Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Gio-an. (Ga 14,1-12)
1 Khi ấy, Đức Giê-su nói với các môn đệ rằng : “Anh em đừng xao xuyến ! Hãy tin vào Thiên Chúa và tin vào Thầy. 2 Trong nhà Cha Thầy, có nhiều chỗ ở ; nếu không, Thầy đã nói với anh em rồi, vì Thầy đi dọn chỗ cho anh em. 3 Nếu Thầy đi dọn chỗ cho anh em, thì Thầy lại đến và đem anh em về với Thầy, để Thầy ở đâu, anh em cũng ở đó. 4 Và Thầy đi đâu, thì anh em biết đường rồi.”
5 Ông Tô-ma nói với Đức Giê-su : “Thưa Thầy, chúng con không biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con biết được đường ?” 6 Đức Giê-su đáp : “Chính Thầy là con đường, là sự thật và là sự sống. Không ai có thể đến với Chúa Cha mà không qua Thầy. 7 Nếu anh em biết Thầy, anh em cũng biết Cha Thầy. Ngay từ bây giờ, anh em biết Người và đã thấy Người.”
8 Ông Phi-líp-phê nói : “Thưa Thầy, xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện.” 9
Đức Giê-su trả lời : “Thầy ở với anh em bấy lâu, thế mà anh
Phi-líp-phê, anh chưa biết Thầy ư ? Ai thấy Thầy là thấy Chúa Cha. Sao
anh lại nói : ‘Xin tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha’ ? 10
Anh không tin rằng Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy sao ?
Các lời Thầy nói với anh em, Thầy không tự mình nói ra. Nhưng Chúa Cha,
Đấng luôn ở trong Thầy, chính Người làm những việc của mình. 11 Anh em hãy tin Thầy : Thầy ở trong Chúa Cha và Chúa Cha ở trong Thầy ; bằng không thì hãy tin vì công việc Thầy làm. 12
Thật, Thầy bảo thật anh em, ai tin vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm
được những việc Thầy làm. Người đó còn làm những việc lớn hơn nữa, bởi
vì Thầy đến cùng Chúa Cha.”
CHÚ GIẢI
Theo gpcantho
TA LÀ ĐƯỜNG LÀ SỰ THẬT VÀ LÀ SỰ SỐNG
VÀI ĐIỂM CHÚ GIẢI:
Fiches Dominicales.
1. Đường về với Chúa.
Cũng giống như Chúa nhật tới, bài Phúc âm Chúa nhật
thứ 5 Phục Sinh hôm nay trích từ chương 14, diễn từ sau bữa tiệc ly,
với những từ như "ra đi", "đi tới", "trở lại”, “con đường”. A.Marchadour
minh định chương này ("được kết cấu xung quanh cuộc trở về với Chúa Cha
của Chúa Cha vai trò độc nhất của Chúa Con trong việc đưa dẫn huynh đệ
của mình về với Chúa Cha. (Tin Mừng Gioan, Centurion, 1992, p. 190)
những lời loan báo liên tiếp về việc Giuđa phản bội (“một trong các con
sẽ phản Thầy":14,2) về cuộc ra đi dứt khoát của riêng Ngài ("Thầy chỉ
còn ở với các con một ít nữa” 13,38) và về việc Phêrô chối thầy (trước
khi gà gáy, con đã chối ta ba lần: l3,38) đã khiến các môn đệ hoang mang
- Dufour nhận xét "sự hoang mang ấy không chỉ vì phải xa cách Người
thực sự cần thiết cho đời họ, mà cũng còn vì nỗi thất vọng sâu xa khi
lượng giá công việc của Chúa Giêsu mà họ đang trông mong kết quả" (Đọc
Tin mừng theo thánh Gioan, tập 3, Seuil, 1993, tr 90). Do đó mới có lời
Đức Giêsu kêu gọi: "Lòng anh em đừng xao xuyến, hãy tin vào Thiên Chúa
và hãy tin vào Thầy chớ gì họ cậy dựa vững vàng vào lời Ngài và vào
chính Ngài. Dufour viết tiếp: "Đức Giêsu dựa trên niềm tin của người Do
thái, và những người không bao giờ tự coi mình độc lập trong mối liên hệ
với Thiên Chúa, Đấng ban cho thụ tạo sự kiên vững của đá tảng, Ngài
cũng dựa vào niềm tin vào chính mình Ngài, nếu họ còn có thể theo Ngài,
các môn đệ chỉ dựa vào Ngài, như dựa vào chính Thiên Chúa". Vì thế nếu
Ngài có ra đi, thì cũng chính là để trở lại nhà Cha, nơi Ngài sẽ "dọn
chỗ sẵn cho họ". Từ chủ đề "ra đi" bài diễn từ sau bữa tiệc ly bắt sang
‘đường đi’, Thầy ở đâu, anh em cũng sẽ ở đó. Thầy đi đâu thì anh em biết
đường rồi Đức Giêsu bảo họ như vậy bấy giờ Tôma mới hỏi: "Thưa Thầy,
chúng con không biết Thầy đi đâu làm sao chúng con biết được đường?"
Chúa long trọng đáp "Thầy, Thầy chính là đường, là sự thật và là sự
sống. Không ai đến được với Chúa Cha mà không qua Thầy! Dufour đã diễn
dịch câu nói ấy như sau: 'Tôma, nếu anh tin Thầy là chân lý và là sự
sống, chắc chắn anh sẽ tìm thấy nơi Thầy con đường đưa về với Cha, đó là
nơi Thầy đi đó là nơi Thầy ở. Đức Giêsu, trong đoạn 10,9, đã tự coi
mình như là "cửa" dẫn đến sự sống, ở đây, lại nói như mình đã ở nơi mà
các môn đệ muốn đến, bằng công thức vắn gọn này, Ngài thực sự công bố về
tính đồng nhất sẽ còn vang vọng mãi trong nên chiêm niệm Kitô giáo" (p.
100)
2. Bày tỏ Chúa Cha.
Thấy thế, Philipphê mới lên tiếng: Thưa Thầy, xin
tỏ cho chúng con thấy Chúa Cha, như thế là chúng con mãn nguyện rồi và
Đức Giêsu đáp lại thấy Thầy, là thấy Chúa Cha rồi trong cuộc sống, mọi
lời nói và việc làm của Đức Giêsu là một biểu hiện hoàn hảo hình ảnh của
Chúa Cha vì người kết hợp mật thiết với Chúa Cha "Anh không tin rằng
Thầy ở trong Cha và Cha ở trong Thầy ư?” cuộc sống của Ngài, đó là Chúa
Cha thực hiện qua Ngài, lời Ngài nói đó là tư tưởng của Chúa Cha.
3. Đức Giêsu tiếp tục làm việc qua các môn đệ.
Nhắc lại lời mời gọi tin tưởng trên, Đúc Giêsu bắt
đầu mạc khải cho các môn đệ biết cuộc sống mới của họ sẽ ra sao: "Ai tin
vào Thầy, thì người đó cũng sẽ làm được việc Thầy làm. Người đó còn làm
những việc lớn hơn nữa, vì Thầy đến cùng Chúa Cha”. Cho dù, hay đúng
hơn Ngài về cùng Cha, mà các môn đệ sẽ sống cuộc sống Ngài không ngần
ngại đồng nhất với cuộc sống chính mình. Dufour còn minh định thêm:
Không phải vì cuộc sống của Ngài vẫn là gương mẫu, nhưng vì chính Ngài
sẽ là tác giả đích thực của những họ thực hiện, đọc kỹ bản văn, người ta
thực sự thấy rằng người tín hữu sẽ không làm những việc Đức Giêsu đã
làm, nhưng là những việc Ngài đang làm và sẽ làm: Chúa Cha tiếp tục được
tôn vinh nơi trần thế, từ đây, sứ mệnh Ngài đã hoàn tất phải đơm bông
kết trái trong thời gian và không gian: và điều ấy được thể hiện nơi
hành động của các tín hữu." (p.l07)
BÀI ĐỌC THÊM:
1. Thiên Chúa thật gần".
Khi Phúc âm thứ tư được viết ra, chắc chắn "những
biến cố" đã xẩy ra hơn 60 năm, các cộng đoàn tín hữu ở Palestine, Tiểu
Á, và các nơi khác đã chịu rất nhiều đau khổ. Họ phải chịu những cuộc
tấn công dai dẳng trong các vùng có người Do thái. Họ đã bị chính quyền
Rôma bách hại triền miên. Đặc biệt niềm tin của các Giáo Hội Tiểu Á lúc
ấy đã rung động trước những luồng tư tưởng cho rằng mình khiến người ta
quá tin vào trời cao mà khinh chê trần thế, chỉ để ý đến tâm hồn mà coi
thường thân xác nhưng cuộc sống thề trần và sự phục sinh có đối nghịch
đến độ phải khước từ cuộc sống này để sống cuộc sống kia không? Chẳng lẽ
cứ phải trải qua cái chết mới được phục sinh hay sao?
Tác giả Tin Mừng nhấn mạnh: người tín hữu đã sống
cuộc sống phục sinh ngay trên trần thế này. Niềm tin vào Đức Kitô hằng
sống đã xóa bỏ khoảng cách giữa những sự dưới đất và trên trời. Niềm tin
ấy giúp người ta sống ngay trên trần thế cuộc sống vĩnh hằng của Thiên
Chúa. Chân lý thật khó hiểu và khó chấp nhận, cũng thế, Đức Giêsu nhà sư
phạm đại tài, để dẫn đưa người nghe vào trong ánh sáng của Thiên Chúa,
đã lợi dụng sự cứng tin của Tôma và Philipphê "Thưa Thầy chúng tôi không
biết Thầy đi đâu, làm sao chúng con được đường?" Lầm lớn? Đây không
phải con đường tính được bằng kilômét. Khoảng cách giữa cuộc sống trần
thế và cuộc sống phục sinh không lớn hơn khoảng cách giữa Chúa Cha và
Chúa Con: Cha ở trong Con và Con ở trong Cha. Niềm hi vọng về điều đã có
và chưa có sẽ triển nở và đâm bông trong lòng người tín hữu như vậy đó.
Hoàn cảnh của cộng đoàn tín hữu giữa cuộc sống trần
gian của Đức Giêsu và ngày Ngài trở lại. ("Célébrer", số 258, tr.34,
tháng 3.l996)
Đâu là vị trí của cộng đoàn tín hữu giữa cuộc sống trần gian của Đức Giêsu và ngày Ngài trở lại?
Trước tiên, cộng đoàn tín hữu sống trong mềm hi
vọng vô bờ một ngày kia sẽ được sống với Đức Giêsu rong nhà Cha Ngài:
"Thầy ở đâu, anh em cũng sẽ ở đó”! Sau đó họ biết được đường đi: "Thầy
là đường là sự thật và là sự sống; không ai đến được với Chúa Cha mà
không qua Thầy" hơn thế nữa, họ còn biết được Chúa Cha, họ đã “thấy”
Ngài: “Ai thấy Thầy, là thấy Chúa Cha" Thấy Đức Giêsu, dĩ nhiên là biết
được Ngài bằng niềm tin, là "nhận ra Ngài là con duy nhất, là lời sáng
tạo vĩnh hằng đến độ khi Đức Giêsu nói, tôi biết rằng Ngài nói những lời
của Chúa Cha, khi Đức Giêsu hành động, chữa lành, tha tội, phó mình cho
đao phủ, tôi biết rằng Ngài làm theo ý Chúa Cha và Chúa Cha đã chữa
lành, tha tội, tự hiến hoàn toàn qua Ngài. Tôi biết Cha và Con là "một”!
Như vậy, cộng đoàn tín hữu đã thực sự biết Đức
Giêsu bằng đức tin, đến lượt mình có thể nhận biết Chúa Cha và hoàn
thành những công việc của Người được không? được, Đức Giêsu nói thế và
còn hơn thế nữa, vì Thầy đến cùng Chúa Cha”. Qua những lời này, ta có
thể hiểu rằng Đức Giêsu phục sinh đã mặc lại trọn vẹn sức siêu nhiên mà
Ngài đã tự giới hạn khi mặc lấy thân phận tôi đòi mặc lấy nhân tính.
Cũng vậy, một khi đã được mời gọi tiếp tục sự nghiệp của Chúa Giêsu trên
trần gian cộng đoàn các Tông đồ, bằng đức tin của mình, thực sự thông
phần với Thiên-Chúa, họ là cộng đoàn những người con trong Đức Giêsu,
Thiên-Chúa Con.
0 Nhận xét