết mọi lỗi lầm lúc loạn lạc, muôn dân quên hận thù để đoàn kết xây dựng
đất nước. Lãnh đạo có tầm cao nhìn xa hơn quan lại thấp bé, để đất nước
yên lành cường thịnh, chứ không khuyến khích sự hẹp hòi, ngu muội thú
tính trong mỗi con người nhỏ bé.
Trung Quốc đặt
giàn khoan HD 981 vào vùng biển nước ta, tôi hỏi một vị cán bộ cao cấp
của Đảng, tại sao không liên minh với Mỹ để chống sự xâm lược của Trung
Quốc? Vị này đáp, muốn lắm nhưng đối xử làm sao với hệ thống tượng đài,
bia chiến thắng và cả bia căm thù Pháp, Mỹ đã dựng lên khặp nước? Tôi
đảng viên thường thêm buồn vô cùng sau câu trả lời, chính chủ trương của
Đảng suốt mấy chục năm qua dựng lên vô vàn tượng đài và bia mộ để khoét
sâu hận thù Việt-Pháp và Việt-Mỹ để dẫn tới bế tắc chiến lược hôm nay.
Cần khẳng định, một số tượng đài và bia mộ là cần thiết nhưng không phải
tất cả. Xin hãy tưởng tượng, trong lịch sử mấy nghìn năm của dân tộc,
nếu thời nào sau chiến thắng ngoại xâm cũng dựng nhiều tượng đài và bia
mộ như mấy chục năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, thì liệu đất nước
này có còn đất mà sản xuất, sinh sống hay không? Nếu tiền của để dựng đa
số tượng đài và bia mộ ấy, được dành phát triển kinh tế, văn hoá, lo
cuộc sống cho các gia đình chính sách thì kết quả tốt đẹp hơn nhiều lần.
Gia đình chính sách no ấm, lòng cũng khuây khoả nỗi đau quá khứ, sống
ân tình hơn với xung quanh.
Không tạo ra được
thắng lợi trong xây dựng đất nước, Đảng cứ “ăn mày dĩ vãng” mà đưa dân
tộc đi luẩn quẩn. Từ ngày hoà bình, chưa thấy Đảng có quyết sách gì thể
hiện tầm nhìn xa của người lãnh đạo, chỉ thấy thỉnh thoảng Đảng đưa đất
nước đến tình thế không thể không thay đổi, không thể không thoát ra và
thoát ra được là kể lể “thắng lợi lớn”, “bước ngoặt quan trọng”. Giải
quyết tình thế cũng chủ yếu bằng kích thích tinh thần tự ái hẹp hòi của
một bộ phận dân tộc chứ không phải bằng sự đoàn kết toàn dân tộc, bằng
dân chủ và hoà hợp dân tộc, bây giờ “hết bài” là bế tắc. Bây giờ, cái bộ
phận được kích thích tinh thần tự ái ấy đã mệt mỏi, chán nản, như bản
thân tôi cảm thấy ngột ngạt, không thể kéo dài tình trạng chai sạn hư
hỏng thêm nữa. Chai sạn để “đấu tranh giai cấp”, “tiêu diệt kẻ thù” dù
phải “hy sinh bản thân mình” chỉ có thể tồn tại trong những trường hợp
đặc biệt của cuộc sống, không thể tồn tại lâu dài trong cuộc sống bình
thường. Cuộc sống bình thường là phải hồn nhiên và lương thiện từ học
hành, làm ăn đến vui chơi, từ trong nhà ra ngoài ngõ, sang hàng xóm và
với cả làng nước, thế giới để “tất cả cùng thắng lợi”. Cuộc sống bình
thường không chấp nhận vẻ mặt sắt máu, du côn nhìn thiện hạ là muốn “đấu
tranh giành thắng lợi tuyệt đối” cho bản thân mình.
Lại
cần phải nói rõ điều này, hồi nào hấp dẫn tôi cái chủ nghĩa xã hội để
tôi tự nguyện vào Đảng không phải vì Chủ nghĩa Mác-Lênin với “đấu tranh
giai cấp” mà chính xác là với “bốn phương vô sản đều là anh em”. Cả thế
giới là anh em, hỗ trợ nhau đi lên no ấm, hạnh phúc thì còn gì bằng,
phấn đấu cho điều đó là sẵn sàng. Bây giờ thấy rõ đó là mong ước quá xa
vời, đã sụp đổ khi Liên Xô và Đông Âu sụp đổ, đi tới mục tiêu lý tưởng
ấy bằng “đấu tranh giai cấp” và “bạo lực cách mạng” là cực kỳ sai lầm.
Có
thể nào đi tới nhân loại đại đồng ấm no hạnh phúc khi giai cấp vô sản
toàn thế giới cố kết nhau lại trừ khử hết các giai cấp khác, tiêu diệt
sạch những người không cùng phương pháp sắt máu? Chao ôi, đã có nhiều
“phong trào cách mạng” chỉ đưa đến kết quả tang thương. Ở nước ta, đó là
cải cách ruộng đất, hợp tác hoá, tập đoàn hoá, công hữu hoá, các đợt
bài phong, các đợt đánh tư sản và cả đánh văn nghệ sĩ trong vụ án Nhân
Văn Giai Phẩm, v.v. Xã hội náo loạn, bất ổn vì những “phong trào cách
mạng” như thế, khiến con người ngày càng bị nhào nặn chai sạn, vô cảm,
thậm chí mất lý trí đến mức cha con đấu tố nhau, vợ chồng ruồng rẫy
nhau, anh em từ mặt nhau.
Đến hôm nay, cái lý
tưởng “thế giới đại đồng” vô cùng tốt đẹp ấy vẫn tồn tại, nó là lý tưởng
của loài người nhưng không còn là đặc trưng hấp dẫn của chủ nghĩa xã
hội nữa mà dường như đã thuộc về chủ nghĩa tư bản với Liên minh Châu Âu
và nhiều liên minh khác, điển hình như liên minh Nhật-Mỹ vượt lên hận
thù ghê gớm gây ra bởi hai quả bom nguyên tử. Thế giới chuyển biến theo
lẽ tự nhiên đi tới tốt đẹp nhanh chóng đến không ngờ như cây xanh tươi
ra hoa kết trái, còn Đảng loay hoay với “đấu tranh giai cấp”, với “ba
dòng thác cách mạng” đã để vuột mất ngọn cờ “bốn phương vô sản đều là
anh em” cũng không ngờ. Không còn lý tưởng hấp dẫn, Đảng tỏ ra hậm hực
như có báu vật bị cướp mất, lại loay hoay đi tìm kẻ thù để xả nỗi bực
tức, hết kẻ thù rõ mặt đến kẻ thù giấu mặt. Loanh quanh tìm kẻ thù để
tiêu diệt trên đất nước, trong nhân dân và trong cả nội bộ, Đảng ngày
càng mất phương hướng, làm cho những người kiên trì theo Đảng trở thành
ngớ ngẩn, hồ đồ và thêm chai sạn.
Nên giờ này,
giữa Trung Quốc và Mỹ (cùng những nước dân chủ văn minh), giữa “đấu
tranh giai cấp” với “hợp tác toàn cầu”, Đảng lúng túng không biết đâu là
bạn đâu là thù, phải đem hệ thống tượng đài và bia mộ xây dựng mấy chục
năm qua ra làm công sự ẩn nấp. Một cuộc ẩn nấp để trốn tránh trách
nhiệm, như mọi cuộc ẩn nấp khác lại ra sức lo củng cố hầm hào, thành
luỹ, Đảng không ngừng xây dựng thêm nhiều tượng đài, bia mộ, nghĩa trang
mà những dịp như ngày 27/7 này, khắp nơi đang chứng kiến. Cái hố chia
rẽ dân tộc lẽ ra phải khoả lấp hằng ngày, hằng năm thì Đảng khoét sâu
thêm, rộng ra, muốn thoát khỏi cái vòng tròn do mình vạch ra mấy chục
năm qua nhưng lại không thoát ra được quán tính hành động mất phương
hướng và chai sạn cả tình cảm lẫn lý trí. Không còn tư chất lãnh đạo,
một chút cũng không còn, chỉ còn tư chất bám víu, tầm gửi. Vì thế mà giả
dối đã trở thành đặc trưng của lãnh đạo thời nay. Giả dối khủng khiếp.
Có vị long trọng hô hào chống “ngoại lai” không biết ngượng mồm khi vẫn
hô hào “kiên định chủ nghĩa Mác-Lênin”. Cái chủ nghĩa ấy không phải
ngoại lai chắc? Giả dối trong lời nói, hành vi và nghị quyết, giả dối tệ
hại nhơn nhơn, tỉnh bơ làm chai sạn, vô cảm, u lì cả cả xã hội. Nhiều
đảng viên băn khoăn, hình như lãnh đạo Đảng không được lãnh đạo nước
khác tin cậy? Tôi hỏi lại, đảng viên và người dân nước ta có tin cậy
không? Bật ti vi lên, thấy mặt đa số lãnh đạo Đảng là tôi chuyển kênh.
Khi
tình cảm và tư tưởng con người chai sạn thì xã hội bị chai sạn trên mọi
lĩnh vực, mọi ngóc ngách. Kinh khủng nhất là tình trạng dân oan kéo
từng đoàn dài từ Bắc đến Nam, lê la ở thủ đô Hà Nội quanh năm, đã trở
thành bình thường như một phần không thể thiếu của “xã hội xã hội chủ
nghĩa”. Đủ mọi tầng lớp đã có mặt trong đoàn dân oan đi khiếu kiện ấy,
đa số do bị cướp đoạt đất đai, cướp đoạt mất cái tư liệu sản xuất chủ
yếu để sinh sống của người nông dân. Nhưng bao phận người đau khổ tột
cùng ấy lại rất ít còn được truyền thông phản ánh. Vì quá nhiều, vì phản
ánh dường như không có kết quả, thậm chí không có người đọc (trừ những
người liên quan). Cả xã hội chai sạn ghê gớm như thế! Nguyên nhân gốc rễ
ở đâu? Ai cũng có thể chỉ tận mặt: Cái quan điểm “đất đai sở hữu toàn
dân” quái gở. Có bà mẹ liệt sĩ gào lên: Đất đai của tổ tiên tôi để lại,
tôi không nợ nần gì nhà nước này cả (nếu có nợ nần là nhà nước nợ bà),
tại sao ra quyết định thu hồi đất của tôi? Mọi người có thể trả lời bà,
trừ Đảng. Chai sạn mất rồi vì thứ lý thuyết học mót không đến nơi đến
chốn, Đảng không còn nghe được tiếng nói của đảng viên, nguyện vọng của
nhân dân, đã ù lì như vô tri vô giác. Đã không biết lắng nghe tiếng nói
của cuộc sống, Đảng lại theo thói quen “tìm kẻ thù”, chăm chăm tính tỷ
lệ bao nhiêu phần trăm khiếu kiện đúng và bao nhiêu (cho là) sai hoặc có
đúng có sai, và dẫu tỷ lệ đúng luôn áp đảo thì Đảng vẫn không chịu sửa
mình mà tiếp tục hô hào “tuyên truyền giáo dục nhân dân”.
Chai
sạn nguy hiểm khi không còn nghe được ý kiến của người khác, không còn
nghe được tiếng kêu than của dân chúng. Biết lắng nghe thì mới phân biệt
được phải trái và muốn lắng nghe thì trước hết phải biết tôn trọng con
người, đây lại đụng đến điểm yếu chí mạng của Đảng. Lâu rồi, Đảng không
biết tôn trọng con người, không biết tôn trọng nguyện vọng, tình cảm,
tôn giáo, tín ngưỡng của con người. Đảng tự cho mình đã nắm được học
thuyết tiến bộ của nhân loại, có tư tưởng tuyệt đối đúng đắn, có quyền
đứng trên nhân dân để “tuyên truyền giáo dục nhân dân”. Mỗi lúc, nhân
dân làm được việc gì đó thành công, Đảng cho rằng do Đảng lãnh đạo tài
tình sáng suốt, các cơ quan của Đảng giỏi “tuyên truyền giáo dục nhân
dân”. Những khi xã hội nảy sinh vấn đề do quá trình phát triển hay do
Đảng gây ra, các cơ quan của Đảng đã thành thói quen, nêu giải pháp hàng
đầu là “đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục nhân dân”.
Bản
thân tôi phải rèn luyện nhiều mà vẫn không gột bỏ được hoàn toàn vết
chai sạn do Đảng gây nên trong người, mỗi khi nghe ý kiến trái với mình,
dẫu đã thấy đúng thì vẫn lợn gợn khó chịu, có chấp nhận cũng gượng gạo,
không tự nhiên. Sao mà tôi thèm muốn đến thế cái tâm thế cởi mở, sẵn
sàng lắng nghe, vui vẻ chấp nhận những ý kiến khác với suy nghĩ của
mình. Sao tôi a dua với Đảng cả những điều sai lại dễ dàng, mà lắng nghe
tiếng nói đúng lại khó khăn đến thế! Vì chai sạn, hư hỏng mất rồi. Bao
nhiêu năm vênh vang ngỡ mình trong đoàn người tiên phong đưa dân tộc đi
đến hạnh phúc, biết đâu đó là quá trình hư hỏng bản thân, đến lúc nhận
ra thì mục nát không còn sửa được.
Bây giờ tôi
vẫn chưa bỏ được Đảng. Bao nhiêu năm “dưới sự lãnh đạo của Đảng”, tôi đã
đánh mất tinh thần độc lập tự do, không quen chịu trách nhiệm, sợ thay
đổi. Tôi tâm sự điều này với một ông ngoài 70 tuổi, có năm chục tuổi
đảng, thì ông bảo “em chưa nghỉ hưu không bỏ Đảng được”. Tôi hỏi, vậy
anh nghỉ hưu đã lâu sao còn sinh hoạt Đảng? Ông lo lắng, sợ ảnh hưởng
đến con cháu. Tôi đề nghị, anh hỏi con cháu xem chúng có muốn anh tiếp
tục sinh hoạt Đảng hay không? Ông thẫn thờ một lúc, hạ giọng, chắc con
cháu không muốn ông tiếp tục sinh hoạt Đảng bởi chẳng được lợi lộc gì,
còn thiệt hại nhiều thứ. Nhưng ông vẫn không bỏ được sinh hoạt Đảng,
cũng như tôi đã chai sạn vô tích sự mất rồi, phải đợi người lãnh đạo
mới, chẳng biết dân tộc đã sinh ra hay chưa?
Tháng 7/2014
PV Q. D.
Tác giả gửi BVN.
GIÁO HỘI PERÙ PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH CHỐNG ÍCH KỶ, THÁO THỨ TÍNH DỤC VÀ TƯƠNG ĐỐI HÓA LUÂN LÝ
02:32 |GIÁO HỘI PERÙ PHÁT ĐỘNG CHIẾN DỊCH CHỐNG ÍCH KỶ, THÁO THỨ TÍNH DỤC VÀ TƯƠNG ĐỐI HÓA LUÂN LÝ
Theo R Vatican
LIMA: Trong những ngày vừa qua Hội Đồng Giám Mục Perù đã phát động trong toàn nước chiến dịch chống lại chủ trương ích kỷ, tháo thứ tính dục và tương đối hóa luân lý.
Trong sứ điệp gửi tín hữu toàn nước Đức Cha Salvador Pigneiro, Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Perù, khẳng định rằng các tệ nạn này giảm thiếu căn tính công dân Perù, phá phá vỡ hình ảnh tự nhiên và kinh thánh của gia đình, là tế bào nòng cốt của xã hội và là hoa trái của hôn nhân giữa một người nam và một người nữ, và chúng cũng chống lại sự sống của những người vô tội không được bênh đỡ là các trẻ em còn trong lòng mẹ.
Các vị anh hùng vĩ đại của chúng ta không phải là những người chỉ anh hùng trong một lúc, nhưng anh hùng mỗi ngày bằng cách trung thành đáp trả lại lương tâm của mình, bênh vực các giá trị bất khả nhượng của con người, ủng hộ cơ cấu xã hội, bắt đầu là gia đình, là điều kiện cần thiết, nếu không xã hội sẽ giòn mỏng và nghèo nàn đi.
Nhắc tới nhiều thách đố mà chính quyền và đất nước Perù đang phải đương đầu hiện nay, Đức Cha Chủ tịch Hội Đồng Giám Mục Perù minh xác rằng dân nước Perù có thể thắng vượt được chúng nếu biết đoàn kết, tránh mọi kỳ thị, trân trọng các truyền thống lành mạnh, và cố dấn thân sống liêm chính, trong sáng, thăng tiến công lý và hòa bình. Sau cùng ngài cầu xin Chúa qua lời bầu cử của Đức Bà Mercede, các thánh Perù, thánh Rosa thành Lima và thánh Martino de Porres, chúc lành cho quốc gia và toàn dân Perù sống ở trong cũng như ngoài nước (ACI 27-7-2014)
Linh Tiến Khải
TRÊN 280 LUẬT GIA TÂY BAN NHA KÝ TÊN VÀO TUYÊN NGÔN YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN CỦA THAI NHI
02:27 |TRÊN 280 LUẬT GIA TÂY BAN NHA KÝ TÊN VÀO TUYÊN NGÔN YÊU CẦU BẢO VỆ QUYỀN CỦA THAI NHI
MADRID: Trong những ngày vừa qua trên 280 luật gia Tây Ban Nha ký tên ủng hộ một tuyên ngôn kêu gọi bảo vệ quyền căn bản của các thai nhi.
Tuyên ngôn nói trên đã được đề ra trong khuôn khổ các giới hàn lâm tại Madrid và Barcelona, và rồi truyền đi qua mạng Internet. Chỉ trong vòng 3 tuần lễ, đã có trên 270 luật gia tên tuổi ký tên ủng hộ. Trong số này, có trên 100 giáo sư thuộc 39 đại học Tây Ban Nha, cùng với nhiều dân biểu, thượng nghị sĩ và nhiều nhân vật nổi bật trong ngành lập pháp và hành pháp. Các luật gia này yêu cầu chú trọng đến việc nhìn nhận và bảo vệ các quyền căn bản của sự sống con người ngay cả trong giai đoạn tiên khởi của nó, khi còn ở trong lòng mẹ. Tuyên ngôn nói trên, theo các luật gia, là cơ hội duy nhất để xã hội có thể tiến triển trên lãnh vực luân lý và xã hội, nhìn nhận toàn bộ quyền pháp nhân của các phôi thai và bảo vệ cho phụ nữ trước khi mang thai.
Các luật gia ký tên ủng hộ tuyên ngôn này minh xác quyền của phôi thai được bảo vệ sự sống, hoàn toàn tách biệt ra khỏi phạm vi quyền của người mẹ. Họ xác tín rằng phá thai không phải là quyền của phụ nữ theo tinh thần hiến chương quốc gia và hiến pháp của tòa án châu Âu về quyền con người. Chính quyền phải đề ra những chính sách bảo vệ thai nghén nhất là đối với những phụ nữ mang thai và khẳng định rằng quy chế cho phép phá thai phải tôn trọng quyền phản kháng vì lương tâm của các nhân viên y tế trong lãnh vực này. (SD 22.07.14)
Mai Anh
Thứ Tư sau Chúa nhật XVII Thường Niên
07:30 |Tung hô Tin Mừng Ga 15,15b
Ha-lê-lui-a. Ha-lê-lui-a. Chúa nói : Thầy gọi anh em là bạn hữu, vì tất cả những gì Thầy nghe được nơi Cha Thầy, Thầy đã cho anh em biết. Ha-lê-lui-a.
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Mt 13,44-46
44 Khi ấy, Đức Giê-su kể cho dân chúng nghe dụ ngôn này : “Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.45 “Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp. 46 Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.”
Suy Niệm* THEO CHÚA KI-TÔ
Đức hồng y
Cadjin, vị sáng lập Thanh Lao Công kể lại câu chuyện đời mình: “Cha tôi
là một công nhân nghèo. Khi tôi 13 tuổi, một hôm tôi rón rén xuống nhà
bếp, đến gần cha tôi rụt rè nói: “Cha ơi! Con có thể tiếp tục học không?
Con muốn trở thành linh mục.” Nghe thế, người ôm chầm lấy tôi và nói:
“Cha sẽ tiếp tục hy sinh để con được làm linh mục.” Và người cha đáng
kính của tôi đã hy sinh đến cuối đời để cho tôi được sống trọn ơn gọi
linh mục của mình.
Không thể phủ nhận, các Ki-tô hữu ngày nay
đóng góp nhiều của cải để phát triển Giáo hội; họ đánh đổi của cải trần
gian để chiếm hữu phần thưởng vĩnh cửu trên Trời. Đó là tinh thần mà Đức
Giê-su mong muốn nơi người môn đệ.
Trở nên người môn đệ, có
nghĩa là chọn Đức Giê-su làm gia nghiệp và sẵn sàng đánh đổi tất cả để
sống cho Người và vì Người. Chỉ nơi Người, con người mới tìm được “kho
tàng” quí giá nhất là sự sống vĩnh cửu, như Người đã nói: “Ta đến để cho
chúng được sống và sống dồi dào.”
Xin Chúa gìn giữ chúng con
trên bước đường theo Chúa, và củng cố chúng con trong những đòi hỏi
nghịch lý của Tin mừng: mất mát là lợi lộc, cho là nhận lãnh, chết là
được sống.
--------------
THƯ NGỎ: Gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
07:08 |TMSS: Theo thiển ý thì nên mở rộng cho nhiều đảng viên khác, đặc biệt cho thế hệ trẻ ký tên vào bức thư này!
--------------------
THƯ NGỎ: Gửi Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Bạch hóa hội nghị Thành Đô 1990; Từ bỏ Chủ nghĩa Mác - Lê Nin và CNXH: 61 đảng viên đã bắt đầu lên tiếng nói tập thể, công khai đặt quyền lợi Tổ Quốc trên quyền lợi Đảng. Tự hào thay!
Dân Quyền
THƯ NGỎ
Kính
gửi: Ban Chấp hành Trung ương và toàn thể đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
Từ nhiều năm nay, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN)
dẫn dắt dân tộc đi theo đường lối sai lầm về xây dựng chủ nghĩa xã hội theo mô
hình xô-viết, được coi là dựa trên chủ nghĩa Mác-Lênin. Công cuộc đổi mới gần
ba nươi năm qua nhằm sửa chữa sai lầm về đường lối kinh tế nhưng chưa triệt để,
trong khi vẫn giữ nguyên thể chế độc đảng toàn trị kìm hãm tự do, dân chủ và
chia rẽ dân tộc. Đường lối sai cùng với bộ máy cầm quyền quan liêu, tha hóa tạo
điều kiện cho sự lộng hành của các nhóm lợi ích bất chính gắn với tệ tham
nhũng, đưa đất nước lâm vào khủng hoảng toàn diện, ngày càng tụt hậu so với nhiều
nước xung quanh.
Trong
khi đó, giới lãnh đạo Trung Quốc từ lâu đã theo đuổi
mưu đồ đặt nước ta vào vị thế lệ thuộc, phục vụ lợi ích của Trung Quốc. Sau Hội nghị Thành Đô năm 1990 đến nay,Việt Nam đã
có nhiều nhân nhượng trong quan hệ với Trung Quốc, phải trả giá đắt và càng nhân nhượng, Trung Quốc càng lấn tới. Gần
đây, trong bối cảnh quốc tế phức tạp, Trung Quốc có nhiều hành vi leo thang mới trong mưu
đồ xâm lược và bá chiếm Biển Đông, coi Việt Nam là
mắt xích yếu nhất cần khuất phục trước tiên. Thực tế bóc trần cái gọi là “cùng chung ý thức hệ xã hội chủ nghĩa”
chỉ là sự ngộ nhận và “4 tốt, 16 chữ” chỉ là để che đậy dã tâm bành trướng.
Cho đến nay, thế lực bành trướng Trung Quốc đã đi được những bước quan trọng trong
mưu đồ biến Việt Nam thành “chư hầu kiểu mới” của họ.
Thực trạng đau lòng này
phơi bày sự yếu kém cả về trách nhiệm và năng lực của lãnh đạo đảng và nhà nước
trong thời gian qua.
Toàn thể ĐCSVN, trong
đó có chúng tôi, phải chịu trách nhiệm trước dân tộc về tình hình nói trên và
phải góp phần tích cực khắc phục những sai lầm đã gây ra; trong đó phần trách
nhiệm chủ yếu và trước hết thuộc về Ban Chấp hành Trung ương và Bộ chính
trị.
Vì vậy chúng tôi, những người ký tên dưới đây,
thấy cần bày tỏ suy nghĩ của những đảng viên ĐCSVN trung thành với tâm nguyện
vì nước vì dân khi vào Đảng với mấy yêu cầu chính dưới đây:
1. Trước tình thế hiểm nghèo của đất nước, với trách
nhiệm và vị thế của mình, ĐCSVN tự
giác và chủ động thay đổi Cương lĩnh, từ bỏ đường lối sai lầm về xây
dựng chủ nghĩa xã hội, chuyển hẳn sang đường lối dân tộc và dân chủ, trọng tâm là chuyển đổi thể chế chính trị từ toàn trị sang
dân chủ một cách kiên quyết nhưng ôn hòa. Ngay
từ bây giờ, cần thảo luận thẳng thắn và dân chủ trong toàn Đảng và trong cả
nước về tình hình mọi mặt của đất nước và những thách thức trước bước đi mới
rất trắng trợn của Trung Quốc
bá chiếm Biển Đông, vạch ra con đường chuyển đổi cơ cấu kinh tế lạc hậu và lệ
thuộc nghiêm trọng vào Trung Quốc
hiện nay, xây dựng hệ thống nhà nước pháp quyền thật sự dân chủ. Chỉ có
như vậy mới phát huy được sức mạnh trí
tuệ, tinh thần và vật chất của dân tộc Việt Nam, tăng cường được đoàn kết, hòa
hợp dân tộc và tranh thủ được sự ủng hộ mạnh mẽ của nhân loại tiến bộ, mở ra
một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.
Quan điểm nêu trên cần được thấu suốt và thực hiện ngay trong việc chuẩn bị và tiến hành đại hội Đảng các
cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII với các đại biểu được bầu chọn thật sự dân chủ, đáp ứng được yêu cầu
chính trị của đại hội. Đó là trách nhiệm của các tổ chức đảng các cấp và của
từng đảng viên có tinh thần yêu nước. Đồng thời, kỳ bầu cử Quốc hội sắp tới
phải thật sự dân chủ, tạo lập một Quốc hội chuyên nghiệp, xứng đáng đại diện
cho dân, đáp ứng yêu cầu lập pháp chuyển đổi thể chế chính trị.
Việc cần làm
ngay để thể hiện sự thực tâm chuyển đổi thể chế chính trị, tạo niềm tin trong
dân là các cơ quan công quyền chấm dứt các hành động sách nhiễu, trấn áp, quy
kết tùy tiện đối với người dân biểu tình yêu nước, đối với các tổ chức xã hội
dân sự mới thành lập, trả tự do cho những người đã và đang bị kết án hình sự
chỉ vì công khai bày tỏ quan điểm chính trị của mình.
2. Lãnh đạo đảng và nhà nước
thống nhất nhận định về mưu đồ và hành
động của thế lực bành trướng Trung
Quốc đối với nước ta, từ bỏ những nhận thức mơ hồ, ảo tưởng;
và có đối sách trước mắt và lâu dài bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, toàn
vẹn lãnh thổ trong mọi tình huống, thoát khỏi sự lệ thuộc vào Trung Quốc, xây dựng quan hệ
láng giềng hòa thuận, hợp tác bình đẳng, vun đắp tình hữu nghị giữa nhân dân
hai nước.
Là người chủ đất nước, nhân dân có quyền
được biết và phải được biết sự thật về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc và những điều quan
trọng đã ký kết với Trung Quốc
như thỏa thuận Thành Đô năm 1990, thỏa thuận về hoạch định biên giới trên đất
liền và vịnh Bắc Bộ, những thỏa thuận về kinh tế v.v…
Việc cần
thiết và cấp bách hiện nay là phải nhanh chóng kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế
nhằm phát huy thế mạnh chính nghĩa của nước ta. Đồng thời, Việt Nam cần chủ
động cùng với các nước ven Biển Đông thỏa thuận giải
quyết những vướng mắc về chủ quyền trên biển với các đảo, bãi đá; củng
cố sự đoàn kết, thống nhất của các nước ASEAN, trước hết là giữa các quốc gia
ven biển, trong cuộc đấu tranh chống mọi hành động bành trướng của Trung Quốc
muốn độc chiếm vùng biển này thành ao
nhà của mình.
Quan điểm
“không liên minh với nước nào nhằm chống nước thứ ba” là tự trói buộc mình,
không phù hợp với thực tế, cần phải thay đổi.
Tổ quốc đang
lâm nguy đồng thời đứng trước cơ hội lớn để thay đổi! Trách nhiệm của các đảng
viên yêu nước là phải cùng toàn dân nắm lấy thời cơ này, vượt qua thách thức,
mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển và bảo vệ đất nước.
Bỏ lỡ cơ hội
này là có tội với dân tộc!
DANH SÁCH CÁC ĐẢNG VIÊN KÝ THƯ NGỎ GỬI BCH TW
VÀ TOÀN THỂ ĐẢNG VIÊN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
______________________
1.
Nguyễn Trọng Vĩnh,
vào Đảng năm 1939, Thiếu tướng, nguyên Ủy viên dự khuyết Ban chấp hành trung
ương Đảng khóa III, nguyên Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội.
2.
Đào Xuân Sâm,
vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng khoa Quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc
gia Hồ Chí Minh, nguyên thành viên Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà
Nội.
3.
Trần Đức Nguyên,
vào Đảng năm 1946, nguyên Trưởng ban Ban nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà
Nội.
4.
Nguyễn Văn Tuyến,
vào Đảng năm 1946, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.
5.
Lê Duy Mật, vào Đảng năm 1947, Thiếu tướng, nguyên Tư lệnh phó,
kiêm Tham mưu trưởng Quân khu II, Chỉ huy trưởng Mặt trận Vị Xuyên, Hà Giang
1979 – 1988, Hà Nội.
6.
Tạ Đình Du (Cao
Sơn), vào Đảng năm
1948, Đại tá, Cựu chiến binh, Hà Nội.
7.
Vũ Quốc Tuấn,
vào Đảng năm 1948, nguyên Trợ lý Thủ tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.
8. Nguyễn Hữu Côn,
vào Đảng
năm 1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên Tham mưu trưởng Hậu cần Quân đoàn 2, Hà Nội.
9. Hoàng Hiển, vào Đảng năm
1949, nguyên Trung tá Hải quân, Hà Nội.
10. Đỗ Gia Khoa, vào Đảng năm 1949,
nguyên cán bộ cơ quan Bộ Công an và Tổng cục Hải Quan, Hà Nội.
11. Hà Tuân Trung,
vào Đảng
năm 1949, nguyên Ủy viên Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nguyên Tổng biên tập tạp chí Kiểm tra, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Ngọc Toản, vào Đảng năm 1949, Đại
tá, Giáo sư, Cựu Chiến binh, nguyên Chủ nhiệm khoa, Quân Y
viện 108, Hà Nội.
13. Phạm Xuân Phương,
vào Đảng năm
1949, Đại tá, Cựu chiến binh, nguyên
chuyên viên Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam, Hà Nội.
14. Tô Hòa,
vào Đảng năm
1950, nguyên Tổng Biên tập báo Sài Gòn Giải phóng.
15. Võ Văn Hiếu, vào Đảng
năm 1950, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam.
16. Hoàng Tụy, vào Đảng năm 1950, Giáo sư Toán học, Hà Nội.
17. Huỳnh Thúc Tấn, vào Đảng năm 1951, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng
Chính phủ, Hà Nội.
18. Tạ Đình Thính, vào Đảng năm 1951, nguyên Vụ trưởng Văn phòng Trung
ương Đảng, Hà Nội.
19. Nguyên Ngọc, vào Đảng năm 1956, Nhà văn, nguyên Bí thư Đảng đoàn
Hội Nhà văn Việt Nam,
Hội An.
20. Tương Lai, vào Đảng năm 1959, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội
học, nguyên thành viên Tổ tư vấn của Thủ tướng Võ Văn Kiệt, TP. Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Khắc Mai, vào Đảng năm 1959, Giám đốc Trung tâm Minh Triết,
Hà Nội.
22. Đào Công Tiến, vào Đảng năm 1960, nguyên
Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Hội Kinh tế
Việt Nam,
TP. Hồ Chí Minh.
23. Vũ Linh, vào Đảng năm 1962, nguyên Chủ nhiệm chương trình
PIN mặt trời, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Hà Nội.
24. Nguyễn Kiến Phước,
vào Đảng năm
1962, nguyên Ủy viên Ban Biên tập báo Nhân Dân, TP. Hồ Chí Minh.
25. Nguyễn Thị Ngọc Trai,
vào Đảng
năm 1963, nhà báo, nhà văn, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn Nghệ của Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội
26. Võ Văn Thôn, vào Đảng năm 1965, nguyên
Giám đốc Sở Tư pháp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
27. Nguyễn Trung, vào Đảng năm 1965, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái
Lan, Hà Nội.
28. Huỳnh Kim Báu, vào Đảng năm 1965, nguyên
Tổng thư ký Hội Trí thức yêu nước TP.
Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh.
29. Hạ Đình Nguyên,
vào Đảng
năm 1965, nguyên Chủ tịch Ủy ban phối hợp hành động Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, TP. Hồ Chí Minh.
30. Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), vào Đảng năm 1966, nguyên thư ký của Bí thư
Thành ủy Mai Chí Thọ,
nguyên Phó bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa -Thông tin TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí
Minh
31. Lê Công Giàu, vào Đảng năm 1966, nguyên
Phó bí thư Thường trực Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí
Minh, nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến thương mại, đầu tư TP. Hồ Chí Minh,
TP. Hồ Chí Minh.
32. Kha Lương Ngãi,
vào Đảng
năm 1966, nguyên Phó Tổng Biên tập báo Sài
Gòn Giải phóng, TP. Hồ Chí Minh.
33. Tô Nhuận Vỹ,
vào Đảng
năm 1967, nhà văn, nguyên Bí thư Đảng Đoàn kiêm Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh
Thừa Thiên - Huế, Tổng biên tập tạp chí Sông Hương, nguyên Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thừa Thiên - Huế, TP. Huế.
34. Phạm Đức Nguyên, vào Đảng năm 1968, Phó Giáo sư Tiến sĩ ngành Xây
dựng, 46 tuổi đảng, Hà Nội.
35. Bùi Đức Lại, vào Đảng năm 1968, nguyên Vụ trưởng, chuyên gia
cao cấp bậc II, Ban Tổ chức trung ương Đảng, Hà Nội.
36. Lữ Phương,
vào Đảng năm
1968, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn Hóa Chính phủ Cách mạng Lâm thời Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
37. Nguyễn Lê Thu An,
vào Đảng năm
1969, cựu tù chính trị Côn Đảo, TP. Hồ Chí Minh.
38. Nguyễn Đăng Quang, vào Đảng năm 1969, Đại tá công an, đã nghỉ
hưu, Hà Nội.
39. Trần Văn Long,
vào Đảng năm
1970, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí
Minh, TP. Hồ Chí Minh.
40. Nguyễn Thị Kim Chi, vào Đảng năm 1971, Nghệ sĩ ưu tú, Đạo diễn điện ảnh,
Hà Nội.
41. Huỳnh Tấn Mẫm, vào Đảng năm 1971, nguyên
Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn trước 1975, nguyên đại biểu Quốc hội khóa
6, nguyên Tổng biên tập báo Thanh Niên,
TP. Hồ Chí Minh.
42. Võ Thị Ngọc Lan,
vào Đảng năm
1972, nguyên cán bộ công an TP. Hồ Chí Minh.
43. Hà Quang Vinh,
vào Đảng
năm 1972, cán bộ hưu trí, TP. Hồ Chí Minh.
44. Nguyễn Đắc Xuân,
vào Đảng năm
1973, nhà văn, nhà nghiên cứu văn hóa,
nguyên Trưởng Đại
diện báo
Lao Động tại khu vực Miền Trung - Tây Nguyên, TP. Huế.
45. Lê Đăng Doanh, vào Đảng năm 1974, Tiến sĩ Kinh tế học, nguyên thành
viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
46. Chu Hảo, vào Đảng năm 1974, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ, Hà Nội.
47. Nguyễn Xuân Hoa, vào Đảng năm 1974, nguyên
Giám đốc Sở
Văn hóa - Thông
tin tỉnh Thừa Thiên - Huế, TP. Huế.
48. Nguyễn Vi Khải, vào Đảng năm 1974, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu
của Thủ tướng Chính phủ, 40 tuổi đảng, Hà Nội.
49. Cao Lập, vào Đảng năm
1974, nguyên Bí thư Đảng ủy ngành Văn hóa -Thông tin TP. Hồ Chí Minh.
50. Lê Thân, vào Đảng năm
1975, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên
Tổng Giám
đốc Liên doanh SG-Riversite, TP. Hồ Chí Minh.
51. Ngô Minh,
vào Đảng năm
1975, nhà báo, nhà văn, TP. Huế.
52. Trần Kinh Nghị,
vào Đảng năm
1976, cán bộ Ngoại giao về hưu, Hà Nội.
53. Hồ An,
vào Đảng năm
1979, nhà
báo, TP. Hồ Chí
Minh.
54. Đoàn Văn Phương,
vào Đảng
năm 1979, nguyên chiến sĩ thuộc Ban Giao lưu
trung
ương Cục, TP. Hồ Chí Minh.
55. Hồ Uy Liêm, vào Đảng năm 1980, nguyên Quyền Chủ tịch Liên hiệp
các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội.
56. Trần Đình Sử, vào Đảng năm 1986, Giáo sư Tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
57. Lê Văn Luyến, vào Đảng năm
1987, nguyên cán bộ thuộc Ban Tuyên huấn trung ương Cục Miền Nam, TP. Hồ Chí Minh.
58. Nguyễn Gia Hảo, vào Đảng năm 1988, nguyên thành viên Tổ tư vấn của
Thủ Tướng Võ Văn Kiệt, Hà Nội.
59. Phạm Chi Lan, vào Đảng năm 1989, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu
của Thủ tướng Chính phủ, Hà Nội.
60. Đào Tiến Thi, vào Đảng năm 1997, Thạc sĩ, Ủy viên Ban chấp hành
Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
61. Nguyễn Nguyên Bình, vào Đảng năm 1996, Trung tá, cựu chiến binh, Hà Nội.