TMSS: Đồng ý với luật sư về việc phải hủy bỏ án tử hình đối với Hồ Duy Hải. "QUYỀN SỐNG VÀ QUYỀN ĐƯỢC XÉT
XỬ CÔNG BẰNG PHẢI ĐƯỢC BẢO ĐẢM BẰNG MỌI GIÁ. THI HÀNH TỬ HÌNH MỘT
NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC TRONG MỘT
THẾ GIỚI VĂN MINH."
----------
Luật sư Trần Vũ Hải
I.TÓM TẮT SƠ LƯỢC VỤ ÁN.
Luật sư Trần Vũ Hải |
2.Sau sàng lọc nhiều đối tượng, công
an Long an đã bắt Hồ Duy Hải (HDH) ngày 21/32008.Tuy nhiên kết luận
giám định xác định các dấu vết vân tay thu được tại hiện trường không
liên quan đến HDH.
3.Ngày 28/11/2008 tòa án tỉnh Long an xử sơ thẩm đối với HDH, kết án HDH tử hình về các tội giết người cướp của.Trong phiên xử này HDH kêu oan, chỉ thừa nhận có khai nhận giết người nhưng không không thực hiện hành vi này.Khai theo lời kể của một công an viên (đã chết).Nhưng VKS bác bỏ bằng việc đưa ra xác nhận của công an viên này chưa từng gặp lại HDH sau vụ án mạng.
4.Ngày 28/4/2008 tòa phúc thẩm TANDTC tại tp HCM xử phúc thẩm án tử hình, chủ yếu căn cứ vào lời khai nhận tội của bị cáo tại cơ quan điều tra, không nhắc đến kết quả giám định và các phân tích của luật sư Nguyễn Văn Đạt bào chữa cho HDH.
5.Luật sư Nguyễn Văn Đạt và sau đó các luật sư Trần Hồng Phong, Trần Văn Tạo đã kiến nghị nhiều lần đến TANDTC, VKSNDTC và Chủ tịch nước. VKSNDTC và TANDTC đều trả lời tòa án các cấp đã xử đúng, có căn cứ nhưng không thấy ý kiến phản bác các lập luận công phu của các luật sư.
6.Ngày 4/12/2014 Tòa án tỉnh Long an hoãn việc thi án tử hình đối với HDH được dự kiến vào 5/12/2014.
II.NGOÀI LỜI KHAI NHẬN TỘI CỦA HDH, KHÔNG CÓ CHỨNG CỨ NÀO BUỘC TỘI HDH.LỜI KHAI NHẬN TỘI KHÔNG PHÙ HỢP CHỨNG CỨ KHÁCH QUAN.
Theo điều 72 Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS), "Lời nhận tội của bị can, bị cáo chỉ có thể được coi là chứng cứ, nếu phù hợp với các chứng cứ khác của vụ án.
Không được dùng lời nhận tội của bị can, bị cáo làm chứng cứ duy nhất để kết tội."
Các bản án sơ thẩm, phúc thẩm không nêu có chứng cứ buộc tội khác ngoài lời nhận tội của HDH tại cơ quan điều tra, lẽ ra không thể kết tội được HDH theo điều luật trên. Ngoài ra lời khai nhận tội của HDH không phù hợp với chứng cứ khách quan nhất của vụ án là kết luân giám định các dấu vân tay thu được tại hiện trường không phải của HDH.
Cơ quan điều tra, VKS, TA đều không giải thích được với những hành vi phạm tội của HDH như nêu trong kết luận điều tra, cáo trạng, bản án tại sao không để lại dấu vết tại hiên trường (đặc biệt dấu vân tay).Và những dấu vân tay (và dấu vết khác) là của ai, đã kiểm tra sàng lọc thế nào.Tại sao không xác định đây là dấu vết của thủ phạm?.
Về nại của HDH khai theo lời kể của 1 công an viên, tại sao VKS trình xác nhận của công an viên này tại phiên tòa sơ thẩm (mà không đưa vào hồ sơ) không gặp HDH, trong khi cho rằng HDH tự nguyện khai trong quá trình điều tra.Đây chính là tình tiết xác định chính VKS đã biết HDH từng không thừa nhận phạm tội ngay trong quá trình điều tra ( trước khi xử sơ thẩm) và đã nêu tên công an viên khiến VKS đi tìm vị này xác nhận để đối phó. Như vậy có những lời khai không nhận tội của HDH đã không lưu trong hồ sơ.
Với những phân tích trên, không thể kết tội được HDH, các cơ quan tố tụng đã vi phạm nghiên trọng BLTTHS và có biểu hiện sai lệch hồ sơ , gây bất lợi nghiêm trọng cho HDH. Hủy các bản án tử hình đối với HDH đương nhiên là việc phải làm, nếu chúng ta còn tin vào công lý.
Nếu các cơ quan tố tụng có niềm tin nội tâm rằng chính HDH là ác thủ, họ vẫn có cơ hội khi điều tra lại, nhưng họ phải tìm chứng cớ buộc tội khác và phải thu thập theo đúng trình tự luật. Phải đảm bảo cho HDH được quyền bào chữa và tự bào chữa mà không bị tác động (như đã phải từ chối luật sư do gia đình mời ở giai đoạn điều tra) , phải tranh tụng công khai , phải phản bác được các lập luận, ý kiến của luật sư và HDH.Phải giải thích cho nhân dân biết tại sao các dấu vân tay ở hiện trường không phải là của hung thủ, tại sao HDH hành động như vậy mà không để lại dấu vết đặc biệt dấu vân tay tại hiện trường.
QUYỀN SỐNG VÀ QUYỀN ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG PHẢI ĐƯỢC BẢO ĐẢM BẰNG MỌI GIÁ. THI HÀNH TỬ HÌNH MỘT NGƯỜI KHÔNG ĐƯỢC XÉT XỬ CÔNG BẰNG LÀ KHÔNG THỂ CHẤP NHẬN ĐƯỢC TRONG MỘT THẾ GIỚI VĂN MINH.
(Nhũng ý kiến này được viết trên cơ sở nghiên cứu bản án phúc thẩm và các bản ý kiến của các luât sư Nguyễn Văn Đạt, Trần Hồng Phong).
0 Nhận xét