Báo chí đừng đâm chúng tôi nữa
TMSS: Thông tin là cần thiết và chính xác là đều trên hết. Y bác sỹ là những người hết mình làm việc để cứu người. Có thể trong hàng ngàn thành công, không ai để ý. Nhưng, một thất bại nhỏ nhoi có thể hủy đi cả thanh danh và sự nghiệp của họ. Thật không công bằng khi chấp nhất thiếu xót của họ. Thông cảm là điều cần thiết nhưng cũng cần đưa ra thông tin đầy đủ để y chức cẩn trọng hơn trong công việc phục vụ cứu người của mình. Những nhát đâm vào y chức đó không gì hơn chính là một thất bại trong truyền thông giáo dục sức khỏe của ngành y tế!
Báo
chí "đừng đâm chúng tôi nữa, bởi vô tình sẽ đâm chính những người không
- đáng - phải - chết", ý kiến của tác giả ký tên là BS. Quỳnh Anh tham
gia Diễn đàn Tai biến y khoa của Báo Sức khỏe và Đời sống (cơ quan ngôn luận của Bộ Y tế).
Báo Đời sống và Pháp luật xin đăng nguyên văn ý kiến này (bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả):
Nếu
như có một lần từng nghĩ đến làm việc trong ngành y, hoặc ít nhất quen
biết một người trong ngành y, hẳn nhiên bạn sẽ hiểu hơn công việc và
những con người trong ngành chúng tôi.
Ngành y
của chúng tôi không phải là một ngành hoàn hảo, cũng giống như tất cả
các ngành nghề của xã hội và cũng giống chính bản chất con người. Và
đúng là đã từng có những thời điểm: người làm nghề chân chính phải im
lặng trước sự rối ren và xấu xa len lỏi trong ngành. Đó là những nỗi đau
nhức nhối.
Chúng tôi thường không tự
đánh mất niềm tin, bởi khi bước chân vào ngành, hầu hết đều có một tình
cảm đặc biệt với con người, thích công việc chăm sóc, lắng nghe và lo
lắng cho sức khỏe của người khác. Đối với chúng tôi, đó là những hành
động bình thường mà đầy đam mê.
Đằng
sau mỗi một kẻ tham lam trong ngành, chúng tôi đều nhìn thấy những năm
tháng cực nhọc của họ trước đó. Họ phải học hành quá nhiều, bỏ ra quá
nhiều, để rồi một ngày kia được cầm quyền trượng trong tay, họ đã quên
mất vai trò thiêng liêng của mình. Mặc dù vậy, chúng tôi ủng hộ việc tố
cáo những con người như thế.
Nhưng đó
chỉ là một số ít, rất ít. Tôi và đồng nghiệp hàng ngày vẫn miệt mài làm
việc, vẫn từ chối phong bì, vẫn mỉm cười mỗi khi được cảm ơn một cách
vô tư, vẫn chăm sóc cho những bệnh nhân “ruột” lâu năm. Chúng tôi có
được nhiều nhất là tình cảm con người chứ không phải tiền bạc.
Và cứ mỗi lần đọc được bài viết nào đó có một cái nhìn lệch lạc với ngành y, với đồng nghiệp, chúng tôi không khỏi đau lòng.
Đừng đâm chúng tôi
Mỗi
khi đồng nghiệp bị báo chí đưa lên, chúng tôi thấy rất sửng sốt bởi sự
vô tâm của báo chí. Họ đâu biết rằng, đằng sau mỗi sự kiện là một câu
chuyện rất dễ hiểu về mặt chuyên môn. Thậm chí đã có lúc báo chí còn
nghi ngờ sự khách quan của hội đồng thẩm định y khoa khi đánh giá các
biến cố. Chúng tôi coi đó là những nhát dao đâm vào chính con tim mình.
Đó
là khi đồng nghiệp của chúng tôi, dù đã thực hiện rất đầy đủ quy trình
chẩn đoán: thử HCG để loại trừ bệnh nhân có thai, cho chụp CT khung chậu
để loại trừ các tình trạng dị dạng và bệnh lý nặng gây chảy máu đường
niệu, để rồi vài tháng sau người bệnh phát hiện mình có thai và quyết
định đi phá rồi quay lại kiện đồng nghiệp của chúng tôi. Nếu báo chí làm
một cuộc điều tra bài bản, hẳn sẽ hiểu được: đó chính là giới hạn của y
khoa. Một là, anh bác sĩ kia đã thực hiện đúng quy trình chẩn đoán. Hai
là, thử HCG âm tính vẫn còn xác suất rất nhỏ có thai khi mới trong
những ngày đầu. Ba là, chụp CT thực chất không phải là chống chỉ định ở
phụ nữ có thai.
Dù có những ồn ào từ truyền thông nhưng các bà mẹ vẫn phải đưa trẻ đi tiêm chủng đúng lịch để phòng bệnh. Ảnh: Trần Minh. |
Đó
là khi có một vài biến cố khi tiêm chủng vaccin, báo chí đã thổi phồng
lên và dẫn đến tình trạng người dân hoang mang không dám đưa con đi tiêm
chủng. Bạn có biết, một đứa trẻ con vốn là một cơ thể rất mong manh và
có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tử vong. Nhưng các bệnh nằm trong
chương trình tiêm chủng quốc gia lại là nguyên nhân có thể gây tử vong
cho hàng loạt đứa trẻ.
Trên thực tế,
nước Mỹ cũng đang phải đối mặt với phong trào “chống tiêm vaccin” được
khởi phát bởi Jenny McCathy, một nữ người mẫu, diễn viên, người dẫn
chương trình truyền hình nổi tiếng. Năm 2007, Jenny cho rằng vaccin là
nguyên nhân dẫn đến bệnh tự kỷ của con trai cô. Nguồn gốc của suy nghĩ
này xuất phát từ những nghiên cứu năm 1999 khi người ta phát hiện ra
Thimerosal - một chất trước đó được sử dụng để duy trì hoạt tính sinh
học của vaccin, có liên quan đến bệnh tự kỷ của trẻ. Tuy nhiên, do không
hiểu biết về y học nên Jenny đã không biết được rằng ngay sau năm 1999,
người ta đã dừng sử dụng thimerosal trong vaccin.
Chính
vì nỗi đau đớn khi biết con mình bị tự kỷ (được chẩn đoán năm 2005),
Jenny đã tổ chức hàng loạt các hoạt động và hình thành nhóm chống lại
việc tiêm chủng vaccin của chính phủ. Hậu quả là, các bác sĩ y học cộng
đồng tại Mỹ đã phải lập một trang web để thống kê sự gia tăng tỷ lệ mới
mắc và tỷ lệ tử vong của các bệnh trong chương trình tiêm chủng quốc
gia. Tính đến tháng 1/2014, số mới mắc đã lên đến 128.044 trẻ và số tử
vong đã lên đến 1.336 trẻ, một sự gia tăng đáng kể tại Mỹ.
Tháng
10/2013, trước những bằng chứng khoa học liên tiếp được công bố tại các
tạp chí quốc tế khẳng định không có mối liên quan giữa tự kỷ và tiêm
chủng, Jenny đã phải thừa nhận trong một lần trả lời phỏng vấn:
“...nhưng tôi không hề chống lại việc tiêm chủng”.
Vậy ai là thủ phạm giết chết những đứa trẻ mà đáng lẽ chúng được cứu sống nếu đi tiêm chủng?
Truyền thông không nên tạo scandal trong ngành y
Nếu như đứng về lợi ích cộng đồng, lợi ích của số đông thì báo chí truyền thông
không nên làm như vậy. Việc đẩy xa và cắt đứt niềm tin giữa người dân
với y tế có thể dẫn đến những hậu quả không thể lường trước được, đó là
cái chết của những con người không đáng bị chết.
Gần đây nhất là tình trạng bùng phát dịch sởi.
Không một ai trong chúng ta biết hết được con số thực sự của những đứa
trẻ phải “ra đi” trong đợt dịch vừa rồi. Nhưng đó thực sự là một đợt
dịch đáng sợ đối với ngành y chúng tôi. Sự tiêm chủng không đến nơi đến
chốn không những góp phần bùng phát dịch mà còn góp phần hình thành các
biến thể bệnh mới bởi miễn dịch chưa đủ mạnh.
Một
thói quen rất cần phải được loại trừ khỏi nhận thức của người Việt Nam,
đó là tự ý điều trị và sự tuân thủ điều trị rất kém. Tự ý điều trị
khiến cho tình trạng bệnh trở nên diễn biến khó lường và khi đến bệnh
viện thì diễn biến đã khó lường được rồi. Tuân thủ điều trị kém cũng
khiến cho công sức khám, kê đơn của bác sĩ trở nên vô nghĩa, bởi nếu
không thực hiện đúng, sẽ dẫn đến hậu quả nặng nề. Ví như một bệnh nhân
không được kê thuốc chống đông, vì nhờ “bác sĩ google” mà tự ý sử dụng,
để rồi “ra đi” vì xuất huyết não. Họ đâu biết được rằng bác sĩ phải điều
chỉnh liều thuốc đến từng 1/8 viên chứ không đơn giản là uống loại
thuốc nào.
Điều cuối cùng chúng tôi mong muốn khi viết ra bài này, đó là báo chí hãy có một cái nhìn khách quan hơn, không phải là một sự bao
che, mà là những bài báo mang tính khoa học thay vì chạy theo sự giật
gân, để cộng đồng có được cái nhìn khách quan hơn đối với một ngành mang
trách nhiệm nặng nề: bảo vệ sức khỏe và tính mạng của con người. Đừng
đâm chúng tôi nữa, bởi vô tình sẽ đâm chính những người không - đáng -
phải - chết.
BS. QUỲNH ANH
0 Nhận xét