5 TIÊU CHUẨN CỦA MỘT NGƯỜI ĐƯỢC KÍNH TRỌNG Ở PHƯƠNG TÂY
Theo bshohai
Bài đọc liên quan: + Gốc rễ của suy đồi văn hóa giáo dục + Mất nước hay diệt vong + Cái đáng sợ của mục tiêu dân vận + Giao lưu văn hóa và sự phát triển
Xã hội Việt Nam gần đây văn hóa đang trên đà suy đồi. Một kiểu của cô gái quê lên thị thành bị cái choáng ngợp của thị thành biến thành cô cave rẻ tiền. Văn hóa xấu của các nơi xâm thực vào dân Việt rất rõ nét. Đây là một giai đoạn ắt phải có của bất kỳ quốc gia nào đang chuyển mình từ thuần chủng văn hóa hội nhập với văn hóa toàn cầu.
Vấn đề hòa nhập hay hòa tan văn hóa là vấn đề mà hơn ngàn năm nay, tất
cả những nhà văn hóa lớn của toàn cầu luôn đưa ra những cảnh báo cho các
quốc gia đang phát triển.
Ở Việt Nam, từ văn hóa Nho giáo du nhập từ Trung Hoa sau ngàn năm nô lệ.
Những tam cương, ngũ thường của Khổng Khâu đã định hình hơn ngàn năm
qua. Muốn thay đổi, nước Việt đã có cuộc cách mạng văn hóa thời thuộc
Pháp do các chí sỹ, và các nhà du học phương Tây đã làm một bước lớn.
Câu chuyện đàn ông từ bỏ bím tóc dài do ảnh hưởng tư tưởng nô lệ của nhà
Thanh bên Trung Hoa, và sử dụng chữ Quốc Ngữ theo La Tinh do các nhà
truyền giáo là những sự hòa nhập tích cực, mà không hòa tan.
Nhưng song hành với những thay đổi tích cực ấy của thời thuộc Pháp, thì
vẫn có cái xấu của xã hội chuyển mình. Nó như cơn đau chuyển dạ của
người phụ nữ làm thiên chức cho loài người. Chính vì thế, văn học sử của
Việt Nam thời này mới có những tác phẩm hiện thực phê phán như Tắc Đèn
của Ngô Tất Tố; Chí Phèo của Nam Cao; Quan Phụ Mẫu của Nguyễn Công Hoa;
Số Đỏ của Vũ Trọng Phụng.
Gần đây, phong trào hiện thực phê phán trong văn học bị đè nén do sự kiểm soát của chính quyền, từ cái đề cương văn hóa
của ông Trường Chinh viết ra từ năm 1943. Nhưng văn học tha hóa và méo
mó làm văn hóa, đạo đức xã hội suy đồi lại nổi lên như một cuộc chuyển
dạ sai lệch, do những con người bị hòa tan bỡi cái văn hóa xấu của
phương Tây, mà không biết gạn đục khơi trong để hòa nhập, lại được đẩy
lên đến tột đỉnh. Nó nguy hiểm đến nỗi mà một cây cổ thụ của âm nhạc cổ
truyền của dân tộc - Nhạc sư Vĩnh Bảo - phải lên tiếng là, nếu văn hóa mất thì sẽ mất nước.
Chính quyền có kiểm soát những tác phẩm mang nặng tính bản năng của loài
vật như Bóng Đè của Lê Hoàng Diệu, như Sợi Xích của Lê Kiều Như, Phải
lấy người như Anh của Trần Thu Trang, v.v... đã buộc phải có cuộc Tọa đàm về Văn chương và Tình dục do hội nhà văn tổ chức tại Cửa Lò, Nghệ An năm 2012.
Có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tựu trung đi đến một quan điểm chỉ ở bề nổi của một vấn đề lớn là: " Tình
dục không phải là vùng cấm của văn chương. Ở đây cần nhắc lại một định
đề tưởng như rất cũ nhưng luôn luôn mới không phải là viết về cái gì mà
là viết như thế nào". Các nhà văn đã hầu như không đá động đến tư
tưởng của tác phẩm văn học. Vì tư tưởng mới là vấn đề quyết định. Chính
tư tưởng sẽ ngấm dần làm cho văn hóa suy đồi.
Gần đây, nổi lên một tác giả họ Phan, tên Tâm, nhưng vì hòa tan với văn
hóa phương Tay, mà không hòa nhập, nên cô lấy cái tên của mình là Tâm
Phan, và cô cổ súy cho nữ quyền trong hôn nhân và kiếm tìm hạnh phúc cho
mình, chỉ vì sau một bữa tiệc với bạn bè, anh chồng và bạn bè lăn kềnh
ra ngủ, trong khi cô phải nhìn đống bát đĩa ngổn ngang phải lo thu dẹp.
Cô nghĩ rất lung về hạnh phúc, và cô quyết định xách xe đến vũ trường để
giải sầu. Tại vũ trường cô nhận chân ra hạnh phúc là gì? Tại sao phải
ép mình sống với người đàn ông gia trưởng kia? Và cô quyết định sang
ngang. Từ đó, cô đã có nhiều lần lang chạ với đàn ông. Giờ cô đã kiếm
được một người đàn ông Tây "lý tưởng" sau vài lân đổ vỡ với anh ta, và
nhiều người đàn ông khác. Cuộc đời lang chạ của cô đã trở thành một
trường thiên hồi ký nhiều tập ưa thích cho những phụ nữ bất hạnh, và
những người trẻ hời hợt về văn hóa sống thế nào để được kính trọng.
Tôi xin kể kinh nghiện và sai lầm của mình khi tôi từ nhà nước ra tư nhân. Sau khi thành lập doanh nghiệp, tôi tuyển nhân viên cho clinic của mình. Chỉ trong năm đầu hoạt động rất thành công. Tôi không hài lòng với chuyên môn, đạo đức của nhân viên. Là một ông chủ thực sự, tôi sa thải 8 bác sỹ và 4 điều dưỡng. Nhưng những lần tuyển nhân viên bổ sung, tôi không thể nào tuyển được bác sỹ và điều dưỡng tốt bằng 12 người tôi đã sa thải. Tôi biết mình có vấn đề trong quản lý. Tôi phải bỏ ra $2,000 để học khóa quản lý doanh nghiệp trong 3 tháng. Và từ đó đến nay, mọi việc trôi chảy. Vấn đề của một ông chủ là hướng nhân viên đi theo cái Đạo của mình đưa ra để uốn nắn, sửa chữa, chứ không phải là, mỗi lần đạp cứt là một lần chặt chân.
Tôi xin kể kinh nghiện và sai lầm của mình khi tôi từ nhà nước ra tư nhân. Sau khi thành lập doanh nghiệp, tôi tuyển nhân viên cho clinic của mình. Chỉ trong năm đầu hoạt động rất thành công. Tôi không hài lòng với chuyên môn, đạo đức của nhân viên. Là một ông chủ thực sự, tôi sa thải 8 bác sỹ và 4 điều dưỡng. Nhưng những lần tuyển nhân viên bổ sung, tôi không thể nào tuyển được bác sỹ và điều dưỡng tốt bằng 12 người tôi đã sa thải. Tôi biết mình có vấn đề trong quản lý. Tôi phải bỏ ra $2,000 để học khóa quản lý doanh nghiệp trong 3 tháng. Và từ đó đến nay, mọi việc trôi chảy. Vấn đề của một ông chủ là hướng nhân viên đi theo cái Đạo của mình đưa ra để uốn nắn, sửa chữa, chứ không phải là, mỗi lần đạp cứt là một lần chặt chân.
Hạnh phúc của mình, mình phải kiếm tìm và mình phải chịu trách nhiệm với
quyết định của mình sau những kiếm tìm, dù thành công hay lầm lỗi.
Nhưng cái đáng nói ở đây là truyền thông chính thống cổ súy cho cô Tâm
Phan về việc sống lang chạ để kiếm tìm hạnh phúc. Nó nguy hiểm ở chủ đề
tư tưởng của một văn hóa sống thực dụng, gần với bản năng động vật hơn
là Người.
Tại sao các tôn giáo có những con đường Chân, Thiện, Mỹ để hướng người
theo có đức tin với tôn giáo đến mức họ sẵn sàng tử vì Đạo mà họ đã
theo? Đó là những Người lo chuyện giữ lửa cho Đạo phải sống với những
giới luật nghiêm khắc để làm gương cho tín đồ.
Trong gia đình cũng vậy, cha mẹ là tấm gương phản chiếu trung thực nhất và gần gũi nhất cho trẻ noi theo - nhất là trẻ bắt đầu tuổi vị thành niên, teenager. Khi trẻ chuyển từ tư duy chân thật sang tư duy lý luận, chính hình ảnh cha mẹ là cái trẻ sẽ đi theo. Không ai trong chúng ta muốn mình bất hạnh với hôn nhân lứa đôi. Nhưng khi đã bất hạnh tan vỡ vì hôn nhân lứa đôi thì, phải nhìn thấy rằng bản thân ta đã có những quyết định sai lầm, hoặc những sai lầm trong đời sống vợ chồng.
Hạnh phúc sau hôn nhân là vấn đề lớn cả đời người. Ngày xưa ông cha ta xem công danh sự nghiệp chỉ là Tiểu Đăng Khoa - thi đỗ chuyện nhỏ của đời người. Nhưng hôn nhân gia đình là Đại Đăng Khoa - thi đỗ lớn của đời người. Cũng giống như một doanh nghiệp theo nghĩa bóng. Vợ chồng ăn đời ở kiếp là, chính bản thân mọi người cần phải sửa mình để cả hai - vợ và chồng là 2 nửa khác nhau về cả truyền thống gia đình, văn hóa giáo dục, hoàn cảnh kinh tế và cả nhân cách sống - phải hòa nhập thành một, chứ không hòa tan theo bên vợ hay bên chồng. Và càng không nên chủ trương phá bỏ hôn nhân để đi tìm "cái mới", mà đôi khi ta lầm tưởng là hạnh phúc hơn.
Văn hóa phương Tây không bao giờ cổ súy kiểu hôn nhân vô đạo - sẵn sàng phá vỡ nó vì một ý vợ hoặc chồng không giống nhau, mà cả 2 nên sửa mình để hòa nhập cuộc sống mới. Điều này thể hiện qua 5 tiêu chuẩn để đánh giá một người được kính trọng rất rõ ràng theo thang điểm từ trên xuống dưới như sau:
1. Một người được kính trọng phải giàu có bằng khả năng thực sự của mình, chứ không phải bằng cái khôn vặt luồn lách trong xã hội đang loạn vì vô đạo, vô luật pháp như ở Việt Nam hiện nay.
2. Người được kính trọng phải có một gia đình hạnh phúc, một vợ một chồng cùng nhau nuôi dạy con để làm gương cho gia đình, dòng tộc và xã hội.
3. Một người được kính trọng phải biết lo cho cái riêng của gia đình mình, và phải biết lo cho cái chung của cộng đồng trên giá trị Mỹ học của cuộc đời: Chân Thiện Mỹ bằng Tài Đức và Sức khỏe của mình.
4. Một người được kính trọng phải có bằng cấp và dịa vị xã hội tôn kính bằng chính khả năng của mình, chứ không phải mua bằng bán cấp.
5. Một người được kính trọng phải có các con thành đạt như mình hoặc hơn mình, chứ không phải cha làm thầy mà con đốt sách.
Nhìn lại 5 tiêu chuẩn trên ta thấy, phương Tây hay phương Đông đều có chung một giá trị nhân bản và thẫm mỹ về cuộc sống của con người.
Giao lưu văn hóa để phát triển là điều không ai chống lại. Nhưng giao lou7u văn hóa để nhòa nhập, chứ không phải để hòa ntan. Hoa tan văn hóa là sụp đổ và suy vong. Bao nhiêu quốc gia đã bị diệt chủng không phải vì không còn sắc tộc đó sống, mà vì nềnh văn hóa đó đã bị diệt vong.
Tôi không có oán thù gì với đạo diễn Lê Hoàng, cô Tâm Phan và cả đài truyền hình Việt Nam kênh VTV3. Thậm chí tôi còn phải học hỏi nghị lực sống và sức bật của cô Tâm Phan, nhưng đem cuộc đời lang chạ của mình ra để dạy một nét văn hóa bị hòa tan cái xấu của phương Tây cho xã hội đang suy đồi văn hóa là một trọng tội với văn hóa dân tộc, vì hám danh và kiêu ngạo sai lầm của nền văn hóa giáo dục xã hội ta hiện nay.
Thế nhưng không biết vô tình hay cố ý, mà vai trò truyền thông chính thống của xã hội ta đang làm việc gì đây, khi chương trình "Chuyện Đêm Muộn" phát vào 23h đêm ngày 19/4/2014 vừa qua, của đạo diển Lê Hoàng phỏng vấn cô Tâm Phan, và cổ võ một người sẵn sàng phá bỏ hạnh phúc gia đình, để đi kiếm tìm hạnh phúc theo ý mình? Như thế có là cổ võ cho một cuộc sống ích kỷ cá nhân, và phá bỏ đạo đức rường cột của văn hóa nhân bản của xã hội không đôi khi chỉ vì chuyện bán hồi ký?
Câu chuyện đến đây xin dành cho những người đọc, và những người làm văn hóa nước nhà phán xét, phải nên làm gì trong lúc này?
Asia Clinic, 11h29' Chúa Nhật, 20/4/2014
Trong gia đình cũng vậy, cha mẹ là tấm gương phản chiếu trung thực nhất và gần gũi nhất cho trẻ noi theo - nhất là trẻ bắt đầu tuổi vị thành niên, teenager. Khi trẻ chuyển từ tư duy chân thật sang tư duy lý luận, chính hình ảnh cha mẹ là cái trẻ sẽ đi theo. Không ai trong chúng ta muốn mình bất hạnh với hôn nhân lứa đôi. Nhưng khi đã bất hạnh tan vỡ vì hôn nhân lứa đôi thì, phải nhìn thấy rằng bản thân ta đã có những quyết định sai lầm, hoặc những sai lầm trong đời sống vợ chồng.
Hạnh phúc sau hôn nhân là vấn đề lớn cả đời người. Ngày xưa ông cha ta xem công danh sự nghiệp chỉ là Tiểu Đăng Khoa - thi đỗ chuyện nhỏ của đời người. Nhưng hôn nhân gia đình là Đại Đăng Khoa - thi đỗ lớn của đời người. Cũng giống như một doanh nghiệp theo nghĩa bóng. Vợ chồng ăn đời ở kiếp là, chính bản thân mọi người cần phải sửa mình để cả hai - vợ và chồng là 2 nửa khác nhau về cả truyền thống gia đình, văn hóa giáo dục, hoàn cảnh kinh tế và cả nhân cách sống - phải hòa nhập thành một, chứ không hòa tan theo bên vợ hay bên chồng. Và càng không nên chủ trương phá bỏ hôn nhân để đi tìm "cái mới", mà đôi khi ta lầm tưởng là hạnh phúc hơn.
Văn hóa phương Tây không bao giờ cổ súy kiểu hôn nhân vô đạo - sẵn sàng phá vỡ nó vì một ý vợ hoặc chồng không giống nhau, mà cả 2 nên sửa mình để hòa nhập cuộc sống mới. Điều này thể hiện qua 5 tiêu chuẩn để đánh giá một người được kính trọng rất rõ ràng theo thang điểm từ trên xuống dưới như sau:
1. Một người được kính trọng phải giàu có bằng khả năng thực sự của mình, chứ không phải bằng cái khôn vặt luồn lách trong xã hội đang loạn vì vô đạo, vô luật pháp như ở Việt Nam hiện nay.
2. Người được kính trọng phải có một gia đình hạnh phúc, một vợ một chồng cùng nhau nuôi dạy con để làm gương cho gia đình, dòng tộc và xã hội.
3. Một người được kính trọng phải biết lo cho cái riêng của gia đình mình, và phải biết lo cho cái chung của cộng đồng trên giá trị Mỹ học của cuộc đời: Chân Thiện Mỹ bằng Tài Đức và Sức khỏe của mình.
4. Một người được kính trọng phải có bằng cấp và dịa vị xã hội tôn kính bằng chính khả năng của mình, chứ không phải mua bằng bán cấp.
5. Một người được kính trọng phải có các con thành đạt như mình hoặc hơn mình, chứ không phải cha làm thầy mà con đốt sách.
Nhìn lại 5 tiêu chuẩn trên ta thấy, phương Tây hay phương Đông đều có chung một giá trị nhân bản và thẫm mỹ về cuộc sống của con người.
Giao lưu văn hóa để phát triển là điều không ai chống lại. Nhưng giao lou7u văn hóa để nhòa nhập, chứ không phải để hòa ntan. Hoa tan văn hóa là sụp đổ và suy vong. Bao nhiêu quốc gia đã bị diệt chủng không phải vì không còn sắc tộc đó sống, mà vì nềnh văn hóa đó đã bị diệt vong.
Tôi không có oán thù gì với đạo diễn Lê Hoàng, cô Tâm Phan và cả đài truyền hình Việt Nam kênh VTV3. Thậm chí tôi còn phải học hỏi nghị lực sống và sức bật của cô Tâm Phan, nhưng đem cuộc đời lang chạ của mình ra để dạy một nét văn hóa bị hòa tan cái xấu của phương Tây cho xã hội đang suy đồi văn hóa là một trọng tội với văn hóa dân tộc, vì hám danh và kiêu ngạo sai lầm của nền văn hóa giáo dục xã hội ta hiện nay.
Thế nhưng không biết vô tình hay cố ý, mà vai trò truyền thông chính thống của xã hội ta đang làm việc gì đây, khi chương trình "Chuyện Đêm Muộn" phát vào 23h đêm ngày 19/4/2014 vừa qua, của đạo diển Lê Hoàng phỏng vấn cô Tâm Phan, và cổ võ một người sẵn sàng phá bỏ hạnh phúc gia đình, để đi kiếm tìm hạnh phúc theo ý mình? Như thế có là cổ võ cho một cuộc sống ích kỷ cá nhân, và phá bỏ đạo đức rường cột của văn hóa nhân bản của xã hội không đôi khi chỉ vì chuyện bán hồi ký?
Câu chuyện đến đây xin dành cho những người đọc, và những người làm văn hóa nước nhà phán xét, phải nên làm gì trong lúc này?
Asia Clinic, 11h29' Chúa Nhật, 20/4/2014
0 Nhận xét