Home » Archives for tháng 7 2015
Sống ơn gọi Giảng Thuyết theo gương thánh Martinô
01:40 |
Sống ơn gọi Giảng Thuyết theo gương thánh Martinô
Khi
nói đến thánh Martinnô de Porres, người ta nghĩ ngay đến cụm từ “ông
thánh có tấm lòng vàng”, hoặc “ông thánh hay làm phép lạ”; “cha của
những kẻ khó nghèo, đau yếu”, nhiều người còn gọi thánh nhân bằng một
tên gọi thân thiện, gần gủi hơn, đó là “ông thánh da đen”… Tất cả những
cụm từ trên đây chỉ về thánh Martinô đều không sai, nhưng có lẽ bấy
nhiêu vẫn chưa đủ và sẽ không đủ khi nói về thánh nhân mà không nhắc
đến Người là một tu sĩ dòng Anh Em Giảng Thuyết.
Chính
trong môi trường của Dòng Giảng Thuyết, hấp thụ đời sống tu trì, thấm
nhuần tinh thần Đaminh, Martinnô de Porres đã trở thành một vị hiển
thánh lừng danh cho Giáo Hội bởi tinh thần “bác ái yêu thương, nhiệt tâm
phụng sự Chúa và phục vụ tha nhân”. Chính vì thế, đời sống thánh nhân
đã trở thành một “kiểu mẫu” cho con người trong mọi thời đại, đặc biệt
đối với người tu sĩ Giảng Thuyết, cách riêng với anh em Trợ sĩ Đaminh.
Nếu
như đời sống của cha thánh Tổ phụ Đaminh được gói gọn trong câu châm
ngôn “Nói với Chúa và nói về Chúa”, thì thánh Martinnô de Porres cũng đã
thấm nhuần đời sống ấy trong tinh thần “xả kỷ hy sinh, tận tình bác
ái”. Đời sống của thánh nhân đã trở thành bài giảng thuyết lừng danh có
sức thuyết phục và cảm hóa được nhiều người không chỉ trong thưở bình
sinh của Người mà cả trong nhiều thời đại về sau. Trong tâm tình ấy,
người viết xin được chia sẻ đời sống của tu sĩ Martinnô de Porres qua ba
nét chính: sống với Chúa, nói với Chúa và nói về Chúa. Ba điều cốt lõi
đó đã làm nên con người Martinnô de Porres với tinh thần “xả kỷ hy sinh,
tận tình bác ái” và đã trở nên mẫu mực cho người tu sĩ Đaminh.
Sống với Chúa trong mọi hoàn cảnh
Chắc
hẳn ai trong chúng ta cũng thấu hiểu phần nào về hoàn cảnh bi đát và
đời sống thương tâm của thánh Martinô từ thuở thiếu thời. Thánh nhân là
kết quả của một mối tình “vụng trộm” giữa một chàng da trắng thuộc hàng
quí phái và một người dân da đen nô lệ mới được phóng thích tại thành
Lima, thủ đô nước Peru, cuối thế kỷ XVI. Thế nhưng, ngay từ lúc mới cất
tiếng khóc chào đời, thánh nhân đã bị chính cha ruột của mình từ khước
bởi vì nước gia “bánh mật” của Người[1].
Thánh
Martinô xuất thân từ một hoàn cảnh vô cùng bi đát và đắng cay. Bối cảnh
của cậu bé Martinô buổi thiếu thời thật khốn khổ. Hẳn như bao người
khốn khổ khác, người ta sẽ “trả thù đời,” bất mãn, và sống lê lết quậy
phá cho vui hết đoạn “đường đời bất công và khốn kiếp này”. Nhưng Martin
đã không làm thế. Từ nỗi oan nghiệt đó, thánh Martinô đã tìm được một
nơi nương tựa an toàn, một người Cha nhân ái là chính Thiên Chúa. Tìm
đến với Chúa, người Cha nhân lành, thánh Martinô đã cảm nếm được lời
thánh vịnh: “Dầu cha mẹ có bỏ con đi nữa,thì hãy còn có Chúa đón nhận
con.”[2]
Số
phận hẩm hiu bất hạnh, bị khinh dể bỏ rơi, đã không đẩy người rơi vào
hố sâu của tuyệt vọng, của cuộc sống “giang hồ”, nhưng đã khơi lên cái ý
thức, mối trăn trở là chia sẻ, cảm thông và nâng đỡ cho những anh chị
em đau khổ, bệnh tật, kém may mắn. Trong bàn tay quan phòng của Thiên
Chúa, biết bao lớp người đã tìm thấy được ở nơi thánh Martinô bác ái,
những lời ủi an, những sự giúp đỡ, những cứu chữa tận tâm về cả phần hồn
lẫn phần xác. Nhất là tìm thấy lại được sự bình an cho tâm hồn.
Trong
khi bị đời ruồng rẫy khinh chê, thánh Martinô không oán hận hay than
thân trách phận, nhưng Người đã tìm đến với Chúa Giêsu Thánh Thể và làm
bạn với Chúa trong nhà chầu, tâm sự, chuyện trò với Chúa và kín múc nơi
Chúa nguồn mạch sức sống, niềm an ủi và hạnh phúc được làm con cái Thiên
Chúa. Từ đó, thánh nhân đã thấu hiểu ý nghĩa và giá trị của cuộc đời.
Thánh nhân đã kết hiệp những khổ đau trong cuộc đời, những thiếu thốn,
những vất vả trong đời sống hằng ngày với thập giá Chúa Giêsu làm thành
hy lễ tiến dâng Thiên Chúa.
Khi
lớn lên, thánh Martinô theo học và hành nghề y tá. Thánh Martinô lấy
làm sung sướng vì được theo học một nghề hợp với sở thích của mình. Hy
vọng độc nhất của thánh nhân là với nghề y tá, Người sẽ có phương tiện
“cứu nhân độ thế”. Thánh nhân cảm thấy vui vì nhờ công việc này mà Người
có cơ hội phục vụ Chúa qua những người nghèo khổ, bệnh nạn tật nguyền
và những người bị bỏ rơi trong xã hội. Thánh nhân ý thức rằng, phục vụ
và yêu thương những con người khốn khổ đó chính là phục vụ Chúa vậy.[3]
Mặc dầu công việc bận rộn và vất vả, nhưng không vì thế mà thánh
Martinnô sao nhãng việc sống với Chúa, người luôn thánh hóa đời sống
hàng ngày bằng cách làm mọi việc vì Chúa cho sáng danh Chúa. “Trong
những giờ rãnh rỗi, Martinô thường tâm giao với Chúa: Than thở, cầu
nguyện, ban đêm, cậu có thói quen bớt giờ ngủ để nguyện gẫm. Nhiều lần
cậu quên cả ngủ để thức khuya cầu nguyện”[4].
Nhờ
đời sống thân tình với Chúa như thế, thánh Martinô đã nhận ra tiếng
Chúa gọi mời sống đời dâng hiến trong dòng Đaminh. Khi nhận ra tiếng
Chúa, thánh nhân đã từ bỏ mọi sự và dấn thân trong nhà Chúa với những
công việc tầm thường của một “người giúp việc”. Thế nhưng, thánh nhân đã
biến những công việc tầm thường ấy thành những công việc phi thường. Từ
ngày vào sống trong Tu viện, thánh Martinô càng cảm nhận tình thương
của Thiên Chúa và càng sống thân mật với Chúa hơn qua các công việc bổn
phận hằng ngày. “Kể từ nay, Martinô có mặt khắp nơi trong tu viện, từ
nhà nguyện cho đến nhà bếp, phòng ăn hoặc vườn rau. Tất cả mọi việc các
cha các thầy nhờ đến, Martinô luôn vui tươi phục vụ không hề gian khổ.”[5]
Sở
dĩ thánh Martinô có được động lực và sức mạnh để hành động như thế là
vì thánh nhân nhờ đời sống kết hiệp mật thiết với Chúa trong mọi khoảnh
khắc cuộc sống, nhất là khi chiêm ngắm mầu nhiệm tình yêu cứu độ của
Chúa Giêsu, được tình yêu Chúa Giêsu, Đấng đã vì yêu chết trên Thập giá
thúc đẩy. Bởi lẽ, “Thiên Chúa hiện diện trong linh hồn Martinô, làm cậu
nên sức mạnh và đầy nhiệt huyết giúp đỡ tha nhân và những người cần
đến.”[6]
Từ đó thánh nhân thấm nhuần tinh thần của Chúa Giêsu trong sự khiêm nhu
hiền hậu. Hay nói cách khác, thánh nhân đã đáp lại lời gọi mời yêu
thương của Chúa: “Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi,
vì tôi có lòng hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ
ngơi bồi dưỡng.”[7]
Một
khi đã được Thiên Chúa bồi dưỡng và đỡ nâng, thánh nhân càng có đủ sức
mạnh và nghị lực để sống và sống hết tình với anh em trong sự khiêm nhu
chân thành. Đó là một cuộc đời âm thầm lặng lẽ, không hám danh, tham
lợi, không quyền cao chức trọng, và tưởng chừng như một kẻ “vô danh tiểu
tốt” trong tu viện. Nhưng chính trong sự lặng lẽ ấy, thánh nhân đã làm
nên “chuyện lớn” không chỉ trong tu viện mà cho cả thành phố Lima thời
bấy giờ. “Quả thật một cuộc đời âm thầm, bình dị chính là một cuộc đời
chìm khuất, nhưng đó là chìm khuất để ươm mầm cho sự sống thật. Hơn nữa,
một đời sống chìm sâu trong ánh sáng của Chúa; đó lại chính là ươm mầm
đời sống trong mảnh đất ân huệ để trổ sinh bông hạt là ý nghĩa chân
chính cho đời sống con người cách phong phú hơn hết.”[8]
Chính
vì thế, thánh nhân đã trở thành một “kiểu mẫu” người tu sĩ trong mọi
thời đại. Qua đó, thánh Martinô mời gọi mỗi chúng ta quý trọng đời sống
chiêm niệm để kín múc nơi Chúa nguồn mạch sức sống làm chất liệu cho lời
giảng thuyết của ta, để đời tu có ý nghĩa giữa một thế giới huyên náo
hôm nay. Điều kiện cốt yếu nhất để người tu sĩ hoàn thành tốt trọng
trách của mình giữa trần thế hôm nay như sứ mệnh và mục đích của Dòng
đòi buộc là lấy đời sống chiêm niệm làm căn bản. Nhờ đời sống cầu
nguyện, chúng ta để đạt tới sự hiểu biết, yêu mến và hiến thân trọn vẹn
cho Chúa Giêsu Kitô, nhiệt tâm phục vụ tha nhân. Và như thế, thánh
Martinnô không chỉ có sống trọn vẹn cho Chúa mà là một mẫu gương cho
người tu sĩ nói với Chúa.
Tá Đương OP
Kiên Nhẫn Với Cuộc Đời
01:39 |
Kiên Nhẫn Với Cuộc Đời
Tin mừng Chúa Giê-su Kitô theo thánh Luca
1 Đức Giê-su kể cho các môn đệ dụ ngôn sau đây, để dạy các ông phải cầu nguyện luôn, không được nản chí.2 Người nói: "Trong thành kia, có một ông quan toà. Ông ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì.3 Trong thành đó, cũng có một bà goá. Bà này đã nhiều lần đến thưa với ông: "Đối phương tôi hại tôi, xin ngài minh xét cho.4
Một thời gian khá lâu, ông không chịu. Nhưng cuối cùng, ông ta nghĩ
bụng: "Dầu rằng ta chẳng kính sợ Thiên Chúa, mà cũng chẳng coi ai ra gì,5 nhưng mụ goá này quấy rầy mãi, thì ta xét xử cho rồi, kẻo mụ ấy cứ đến hoài, làm ta nhức đầu nhức óc."
6 Rồi Chúa nói: "Anh em nghe quan toà bất chính ấy nói đó!7
Vậy chẳng lẽ Thiên Chúa lại không minh xét cho những kẻ Người đã tuyển
chọn, ngày đêm hằng kêu cứu với Người sao? Lẽ nào Người bắt họ chờ đợi
mãi? 8Thầy nói cho anh em biết, Người sẽ mau chóng minh xét
cho họ. Nhưng khi Con Người ngự đến, liệu Người còn thấy lòng tin trên
mặt đất nữa chăng? "
Suy niệm
Câu
chuyện Tin mừng hôm nay thuật lại chuyện một bà góa kiên nhẫn trong
việc khiếu kiện. Chắc hẳn bà cũng chẳng tin gì ở ông quan tòa bất chỉnh
nhưng tin rằng: kiến tha lau cũng đầy tổ, mình cứ lì ra đấy khiếu kiện
chắc chắn quan tòa sẽ giải quyết và bà đã được như ý.
Câu chuyện ấy được Đức Giê-su chọn để
dạy các môn đệ một bài học về cầu nguyện. Cầu nguyện không còn phải
là lải nhải nói này nói kia nhưng là kiên nhẫn chờ đợi vì mọi sự sẽ đến
lúc. Kinh nghiệm này, chính cha ông chúng ta cũng truyền lại: Cố công
mài sắt có ngày nên kim là gì? Kiên nhẫn có thể giúp ta làm được những
chuyện tưởng như không thể nhưng lại có thể.
Một nghiên cứu khoa học gần đây cho
thấy: khi 4000 thiền sư về cùng hành thiền tại thủ đô của nước Mỹ thì
con số tội phạm ở đây cũng giảm đi 20%. Con số tội phạm này tăng lên khi
số thiền sư giảm đi. Đó là điều khiến chúng ta phải suy nghĩ về đời
sống cầu nguyện.
Cầu nguyện đòi buộc ta phải kiên
nhẫn để không những chuyển cầu cho người này người kia nhưng còn là liên
kết với mọi người để cùng cầu nguyện. Theo bản tính tự nhiên của con
người, ai cũng muốn hơn, ngay cả trong việc đạo đức, vậy nên thích cầu
nguyện một mình và làm nổi mình hơn là liên kết với người khác. Chính
việc này đòi buộc ta phải kiên nhẫn với chính mình để mình có thể mở
lòng ra đối với người khác và để người khác mở lòng ra đối với mình như
bà góa trên đây. Bf đã sẵn sàng trải lòng mình ra đối với quan tòa, và
vì thế, dù thế nào, cuối cùng quan tòa cũng mở lòng mình ra. Đó là một
bài học và một kinh nghiệm cho chúng ta trong vấn đề cầu nguyện và trong
thái độ của chúng ta đối với cuộc đời.
Có được thái độ kiên nhẫn đó hẳn trong
ta sẽ luôn tràn trề niềm hy vọng bởi: con người có khả năng thay đổi
và tình yêu Thiên Chúa thật vô bờ bến. Chúng ta kiên nhẫn không vì mình
giỏi, mình hay nhưng kiên nhẫn vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta, đã
kiên nhẫn và sẵn sàng tha thứ cho chúng ta dù ta đã bao lần lỗi phạm.
Vì vậy, Thiên Chúa yêu thương ta tha thiết thể nào thì chính ta cũng
được mời gọi hãy ôm lấy cuộc đời đầy bợn nhơ, đầy hôi thối, đầy mùi xú
uế này vào trong con người mình, vào trong trái tim của mình. Để cùng
với Giê-su, chúng ta kiên nhẫn với cuộc đời và cùng với Người và với
nhau chúng ta hy vọng thế giới này sẽ tốt đẹp hơn. Đó là điều thánh
Martino đã làm được khi đã ôm ấp và kiên nhẫn với bao người. cho đến tận
bây giờ, ngài vẫn thế, vẫn kiên nhẫn lắng nghe và chuyển cầu cho chúng
ta trước tòa Chúa chí tôn
Lạy Chúa, xã hội Việt Nam đang đầy dẫy
nhưng bất ổn, ngấm ngầm hay hiển hiện qua những vụ kiện tụng và đình
công. Xin Chúa thương bạn cho đất nước chúng con được bình an, mỗi người
có công ăn việc làm ổn định để có của nuôi thân, vun đắp cho gia đình
và giúp đỡ người khác. Xin cho chúng con luôn biết kiên nhẫn mà cầu
nguyện cho đất nước mình, đất nước thân yêu của chúng con.
Xin Chúa thương nhìn đến các gai đình
Việt Nam đầy dẫy những bất ổn. Xin cho vợ chồng, cha mẹ con cái, anh chị
em biết kiên nhẫn với nhau để giả quyết những bất hòa cũng như xây dựng
một gia đình vững bền. Xin cho mỗi gia đình thực sự trở nên tổ ấm để
mỗi thành viên luôn muốn quay về và nghỉ ngơi.
Và với mỗi người trẻ hôm nay, nhiều khi
người lớn cảm thấy như bất lực trước sự thay đổi nhanh chóng. Xin cho
chúng con cũng biết kiên nhẫn và đồng hành với người trẻ trong việc tìm
kiến chân lý khoa học và đức tin. Xin Chúa thương đồng hành và giúp các
bạn kiên nhẫn với chính mình và với cha mẹ để xây dựng một thế giới ngập
tràn yêu thương và tin tưởng.
Xin Chúa cũng thương các bệnh nhân
và những người đau khổ, nhất là những người đang hiện diện nơi đây. Xin
cho mỗi người thể hiện sự kiên nhẫn ấy ra bên ngoài bằng niềm hy vọng,
vững tin và yêu mến cuộc đời này. Xin cho họ luôn thấy rằng: đời vẫn
đáng sống.
Chúng con xin dâng trao tất cả cho Chúa nhờ lời chuyển cầu của thánh Martino. Xin Chúa thương nhận lời. Amen.
Thiên Chúa Làm Việc Và Con Người Cũng Làm Việc
01:35 |
Thiên Chúa Làm Việc Và Con Người Cũng Làm Việc
Tin mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Gioan (5, 14-17)
14 Khi ấy, Đức Giê-su gặp
người đau ốm đã được người chữa bệnh trong Đền Thờ và nói: "Này, anh đã
được khỏi bệnh. Đừng phạm tội nữa, kẻo lại phải khốn hơn trước! "15 Anh ta đi nói với người Do-thái: Đức Giê-su là người đã chữa anh khỏi bệnh.16 Do đó, người Do-thái chống đối Đức Giê-su, vì Người hay chữa bệnh ngày sa-bát.17 Nhưng Đức Giê-su đáp lại: "Cho đến nay, Cha tôi vẫn làm việc, thì tôi cũng làm việc."
Suy niệm
Việc
làm là điều cần thiết trong xã hội loài người vì nó giúp con người làm
ra của cải để nuôi sống bản thân cũng như kiến tạo thế giới mỗi ngày
thêm tươi đẹp. Chính lao động làm cho cuộc sống con người trở nên có ý
nghĩa và sự tồn tại của họ trở nên có giá trị. Lao động vốn cao quý là
thế dưới con mắt thường ngày thì lại càng cao quý hơn dưới con mắt đức
tin vì Hội thánh dạy rằng: chính khi lao động, con người thực thi quyền
làm chủ địa cầu và tham gia cách trực tiếp vào công trình sáng tạo của
Thiên Chúa. Chính khi lao động, con người đang thực thi vai trò làm con
Thiên Chúa như Đức Giêsu vì Thiên Chúa Cha vẫn luôn làm việc. Đó là điều
chúng ta có thể mạnh dạn thưa lên: Thiên Chúa làm việc luôn và tôi cũng
làm việc luôn vì Đức Giêsu đã cùng chung chia thân phận con người của
chúng ta. Đây là một điều hết sức quan trọng chúng ta cùng suy niệm về thân phận con người trong một thế giới đang phát triển như vũ bão này.
Có lẽ ý thức được điều này nên thánh
Martino đã hết sức cần mẫn làm việc không ngừng nghỉ. Ngài đã không
ngừng làm việc để chu toàn công việc trong nhà dòng nhưng còn làm thêm
những công việc ngoài nhằm giúp cho người khác có được đời sống bình an
và hạnh phúc hơn. Chính bởi thế, thánh nhân đã không ngừng học hỏi để
có thể hành nghề y cách tốt đẹp nhất để cứu giúp con người. Đó là một
tình yêu mời gọi ngài đáp trả lại tình yêu của Chúa dành cho mình để rồi
ra đi đến với người khác. Đó là một trải nghiệm việc Thiên Chúa đón
nhận mình trong thân phận một người da đen vốn bị coi là thấp kém là nô
lệ nên ngài đã đón nhận tất cả mọi người, kể cả những kẻ bị xã hội lên
án. Chúng ta có thể thấy hành động yêu thương ấy trong việc ngài trồng
một vườn cây để cho mọi người tự do tới hái ăn.
Chính hành động xem ra tầm thường ấy đã
làm cho nạn trộm cắp trái cây trong vùng mất đi và nhưng khu vường xanh
tốt tạo thêm khí sống cho đời đã không ngừng phát triển. Tất cả nói lên
một điều: Martino đã không ngừng dùng con tim khối óc của mình để lao
động, cống hiến và phục vụ con người. Đó chính là điều làm nên giá trị
của ngài, điều làm cho ngài được mọi người nhớ đến và chạy đến với ngài,
một cuộc đời cống hiến và phục vụ được khơi nguồn từ chính tình yêu
Thiên Chúa. Tình yêu đã làm cho công việc trở nên vô giá. Đó là điều
chúng ta học hỏi nơi Martin và xin người dạy chúng ta cũng biết không
ngừng lao động trong yêu thương. Một trong những hành động yêu thương đó
chúng ta có thể thực hiện ngay lúc này là hiệp ý cẩu khẩn cùng Thiên
Chúa yêu thương cho những người đã đến nơi đây nhờ thánh Martino chuyển
cầu trong thời gian qua, cho những người thân yêu của chúng ta và cho
chính bản thân chúng ta nữa.
Chúa đã giao vũ trụ này để con người
cai quản và làm cho nó hoàn thiện hơn mỗi ngày theo ý Chúa. xin cho mọi
người ý thức được trách nhiệm đó mà biết sử dụng lao động cách xứng
hợp để làm cho thế giới này mỗi ngày một tốt đẹp hơn, xứng đáng là nơi
cho con người và muôn loài cư ngụ.
Trong năm qua, cả thế giới đang chao đảo
vì nền kinh tế suy thoái, nhiều người mất việc hoặc không có công ăn
việc làm. Xin Chúa thương giúp các nhà lãnh đạo quốc gia để trong suốt
năm Nhâm Thìn này, họ tìm ra con đường đẹp ý Chúa mà tạo thêm nhiều việc
làm mới ngõ hầu mọi người có điều kiện làm việc để nuôi sống bản thân
và giúp đỡ mọi người.
Nhàn cư vi bất thiện. Xin cho mỗi người
chúng con ý thức được giá trị của lao động mà biết bắt tay vào làm việc
để cổ võ cho sự sống và tình tương thân tương ái giữa con người.
Và lạy Chúa, chúng con xin dâng những
dự tính và công việc của chúng con lên Chúa. Xin Chúa thương thánh hóa,
chúc lành và cho mọi việc làm của chúng con sinh ích cho chính mình và
mưu ích cho phần rỗi của con người.
Xin Chúa thương chấp nhận lời cầu khẩn của chúng con nhờ lời thánh Martino chuyển cầu. Amen.