Home » Archives for tháng 4 2015
Tựa Nép Bên Lòng Chúa
01:06 |
Tựa Nép Bên Lòng Chúa
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mathêu (Mt 11, 28– 30).
28 Khi ấy, Đức
Giêsu nói rằng: "Tất cả những ai đang vất vả mang gánh nặng nề, hãy
đến cùng tôi, tôi sẽ cho nghỉ ngơi bồi dưỡng. 29
Anh em hãy mang lấy ách của tôi, và hãy học với tôi, vì tôi có lòng
hiền hậu và khiêm nhường. Tâm hồn anh em sẽ được nghỉ ngơi bồi dưỡng. 30 Vì ách tôi êm ái, và gánh tôi nhẹ nhàng."
Suy niệm:
Chúng ta đang sống những ngày cuối của
tháng Sáu, tháng kính Thánh Tâm Chúa Giêsu. Thánh Tâm Chúa Giêsu là
biểu tượng Tình yêu cứu độ và lòng thương xót bao la của Thiên Chúa
dành cho nhân loại. Tình yêu ấy thể hiện nơi Chúa Giêsu và nhất là qua
cái chết trên Thập giá. Từ cạnh sườn bị đâm thâu, Máu và nước tuôn
chảy, hầu khơi nguồn ơn cứu độ. Người cho đi tất cả, ban phát mọi ơn và
đã trở nên mọi sự cho mọi người. Từ cạnh sườn bị đâm thủng của Chúa
Giêsu, Giáo Hội Chúa cũng được sinh ra, được lớn lên và được dưỡng
nuôi. Trải qua hơn hai ngàn năm, Nguồn mạch thánh ân đó vẫn không ngừng
tuôn chảy tới hết mọi người. Cạnh sườn bị đâm thâu đã trở nên nơi
nương náu an toàn và vững chắc cho những ai khát khao tìm đến. Đến với
Thánh Tâm Chúa, con người được thỏa lòng khát mong, được sự thanh thản
tâm hồn, tìm được ủi an nâng đỡ và được xoa dịu mọi nỗi đau thương.
Bao tâm hồn khô cằn được tắm gội ân sủng, xua tan bao rã rời mệt mỏi,
bao ưu phiền trĩu nặng tâm tư.
Đoạn Tin Mừng mà chúng ta vừa nghe
hôm nay là một lời mời gọi yêu thương, là một sự nâng đỡ ủi an cho tất
cả mỗi người chúng ta. Cuộc đời con người gặp phải rất nhiều khó khăn
vất vả trong cuộc sống. Ở địa vị nào, bậc sống nào cũng phải đối diện
với những khó khăn và thử thách.
Trước những khó khăn vất vả của
cuộc đời, chúng ta được mời gọi đến với Chúa, tựa nép bên lòng Chúa, để
trút mọi nỗi lo âu và gánh nặng cho Chúa. Đến với Chúa, chúng ta được
nghĩ ngơi bồi dưỡng. Đến với Chúa, chúng ta có được sức mạnh để vượt
qua mọi thử thách và khó khăn trong đời sống. Chúng ta hãy đến với
Chúa, sống với Chúa để Ngài bổ dưỡng cho ta và để ta can đảm bước đi
theo Ngài trên con đường Thập giá.
Thánh Martinô của chúng ta đã lắng nghe
và đáp lại lời gọi mời yêu thương của Chúa. Thánh nhân đã đến nép mình
bên Thánh Tâm Chúa, đã kín múc nơi đó nguồn sức mạnh và lòng can đảm
để dấn thân phục vụ tha nhân trong tình yêu.
Là một con người với thân phận
mỏng manh, yếu đuối như chúng ta nhưng, thánh Martinô đã có được
sức mạnh lớn lao, làm được bao việc kỳ diệu là nhờ vào sức
mạnh và ơn trợ lực của Thánh Tâm Chúa Giêsu. Mặc dầu bề bộn với công
việc hằng ngày, thánh nhân vẫn luôn dành những thời gian quý báu để
nghỉ ngơi bên Thánh Tâm Chúa, để được tiếp thêm sức mạnh và nghị lực để
vững bước theo Chúa. Những giờ phút nghỉ ngơi bên Thánh Tâm Chúa và
kín múc được sức mạnh từ Thánh Tâm Chúa là động lực giúp cho
thánh Martinô luôn can đảm vượt qua mọi khó khăn trong cuộc
sống.
Với lòng yêu mến Thánh Tâm Chúa Giêsu,
thánh Martinô đã biến tất cả những công việc nhỏ bé hằng ngày của
mình thành những cơ hội phục vụ thành ý Thiên Chúa và phục vụ anh
chị em đồng loại, nhất là những người bần cùng nhất trong
xã hội. Chính lòng mến đó đã thôi thúc thánh Martinô tận tâm yêu
thương cứu giúp những ai nghèo hèn khốn khổ. Và như thế, thánh
Martinô của chúng ta đã thành một con người vĩ
đại, thành người cha của kẻ khó nghèo, thành người bạn của
những người bị bỏ rơi và thánh một vị thánh vinh hiển hay
làm phép lạ cứu giúp nhân gian.
Nếu như ngày xưa khi còn sống ở
trần gian, thánh Martinô đã làm được những việc lớn lao như thế,
thì ngày nay trên thiên đàng, thánh nhân còn làm được biết bao
điều kỳ diệu cho chúng ta. Nếu như khi còn ở trần gian, thánh
Martinô đã yêu thương những người túng cực bần cùng chạy đến
van xin khẩn nài ngài như thế, thì ngày nay trên Thiên đàng,
thánh nhân còn yêu thương nhân loại và những ai chậy đến ngài nhiều
hơn nữa.
Giờ này chắc chắn, thánh
Martinô đang lắng tai nghe lời cầu xin thống thiết của mỗi
người chúng ta, chắc chắn ngài đang dõi mắt để ý đến những
nỗi thống khổ của bao người và chắc chắn ngài sẽ chuyển cầu
cho chúng ta trước tòa Chúa. Với tất cả tấm lòng chân thành và
niềm tin mãnh liệt, chúng ta cùng đến với thánh Martinô, để người ban
ơn nâng đỡ và dẫn đưa chúng ta tới Chúa.
Lạy Thánh Tâm Chúa Giêsu, còn niềm an
ủi nào hơn, còn hạnh phúc nào bằng khi được tựa nép bên lòng Chúa,
Chúng con xin dâng lên Chúa lời tri ân cảm mến vì tình thương bao la
Chúa dành cho chúng con. Xin cho mỗi người chúng con luôn tìm đến bên
Chúa, sống với Chúa, tựa nép bên lòng từ ái bao la của Chúa, để kín múc
nguồn mạch ân sủng từ Thánh Tâm dịu hiền Chúa, hầu có đủ sức đón nhận
gánh nặng cuộc đời và vượt qua mọi gian nan thử thách trong cuộc sống.
Lạy thánh Martinô, cuộc sống chúng con
không thể nào tránh khỏi những lo âu và gánh nặng. Khi gặp những gánh
nặng đau buồn trong cuộc sống, xin giúp chúng con biết khôn ngoan đến
với ngài để cùng với ngài tìm về với Chúa, tựa nép bên lòng Chúa yêu
thương qua đời sống cầu nguyện và siêng năng lãnh nhận các bí tích, để
được Chúa nâng đỡ ủi an mà đón nhận mọi sự trong bình an.
Xin thánh Martinô xin cầu bầu cho
tất cả mỗi người chúng con đang tin tưởng, cậy trông và tha thiết
cầu xin ngài. Như xưa thánh nhân đã cứu giúp những người nghèo
khổ đói rách thế nào, thì hôm nay xin ngài cũng lấy tình
thương ấy mà ủi an nâng đỡ chở che chúng con là những người
tin tưởng và cậy trông vào ngài như vậy. Amen.
Tá Đương OP
Sức Mạnh Của Niềm Tin
01:04 |
Sức Mạnh Của Niềm Tin
Tin Mừng Chúa Giêsu Ki tô theo thánh Luca (Lc 17, 5 – 6).
5 Khi ấy, các Tông Đồ thưa với Chúa Giêsu rằng: "Thưa Thầy, xin thêm lòng tin cho chúng con." 6
Chúa đáp: "Nếu anh em có lòng tin lớn bằng hạt cải, thì dù anh em có
bảo cây dâu này: "Hãy bật rễ lên, xuống dưới biển kia mà mọc", nó cũng
sẽ vâng lời anh em.
Suy niệm:
Qua đoạn Tin Mừng hôm nay, chúng ta đã thấy được sức mạnh và
sự cần thiết của niềm tin. Các Tông Đồ của Chúa đã ý thức
được điều cần thiết nhất của người môn đệ Chúa Kitô là phải
có niềm tin. Trước những khó khăn và thách đố của cuộc đời,
các ông đã cầu xin Thầy mình ban niềm tin cho các ông vì các
ông biết rằng, không có niềm tin thì chẳng làm được việc gì.
Nhân dịp các môn đệ xin Chúa ban thêm niềm tin, Chúa nhấn mạnh về
hiệu quả của niềm tin; niềm tin phó thác chân thành, niềm tin cậy dựa
hoàn toàn vào Thiên Chúa, niềm tin đó dù nhỏ bé đến mấy cũng sẽ làm
được những chuyện lớn lao trong cuộc sống. Niềm tin không chỉ thay
đổi được vũ trụ vật chất mà còn thay đổi cả tâm hồn con người nữa.
Vì công việc của các Tông Đồ là loan báo Tin Mừng, là truyền bá
niềm tin, một bổn phận của những kẻ đã nhận lãnh nhưng không nên phải
cho nhưng không. Các ngài hành động nhân danh quyền bính của Thiên
Chúa, các ông thành công nhờ Chúa tác động, vì thế Chúa dạy họ phải
biết khiêm tốn trước những thành công của việc tông đồ, chứ đừng tự cao,
đừng nghĩ mình có công lớn, để rơi vào thái độ đòi hỏi, lên mặt với
Chúa.
Để diễn tả sức mạnh của niềm tin, Chúa Giêsu đưa ra hình ảnh một hạt
cải nhỏ bé và một cây đại thụ. Người môn đệ Chúa Giêsu nếu có đức tin
bằng hạt cải có thể khiến một cây đại thụ bật gốc xuống mọc ở biển,
hoặc bảo núi dời chân đi chỗ khác. Đây là một hình ảnh nói lên hiệu năng
vô cùng lớn lao của niềm tin. Quả thực, chính niềm tin cho chúng ta
làm được những việc lạ lùng và đồng thời cho biết: chúng ta chỉ là những
đầy tớ vô dụng, vì không có ơn Chúa, chúng ta chẳng làm được gì.
Niềm tin không những chỉ cần cho các Tông đồ, những kẻ có sứ mệnh
Kitô hóa thế giới, mà còn cần cho hết mọi người chúng ta. Chúa Giêsu
đòi các Tông đồ, các môn đệ và mọi tín hữu phải có đức tin như thế. Biết
bao nhiêu vị Thánh đã đáp lại lời khuyên đó.Một trong những vị đó
chính là thánh Martinô kính yêu của chúng ta đây.
Cũng là một con người với thân phận hèn yếu như chúng ta
nhưng, thánh Martinô đã có được sức mạnh lớn lao và làm được
bao việc kỳ diệu là nhờ vào sức mạnh của niềm tin. Chính
niềm tin vào Chúa Kitô phục sinh là động lực giúp cho thánh
Martinô luôn can đảm vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Với
sức mạnh của niềm tin, thánh Martinô
Giống như người tôi tớ chỉ biết thi hành bổn phận, thánh Martinô
cũng đã kí thác hoàn toàn cuộc đời mình trong tình yêu và trong
sự quan phòng của Thiên Chúa. Nhờ sức mạnh của niềm tin, với
tình yêu và lòng trung thành, thánh Martinô đã biến tất cả những công
việc nhỏ bé hằng ngày của mình thành những cơ hội phục vụ thành ý
Thiên Chúa và phục vụ anh chị em đồng loại, nhất là những
người bần cùng nhất trong xã hội.
Hơn nữa, chính niềm tin và lòng trung thành trong những việc nhỏ
và tận tâm yêu thương cứu giúp những ai nghèo hèn khốn khổ đã
giúp thánh Martinô thành một con người vĩ đại,
thành người cha của kẻ khó nghèo, thành người bạn của những
người bị bỏ rơi và thánh một vị thánh vinh hiển hay làm phép
lạ cứu giúp nhân gian.
Nếu như ngày xưa khi còn sống kiếp phàm nhân ở trần thế,
thánh Martinô đã làm được những việc cả thế như thế, thì ngày
nay trên tòa cao vinh hiển, thánh nhân còn làm được biết bao
điều kỳ diệu cho chúng ta. Nếu như khi còn ở trần gian, thánh
Martinô đã yêu thương những người túng cực bần cùng chạy đến
cầu cứu ngài như thế, thì ngày nay trên Thiên đàng, thánh nhân
còn yêu thương nhân loại gấp bội.
Giờ này chắc chắn, thánh Martinô đang lắng tai nghe lời cầu
xin thống thiết của mỗi người chúng ta, chắc chắn ngài đang
dõi mắt để ý đến những nỗi thống khổ của bao người và chắc
chắn ngài sẽ chuyển cầu cho chúng ta trước tòa Chúa.
Nhờ sức mạnh của niềm tin, thánh Martinô đã làm được bao
điều lạ lùng như thế. Chúng ta cũng hãy sống và đặt tất cả
niềm tin yêu và hy vọng vào Chúa, nhờ lời cầu bầu của thánh
nhân, chắc chắn Chúa sẽ dũ lòng xót thương đến mỗi người
chúng ta.
Lạy Chúa, giữa thế giới vật chất đang được đề cao, giữa thời buổi mà
nhiều học thuyết trái ngược với Kitô giáo xuất hiện, giữa những sóng
gió cuộc đời, xin Chúa ban cho chúng con một Đức tin can trường, một
lòng mến nồng nàn, và một đức cậy vững vàng để chúng con tín thác
vào Chúa hầu vượt qua những thách đố trong đời sống chúng con.
Xin cho chúng con luôn ý thức thân phận yếu hèn và lỗi lỗi
của mình để chúng con cần đến Chúa và luôn tìm đến nương tựa
vào Ngài với một niềm tin kiên vững hầu chúng con được vui
sống và trổ sinh được nhiều hoa trái tốt lành nhờ sức mạnh
của niềm tin vào Tình yêu của Chúa. Amen.
Lạy thánh Martinô xin cầu cho tất cả mỗi người chúng con đang
ngước trông lên ngài. Xưa xia thánh nhân đã cứu giúp những
người nghèo khổ đói rách thế nào, thì hôm nay xin ngài cũng
lấy tình thương ấy mà ủi an nâng đỡ chở che chúng con là những
người tin tưởng và cậy trông vào ngài. Amen.
Tá Đương OP
Nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét
00:58 |
Nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét
Lời Chúa trong sách công vụ: 3, 1-10
1 Một hôm, ông Phê-rô và ông Gio-an lên Đền Thờ, vào buổi cầu nguyện giờ thứ chín.2
Khi ấy, người ta khiêng đến một người què từ khi lọt lòng mẹ. Ngày
ngày họ đặt anh ta bên cửa Đền Thờ gọi là Cửa Đẹp, để xin kẻ ra vào Đền
Thờ bố thí.3 Vừa thấy ông Phê-rô và ông Gio-an sắp vào Đền Thờ, anh liền xin bố thí.4 Hai ông nhìn thẳng vào anh, và ông Phê-rô nói: "Anh nhìn chúng tôi đây! "5 Anh ta chăm chú nhìn hai ông, tưởng rằng sẽ được cái gì.6
Bấy giờ ông Phê-rô nói: "Vàng bạc thì tôi không có; nhưng cái tôi có,
tôi cho anh đây: nhân danh Đức Giê-su Ki-tô người Na-da-rét, anh đứng
dậy mà đi! "7 Rồi ông nắm chặt lấy tay mặt anh, kéo anh chỗi dậy. Lập tức bàn chân và xương mắt cá của anh trở nên cứng cáp.8 Anh đứng phắt dậy, đi lại được; rồi cùng với hai ông, anh vào Đền Thờ, vừa đi vừa nhảy nhót và ca tụng Thiên Chúa.9 Toàn dân thấy anh đi lại và ca tụng Thiên Chúa.10 Và khi nhận ra anh chính là người vẫn ngồi ăn xin tại Cửa Đẹp Đền Thờ, họ kinh ngạc sững sờ về sự việc mới xảy đến cho anh.
Suy niệm:
Đoạn Công vụ chúng ta vừa nghe có nhân
vật trung tâm là thánh Phê-rô nhưng không phải Phê-rô. Phê-rô chỉ là
người lên tiếng để nhân vật kia nổi bật lên, đó là Giê-su người
Na-da-rét.
Quả thực, như thánh Phê-rô và thánh
Gio-am khẳng định, các ngài chảng có gì để cho ai cả, kể cả anh què,
nhưng có một thứ mà các ngài có thể cho đó là Đức Giê-su người
Na-da-ret. Các ngài làm được tất cả những việc phi thường là nhờ dựa
vào Giê-su Na-da-ret. Là nhờ nhân danh Giê-su Na-da-ret mà làm. Nhờ
danh người mà các ngài làm được việc mà cho tới ngày nay, khi khoa học
tân tiến vẫn không thể làm được đối với tất cả những căn bện bẩm sinh.
Vậy đâu là sức mạn để các ngài làm được những việc như thế?
Sức mạnh ấy không đến từ nơi các ngài
nhưng đến từ Đức Giê-su là nghĩa thiết của các ngài. Các ngài có Chúa
Phục sinh trong mình nên có thể làm được những việc mà thường tình
không ai nghĩ tới.
Và hôm nay, với thánh Martino, chúng ta
cũng nhận thấy điều đó. Thánh nhân cũng với đôi chân đôi tay như chúng
ta, cũng với những suy nghĩ hạn hẹp như chúng ta, cũng với thân phận
thấp cổ bé miệng như chúng ta nếu không muốn nói là thấp hơn cả chúng
ta nữa. Ấy vậy mà thánh nhân lại là một vị thánh có thể làm phép lạ, có
thể xuất hiện nhiều nơi cũng một lúc, có thể chữa được những căn
bệnh mà cho tới nay không ai chữa được! Do đâu vậy!?
Do người thực sự
là người nghèo của Chúa! Bạn nghèo của Chúa đã trao phó đời mình trong
tay Chúa và chỉ tìm kiếm thực thi những gì để làm vinh danh Chúa! Tất
cả chỉ có thế, thánh nhân làm mọi sự trong Chúa và nhân danh Chúa nên
đã làm được những việc phi thường!
Nhìn lại, chúng ta thấy ngày nay dường
như phép lạ trở nên hiếm hoi hơn! Và có lẽ câu nói đùa cảu người dân
bắc kỳ cũng nói lên phần nào về chúng ta: thánh Phê-rô thỉnh thoảng hay
làm phép lạ! Có lẽ Phê rô mà họ muốn nhắc tới là chính chúng ta khi
chúng ta quá gắn bó với vật chất và của cải, cũng như những gì thuộc về
trần gain mà quên đi đức Ki-tô phục sinh. Chúng ta làm gì thì làm
nhân danh mình với lý trí mà ý trí của ta hơn là nhân danh Chúa và đặt
để trong thánh ý người.
Vậy hôm nay, chúng ta cùng nhau tập họp
nơi đây trước tòa khấn thánh Martino, xin người cầu thay nguyện giúp
chúng ta trước tòa Chúa. Xin người giúp chúng ta có được một đời sống
thật sự kết hợp với Chúa phục sinh để chúng ta có thể đêm bình an và
niềm vui phục sinh tới với những người bên cạnh chúng ta. Trong tâm
tình đó, chúng ta hiệp ý dâng những ý nguyện của mình cũng với những ý
nguyện sau đây
Lạy thánh Martin rất đáng mến, xưa
người đã từng tự nguyện trở nên dụng cụ của Chúa để Chúa thi
thố quyền năng qua những phép lạ thực hiện bởi tay người. Xin cho chúng
con cũng biết sống gắn bó mật thiết với Chúa để niềm vui phục sinh
được mãi tỏa lan tới những người sống quanh con
Ngày hôm nay, thánh nhân vẫn không
ngừng cầu bầu cùng Chúa đổ ơn lành xuống cho tất cả những ai cầu khẩn
người. Xin cho chúng con cũng trở nên máng chuyển trao ơn lành Chúa bạn
qua việc cảm thông, chia sẻ và nâng đỡ những ai khốn khó nghèo nàn về
vật chất cũng như tinh thần
Xin hãy cầu cùng Chúa để Chúa
luôn ở cùng với mỗi người và mỗi gia đình chúng con, để như PHê-rô xưa,
chúng con cũng dám nói với mọi người rằng: tôi không có gì cho ai,
nhưng một thứ tôi có là Chính Đức tin vào Giê-su người Na-da-ret, tôi
xin chia sẻ và chuyển trao cho hết thảy mọi người để mọi người cùng
trỗi dậy và hưởng niềm vui với tôi.Amen.
Chương XXIII: Những vấn đề về hôn nhân trong cái nhìn toàn diện về con người
00:24 |
Chương XXIII:
Những vấn đề về hôn nhân
trong cái nhìn toàn diện về con người
hình internettht |
1. Phúc âm theo thánh Matthêu và Marcô kể lại việc Đức Kitô trả lời cho những người Pharisêu khi họ hỏi Người về việc hôn nhân bất khả phân li. Họ tham chiếu tới luật Môsê cho phép trong một số trường hợp được trao giấy li dị. Đức Kitô nhắc họ nhớ lại những chương đầu của Sách Sáng thế, khi trả lời: «Các ông không đọc thấy điều này sao: “Thuở ban đầu, Đấng Tạo Hóa đã làm ra con người có nam có nữ”,và Ngài đã phán: “Vì thế, người ta sẽ lìa cha mẹ mà gắn bó với vợ mình, và cả hai thành một xương một thịt.” Như vậy, họ không còn là hai, nhưng chỉ là một xương một thịt. Vậy, sự gì Thiên Chúa đã phối hợp, loài người không được phân li». Rồi nhắc đến câu hỏi của họ về luật Môsê, Người nói thêm: «Vì các ông lòng chai dạ đá, nên ông Môsê đã cho phép các ông rẫy vợ, chứ thuở ban đầu, không có thế đâu» (Mt 19,3tt; Mc 10,2tt.). Trong câu trả lời, Đức Kitô nhắc hai lần tới chữ «thuở ban đầu». Bởi thế, trong những bài phân tích chúng ta cũng đã cố gắng giải thích cái ý nghĩa sâu xa nhất của chữ «thuở ban đầu» này. Đó là gia sản đầu tiên của mỗi con người nam cũng như nữ trong thế giới. Là sự chuẩn nhận đầu tiên căn tính của con người theo lời mạc khải, là nguồn mạch đầu tiên của ơn gọi xác thực của con người như một ngôi vị được tạo dựng theo hình ảnh của chính Thiên Chúa.
2. Câu trả lời của Đức Kitô có ý nghĩa lịch sử, nhưng không chỉ mang tính lịch sử. Con người ở mọi thời đại đều nêu lên cùng một vấn đề đó. Những người thời nay cũng làm thế, nhưng trong những yêu sách của mình, họ không đề cập tới luật Môsê cho phép li dị, mà nại tới những hoàn cảnh khác và những luật lệ khác. Những câu hỏi họ nêu ra đó chất chứa nhiều vấn đề mà những người đàm đạo với Đức Kitô thời ấy không biết đến. Chúng ta biết đó là những vấn đề cụ thể có liên quan đến hôn nhân và gia đình đã được đệ trình lên Công Đồng sau cùng, lên đức Giáo hoàng Phaolô VI, và vẫn tiếp tục được trình bày thời đại sau Công Đồng, từng ngày trong những hoàn cảnh rất khác nhau. Chúng được nêu lên bởi những người độc thân, có gia đình, những người sắp kết hôn, những bạn trẻ, nhưng cũng có cả các nhà văn, nhà báo, các nhà chính trị, kinh tế và các nhà nhân khẩu học. Nói tóm lại, những vấn đề ấy được đặt ra bởi cả nền văn hóa, văn minh đương đại.
Tôi nghĩ rằng trong số những giải đáp của Đức Kitô cho những vấn đề của con người thời đại chúng ta vốn thường hay nôn nóng, giải đáp mà Người đã trả lời cho những người Pharisêu vẫn là nền tảng. Trả lời cho những chất vần đó Đức Kitô tham chiếu trước hết đến «thuở ban đầu». Có lẽ Người làm như thế một cách càng cương quyết và đi sâu vào nền tảng hơn đối với con người thời đại ngày nay. Bởi lẽ, nội tâm cũng như hoàn cảnh văn hóa của con người thời đại dường như đang rời xa cái «thưở ban đầu» ấy. Họ đang mang lấy những hình thức và chiều kích khác với hình ảnh «thưở ban đầu» của Kinh thánh trong những điểm càng ngày càng thấy rõ là xa lạ.
Thế nhưng, Đức Kitô có lẽ không chút ngạc nhiên vì những hoàn cảnh này, và tôi cho rằng Người vẫn tham chiếu đến cách đặc biệt cái «thưở ban đầu».
3. Chính vì thế, câu trả lời của Đức Kitô đòi phải được phân tích cách đặc biệt sâu xa. Thật vậy, trong câu trả lời ấy, những chân lí nền tảng và cơ bản về con người, nam và nữ, đã được nhắc đến. Đó là câu trả lời nhờ đó chúng ta thoáng thấy được cái cấu trúc của căn tính con người trong những chiều kích của mầu nhiệm tạo dựng và, đồng thời trong cả viễn tượng của mầu nhiệm cứu chuộc. Không có điều đó không có cách nào xây dựng một khoa nhân học thần học và, trong bối cảnh đó, xây dựng một khoa «thần học về thân xác» được. Từ đây mới có thể xuất hiện quan điểm kitô giáo thuần túy về hôn nhân và gia đình. Đức Phaolô VI đã cho thấy điều đó khi, trong thông điệp về những vấn đề hôn nhân và sinh sản trong ý nghĩa trách nhiệm của nó về mặt con người và đức tin, ngài nói đến «cái nhìn toàn diện về con người» (Humanae Vitae 7). Khi trả lời cho những người Pharisêu, Đức Kitô cũng đã cho những người đối thoại với Người thấy «cái nhìn toàn diện về con người» này. Không có cái nhìn đó những vấn đề liên quan tới hôn nhân và sin sản không thể có câu trả lời thích đáng. Cái nhìn toàn diện về con người đó phải được thiết lập ngay từ «thuở ban đầu».
Điều này cũng áp dụng cho não trạng ngày nay, như đã áp dụng cho những người đối thoại với Đức Kitô thời đó, dẫu theo cách khác. Chúng ta là con cháu của một thời đại, trong đó do sự phát triển của những bộ môn khác nhau, cái nhìn toàn diện này về con người có thể bị loại bỏ và thay thế bởi nhiều quan niệm thiên kiến. Những quan niệm ấy ở lại trong phương diện này hay phương diện khác của cái compositum humanum (tổ hợp nên con người), mà không đạt tới cái integrum (toàn thể) của con người, hay chúng để nó ở ngoài cảnh vực nhãn giới của chúng. Rồi, những khuynh hướng văn hóa khác nhau chiếm chỗ. Trên nền tảng những sự thật phiến diện này, những khuynh hướng ấy đưa ra những kế hoạch và những chỉ dẫn Như thế, con người trở thành một đối tượng của những kĩ thuật nhất định hơn là chủ thể chịu trách nhiệm về hành động của mình. Câu trả lời của Đức Kitô cho những người Pharisêu cũng có ý nói con người, dù nam hay nữ, là một chủ thể như thế, nghĩa là, một chủ thể quyết định về những hành động của mình dưới ánh sáng của sự thật toàn diện về chính mình, xét như là sự thật nguyên thủy, đúng hơn như là nền tảng của những kinh nghiệm đích thật của con người. Đây chính là sự thật mà Đức Kitô muốn ta tìm kiếm ngay từ «thưở ban đầu». Bởi thế chúng ta quay trở về với những chương đầu của Sách Sáng thế.
4. Khi nghiên cứu những chương này, có lẽ hơn những chương khác, chúng ta ý thức về ý nghĩa và sự cần thiết của «thần học thân xác». «Thưở ban đầu» nói tương đối ít về thân xác con người, theo nghĩa duy tự nhiên và hiện đại của từ ấy. Từ quan điểm này, trong nghiên cứu hiện tại, chúng ta đang ở một trình độ hoàn toàn tiền khoa học. Chúng ta hầu như chưa biết gì cả về các cấu trúc bên trong và về những qui luật chi phối cơ thể con người. Tuy nhiên, có lẽ bởi tính chất cổ xưa của bản văn sự mà cái nhìn toàn diện về con người, là một chân lí quan trọng, lại được mạc khải một cách hết sức đơn giản và đầy đủ. Chân lí này liên hệ đến ý nghĩa của thân xác con người trong cấu trúc của chủ thể ngôi vị. Hơn nữa, suy tư về những bản văn cổ ấy giúp ta mở rộng ý nghĩa ấy đến toàn thể lãnh vực liên chủ thể (tương quan giữa con người với con người), đặc biệt trong mối tương quan thường tồn giữa người nam và người nữ. Nhờ thế chúng ta có được một cái nhìn căn bản về mối tương quan này, một cái nhìn nhất thiết phải đặt ở nền tảng của mọi khoa học hiện nay về tính dục (theo nghĩa sinh học - sinh lý học) của con người. Điều đó không có nghĩa là ta gạt bỏ khoa học này, không màng tới những thành quả của nó. Ngược lại, khoa học có thể giúp ta hiểu biết về lối giáo dục con người phù hợp với giới tính, và về lãnh vực hôn nhân và sinh sản. Nếu quả thực là nó phải như vậy, trong mọi yếu tố của khoa học hiện nay người ta cần phải làm sao để luôn đạt tới điều căn bản và có thái độ cốt yếu kính trọng nhân vị, đối với mỗi cá nhân, dù nam hay nữ, cũng như đối với những mối quan hệ của họ.
Chính ở chỗ này suy tư về bản văn cổ Sách Sáng thế tỏ ra là không thay thế được. Đó thực sự là «khởi thủy» của thần học về thân xác. Việc thần học cũng xét tới cả thân xác không hề gây ngạc nhiên và bất ngờ cho những ai ý thức về mầu nhiệm và thực tại của nhập thể. Bởi Ngôi Lời Thiên Chúa đã nhập thể làm người, nên thân xác đi qua cổng chính vào thần học, là khoa học có đối tượng là Thiên Chúa. Nhập thể - và cả Cứu chuộc tuôn chảy ra từ đó – cũng trở thành nguồn suối cuối cùng của bí tích hôn phối. Chúng ta sẽ bàn đến đề tài này về sau cách rộng rãi hơn đúng lúc của nó.
5. Những vấn đề con người thời nay đặt ra cũng là những vấn đề của các Kitô hữu: của những người đang chuẩn bị cho bí tích hôn phối hay những người đã sống đời hôn nhân (vốn là một bí tích của Giáo hội) rồi. Những vấn đề này không chỉ là những vấn đề của khoa học, nhưng còn là những vấn đề của đời sống con người. Rất nhiều người và nhiều Kitô hữu tìm cách hoàn tất ơn gọi của mình trong hôn nhân. Rất nhiều người muốn tìm thấy ở đó con đường cứu độ và nên thánh.
Đối với họ, câu trả lời của Đức Kitô cho những người Pharisêu, là những người nhiệt thành với Giao ước cũ, là đặc biệt quan trọng. Những ai tìm hoàn tất ơn gọi làm người và Kitô hữu trong hôn nhân đều được mời gọi trước hết biến thần học về thân xác này, khởi sự ở nơi những chương đầu Sách Sáng thế, trở thành nội dung của đời sống và lối sống của họ. Quả thật, điều hết sức quan trọng là, trên con đường ơn gọi này, ý nghĩa của thân xác với giới tính (nam tính và nữ tính) của nó phải được ý thức thật sâu sắc. Điều rất cần thiết là phải có một ý thức xác đáng về ý nghĩa hôn phối, ý nghĩa sinh sản của thân xác, bởi lẽ toàn thể đời sống vợ chồng phải thường xuyên toát ra sự sung mãn và tính nhân vị trong cuộc sống chung, trong hành vi ứng xử, trong tình cảm! Điều này càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết trong bối cảnh của nền văn minh hiện nay chịu áp lực của lối tư duy và nhận định theo hướng duy vật và duy lợi. Khoa sinh học – sinh lí học hiện nay có thể cho ta nhiều thông tin chính xác về tính dục con người. Thế nhưng, tri thức về phẩm giá của thân xác con người và giới tính còn cần phải được múc tận những nguồn mạch khác nữa. Một nguồn đặc biệt là chính Lời Thiên Chúa, chứa đựng mạc khải về thân xác, một mạc khải lên đến tận nguồn của «thuở ban đầu».
Thật là ý nghĩa khi Đức Kitô trả lời những vấn đề này, Người đã truyền lệnh cho con người phải quay về bằng cách nào đó đến ngưỡng cửa của lịch sử thần học của mình! Người ra lệnh cho họ đặt mình ở biên giới giữa tình trạng hạnh phúc, vô tội nguyên thủy và cái di sản của sự sa ngã lần đầu tiên. Không phải Người muốn nói với con người rằng con đường Người dẫn họ, người nam và người nữ, đi vào bí tích hôn phối, con đường cứu chuộc thân xác, phải đi qua sự phục hồi phẩm giá này (trong đó ý nghĩa đích thực của thân xác con người, đồng thời ý nghĩa nhân vị và «hiệp thông» của thân xác được thực hiện) hay sao?
6. Giờ đây, chúng ta kết thúc phần thứ nhất của suy tư về đề tài quan trọng này. Để trả lời thật thấu đáo những vấn đề, đôi khi khiến ta rất băn khoăn, về hôn nhân (và chính xác hơn, về ý nghĩa của thân xác), chúng ta không thể chỉ dừng lại ở câu trả lời của Đức Kitô cho những người Pharisêu khi Người nại đến «thuở ban đầu» (x. Mt 19,3tt; Mc 10,2tt). Chúng ta còn phải xét đến những lời tuyên bố khác nữa của Người. Trong số đó đặc biệt có hai đoạn có tính tổng hợp đặc thù. Đoạn thứ nhất, từ diễn từ trên núi, nói về những khả năng của tâm hồn con người liên hệ đến sự ham muốn xác thịt (x. Mt 5,8). Đoạn thứ hai liên hệ khi Đức Giêsu nói đến sự phục sinh trong tương lai (Mt 22,24-30; Mc 12,18-27; Lc 20,27-36).
Hai đoạn này sẽ là chủ đề suy tư kế tiếp của chúng tôi.
Giá trị của sự Chọn lựa Nước Trời
00:57 |
Giá trị của sự Chọn lựa Nước Trời
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo thánh Mathêu. (Mt 13, 44 - 46)
44Khi
ấy Đức Giêsu nói rằng: "Nước Trời giống như chuyện kho báu chôn
giấu trong ruộng. Có người kia gặp được thì liền chôn giấu lại, rồi vui
mừng đi bán tất cả những gì mình có mà mua thửa ruộng ấy.
45 "Nước Trời lại cũng giống như chuyện một thương gia đi tìm ngọc đẹp.46 Tìm được một viên ngọc quý, ông ta ra đi, bán tất cả những gì mình có mà mua viên ngọc ấy.
Suy niệm:
Qua đoạn Tin Mừng chúng ta vừa
nghe, Chúa Giêsu dạy cho chúng ta bài học về thực tại Nước
Trời. Khi nói về Nước Trời, Chúa Giêsu đã dùng những hình
ảnh gần gủi để diễn tả. Hôm nay, Chúa Giêsu đã dùng hai hình ảnh
so sánh là: kho báu chôn giấu trong ruộng và viên ngọc quí để nói lên
thái độ dứt khoát định đoạt của mọi người phải có trước Tin Mừng cứu độ
của Ngài. Qua đó, Chúa mời gọi chúng ta hãy biết khôn ngoan, can
đảm, dứt khoát chọn lựa Nước Trời Tin Mừng cứu độ như là những gì
quý báu nhất của đời sống chúng ta.
Trong cuộc sống, người Kitô hữu cũng
phải biết cương quyết và liều lĩnh như người tìm được viên ngọc quí hay
như người đi tìm kho làng trong ruộng, và khi tìm thấy họ về nhà bán
hết mọi sự để mua cho bằng được viên ngọc quí hay thửa ruộng ấy. Thái
độ dấn thân này đòi hỏi các tín hữu đầu tư tối đa tâm trí và mọi khả
năng của mình, dám bán hết của cải mình có để chiếm đoạt được ơn cứu
độ.
Bán hết đi cũng có nghĩa là siêu thoát
khỏi mọi của cải và khước từ chúng để có thể theo Chúa Giêsu và sống
nghèo khó trong vật chất và tinh thần. Đó là tất cả những đòi hỏi của
Tin Mừng trong việc chiếm hữu Nước Trời, mà tất cả những ai đang khao
khát tìm kiếm.
Giữa một thế giới thực dụng hôm
nay, dấn thân theo những đòi hỏi của Tin Mừng quả là một
thách đố lớn đối với người Kitô hữu chúng ta. Vì thế, chúng
ta cần phải cố gắng hy sinh nhiều, nhất là chúng ta phải xin Chúa ban
ơn sức mạnh cho mỗi người để niềm tin được phát triển và trưởng
thành. Có như thế, chúng ta mới nhận ra được giá trị cao quý
của Nước Trời. Khi đó, chúng ta mới có thể khước từ tất cả
những gì cản trở chúng ta trên hành trình tìm kiếm Nước
Trời.
Thánh Martinô đã nhận ra được
giá trị cao quý của Nước Trời như thế. Chúng ta có thể
ví được thánh nhân như là người thương gia trong bài Tin Mừng
hôm nay, ngươid đã tìm thấy kho tàng trong ruộng, đã tìm thấy
viên ngọc quý nên đã tìm cách để mua lấy nó. Để chiếm hữu
được Nước Trời, thánh nhân không chỉ bán tất cả những gì mình
có mà còn sẵn sàng hy chịu đựng tất cả để đoạt được nước đó.
Không chỉ thế, thánh Martinô còn
hướng dẫn và chỉ vẻ cho người khác biết được giá trị của
Nước Trời và mời họ đón nhận. Bằng cuộc sống đơn sơ khiêm
tốn và yêu thương của mình, thánh Martinô đã giúp cho bao con
người tìm thấy kho tàng quý giá là Nước Trời và giúp họ
đón nhận Tin Mừng của Thiên Chúa.
Thánh nhân luôn khao khát cho mọi
người được hưởng ơn cứu độ Chúa ban và ngài đã dùng chính
cuộc đời mình để dẫn đưa người ta đến với Chúa. Chính vì
thế, ngài đã đón nhận mọi gian nan thử thách của cuộc sống,
ngài chấp nhận những khổ đau trong kiếp nhân sinh miễn làm sao
chiếm đoạt được Nước Trời và làm cho nhiều người được chung
hưởng vinh quang Nước Trời.
Ngày nay trên tòa cao vinh hiển,
thánh nhân đã được hưởng hạnh phúc Nước Trời, nhưng ngài vẫn
luôn đưa mắt dõi nhìn người thế chúng ta. Thánh nhân vẫn luôn
cầu bầu cho chúng ta trước tòa Chúa. Với với tất cả niềm tin
yêu và cậy trông, chúng ta cùng đến với thánh Martinô, cầu xin
thánh nhân và học hỏi nơi ngài cách sống, cách nên thánh
giữa những thách đố của thời đại chúng ta hôm nay.
Lạy Chúa, cuộc sống hiện tại của
chúng con được dệt bằng một chuỗi của vui tươi và sầu khổ, thành công
và thất bại, sum họp và li tán. Tất cả những điều đó nhắc nhở chúng
con rằng cuộc sống này chóng qua và mời gọi mọi người nghĩ đến giá trị
vĩnh cửu. Trong mọi sự, xin cho chúng con biết tìm kiếm những giá trị
vĩnh cửu của Nước Trời, và biết sống những giây phút hiện tại như
chính giờ phút chúng con phải đến gặp gỡ Chúa.
Xin thánh Martinô cầu bầu cùng
Chúa ban thêm niềm tin và sức mạnh cho mỗi người chúng con để
chúng con biết can đảm chọn lựa những giá trị của Tin Mừng
Nước Trời và khước từ những gì đi làm cản trở hành trình
chúng con tiên về Nước Chúa. Amen.