Home » Archives for tháng 2 2015
Đá Chữ Thập: pháo đài canh giữ biển Đông?
18:12 |
TMSS: Giữ lấy đất quê hương để bảo vệ quyền được sống nơi quê cha đất tổ và kế sinh nhai của cộng đồng các dân tộc Việt Nam! Vì vậy, xin đừng mất giờ vì những chuyện cướp - hiếp - giết mà hãy biết trân quý những di sản tiền nhân để lại!
----------------------------
Tàu thuyền Trung Quốc đang bồi đấp đảo mới từ Đá Chữ Thập |
Việt-Long - RFA
Báo Wall Street Journal sưu tầm hình ảnh những đá, bãi đang được
Trung Quốc kiến tạo và mở rộng ở Trường Sa, đem đặt cạnh những không ảnh
chụp các vị trí này trước đây trong năm ngoái, cho thấy diện tích các
nơi này được làm tăng gấp nhiều lần. Riêng Đá Chữ Thập chiếm của Việt
Nam năm 1988 đã được kiến tạo tăng diện tích gấp hơn 10 lần so với đầu
năm ngoái, khiến nó trở thành hòn đảo lớn nhất Trường Sa, lớn hơn cả đảo
Ba Bình vốn bị Đài Loan chiếm giữ từ đầu thập niên 1950.
Anh hưởng quốc tế?
Việc Trung Quốc tái tạo đảo ở Trường Sa đã được quốc tế chú ý từ đầu
năm ngoái khi Bắc Kinh khởi sự kiến tạo đá Chữ Thập một cách đại quy mô,
cùng lúc với năm đảo và bãi đá khác, trong đó có đá Gác-Ma cũng chiếm
của Việt Nam, và gần đây lại xây đắp một vị trí thứ bảy nữa ở Đá Vành
Khăn, cách Palawan 209 km. Giới chuyên gia quân sự và chiến lược là
những người lưu ý tới sự kiện này nhiều nhất, vì họ thấy được qua hành
động đó, Trung Quốc quyết tâm bành trướng lấn chiếm 90% diện tích biển
Đông, đối đầu với chính sách của Hoa Kỳ chuyển trục chiến lược sang khu
vực châu Á Thái Bình Dương.
Tất nhiên mọi sự kiện liên quan đến biển Đông đều liên quan chặt chẽ
tới Việt Nam trên mọi phương diện, từ chủ quyền đến kinh tế, quân sự,
ngoại giao, ảnh hưởng vào chế độ chính trị... nhưng hành động này của
Trung Quốc ở biển Đông mang nhiều ý nghĩa hơn đối với chiến lược châu Á
của Hoa Kỳ. Sách lược biển Đông của Trung Quốc không có gì là lạ, nhưng
diễn tiến trong năm qua đã chứng tỏ Bắc Kinh rất quyết đoán và gấp rút
thực hiện nó, song song với việc phát triển quốc phòng, mặc dù kinh tế
và nội trị có những khó khăn riêng.
Ý nghĩa chiến lược?
Báo chí của Trung Quốc gọi đá Chữ Thập là căn cứ lợi hại từ đó có thể
tung ra cuộc tấn công chiếm giữ thủ phủ Sài Gòn của miền Nam Việt Nam
trong vòng vài giờ đồng hồ! Nhưng đó chỉ là điều khoa trương ồn ào,
không do Quân Ủy Trung ương Bắc Kinh phát biểu, để hăm he và bảo Việt
Nam đừng trông mong vào Mỹ. Dường như Trung Quốc cũng hiểu rằng việc tấn
công chiếm Sài Gòn không thực tế và không quan trọng bằng tính cách căn
cứ hải dương, pháo đài trấn ngự con đường biển từ eo Malacca ngược lên
tới nam Trung Hoa, lên tận biển Hoa Đông vào Nhật Bản và bán đảo Triều
Tiên.
Tuy nhiên, trước hết, nhóm đá và bãi được tân tạo để có thể làm căn
cứ hải dương và điểm tiếp vận cho các hạm đội hải quân cùng hằng ngàn
tàu đánh cá của Trung Quốc. Quan trọng hơn thế, khi căn cứ này đi vào
hoạt động nó sẽ cho thấy ngay hình ảnh lãnh hải rộng lớn của biển Đông
nằm hoàn toàn trong tay Trung Quốc.
Vai trò quân sự?
Thực ra nhóm vị trí tân tạo này chỉ tạo nên hình ảnh và hình thức một
lãnh thổ xa xôi của Trung Quốc, nhằm khoa trương về cái gọi là chủ
quyền lãnh hải Trung Quốc từ Hải Nam tới Trường Sa và qua khỏi Trường
Sa. Nó không đủ điều kiện địa lý và pháp lý để Bắc Kinh dựa vào đó xác
định chủ quyền lãnh hải đặc quyền.
Về mặt quân sự, vị trí này cũng chỉ mang tính hình thức. Ngay trong trường hợp giả dụ xảy ra chiến tranh với Việt Nam, liệ
u cái căn cứ vững chắc và to lớn nhất trong nhóm đó là đá Chữ Thập
có chịu nổi chục quả ngư lôi loại ASuW 53-65, 533 ly, với khối nổ ba
trăm kilogram phóng từ tàu ngầm Kilo-636 KMV "sát thủ thầm lặng" của
Việt Nam? Trận tấn công có thể khiến cầu tàu, sân bay cùng theo nhau lặn
xuống đáy biển! Hay nếu Việt Nam may ra "mượn" được qua tay Mỹ vài quả
bom tấn kiểu "shock-and-awe" nữa, thì cả một loạt căn cứ gọi là "tân tạo
bề thế" đó cũng sẽ bị xóa vĩnh viễn trên bản đồ. Như vậy liệu nó có khả
năng giữ được cái gọi là vai trò pháo đài trấn ngự biển Đông đối đầu
với chính sách chuyển trục của Mỹ?
Chủ đích khác
Hình ảnh "pháo đài trấn ngự biển Đông", do đó, chỉ là hình ảnh trên
mặt hình thức để khoa trương mà thôi. Một dúm đá với rạn san hô lèo tèo
khi nổi khi chìm trên mặt nước như vậy có tân tạo bồi đắp đến mấy thì
cũng chỉ tạo được một hình thức không có thực chất, không có gì lợi hại
về mặt quân sự và cũng không làm mốc cho lãnh thổ mở rộng. Ngay cả hòn
đảo lớn nhất và kiên cố nhất ở Trường Sa là đảo Ba Bình bị Đài Loan
chiếm cứ cũng không đủ điều kiện cho một căn cứ kiên cố trên biển, so
với những điểm chiến lược như dãy đảo Saipan, Iwo Jima dẫn vào đất Nhật.
Phòng thủ nhóm đảo nhỏ nhoi đó cũng đã khó, khoan nói đến căn cứ xuất
phát tấn công.
Tóm lại hành động chiếm cứ và bồi đắp kiên cố những đá và bãi ở
Trường Sa không thể làm nghiêng cán cân lực lượng trước ưu thế quân sự
tuyệt đối của Mỹ ở biển Đông, mà chỉ là để tạo nên một hình ảnh lãnh thổ
bao trùm biển Đông. Trung Quốc chỉ cố thổi phồng hình ảnh lên cho thành
thực tế, để cho quốc tế nếu không nhìn nhận thì cũng không thể đẩy được
Trung Quốc ra khỏi vùng lãnh thổ lãnh hải mà họ nhất quyết bám chặt
bằng mọi giá.
Không chiến tranh
Nhóm đá mới bồi đắp này quả là không có ý nghĩa gì về quân sự khi
chẳng may xảy ra chiến tranh, nhưng liệu Trung Quốc có để xảy ra một
cuộc chiến tranh ở biển Đông, trong khi đám báo chí Trung Quốc phụ họa
với đảng Cộng sản cầm quyền lúc nào cũng hô hoán chuyện dạy Việt Nam một
bài học nữa, rồi thì "thừa khả năng đánh chiếm Việt Nam trong vài
ngày"? Câu trả lời có nhiều phần là KHÔNG, vì chiến tranh sẽ lật ngược
quyền lợi chiến lược và kinh tế của Bắc Kinh.
Không gây chiến tranh nhưng Trung Quốc gắng tô bồi nhóm đảo cỏn con
đó để có thể mở ra vùng nhận dạng phòng không mới ở biển Đông. Kỳ thảo
luận bàn tròn "Thế giới Trong tuần" ngày 11 tháng 12 năm 2013 nói rằng
Trung Quốc chỉ mở vùng nhận dạng phòng không đó khi có đủ lực lượng hải
quân tuần tra đến tận Trường Sa, Singapore. Nay là lúc Trung Quốc ráo
riết chuẩn bị cho cả hải quân lẫn không quân khả năng tuần tra và kiển
soát không phận hải phận biển Đông, bằng những hoạt động được nói đến
trong lần thảo luận này.
Nhóm đảo tân tạo còn có lợi cho Trung Quốc về kinh tế, trong lãnh vực giao thông chuyển vận và ngư nghiệp. Từ tháng 7
năm ngoái Bắc Kinh đã khuyến khích ngư dân của họ mở rộng ngư
trường về phía nam, nói là các tàu cá sẽ được tiếp liệu ở Trường Sa.
Dựa vào đâu?
Trung Quốc có thể sẽ áp đặt vùng nhận dạng phòng không trên biển
Đông, đồng thời mở rộng hoạt động quân sự và ngư nghiệp trên vùng biển
sân trước của Việt Nam. Đến lúc đó Việt Nam sẽ phải có phản ứng, nhưng
dựa vào đâu để phản ứng, thì đó là câu hỏi mà toàn dân toàn quân Việt
Nam sẽ buộc đảng Cộng sản cầm quyền phải trả lời thích đáng.
Liệu đảng Cộng sản có thể nói "dựa vào chính mình" trong một quốc gia
mà chính trường rối loạn với trận đấu đá giết chóc nhau công khai để
tranh giành quyền lực, người dân thì bị cướp đoạt, áp chế một cách tàn
bạo không nương tay?
Đi bộ vận động cho Sách hóa nông thôn Việt Nam
18:05 |TMSS: Một cách để giúp nâng cao dân trí. Nâng cao dân trí sẽ hiểu được cách để bảo vệ quyền sống và sống xứng đáng làm người hơn. Đây là một mầm thiện đáng được vun trồng!
-----------------------------------------------------------------
Anh Nguyễn Quang Thạch, người đã bỏ công sức trong suốt tám năm qua để xây dựng mạng lưới sách hóa nông thôn. |
Mặc Lâm, biên tập viên RFA
Đi bộ từ Hà Nội đến Sài Gòn để vận động
Sáng mùng Một tết năm Ất Mùi 2015, trong lúc cả nước tưng bừng vui
xuân đón Tết thì người thành lập chương trình Sách hóa nông thôn Việt
Nam lại bắt đầu một chuyện đi bộ từ Hà Nội đến Sài Gòn nhằm vận động
người dân tham gia chương trình mang sách về nông thôn. Anh là Nguyễn
Quang Thạch người đã bỏ công sức trong suốt tám năm qua để xây dựng mạng
lưới sách hóa nông thôn và mạng lưới ấy đang mỗi ngày một năng động
hơn, hiệu quả hơn và nhất là được nhiều người hưởng ứng hơn.
Sáng mùng hai Tết, Từ Hà Nội anh Nguyễn Quang Thạch nói với chúng tôi:
“Tôi đã xuất phát vào lúc 11 giờ 20 sáng tại Phố Ngọc Khánh Hà
Nội. Trước khi đi tôi có đến nhà cháu nội của học giả Nguyễn Văn Vĩnh để
tặng sách cho mọi người và thắp hương cho cụ. Chuyến đi của tôi gồm
những mục tiêu như thế này. Sau 18 năm đeo đuổi chương trình sách hóa
nông thôn bằng các nghiên cứu lý thuyết cá nhân cũng như đưa ra áp dụng ở
thực địa. Sáng hôm qua (mùng một tết) rất nhiều người đội mưa đội nắng
đến tiễn tôi. Đặc biệt tối ngày 30 và mùng 1 tết thì tôi có những tình
nguyện viên đã đi phát được 700 cuốn sách để phục vụ và lan truyền hình
ảnh tặng sách trên mạng xã hội.
Lúc hàng triệu người đang vui vẻ ăn tết thì tôi đi vào ngày mùng một tết để đưa thông điệp cho xã hội rằng chúng ta làm gì thì làm phải coi dân trí là nền tảng phát triển cho quốc gia, phải coi thư viện là xương sống cho sự phát triển của đất nước.
-Anh Nguyễn Quang Thạch
Lúc hàng triệu người đang vui vẻ ăn tết thì tôi đi vào ngày mùng
một tết để đưa thông điệp cho xã hội rằng chúng ta làm gì thì làm phải
coi dân trí là nền tảng phát triển cho quốc gia, phải coi thư viện là
xương sống cho sự phát triển của đất nước. Chúng ta cần xây dựng hệ
thống thư viện rộng khắp đến từng gia đình, từng dòng họ, từng lớp học
để người dân khắp mọi nơi có cơ hội tiếp nhận tri thức.”
Trong không khí mùa xuân, mùa của đâm chồi nảy lộc, chuyến khởi hành
vận động sách như một mầm hy vọng toát ra từ ước vọng tri thức lan tỏa
khắp làng quê để từ đó mùa xuân dân tộc sẽ thành hình bởi những việc làm
tuy nhỏ bé nhưng đầy thách thức: vận động dư luận hướng về cái trí thay
vì bao tử như thường thấy. Việc làm đầy tham vọng nhưng thực tiễn nhằm
khai tâm cho người dân cùng khổ để họ hiểu ra điều cần làm và đóng góp
công sức xây dựng đất nước, quê hương:
“Một ngày tôi đi 20 Km, một tuần tôi nghỉ một lần. Trong quá trình
đi tôi cố gắng viết sách, viết báo nữa. Viết sách để góp phần thay đổi
tư tưởng người Việt. Chúng ta muốn có một quốc gia cường thịnh thì chúng
ta phải trung thực, nhân văn và sáng tạo. Nói thẳng ra sau hàng ngàn
năm phong kiến do tác động của nho giáo các ông Tiến sĩ ở Quốc Tử giám
cũng chẳng để lại một di sản gì cho nhân loại hết.”
Khi được hỏi động lực nào đã thúc đẩy một thanh niên dám bỏ cả tuổi
xuân để dấn thân vào công việc đầy gian nan này, Nguyễn Quang Thạch chia
sẻ:
“Cái này thì nó có hai yếu tố. Về mặt truyền thống thì trước những
năm 30, em ông nội tôi đã bán ruộng đất để làm trường cho người dân
trong xã học. Ông nội tôi đưa những người Tây học bên bà nội về dạy cho
họ hàng, xóm làng, con cháu. Thậm chí con nhà cày ruộng là tá điền của
ông nhà tôi cũng được đến học ngang hàng với bố tôi. Ông nội tôi quan
niệm cho con gái con trai đi học như nhau. Thế hệ cha tôi thì bố tôi
dành 20 năm dạy toán miễn phí ở quê và giúp cho rất nhiều học sinh học
yếu, học kém trở thành các kỹ sư, cử nhân mà thấp nhất là thành một ông
nhân viên nhà hàng rất thường xuyên đọc sách!
Thứ nữa trong quá trình sống lăn lộn ngoài đời quá sớm tôi gặp quá
nhiều khuyết tật của người Việt mình nói chung, thực ra nó nằm trong
tiềm thức cộng đồng rồi. Tiềm thức của dân chúng là vô cảm ưa dối trá,
nó thuộc những thành ngữ đã được đúc kết như “buôn gian bán lận” hoặc
“dân thì gian quan thì tham”. Những thứ đó nằm trong đời sống văn hóa,
nằm trong tiềm thức xã hội quá lâu, tôi nghĩ là chúng ta phải tìm cách
thay đổi nó bằng cách đưa tri thức vào. Có một thứ làm cho xã hội ta khó
phát triển là chủ nghĩa kinh nghiệm cộng với nho giáo nó ăn vào trong
tiềm thức, trong đời sống dân chúng. Chẳng hạn như người ta không thích
sự khác biệt, ai mà đưa ra ý tưởng mới khác với đám đông là chỉ trích
ngay.
Muốn phá bỏ thực trạng ấy trong xã hội phải tôn trọng sự khác
biệt, tôn trọng sự sáng tạo thì chúng ta phải có tri thức của người Anh
người Mỹ, người Pháp, người Đức… để đưa vào tiềm thức cộng đồng nói
chung, đưa vào bộ não của cá thể nói riêng để tạo ra một gía trị mới,
tinh thần mới, nền tảng mới để kích thích cho một đất nước phát triển
mạnh dựa trên sự trung thực, chân chính. Sự giải trình và tinh thần cống
hiến phụng sự tổ quốc và nhân loại.”
Có ích cho đời, cho người
Cống hiến nào cũng phát sinh từ một ý tưởng có ích cho đời, cho
người. Cống hiến tâm trí, sức lực để mang sách về nông thôn đối với hoàn
cảnh xã hội Việt Nam hiện nay không những là thử thách mà còn là một sự
đấu tranh, đấu tranh với cái dốt, cái vô cảm và lề thói xấu xa hình
thành từ bao đời nay chung quanh lũy tre làng kín bưng từ phong kiến tới
thực dân rồi độc tài toàn trị.
“Chuyến đi này tôi muốn kêu gọi, thứ nhất là kêu gọi tất cả cha mẹ
học sinh tại nông thôn, những người xa quê hãy mang sách về từng lớp
học để con trẻ nông thôn được đọc sách như trẻ Hà Nội trẻ Sài Gòn và trẻ
nước ngoài. Thứ hai nữa tôi mong muốn thầy cô giáo nông thôn hãy hỗ trợ
cho con trẻ đọc sách vì tuổi thơ những thầy cô giáo đó không có sách để
đọc thì bây giờ phải cố gắng bổ khuyết cho thế hệ trẻ.
Thứ ba nữa, tôi mong muốn Bộ Giáo dục đào tạo ra chủ trương nhân
rộng tủ sách phụ huynh trên toàn quốc. Chỉ cần chủ trương thôi, khi có
chủ trương rồi thì sẽ xã hội hóa. Những nhóm như của bọn tôi và những
nhóm khác người ta sẽ đưa sách về nông thôn và nhà nước không mất một
đồng ngân sách nào. Thứ tư, tôi kêu gọi Hội Khuyến học Việt Nam đưa tủ
sách vào Hội Khuyến học ở nông thôn để kích thích lượng tủ sách tăng lên
nhiều hơn… Thứ năm, tôi kêu gọi Giáo hội Công giáo Việt Nam, Giáo hội
Phật giáo Việt Nam phải nhân rộng tủ sách để tất cả thành viên trong xã
hội các tin đồ có sách đọc tạo tác động cho các tôn giáo khác.
Tôi mong muốn 500 nghìn người Việt Nam trong nước và nước ngoài hãy góp cho chương trình chúng tôi mỗi năm khoảng 12 cuốn sách tương đương 240 nghìn đồng để chúng tôi làm được ba việc như sau: thứ nhất chấm dứt tình trạng thiếu sách ở nông thôn vào năm 2017 đã kéo dài quá lâu.
-Anh Nguyễn Quang Thạch
Cuối cùng tôi mong muốn 500 nghìn người Việt Nam trong nước và
nước ngoài hãy góp cho chương trình chúng tôi mỗi năm khoảng 12 cuốn
sách tương đương 240 nghìn đồng để chúng tôi làm được ba việc như sau:
thứ nhất chấm dứt tình trạng thiếu sách ở nông thôn vào năm 2017 đã kéo
dài quá lâu. Chúng tôi lập ra các câu lạc bộ khoa học cho cấp I, II và
III để nuôi dưỡng tinh thần đam mê khoa học cho nước nhà. Một việc nữa
là chúng tôi lập ra câu lạc bộ tiếng Anh ở các trường để cải thiện việc
học tiếng Anh ở nông thôn.”
Anh Nguyễn Quang Thạch không chỉ đi mà còn viết, ghi lại những ý
tưởng cũ mới để hoàn thiện 5 mô hình sách hóa nông thôn mà nhóm của anh
đang theo đuổi, tham vọng đem sách về nông thôn từng bước đang khẳng
định sự đúng đắn của nó:
“Cuối chuyến đi này tôi sẽ tài liệu hóa chương trình sách hóa nông
thôn với 5 mô hình mà chúng tôi đã áp dụng thành công để chia sẻ với
các Đại sứ quán, các tổ chức quốc tế như Ấn độ chẳng hạn, Ấn Độ có 250
triệu trẻ em chưa có sách đọc. Tôi sẵn sàng tới Ấn Độ đi bộ vài ngàn Km
để có thể kêu gọi sách cho trẻ như đã từng làm cho tỉnh Thái Bình trong 4
năm nay.
Ở những trường điển hình tại Thái Bình như trường An Dục, Bình Phủ
Thái Bình một năm mỗi học sinh đọc 40 đầu sách bằng đúng như học sinh
phương Tây. Học sinh phương Tây mỗi năm người ta dành 12 nghìn phút để
đọc sách. Các em ở Thái Bình đọc được khoảng 8 nghìn trang sách tương
đương 40 đầu sách.”
Nói về chiến lược mời gọi cộng đồng tham gia chương trình anh Thạch
cho biết đoạn đường mà anh và những người cộng tác đã trải qua:
“Chiến lược của tôi là đánh thức nguồn lực cộng đồng ở địa phương
đưa ra mô hình mà ai ai cũng làm được. Khoảng 100 nghìn cha mẹ học sinh
Thái Bình người ta đã góp một năm 50 nghìn để mua sách cho con cái họ
đặt trong lớp học. Một người 50 nghìn nhưng con cái họ đọc được 2 triệu
tiền sách vì là tập thể. Tôi chỉ mong mỗi người góp 240 nghìn mỗi năm để
tạo tinh thần chia sẻ trong đại chúng một cách rộng lớn, trong 3 năm
qua làm thí điểm mô hình góp tiền mua sách về nông thôn thì có người góp
40 triệu, người 10 triệu người 5 triệu… hầu hết là doanh nhân và một số
công chức nhà nước.
Về mặt chính quyền thì họ ủng hộ bằng cách đưa ra chủ trương nhân
rộng ra toàn huyện, chẳng hạn giống như huyện Quỳnh Phụ, Thái Thủy của
Thái Bình. Khi chính sách đưa ra thì người ta mới huy động được nguồn
lực của người dân để cùng với chính quyền sử dụng hệ thống nhà trường đã
có, lớp học đã có và đặt tủ sách vào đấy và học trò lại trở thành những
thủ thư rất chuyên nghiệp.
Nói chung sau 8 năm áp dụng thì chương trình sách hóa nông thôn
chương trình chúng tôi đã đạt được kết quả rất rõ ràng xã hội thực sự đã
có những nhóm người thay đổi. Nhiều trường học tại Hà Nội cha mẹ góp
sách cho lớp học để con cái và bạn bè trong lớp chia sẻ với nhau, nó
hình thành tinh thần chia sẻ ngay từ lớp học.
Trên mặt toàn cục thì được ủng hộ rất nhiều, cả những người Việt ở
nước ngoài như cô Nga Thi đang làm cho Bộ hưu trí Canada, cô đã đi bán
bánh mì vào cuối tuần để góp cho chương trình của tôi 40 triệu rồi chị
Nguyễn Cẩm Vân ở Hà Lan cũng đã góp cho chương trình 10 triệu đồng.”
Điểm đáng nói ở đây chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam mở ra
cho cộng đồng người Việt ở nước ngoài tham gia qua cách đóng góp rất rõ
ràng và hợp lý. Nguồn tiền gửi về mặc dù rời rạc và nhỏ lẻ nhưng sẽ
tránh được điều tiếng không hay đối với một chương trình to tát đang
được định hình:
“Những người Việt ở nước ngoài họ nên gửi thẳng 50 hay 100 đô la
về chính làng quê của họ nhờ một người quen nào đó đưa về các trường
học, các giáo xứ các nhà chùa hay các gia đình cá thể nào đó sẵn sàng
làm tủ sách phục vụ lối xóm họ hàng cộng đồng thì hay hơn. Chiến lược
của tôi là mỗi người tự nhân rộng mô hình của tôi và chúng tôi sẽ hỗ trợ
kỹ thuật. Gọi điện cho tôi hay e-mail, Facebook.”
Sự e ngại, thành kiến đã in hằn quá sâu trong lòng người xa xứ với
rất nhiều lý do không thể phủ nhận sẽ ngăn trở sự góp sức nâng cao dân
trí cho người sống ở nông thôn. Biết và thấu hiểu điều này, người sáng
lập chương trình Sách hóa nông thôn Việt Nam chia sẻ:
“Tất nhiên tất cả gia đình trong chúng ta đều có nỗi buồn trong
quá khứ chẳng hạn như gia đình nhà tôi trong cải cách ruộng đất bị rất
nặng. Rồi cũng có những người di cư sang Pháp sang Mỹ hay Thụy Sĩ. Ta
nên cố gắng quên đi cái quá khứ đau buồn của đất nước mình để hướng về
tương lai. Nắm tay với người Việt trong nước kể cả nắm tay với chính
quyền để tạo ra một hệ thống thư viện rộng khắp trên toàn quốc thì dần
dần chúng ta sẽ có một sự thay đồi tích cực.
Thông điệp năm nay chúng tôi đưa ra trong sách hóa nông thôn “Vì một Việt Nam nhân văn và sáng tạo”.
Trong nhân văn thì có giá trị bao dung, giá trị hòa giải, giá trị
chia sẻ. Trong sáng tạo thì có tinh thần tự do thì mới sáng tạo được.
Con người có tố chất nhân văn trong người cộng với năng lực sáng tạo thì
sáng tạo phải có trách nhiệm với xã hội, với nhân loại.”
Những nỗ lực của anh Nguyễn Quang Thạch đang được cả nước biết tới
thông qua báo chí và ngay cả kênh truyền hình nhà nước. Người thanh niên
ấy nay đã từng bước tiến vào tâm điểm ước vọng của mình. Năm nay cũng
là năm kỷ niệm 40 tuổi của anh, con người sinh ra vào năm 1975 ấy đã làm
được một việc ý nghĩa để có thể hãnh diện là một người mang năm sinh
đầy bi kịch của đất nước.
CÁI SIÊU ĐAU NÀY LÀM GIẢM CÁI ĐAU KIA!!!
17:32 |
Nguyễn Quang Thạch
Nhiều bạn bè của tôi lo ngại cho mắt và lưng của tôi, có một số người đến gặp và khuyên tôi nên dừng chuyến đi bộ xuyên Việt để có sức khỏe chiến đấu dài hơn cho SÁCH HÓA NÔNG THÔN VIỆT NAM.
Cái mắt bị mổ và hỏng thì hành hạ tôi hơn 18 năm nay bởi cứ thay đổi thời tiết thì nó bị đau nhức. Đi giữa trời nắng thì lóa, đi mưa thì nhiều bất lợi. Mưa to quá thì phải dừng đi vì nước chắn lấy kính thì đi lại không dễ, nhất là đi xe máy. Chịu đựng sự hành hạ mãn tính đã thành quen.
Cách đây 1,5 tháng, lưng của tôi bắt đầu đau, có những khi đau từ lưng và lan ra bụng. Tôi chịu đựng 3 tuần để xem năng lực tự chữa của cơ thể tôi thế nào, cho đến khi tần suất cơn đau tăng lên thì tôi mới đi khám. Kết quả là tôi bị gai đôi bẩm sinh và do vận động quá nhiều trong 5 tháng qua (tập luyện và đi bộ đưa thư khuyến đọc 700 km). Trước khi đi xuyên Việt, tôi uống thuốc cả tuần nhưng chẳng thấy chuyển biến nên dùng. Cái đau lưng đã có vẻ trở nên quen.
Có một cái đau khác mà tôi gọi là SIÊU ĐAU đau ám ảnh tôi cả chục năm nay là NHIỀU NGÀN TỶ TRANG SÁCH đã không được đọc trong 40 năm qua (kể từ 1975) do một hệ thống thư viện quá nghèo nàn và xa người đọc. Điều quá tồi tệ vẫn hiện hữu trên đất nước chúng ta vì hơn 10.000.000 trẻ em nông thôn vẫn hàng ngày lãng phí hơn 200.000.000 trang sách vì không có sách và gần sách để đọc. Sự siêu lãng phí trang sách đồng nghĩa với SIÊU LÃNG PHÍ NGUỒN LỰC SÁNG TẠO & NHÂN VĂN QUỐC GIA, làm đất nước thua Thái Lan, Hàn Quốc…mấy chục năm trời.
Cách đây 1,5 tháng, lưng của tôi bắt đầu đau, có những khi đau từ lưng và lan ra bụng. Tôi chịu đựng 3 tuần để xem năng lực tự chữa của cơ thể tôi thế nào, cho đến khi tần suất cơn đau tăng lên thì tôi mới đi khám. Kết quả là tôi bị gai đôi bẩm sinh và do vận động quá nhiều trong 5 tháng qua (tập luyện và đi bộ đưa thư khuyến đọc 700 km). Trước khi đi xuyên Việt, tôi uống thuốc cả tuần nhưng chẳng thấy chuyển biến nên dùng. Cái đau lưng đã có vẻ trở nên quen.
Có một cái đau khác mà tôi gọi là SIÊU ĐAU đau ám ảnh tôi cả chục năm nay là NHIỀU NGÀN TỶ TRANG SÁCH đã không được đọc trong 40 năm qua (kể từ 1975) do một hệ thống thư viện quá nghèo nàn và xa người đọc. Điều quá tồi tệ vẫn hiện hữu trên đất nước chúng ta vì hơn 10.000.000 trẻ em nông thôn vẫn hàng ngày lãng phí hơn 200.000.000 trang sách vì không có sách và gần sách để đọc. Sự siêu lãng phí trang sách đồng nghĩa với SIÊU LÃNG PHÍ NGUỒN LỰC SÁNG TẠO & NHÂN VĂN QUỐC GIA, làm đất nước thua Thái Lan, Hàn Quốc…mấy chục năm trời.
Cái siêu đau đã đi vào đời sống của tôi hàng giờ hàng phút, lúc chậm lúc nhanh. Những hiếp, những trộm cướp tham nhũng... là đầu ra hiển nhiên của xã hội không giúp con trẻ đọc sách. Sự siêu đau không những tôi phải gánh chịu mà của nhiều người khác nữa. Sự kiện giàn khoan 981 xâm chiếm Biển Đông làm cho cả đất nước quằn quại đau, đầu ra của sự lãng phí hàng chục tỷ trang sách không được đến tay người đọc là như vậy đấy!!!!!
Cái SIÊU ĐAU đã và đang giúp tôi giảm những cơn đau trên hành trình xuyên Việt của mình.
Ngẫm nghĩ từ lâu về sự siêu đau và khả năng giảm đau của nó đối với mắt của tôi trong nhiều năm qua và giảm đau ở lưng do gai đôi cột sống trong hành trình đi bộ xuyên Việt, tôi thấy rằng tất cả chúng ta đều có thể giảm dần SỰ SIÊU ĐAU cho xã hội bằng đưa sách đến từng lớp học của trường cũ, về dòng họ, về xứ đạo…Mỗi người góp mươi cuốn sách/năm cho con trẻ nông thôn thì chúng ta sẽ bớt đi nỗi đau cho chính mình, cho con cháu mình trong tương lai.
Lời của Mẹ Têrêsa: Không phải tất cả chúng ta có thể làm nên những điều vĩ đại, nhưng chúng ta có thể làm những điều bé nhỏ bằng tình yêu lớn.
Hãy Có Lòng Nhân Từ Thư Thiên Chúa
00:35 |
Hãy Có Lòng Nhân Từ Thư Thiên Chúa
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Luca
36 "Anh em hãy có lòng nhân từ, như Cha anh em là Đấng nhân
từ.37 Anh em đừng xét đoán, thì anh em sẽ không bị Thiên Chúa xét
đoán. Anh em đừng lên án, thì sẽ không bị Thiên Chúa lên án. Anh em hãy tha thứ,
thì sẽ được Thiên Chúa thứ tha.38 Anh em hãy cho, thì sẽ được Thiên
Chúa cho lại. Người sẽ đong cho anh em đấu đủ lượng đã dằn, đã lắc và đầy tràn,
mà đổ vào vạt áo anh em. Vì anh em đong bằng đấu nào, thì Thiên Chúa sẽ đong lại
cho anh em bằng đấu ấy."
Suy niệm:
Theo
khuynh hướng đổi chác tự nhiên của loài người, thì ai làm ơn cho mình,
mình nên trả ơn cho họ; ai ghét mình, mình phải ghét lại; ai chửi
mình, mình phải chửi lại họ. Theo luật công bình cũng vậy. Luật công
bình trong Cựu ước đòi: mắt đền mắt; răng đền răng. Điều đó có nghĩa là
ai móc mắt mình, mình có quyền móc lại mắt họ, và ai bẻ gẫy răng mình,
mình có quyền bẻ lại răng họ, Luật cônh bình trong xã hội hiện tại
cũng vậy. Người phạm pháp phải bị kết án tuỳ theo tội nặng nhe họ đã
phạm.
Trong cái xã hội hưởng thụ và tranh
sống, cái nguyên tắc yêu vô vị lợi của Chúa xem ra như là một giáo lý
không tưởng, xa lạ với cuộc sống thực tế. Sống trong một xã hôi, sự va
chạm mất lòng nhau là một điều không tránh được, nhất là đối với các
Kitô hữu, những người tham dự vào mầu nhiệm vượt qua của Chúa Ki-tô,
những người sống giữa đời mà không thuộc về đời, những người chung số
phận với Chúa Ki-tô thì không thể không bị ghét, không thể không bị hiểu
lầm.
Nếu gặp trường hợp này, ta phải xử sự ra
sao? đó chính là điều Chúa muốn dạy ta qua bài Tin Mừng hôm nay. Nói
chung, trong tương quan với nhau dù thân hay thù, người tín hữu không
được theo luật “mắt đền mắt, răng đền răng”, hoặc “ăn miếng trả miếng”,
mà phải cư xử như Cha đã cư xử: lấy tình thương xóa bỏ hận thù, lấy ân
báo oán, tha thứ ngay cả những nguời hại ta. Đó chính là bác ái Ki-tô
giáo.
Chúa đến dạy ta luật từ bi, nhân hậu và
bác ái thay vì luật báo thù báo oán. Nếu chỉ nghĩ đến chuyện tư lợi,
trao đổi và đền đáp, thì đó là đổi chác và thương mại. Chúa nhận xét: Nếu
anh em yêu những kẻ yêu thương mình,. . làm ơn cho kẻ làm ơn cho
mình,. . cho vay mà hi vọng đòi lại được, thì còn gì là ân với nghĩa,
ngay cả người tội lỗi cũng làm như vậy (Lc 6:32-34)
Nguyên tắc từ bi, nhân hậu, bác ái của
Chúa dạy ta tránh việc phê bình, xét đoán. Tuy nhiên trong cuộc sống
hằng ngày, ta vẫn phê bình, chỉ trích và xét đoán. Sống đức ái chân thực
như lời Chúa phán là cái thước đo cái mối liên hệ của mỗi người với
Chúa, thước đo mức độ đời sống thiêng liêng của mỗi người. Ta không thể
trở nên môn đệ đích thực của Chúa, nếu giáo lý về đức ái chân thực của
Chúa không ăn nhập gì đến cuộc sống hiện tại của mỗi người.
Tha thứ và yêu thương, đó là thể hiện
lòng nhân từ. Muốn trở nên con của Cha trên Trời thì con người cũng phải
sống khoan dung như Ngài. Mẫu gương của lòng nhân ái, bao dung và
vị tha là chính Đức Giêsu, Đấng đã đến trần gian và đã hiến
mình làm giá cứu độ trần gian. Đúng như lời Ngài đã nói: “Tôi đến để chiên tôi được sống và sống dồi dào”.
Trải qua 2000 năm nay, biết bao vị
thánh đã bước theo dấu chân của Thầy chí Thánh Gêsu sống nhân
từ bao dung và vị tha. Một trong những vị ấy là thánh Martinô
kính yêu của chúng ta. Cuộc đời thánh nhân đã họa lại chân dung
và mẫu gương nhân từ, bao dung mà Chúa Giêsu đã dạy và đã
sống. Thánh Martiô là hiện thân của Chúa Giêsu và là mẫu gương
sống cho chúng ta. Thánh nhân đã sống hết mình vì đồng loại,
nhất là những người cùng khốn trong xã hội lúc bấy giờ.
Khi mà xã hội đã ruồng bỏ những
con người nghèo khổ đói rách thì chính thánh Martiô đã giang
rộng vòng tay để yêu thương và tiếp đón họ.Thánh nhân đã lấy
tình thương và đỡ nâng ủi an và xoa dịu vết thương lòng và vết
thương nơi thể xác của những con người bị gạt ra bên lề xã
hội. Tất cả những ai chạy đến với thánh nhân đều cảm nhận
được tình yêu và lòng thương xót của người.
Và ngày nay, trên tòa cao vinh hiển,
thánh Martiô vẫn đang lắng nghe lời cầu xin của những người
nghèo hèn khổ đau kêu khấn. Ngài vẫn đang đồng hành với chúng
ta, với những người đau khổ thể xác và tinh thần. Và, ngài
đang chuyển cầu trước tòa Chúa cho chúng ta.
Tin tưởng như thế, chúng ta cùng đến với thánh Martiô và thành tâm cầu khẩn ngài.
Lạy thánh Martiô, chúng con trông
cậy vào công nghiệp và lời chuyển cầu của ngài, xin ngài rủ
thương đến chúng con đang ngước trông lên ngài, xin ngài rủ lòng
thương chúng con và những người nghèo khổ như xưa ngài đã tường
yêu thương và nâng đỡ họ.
Lạy Chúa! Là người Kitô hữu, chúng con
cũng được mời gọi sống theo lòng nhân từ bao dung mà Chúa đã sống.
Hành trình về Trời còn có bao nhiêu hoàn cảnh để chúng con cũng phải dấn
thân phục vụ cho anh em bằng con đường bác ái yêu thương. Nhưng lạy
Chúa, đã mấy khi trong chúng con biết quan tâm chia sẻ với những ưu tư
khắc khoải của mọi người bằng những việc làm cụ thể của chính mình. Xin
Chúa tha thứ cho chúng con và xin giúp chúng con biết sống
tốt lành hơn.
Xin cho chúng con luôn biết gạt bỏ mọi
giới hạn để yêu thương nhau, để sớm trở thành những môn đệ tín trung của
Chúa. Xin Chúa hãy thánh hóa lòng trí chúng con, để chúng con luôn
biết yêu mến và phụng sự Chúa trong mọi người, và tình yêu thương của
Chúa vẫn tồn tại muôn đời cho những ai kính sợ Ngài. Amen.
Định kiến với nghề y
00:17 |TMSS: Tuy ngành y Việt Nam có nhiều bất cập và nhiều người hành nghề như cái máy nhưng vẫn còn những bài viết cho ta cái nhìn quân bình hơn về ngành này. 27/2, ngày thầy thuốc Việt Nam nhận được bài viết này, chắc hẳn quý thầy thuốc cảm thấy mình được an ủi nhiều hơn!
------------------------------------------------------------------------
Phan Tất Đức
Trước đây, mẹ tôi rất muốn tôi
trở thành bác sĩ. Nhưng tôi đã không chọn nghề mà mẹ cho là cao quý và ý
nghĩa này. Bởi khi ấy tôi cho rằng bác sĩ là một nghề nguy hiểm, không
phù hợp với mình.
Phan Tất Đức Thạc sĩ ngành quản lý
|
Trong sự nghiệp chỉ cần gặp một sai lầm là bạn đã có thể phải trả giá
đắt, trong khi tôi vốn không phải là người cẩn thận, kỹ tính. Bây giờ,
sau khi chứng kiến những gì đang xảy ra xung quanh, tôi càng cho rằng
mình đã lựa chọn đúng.
Mới đây, tôi đọc được câu chuyện về nỗi trăn trở của một bác sĩ chuyên
khoa I ở huyện Hồ Lăk, tỉnh Đăk Lăk, liên quan đến khoản phụ cấp dành
cho bác sĩ làm việc ở những xã đặc biệt khó khăn bị cắt bớt 200.000
đồng.
Câu chuyện khiến tôi ngạc nhiên, dù tôi nắm khá rõ chế độ đãi ngộ dành
cho các y bác sĩ. Theo Quyết định số 73/2011, thì một ca trực 24/24h của
một bác sĩ ở bệnh viện hạng I, hạng đặc biệt chỉ được 115.000
đồng/người/phiên trực. Con số này giảm dần qua các tuyến chuyên môn, và ở
tuyến thấp nhất là trạm y tế xã chỉ còn 25.000đ/người/phiên trực. Còn
về mổ xẻ thì bác sĩ mổ chính nhận được thù lao 280.000đ cho một ca phẫu
thuật thuộc loại đặc biệt, có thể kéo dài hàng chục giờ đồng hồ, căng
thẳng tột độ. Với những loại phẫu thuật ít phức tạp hơn, số tiền này
cũng ít đi, với mức tối thiểu chỉ còn 50.000đ cho bác sĩ.
Tương tự, một cán bộ y tế khi tham gia chống dịch bệnh cũng chỉ nhận
được tối đa 150.000đ/người/ngày. Nhưng mức này chỉ dành cho những bệnh
dịch thuộc loại rất nguy hiểm, như thảm họa Ebola, SARS.
Mức phụ cấp như vậy đã là cao đáng kể (gần gấp ba lần) so với chế độ mà
các cán bộ y tế nhận được theo Quyết định 155/2003. Điều đó nghĩa là
mức đãi ngộ dành cho các bác sĩ của chúng ta chưa bao giờ cao. Vì vậy,
tôi ngạc nhiên khi biết người ta lại còn tính đến chuyện cắt giảm.
Thế nhưng, nhiều người thường nhìn vào một số trường hợp cá biệt của
những bác sĩ tiếng tăm ở các thành phố lớn để quy nạp cho toàn bộ ngành
Y, mà quên đi cuộc sống của số đông là rất khó khăn, giống như anh bác
sĩ ở Hồ Lăk kia.
Không chỉ nhận mức lương, phụ cấp vừa phải, đội ngũ nhân viên y tế của
Việt Nam còn làm việc trong điều kiện rất thiệt thòi. Nếu ai đã đến bệnh
viện ở các nước phát triển sẽ thấy số bệnh nhân mà một bác sĩ Việt Nam
phải khám chữa hàng ngày là vượt xa đồng nghiệp. Khi đến một bệnh viện ở
nước ngoài, tôi từng trộm nghĩ, nếu các bác sĩ của chúng ta không bị
quá tải; mỗi ngày họ chỉ phải thăm khám vài ba trường hợp như ở đây thì
chắc họ cũng sẽ chậm rãi, tỉ mỉ, nói cười vui vẻ không khác gì những
đồng nghiệp kia, chứ chưa cần nói đến việc được nhận mức lương thuộc
hàng cao nhất xã hội như ở nước khác. Theo kết quả cuộc điều tra thu
nhập lao động và giờ làm năm 2012 của Australia thì thu nhập của một bác
sĩ không có chức danh quản lý là 2862,3 AUD/tuần, trong khi thu nhập
bình quân tính chung mọi ngành nghề của Australia chỉ là 1471,7 AUD/tuần
với nam và 1226,4 AUD/tuần với nữ. Còn thời gian làm việc của các bác
sĩ Australia chỉ trung bình từ 42 đến 45 giờ/tuần, ít hơn hẳn đội ngũ y
bác sĩ Việt Nam.
Y tế Việt Nam đang tồn tại rất nhiều nghịch lý không dễ tháo gỡ trong
ngày một ngày hai, và cũng không phải chỉ ngành Y mà giải quyết được. Cả
xã hội chỉ trích tình trạng quá tải và lộn xộn trong bệnh viện. Nhưng
làm sao có thể giảm tải được ở tuyến trung ương khi mà chúng ta có thói
quen đi thẳng lên tuyến cao nhất? Tuần vừa rồi trong chuyến xe từ Hải
Dương đi Hà Nội, tôi gặp một gia đình đưa thẳng con gái 8 tháng tuổi lên
Viện Nhi Trung ương khám vì… cháu hay khóc đêm, dù trước đó họ chưa cho
cháu đi khám ở bất kỳ cơ sở y tế nào tại địa phương.
Chúng ta còn có tật xấu là vào bệnh viện sẽ bằng mọi cách để được khám
sớm nhất. Nếu không được đáp ứng, họ sẽ cho là có tiêu cực và nổi nóng,
dẫn đến cả tình trạng đuổi đánh cán bộ y tế. Trong khi đó, ở nhiều nước,
trừ trường hợp cấp cứu, còn lại người bệnh phải đi đúng tuyến. Cụ thể ở
Australia, trước khi đến bệnh viện bạn phải đặt lịch khám với một
General Practitioner nào đó (phòng khám của bác sĩ đa khoa). Sau đó, nếu
General Practitioner không giải quyết được, họ mới viết giấy cho bạn
đến bệnh viện. Ngay cả khi đến bệnh viện, bạn cũng có thể phải chờ rất
lâu do họ ưu tiên bệnh nhân theo mức độ nguy cấp.
Như nhiều lĩnh vực khác, ngành y tế Việt Nam vẫn còn tồn tại nhiều bất
cập để bạn có thể chỉ trích. Nhưng khác với một số lĩnh vực, trong y
khoa, có một tỷ lệ nhất định những sự cố là không thể tránh khỏi. Số
liệu sau có thể giúp bạn tham khảo. Theo báo cáo Viện Y khoa Mỹ
(Institute of Medicine) đưa ra năm 2000, hàng năm những sai sót y tế của
Mỹ gây ra từ 44.000 cho đến 98.000 ca tử vong lẽ ra có thể phòng tránh
được, ngoài ra đấy cũng là nguyên nhân gây ra một triệu trường hợp chấn
thương. Còn ở Việt Nam bất kỳ tai biến nào cũng có thể trở thành sự kiện
chấn động, bị cả xã hội lên án.
Các bác sĩ và ngành Y nước ta đang bị đánh giá một cách thiếu công
bằng, xuất phát từ sự thiếu thông tin, thiếu cái nhìn đa chiều từ dân
chúng. Tôi vẫn tin rằng những cán bộ y tế, như anh bác sĩ ở Hồ Lăk kia
sẽ còn sẵn sàng dấn thân, xông pha hơn nữa, kể cả khi có bị cắt nốt phần
phụ cấp còn lại, nếu họ nhận được cái nhìn cảm thông chia sẻ hơn.
Hung hãn và hèn nhát
15:19 |
Tuấn Khanh
Xã
hội Việt Nam đang rất sôi động. Một sức sống như đang bừng bừng trẻ
trung với bề ngoài của nó. Hào nhoáng. Chộn rộn. Mỗi ngày, khi trên báo
chí hay truyền hình ra một đề bài lá cải, khắp nơi nhộn nhịp tham gia
bàn tán như các cô cậu học sinh mùa thi được thử thách tâm sinh lý. Ở các
ngã tư đường, các quán nhậu, các diễn đàn facebook… đâu đâu người ta
cũng bàn tán về đề thời sự mới nhất. Một ông già hom hem ngấu nghiến hôn
cô gái trẻ được báo chí ghi lại, lập tức trở thành quốc sự. Nền dân chủ
lý sự tầm ruồng phất cao ngọn cờ ngời sáng với 2 phe: một bên thì đập
ngực đem tất cả vốn liếng đạo đức để chỉ trích, một bên thì chống nạnh,
viện dẫn mọi tư duy cấp tiến để nói rằng đó là chuyện bình thường, thậm
chí đáng yêu.
Quốc sự về nụ
hôn của một cụ già trỗi máu xuân tình dĩ nhiên không quên bàn về nước
dãi của cụ còn để lại trên gò má căng phính lông tơ của cô gái trẻ. Quốc
sự về hình ảnh đó cũng có đủ mọi lời bảo vệ bằng cách đưa ảnh một vị
lãnh tụ khác cũng hay hôn phụ nữ, đàn ông và trẻ con như một truyền
thống đáng noi theo. Dĩ nhiên, khi đã tranh luận, mỗi phe càng nói càng
hăng. Ngôn ngữ mỗi lúc một mạnh bạo, thậm chí rất hung hãn.
Sự hung hãn của
một dân chủ xã hội đầy sôi động đó cũng được mô tả bằng bản tin hơn
5000 người Việt đánh nhau đến nhập viện trong một mùa xuân cầu mong yên
lành. Sự hung hãn được chỉ định bằng việc giết heo trong lễ hội theo lối
yêu trảm (chém ngang lưng) du nhập từ đời nhà Tần phương Bắc sang Việt
Nam. Sự hung hãn được xác nhận như phần cần thiết của lễ hội mua thần
bán thánh, từ miệng của một quan chức cấp cao, phó chủ tịch Uỷ ban Nhân
Dân Sóc Sơn “Lễ hội không tổ chức phát lộc cho người dân nên ai muốn có phải cướp. Xô xát là bình thường”. Loại câu nói đủ biết hạng người nào, tri thức kiểu gì đang đứng trên đầu dân chúng.
Một khi chuyện
hôn hít của một ông già, chuyện đánh nhau vỡ đầu giành lộc, chuyện hung
hãn đánh nhau giữa đường rồi cùng nhập viện… nay đã trở thành quốc sự
hạng một, chiếm lĩnh mọi sự quan tâm của quốc dân, thì đó cũng là một
chỉ dấu của con đường đến mạt vận.
Người Việt hôm
nay dường như rất hung hãn trong những chuyện tự do ngôn luận dân chủ
tầm ruồng, bỏ quên hay tránh né về những điều nguy ngập khác, rằng Trung
Cộng đã dựng xong sân bay, pháo đài… trên biển, có thể đánh chiếm Sài
Gòn trong 24 giờ. Thế nhưng tướng quân đội Việt Nam thì tâm tư tha thiết
kêu gọi dân chúng không nên ghét bỏ kẻ đang lăm lăm cướp – giết tổ quốc
mình.
Người Việt hôm nay dường như rất hung hãn trong cách dùng
mọi học thuật để chứng minh đối phương đồi bại hay tiến bộ trong những
điều chỉ đáng liếc qua và lãng quên, nhưng giỏi cười qua loa với chuyện
các dự án bauxite thua lỗ trầm trọng mà vẫn phải tiếp tục, ngày đêm giao
nộp sang biên giới, giỏi giả lơ khi giá xăng được tuyên hô sẽ lên giá
không cần lý do, khi dầu thế giới chỉ có giá 50 USD/ thùng – mức giá
thấp nhất từ trước đến nay.
Người Việt hôm nay dường như đủ hung
hãn chém con heo ra nhiều mảnh, reo hò và tắm máu như thời các bộ lạc
dã man, nhưng hèn nhát câm miệng không dám bàn về tài sản các quan chức
tham nhũng đang đục ruỗng tổ quốc mình. Người ta im lặng hèn nhát khi
nghe những kẻ như Trần Văn Truyền chỉ bị kỷ luật giơ cao đánh khẽ, còn
những người tố cáo cái ác như ông Cao Kim Hoa, báo Người Cao Tuổi, đang
lao đao giữa trùng vây vô lại.
Cái cần phải
hung hãn, thì người ta đang chọn cách hèn nhát. Cái cần phải hèn đi thì
người ta ồ ạt xông lên: hung hãn giành giật thức ăn buffet, hung hãn
trói đánh kẻ trộm chó, hung hãn phán xét, nguyền rủa chung quanh như bản
thân mình là hiện thân của ngọn cờ đầu nhân nghĩa.
Hung hãn và hèn
nhát, hai mặt đối lập của số đông trong một nước, cho thấy sự sục sôi
của chủ nghĩa duy lợi đang lây lan như một loại virus trọng bệnh, mà tỷ
lệ nghịch với làn sóng đó, là sức sống còn cho một quốc gia.
Tham khảo thêm:
“LƯU MANH HÓA” HAY “LƯU MANH GIẢ DANH…”
07:27 |
DƯƠNG ĐÌNH GIAO
Còn nhà nhiên cứu văn hóa Vương
Trí Nhàn thì hiểu: “để chỉ những quan niệm hành động phi đạo đức, liều
lĩnh, bậy bạ, rộng hơn là những triết lý “vô thiên vô pháp”, cho phép
người ta dùng mọi thủ đoạn cốt đạt được mục đích.
Còn nhớ trong một truyện ngắn,
nhà văn Trung Quốc Lỗ Tấn nói người “tiền hậu bất nhất” chính là có phẩm
chất của lưu manh. Mình hiểu lưu manh vì thiếu tự trọng, vì là người
không có chính kiến, “gió chiều nào che chiều ấy”, miễn sao có lợi cho
mình.
Để có một lý giải đầy đủ và toàn
diện đòi hỏi phải có đóng góp của các nhà xã hội học, ngôn ngữ học, …
Nhưng có thể hiểu ngắn gọn, lưu manh chính là những kẻ chỉ vì để đạt
được mục đích của riêng mình mà bất chấp lẽ phải, đạo lý.
Còn trí thức,
theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia là “người có kiến thức sâu xa về
một hay nhiều lĩnh vực hơn sự hiểu biết của mặt bằng chung của xã hội
vào từng thời kỳ”
Từ điển tiếng Việt định nghĩa
trí thức là “Những người chuyên làm việc lao động trí óc và có tri thức
chuyên môn cần thiết cho hoạt động nghề nghiệp của mình.”
Đặng Vũ Tuấn Sơn cho rằng “người
trí thức không chỉ mang trong mình những tri thức không ngừng được
chuyển hóa và hoàn thiện mà còn phải là người có tinh thần đóng góp cho
xã hội trước hết là của cải vật chất, cao hơn là tầm tư tưởng”.
Bên cạnh học vấn, tri thức phong
phú, theo Nguyễn Minh Thuyết người trí thức còn có một đặc điểm là
“thường khảng khái, tự trọng. Người xưa đã khái quát phẩm hạnh này thành
nguyên tắc sống: “phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”
(nghĩa là: giàu sang không làm hư hỏng, nghèo khó không khiến đổi lòng,
quyền uy không khuất phục nổi). Trong lịch sử đã có biết bao tấm gương
liêm khiết, chính trực, khảng khái của người trí thức. Xã hội trọng vọng
trí thức không chỉ vì trí tuệ của họ mà còn vì phẩm chất cao quý này.”
Như vậy, một
cách đơn giản, có thể hiểu trí thức là những người có hiểu biết về một
lĩnh vực nào đấy trên mức bình thường (tài) và trung thực, khảng khái
(đức).
Xã hội nhiều lưu manh là một xã hội nhiễu loạn, bất an, cuộc sống của người dân lành không được đảm bảo.
Còn xã hội mà trí thức được tôn
trọng (chưa hy vọng nhiều, ra ngõ gặp trí thức) là xã hội văn minh,
những giá trị tinh thần, đạo đức được tôn vinh là xã hội lành mạnh, là
mơ ước của con người.
Tri thức và lưu manh có một
khoảng cách xa như vậy, sao gần đây, có nhiều người nói tới hiện tượng
lẫn lộn: trí thức bị lưu manh hóa và một thành ngữ mới “lưu manh giả
danh trí thức”?
Từ sau 1945,
nhiều trí thức Tây học (do các nhà trường Pháp đào tạo trong và ngoài
nước) và các văn nghệ sĩ đã đi theo cách mạng, tham gia kháng chiến. Họ
đã mang tài năng và vốn hiểu biết phong phú trong từng lĩnh vực riêng,
đóng góp vô cùng to lớn cho cách mạng trong những ngày đầu còn trứng
nước. Ban đầu, họ rất được trọng dụng, nắm những cương vị then chốt
trong bộ máy. Nhưng không lâu sau đó, những người lãnh đạo đã thấy tư
tưởng họ không thuần nhất, có nhiều biểu hiện không có lợi cho sự nghiệp
cách mạng, họ không còn được trọng dụng như ban đầu. Cùng với yêu cầu
phải “cách mạng hóa tư tưởng, quần chúng hóa sinh hoạt”, từ nay, bên
cạnh người làm cấp trưởng là các trí thức cũ, có những người dù chỉ làm
cấp phó nhưng được tin cậy hơn, nắm thực quyền lớn hơn mặc dù trình độ
rất hạn chế. Có số ít người để giữ cốt cách đã lặng lẽ bỏ cuộc và rơi
vào quên lãng. Còn những ai dám “cả gan cầm đuốc đốt trời” thì lập tức
bị loại khỏi cuộc sống .
Những trí thức đáng kính trọng
dần bị vô hiệu hóa, cái đáng trách ở họ là sự im lặng, im lặng để người
ta dùng tên tuổi, dùng uy tín của họ che đậy cho những việc làm không
đúng đắn. Chưa dám coi đây là những biểu hiện của đám người bị tha hóa,
nhưng rõ ràng họ đã không giữ được phẩm chất của người trí thức. Sự
xuống cấp toàn diện đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay có một phần
trách nhiệm của các vị.
Còn phải kể tới một số người,
không rõ vì nguyên nhân gì đã làm những công việc trái hẳn với lương tri
của người trí thức. Họ làm sử nhưng bịa đặt ra những chuyện như đốt kho
xăng, cắm cờ, …khiến cho bao lớp người ngộ nhận; họ thờ ơ, thậm chí
đồng lõa trước những biểu hiện vô tình bất nghĩa, chà đạp lên những
người đồng chí đã từng một thời cùng nhau “nếm mật nằm gai” chỉ vì quan
điểm trái ngược. Họ sẵn sàng tung hô những giá trị ảo với mục đích làm
lợi cho sự nghiệp cách mạng, … mặc dù những việc làm của họ đã khiến
biết bao người lầm tưởng, dẫn tới lạc lối. Dù có trân trọng những con
người có quá khứ vàng son không thể phủ nhận đây là biểu hiện hạ cấp.
Sau kháng chiến chống Pháp,
nhiều trí thức được đào tạo nhờ Liên Xô, Trung Quốc, và các nước xã hội
chủ nghĩa khác.… Phần lớn họ xuất thân từ những gia đình có truyền
thống, đã từng ngồi trên ghế nhà trường Pháp trước đây, đã được đào tạo
trở thành những người có tài năng ở nhiều lĩnh vực. Về phẩm chất, xuất
thân từ những gia đình tử tế, họ cũng có những đức tính đáng quý trọng.
Nhưng cuộc sống khắc nghiệt đã khiến họ không còn giữ được con người
mình. Sự trì trệ của nền kinh tế, khoa học trong nước khiến tài năng bị
bào mòn. Để tồn tại, họ không chỉ im lặng mà nhiều khi còn phải đồng
lõa. Họ đưa ra những công trình nghiên cứu như: ngô có nhiều chất dinh
dưỡng hơn gạo, phân trâu có thể dùng để nuôi lợn, …để phục vụ cho đường
lối chính sách. Đổi lại, họ được tem phiếu mua hàng cung cấp ở Nhà Thờ,
Tôn Đản. Rồi dần dần, để giữ lấy những vị trí của mình đã có, để tồn
tại cao hơn mức đòi nghèo, họ phải tự đánh mất cái tôi như cách nói của
nhà văn Nguyễn Khải. Có thể coi thế hệ trí thức này không ít người
mang những phẩm chất của lưu manh.
Từ sau cải
cách ruộng đất, một lớp “trí thức” mới được hình thành. Phần lớn những
người được tin cậy đều xuất thân từ công nông. Chỉ cần hai năm, từ trình
độ biết đọc biết viết (chưa dám nói là đọc thông viết thạo), họ học hết
chương trình trung học phổ thông trong các trường Bổ túc công nông rồi
thẳng tiến vào các trường đại học trong và ngoài nước qua những cuộc thi
tuyển hình thức. Rồi chẳng bao lâu, họ trở thành các phó tiến sĩ cũng
mang tiếng được đào tạo ở nước ngoài mặc dù với thời gian đó, không
biết họ đã thành thạo được ngôn ngữ của nước sở tại? Chỉ sau một đêm, họ
trở thành tiến sĩ và đã và đang là những trí thức được trọng dụng, đặc
biệt là trong các ngành khoa học xã hội. Những phát ngôn của họ nhiều
khi được coi là định hướng nhưng biết được quá trình tích lũy tri thức
ấy, chẳng thể ai nói họ có vốn tri thức cần thiết trong lĩnh vực hoạt
động của mình. Bằng cấp đối với họ chỉ để thỏa mãn tiêu chuẩn giành một
ghế lãnh đạo, chứ hoàn toàn không phải vì lòng ham hiểu biết, nỗi khát
khao tiếp thu và đóng góp vào kho tàng tri thức của nhân loại. Rất nhiều
cái bằng có được do thuê người viết, nhờ “đạo” từ đủ loại sách vở, hoặc
bằng cách kẹp vào luận án do do họ đứng tên nhiều phong bì. Cho nên,
đích thực họ là những kẻ giả danh.
Về phẩm chất, những khiếm khuyết
do thành phần xuất thân, nỗi sợ hãi luôn ám ảnh, cùng với thói dối trá
chi phối toàn bộ cuộc sống đã khiến cho những con người này chẳng bao
giờ tiếp cận và nói lên sự thật ngay cả trong những công trình nghiên
cứu. Những phát kiến của họ chỉ nhằm chứng minh cho đường lối chính sách
là đúng đắn, sự lãnh đạo là tuyệt đối sáng suốt. Họ sẵn sàng chấp hành
lệnh của các cơ quan quyền lực trong lĩnh vực hoạt động của mình, bất
chấp sai đúng. Vụ Nhã Thuyên mới đây là một biểu hiện. Luận văn thạc sĩ
đã được một Hội đồng chấm điểm 10, rồi lại bị một Hội đồng khác, họp kín
để phủ nhận chắc chắn là một cách hành xử không đàng hoàng. Rồi tác giả
luận văn bị mất việc quả là một đòn đánh dưới thắt lưng. Tất cả đều
không xứng đáng là cách hành xử của người tử tế. Rất tiếc trong cái Hội
đồng “chuột” này có một người mang học hàm đáng kính có thân phụ vẫn
được coi là một trí thức lớn trước đây.
Quả là ở nước ta hiện nay, có cả hai biểu hiện: trí thức bị lưu manh hóa và lưu manh giả danh trí thức.
Hoàn toàn không khó để nhận ra.
Tết đẫm nước mắt của những nông dân đổ hoa lấy chậu
07:19 |
TMSS: Giai cấp Công Nông làm chủ đấy ư! Ai thương những ông bà chủ đang rơi lệ và nước mắt vì những ngày tới không biết sống thế nào?
-------------------------------------------------------------------
VÂN TRƯỜNG
TTO - Vụ hoa thất bát, rất nhiều nông dân phải đóng cửa trốn tết. Nhưng
bây giờ họ phải mở cửa nhà tính toán cho những khoản nợ đến hạn...
Bà Trương Thị Kim Anh thu dọn hoa tồn đọng - Ảnh: V.TR. |
Chúng tôi đã nhìn thấy những giọt nước mắt chảy trên gương
mặt rám nắng của người trồng hoa ở làng hoa Mỹ Phong, TP Mỹ Tho (tỉnh
Tiền Giang) khi nhắc đến nợ.
Đóng cửa trốn tết
Trưa 25-2 (tức mùng 7 tết), ông Phan Văn Thế- tổ phó Tổ hợp
tác trồng hoa Mỹ Phong, chạy xe máy đến từng nhà tổ viên để thông báo
đúng một câu: “Đúng 8g sáng mai đem tiền vay ngân hàng đến trả nợ gốc và
lãi”.
Ông không dám nấn ná lại lâu, cũng không cần hỏi kết quả sản
xuất vụ hoa tết của họ bởi hơn ai hết ông biết rất rõ người nào có lãi,
người nào thua lỗ.
Tổ hợp tác đứng ra vay 700 triệu đồng chia cho nông dân làm
vốn trồng hoa. Nay đã đến hạn phải thu hồi trả lại cho ngân hàng. Ông
biết nhiều người rất đuối với số nợ này nhưng trong cảnh khó như nhau
thì mỗi người phải tự xoay sở.
Sau khi ông Thế phóng xe đi rồi, bà Nguyễn Thị Chúc ngồi
thẫn thờ bên xấp tiền lẻ và hai quyển sổ ghi nợ vật tư nông nghiệp và
công chăm sóc hoa.
“Tổ hợp tác mới thông báo sáng mai đem 10 triệu đồng đến trả
nợ ngân hàng. Bây giờ gom hết cũng chưa đủ, mà nợ này bắt buộc phải trả
đúng hạn thì năm sau mới vay được nữa”- bà Chúc rơm rớm.
Bà Chúc là hộ nghèo của xã Mỹ Phong. Bà có kinh nghiệm trồng
hoa tết hơn 23 năm trời nhưng mãi cũng không khá lên được. Vụ hoa tết
năm 2015 này bà thuê 1,5 công đất trồng 3.000 giỏ hoa cúc, vạn thọ các
loại để bán với hi vọng sẽ có lãi chút đỉnh trả nợ cũ.
Sau bốn tháng trời dãi nắng, dầm sương chăm sóc hoa cực khổ,
bà háo hức đăng ký với Phòng Quản lý đô thị TP Mỹ Tho mua một lô bán
hoa mấy ngày tết. Lá thăm xui rủi đẩy bà vào kẹt đường Thiên Hộ Dương.
Thuê xe chở 200 giỏ hoa ra ngồi suốt hai ngày chẳng có ai
hỏi mua. Bí quá bà đem hoa ra vệ đường QL50 bán được một ít. Đến 30
tháng chạp, khi những người có chỗ đẹp ở chợ hoa bán hết đi về bà đem
hoa ra đó bán được thêm ít nữa.
Nhưng tết đã đến, không còn ai mua hoa nữa. Hơn 1.000 giỏ hoa còn ở ruộng chưa kịp đem ra chợ đành phải bỏ.
Bà Nguyễn Thị Chúc và con gái chuẩn bị 10 triệu đồng trả nợ ngân hàng - Ảnh: V.TR. |
Tối 30 tháng chạp, đón giao thừa xong bà Chúc đếm tiền bán
hoa chỉ được hơn 15 triệu đồng, trong khi các khoản vay đầu tư vụ hoa
lên đến hơn 35 triệu đồng.
Buồn, không biết làm sao trả hết nợ, bà đóng cửa nhà nằm khóc suốt mấy ngày.
“Tết này tui không về thăm gia đình hai bên dù họ ở gần nhà
đây. Trong nhà chẳng có thịt, chẳng có bánh mứt gì cả. Trong đầu tui chỉ
nghĩ đến nợ mà thôi. Mai đem trả 10 triệu đồng cho ngân hàng. Các khoản
vay nóng bên ngoài và nợ đại lý vật tư chắc phải xin gia hạn thêm chờ
trồng rau cải kiếm tiền trả dần”- bà Chúc buồn bã.
Hoa đổ, nợ đuổi
Băng qua một cánh đồng ngập tràn hoa bị ế, chúng tôi gặp bà Trương Thị Kim Anh ngồi bó gối trước cửa nhà.
Bà tâm sự: “Tui đang nghĩ cách chạy vay tiền để mai đem trả
nợ ngân hàng theo thông báo của tổ hợp tác. Vụ hoa vừa rồi tui trồng
4.500 giỏ mà chỉ bán được 28 triệu đồng thôi. Ngoài ruộng còn hơn 1.000
giỏ chưa kịp chở ra chợ thì phải trút bỏ”.
Thông qua Tổ hợp tác trồng hoa Mỹ Phong, bà Kim Anh vay được
6 triệu đồng. Số tiền này chẳng thấm vào đâu nên bà đi vay nóng bên
ngoài 20 triệu đồng nữa để trồng hoa. Cũng bốc phải lá thăm lô bán hoa
nằm trong kẹt đường nên không bán được.
Bà cũng chở hoa ra QL50 và những nơi khác để bán nhưng cũng
không thể bán hết 4.500 giỏ hoa đã trồng. Bà Kim Anh cho biết mấy ngày
tết vừa rồi bà đóng cửa nhà trốn biệt và chỉ ăn cơm với chao. Bây giờ bà
phải lo chạy cho đủ 40 triệu đồng giải quyết các khoản nợ đang bao vây.
Hiện bà đã vay được một ít nhưng lãi suất rất cao, 5%/tháng.
Ông Huỳnh Thế Nguyên thu dọn hơn 1.000 giỏ hoa tồn đọng - Ảnh: V.TR. |
“Chúng tôi bị bỏ rơi!”
Trở lại làng hoa Mỹ Phong nổi tiếng mấy chục năm qua, gặp
bát cứ người trồng hoa nào họ cũng đều than vãn chuyện bị chính quyền
địa phương bỏ rơi nhiều năm qua.
Ông Phan Văn Thế, tổ phó Tổ hợp tác trồng hoa Mỹ Phong, nói
cách đây mấy năm thành phố Mỹ Tho bố trí chợ hoa trên đường Hùng Vương
nối dài. Khi ra đây nông dân phải chịu cảnh bán hoa trên sa mạc vì chẳng
có cây xanh mà nắng khủng khiếp lại không cung cấp đủ nước tưới nên hoa
chết khô.
Trưa 30 tháng chạp thì cho xe rác đến xúc hết hoa để trả lại
mặt bằng khiến người dân khóc như đưa đám. Năm sau thành phố dời chợ
hoa xuân trở lại khu vực Công viên Lạc Hồng như cũ.
Nhưng tại đây, người trồng hoa thực thụ của thành phố bị đưa
vào những con đường nhỏ hoặc trong kẹt không thể bán được. Mặc dù đã
phản ánh với UBND thành phố Mỹ Tho rất nhiều, nhưng đâu lại cũng vào
đấy.
Bà Nguyễn Thị Chúc bức xúc: “Phòng Quản lý đô thị mời dân
tới bốc thăm công khai nhưng người trồng hoa Mỹ Phong lại bị cho bốc
sau. Mỗi lần bốc họ cho một ít thăm vào. Đến khi bốc thì toàn trúng chỗ
trong kẹt đường.
Những lá thăm lô đẹp ở mặt tiền đường đều được cho vào trước
để những người khác bốc hết. Khi bốc thăm xong có người rao bán cho chỗ
đẹp với giá 5 triệu đồng, mà tiền đâu có mà mua chứ?".
Bà Nguyễn Thị Chúc rơm rớm nước mắt khi nhắc tới các khoản nợ bao vây - Ảnh: V.TR. |
Nhắc chuyện này, bà Trương Thị Kim Anh nổi nóng: “Tui có
bằng chứng một người đi làm việc ở tỉnh này không hề trồng hoa nhưng lại
có 3 lô liền kề mặt tiền đường Trưng Trắc. Người này mua hoa về bán lại
kiếm lời. Bốc thăm thì làm sao bốc trúng 3 lô liền kề chỗ đẹp như
vậy?".
Theo ông Trương Văn Nhung, tổ trưởng Tổ hợp tác trồng hoa Mỹ
Phong, vụ hoa tết 2015 có 175 hộ trong xã trồng hoa với sản lượng
600.000 giỏ hoa các loại.
Tuy nhiên trước khi Phòng Quản lý đô thị TP Mỹ Tho tổ chức
bốc thăm thì người dân đã nghe tin những chỗ đẹp đã được “cấp” cho người
ở ngoài tỉnh và những người không trồng hoa rồi.
Chính vì thế chỉ có 81 hộ đi bốc thăm, còn lại lo chạy đi
các nơi tìm chỗ để bán. Kết quả: chỉ có 50% hộ bắt được vị trí khá tốt,
còn lại bị dồn vào các đường nhỏ không có người lui tới.
“Vụ hoa này nông dân thua lỗ nặng cũng vì không có chỗ bán
hoa mấy ngày tết. Những hộ chạy đi tìm chỗ khác bán cũng không khá hơn”-
ông Nhung nói.