Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014
Phần 4: Đảng và Nhà nước đã chuẩn bị thế nào cho cải cách ruộng đất?
Phần này xin gửi đến quý vị cuộc phỏng vấn với ông Nguyễn Minh
Cần về sự chuẩn bị của Đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam trước khi bắt
đầu cuộc Cải cách ruộng đất. Cuối giai đoạn chuẩn bị là thí điểm với vụ
án bà Cát Thanh Long từng gây xôn xao dư luận một thời.
|
Hình ảnh Cải cách ruộng đất và Tòa án Nhân Dân của ĐCS Việt Nam. |
Ông Nguyễn Minh Cần trong giai đoạn ấy là một cán bộ trung cấp. Ông
từng là bí thư quận uỷ ngoại thành Hà nội trước khi ra công khai, trở
thành phó chủ tịch uỷ ban hành chính Hà nội vào năm 1954. Ông thấu hiểu
từng bước của cụôc cải cách ruộng đất và đã trực tiếp làm công tác sửa
sai sau đó tại ngoại thành Hà nội. Hiện ông Cần sinh sống tại Matxcơva.
Mời quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi giữa biên tập viên Nguyễn An
và ông Nguyễn Minh Cần về những chuẩn bị mọi mặt của đảng Cộng Sản và
nhà nước Việt Nam cho cuộc cải cách ruộng đất, khi đó đựơc gọi là một
cuộc cách mạng long trời lở đất.
Nguyễn An: Kính chào ông Nguyễn Minh Cần, ông có thể cho biết là ông HCM và đảng CS đã chuẩn bị cho cuộc cải cách ruộng đất như thế nào?
Nguyễn Minh Cần: Trong năm 1951 và 1952 ông HCM đã cùng với
Thường vụ trung ương đảng, bây giờ ta gọi là Bộ chính trị, lúc bấy giờ
gọi là Thường vụ trung ương đảng, họ chuẩn bị về mọi mặt. Chuẩn bị quan
trọng đầu tiên là chuẩn bị về mặt tư tưởng, làm cho cán bộ, đảng viên,
quân đội thông suốt về tư tưởng.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một
điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi
địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như
vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân
dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân - kẻ địch của nhân
dân.
Điểm đó là điểm mà xoay chiều tư tưởng rất lớn ở trong cán bộ. Lúc
bấy giờ cũng có nhiều cán bộ thắc mắc, đại thể tôi muốn nói một kinh
nghiệm, khía cạnh như vậy để thấy rằng lúc đầu tư tưởng của cán bộ cũng
không phải nhất trí trong vấn đề đánh địa chủ đâu, mà có những thắc mắc
như vậy. Thế nhưng mà những cuộc chỉnh huấn có nhiệm vụ làm thế nào để
dẹp hết tất cả những tư tưởng thắc mắc đó để tạo một sự nhất trí bắt
buộc ở trong đảng, ở trong quân đội và ở trong các đoàn thể. Trong giới
trí thức cũng có những cuộc chỉnh huấn.
Vì vậy họ đã tiến hành chỉnh huấn và chỉnh quân. Trong này có một
điều đáng chú ý nhất, tức là người ta nói rằng trước đây người ta coi
địa chủ là một thành phần ở trong nhân dân, mà bây giờ không phải như
vậy rồi. Bây giờ địa chủ không phải là nhân dân, nhân dân chỉ là nhân
dân và địa chủ tức là những người chống lại nhân dân - kẻ địch của nhân
dân.
Việc thứ hai, chuẩn bị mặt tổ chức thì tôi muốn nói rõ thêm là về mặt
tổ chức lúc bấy giờ theo sự phân công giữa Mao Trạch Động và ông HCM
thì Stalin có nói rằng Trung Quốc ở gần Việt Nam và đã từng có kinh
nghiệm cải cách ruộng đất rồi, thế thì Trung Quốc sẽ giúp cho Việt Nam
làm việc đó.
Vì vậy cho nên Việt Nam mời các cố vấn sang. Tổng cố vấn lúc bấy giờ
là Lã Quý Ba, ông ta đồng thời là đại sứ của Bắc Kinh, đại sứ mà lại
đồng thời là tổng cố vấn. Tổng cố vấn về quân đội là Vi Quốc Hân?, tổng
vấn về cải cách ruộng đất là Triểu Hiểu Quang. Ông này là phó bí thư
tỉnh ủy Quảng Tây, là tỉnh cũng đã làm cải cách ruộng đất.
Như vậy là trùm lên trên về mặt tổ chức là hệ thống cố vấn. Đồng thời
về mặt tổ chức thì thành lập cái gọi là Ủy ban cải cách ruộng đất trung
ương, dưới trung ương có các đoàn cải cách ruộng đất. Mỗi đoàn cải cách
ruộng đất thì có một đoàn ủy lãnh đạo. Dưới các đoàn là các đội cải
cách ruộng đất.
Nguyễn An: Xin ông nói rõ thêm về đội cải cách ruộng
đất, là những người trực tiếp thực hiện và dân chúng còn mô tả là có
quyền hành hơn cả Trời. Nhất đội nhì Trời kia mà.
Nguyễn Minh Cần: Mỗi đội cải cách ruộng đất, theo xã to hay
nhỏ gồm khoảng 30 hoặc 40 người. Phần nhiều là những người ở các địa
phương khác, tức là họ giữ một nguyên tắc là không để cho người địa
phương nơi nào phải đi làm cải cách ruộng đất ở nơi ấy. Vì họ sợ như vậy
sẽ tạo điều kiện bao che cho tổ chức cũ, bao che cho địa chủ quen biết
v.v... Đấy là một nguyên tắc.
Như vậy là cả một đạo quân để đi làm cải cách ruộng đất. Bây giờ để
chuẩn bị một bước thứ ba nữa tức là chuẩn bị mặt chính sách. Năm 1952,
Bộ chính trị tổ chức làm thí điểm cải cách ruộng đất ở 6 xã thuộc huyện
Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, là một tình căn cứ của Việt Minh thời kỳ bấy
giờ.
Trong lần thí nghiệm này có một sự kiện động trời, tức là tòa án cải
cách ruộng đất tử hình bà Nguyễn Thị Năm (còn có tên gọi khác là bà Cát
Thanh Long).
Nguyễn An: Thưa ông, vụ án này nổi tiếng lắm, ông vui lòng kể thêm một số chi tiết về vụ án này.
Nguyễn Minh Cần: Bà là một người mà thời kỳ trước cách mạng
đã từng che giấu, nuôi ăn, giúp đỡ các ông lớn nhất của đảng CS lúc bấy
giờ là ông Trường Chinh, ông Hoàng Quốc Việt, ông Lê Đức Thọ, ông Phạm
Văn Đồng, ông Lê Thanh Nghị và ông Lê Giảng.
Bạn nghĩ gì về cuộc cải cách ruộng đất tại Việt Nam và những hậu quả của chính sách này? Xin email về Vietweb@rfa.org
Còn trong thời kỳ "Tuần lễ vàng", là sau khi đã có chính phủ Việt Nam
DCCH rồi thì gia đình bà đã dâng nộp100 lạng vàng cho chính quyền mới.
Bà lại hoạt động trong hội phụ nữ, lại có con trai làm trung đoàn
trưởng. Thế mà bà lại bị quy là địa chủ, cường hào gian ác và bị đoàn
cải cách ruộng đất xử án tử hình.
Ủy ban cải cách ruộng đất trung ương do Trường Chinh cầm đầu đã duyệt
và thường vụ trung ương, tức là bộ chính trị cũng đã chuẩn y và tất
nhiên cả ông Hồ Chí Minh lúc bấy giờ cũng biết sự kiện đó chớ không phải
không. Nhưng họ lại lạnh lùng chuẩn y một án tử hình như vậy.
Phát súng đầu tiên của cải cách ruộng đất nổ vào đầu một người phụ nữ
yêu nước, đã từng giúp đỡ cho những người CS! Phát súng đó đã nói rằng
nó nói lên nhiều về tâm địa của những lãnh tụ CS, nó báo hiệu trước một
tai họa khôn lường cho toàn dân ở miền Bắc lúc bấy giờ.
Nguyễn An: Xin được hỏi thêm ông về vụ xử tử bà Cát
Thanh Long. Về sau mỗi khi tòa án tuyên án tử hình thì án được thi hành
liền. Thế tại sao án tử hình của bà Cát Thanh Long lại còn phải đưa lên
trên để xin ý kiến.
Nguyễn Minh Cần: Vì đây là thí điểm đầu tiên, vừa làm vừa rút
kinh nghiệm cho nên có sự thận trọng. Về sau này thì lại khác, tức là
quyết định của tòa án là bắn luôn.
Từ ngày mùng 1 đến ngày mùng 4/12/1953 thì kỳ họp thứ 3 của quốc hội
khóa I, tại đó chủ tịch HCM đọc báo cáo "tình hình trước mắt và nhiệm vụ
cải cách ruộng đất". Đến ngày 4/12 thì quốc hội nhất trí thông qua luật
cải cách ruộng đất và chủ tịch HCM đã ký sắc lệnh ban hành luật. Từ đó
bắt đầu các đợt cải cách ruộng đất.
Lúc đầu, mỗi đợt cải cách ruộng đất thì ở một vùng, số lượng xã ít
hơn, nhưng dần dần thì mở rộng ra. Đến năm 1956, tức là đợt 5 là đợt
cuối cùng, diễn ra ở hầu hết các đồng bằng Bắc bộ và các vùng trước đây
bị Pháp chiếm đóng. Quý thính giả vừa nghe phần đầu cuộc trao đổi giữa
biên tập viên Nguyễn An của ban Việt ngữ và ông Nguyễn Minh Cần về những
chuẩn bị của đảng Cộng sản và nhà nước Việt Nam cho cụôc cải cách ruộng
đất diễn ra tại miền Bắc Việt Nam 50 năm trước đây.
Theo RFA
Tags:
Cải Cách Ruộng Đất,
Sự Kiện Và Bình Luận
=>Mời bạn chia sẽ đóng góp ý kiến cho bài viết
|
Đăng ký nhận bài miễn phí
|
|
Các bài viết liên quan--------------Bài viết Chủ đề khác
|
0 Nhận xét