Ký giả Keith Bradsher của Tờ New York Times số ra ngày 12/5/2014 đã có một bài xã luận về mối quan hệ giữa Hà Nội và Bắc Kinh quanh vụ dàn khoan HD 981.
Trong bài viết này, Keith Bradsher đã dẫn một nguồn tin từ một viên
chức ngoại giao cao cấp dấu tên cho biết là phía Hà Nội đưa đề nghị ông
Nguyễn Phú Trọng sẽ sang Bắc Kinh gặp mặt và hội kiến với ông Tập Cận
Bình; nhưng phía ông Tập Cận Bình từ chối cuộc gặp.
Trong khi đó, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết đã có 14 cuộc trao đổi giữa các giới chức CSVN và Trung Quốc kể từ khi xảy ra những xung đột quanh vụ dàn khoan HD 981 trong thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, viên chức ngoại giao Bắc Kinh nói trên cho rằng các cuộc nói chuyện không có thực chất.
Thái độ coi thường dư luận và không đếm xiả gì đến lời đề nghị gặp mặt từ phía ông Nguyễn Phú Trọng của lãnh đạo Bắc Kinh cho chúng ta thấy hai điều:
Thứ nhất là Bắc Kinh đã không chỉ coi thường những gì mà họ đã đồng ý với ông Trọng về đường dây nóng giải quyết các xung đột trong bản tuyên bố chung năm 2011 mà còn cố tình bỏ ra ngoài tai những kiến nghị từ Hà Nội.
Thứ hai là vụ đưa dàn khoan HD 981 không phải là việc làm ngẫu hứng mà Bắc Kinh đã tính toán từ trước và coi đây là bước chiến lược quan trọng để thôn tính biển Đông đặt CSVN ở vào thế đã rồi, khó xoay trở.
Từ vụ HD 981 và sự từ chối cuộc gặp của họ Tập nói trên, ông Trọng và lãnh đạo Hà Nội nên suy nghĩ thế đứng tương lai: tiếp tục dựa vào Bắc Kinh hay dựa vào lòng dân?
Lý Thái Hùng
Trong khi đó, phát ngôn nhân Bộ ngoại giao Trung Quốc cho biết đã có 14 cuộc trao đổi giữa các giới chức CSVN và Trung Quốc kể từ khi xảy ra những xung đột quanh vụ dàn khoan HD 981 trong thềm lục địa Việt Nam. Tuy nhiên, viên chức ngoại giao Bắc Kinh nói trên cho rằng các cuộc nói chuyện không có thực chất.
Thái độ coi thường dư luận và không đếm xiả gì đến lời đề nghị gặp mặt từ phía ông Nguyễn Phú Trọng của lãnh đạo Bắc Kinh cho chúng ta thấy hai điều:
Thứ nhất là Bắc Kinh đã không chỉ coi thường những gì mà họ đã đồng ý với ông Trọng về đường dây nóng giải quyết các xung đột trong bản tuyên bố chung năm 2011 mà còn cố tình bỏ ra ngoài tai những kiến nghị từ Hà Nội.
Thứ hai là vụ đưa dàn khoan HD 981 không phải là việc làm ngẫu hứng mà Bắc Kinh đã tính toán từ trước và coi đây là bước chiến lược quan trọng để thôn tính biển Đông đặt CSVN ở vào thế đã rồi, khó xoay trở.
Từ vụ HD 981 và sự từ chối cuộc gặp của họ Tập nói trên, ông Trọng và lãnh đạo Hà Nội nên suy nghĩ thế đứng tương lai: tiếp tục dựa vào Bắc Kinh hay dựa vào lòng dân?
Lý Thái Hùng
0 Nhận xét